Đến nội dung

Mai Xuan Son

Mai Xuan Son

Đăng ký: 05-09-2012
Offline Đăng nhập: 22-07-2016 - 11:49
***--

#464518 $S=|\bigcup A_{i}|=M_{1}-M_{2}+...+(-...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 15-11-2013 - 19:54

Cho các tập $A_{1},A_{2},...,A_{n}$

Đặt $\sum |A_{i}|=M_{1}$

$\sum |A_{i}\cap A_{j}|=M_{2}$

...

$|A_{1}\cap A_{2}\cap ...\cap A_{n}|=M_{n}$

Theo bao hàm và loại trừ:

$S=|\bigcup A_{i}|=M_{1}-M_{2}+...+(-1)^{n-1}.M_{n}$

Chứng minh:

$S\geq M_{1}-M_{2}+...+(-1)^{m+1}.M_{m}$ với $m$ chẵn

$S\leq M_{1}-M_{2}+...+(-1)^{m+1}.M_{m}$ với $m$ lẽ

 


  • LNH yêu thích


#433719 Sau một số lần thực hiện,hỏi có thu được $2$ viên bi xanh hay không?

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 08-07-2013 - 10:34

Tài liệu đó ở đâu vậy bạn??Nếu có file bạn up lên cho mình xin nha :lol: Thanks bạn trước :icon6:

hình như là đây, bề k0 phải thầy lương

http://www.vnmath.co...at-bien-le.html




#418075 $x,y,z$ có $y<0$ thì ta thay $(x;y;z)x \map...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 12-05-2013 - 20:49

Cho ngũ giác có các đỉnh được gán các giá trị nguyên $x_{i}$ với $i\in \left \{ 1;2;3;4;5 \right \}$

Sao cho $\sum _{i=1}^{5}x_{i}> 0$ Bốc ra 3 đỉnh liên tiếp $x,y,z$ có $y<0$ thì ta thay $(x;y;z) \mapsto (x+y;-y;y+z)$

Cứ làm như thế, Chứng minh thuật toán này luôn phải dừng!!




#417110 Chứng minh rằng không thể thu được một dãy $50$ số bằng nhau

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 07-05-2013 - 19:53

khiếp, ngồi nghĩ bài này mất cả buổi chiều nhưng cuối cùng cũng ra :D

Do các số được xếp thành một đường tròn nên ta có thể nhận được dãy ...$0$;$1$;$0$;$1$;$0$;...

Đặt các số này lần lượt là ...$x_{49}$($0$),$x_{50}$($1$),$x_1$($0$),$x_2$($1$),$x_3$($0$),...

Giả sử ta thu được một dãy $50$ số bằng nhau sau một số làn hữu hạn, khi đó dãy trở thành ...,$k$,$k$,$k$,$k$,$k$,...

Lúc đó, ta đã biến đổi các số $0$ $k$ lần và biến đổi các số $1$ $k-1$ lần

Giả sử ta đã biến đổi hai số $x_{50}$ và $x_1$ $m$ lần và biến đổi hai số $x_1$ và $x_2$ $n$ lần thì $m+n=k$($1$)

Vì các số $x_{50}$ và $x_2$ đã được biến đổi $k-1$ lần nên ta đã biến đổi hai số $x_{50}$ và $x_{49}$ $k-m-1$ lần.

Vì số $x_{49}$ đã được biến đổi $k$ lần nên ta đã biến đổi hai số $x_{49}$ và $x_{48}$ $m+1$ lần.

... Tương tự, ta đã biến đổi hai số $x_3$ và $x_2$ $m+1$ lần. Do đó, ta đã biến đổi hai số $x_2$ và $x_1$ $k-m-2$ lần $\Rightarrow k-m-2=n \Rightarrow m+n=k-2$($2$)

Từ ($1$) và ($2$) ta có đpcm

Anh không cần làm vậy đâu, xét đại luợng bất biến

$T=\sum _{1}^{49}(x_{i}-x_{i+1})$

Với $x_{1}=x_{3}=1$

Đến đây Xét 2 trạng thái ban đầu và sau biến đổi thì ta thấy sự vô lí




#416958 $\sum _{1}^{n}a_{i}.a_{i+1}...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 06-05-2013 - 20:53

Cho $a_{1},a_{2},...,a_{n}$ có giá trị là $1$ hoặc $-1$

Lại có:

$\sum _{1}^{n}a_{i}.a_{i+1}.a_{i+2}.a_{i+3}=0$

Quy ước: $\left\{\begin{matrix} a_{n+1}=a_{1} & & \\ a_{n+2}=a_{2} & & \\ a_{n+3}=a_{3} & & \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng $n\vdots 3$




#412670 Số học -Tuyển tập các bài toán sưu tầm từ Mathlinks.ro

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 14-04-2013 - 21:43



 

 

Bài toán 10: Giải PT $x = 8\left\lfloor {\sqrt[4]{x}} \right\rfloor  + 3$ trên tập số tự nhiên.

 

Bài 10 giới hạn miền là ok

Đặt $\sqrt[4]{x}=[\sqrt[4]{x}]+\left \{ \sqrt[4]{x} \right \}=a+b$

Với $b=\left \{ \sqrt[4]{x} \right \}\in [0;1)$

$a=[\sqrt[4]{x}]$

Phương trình tương đương với $1\geq b=\sqrt[4]{8a+3}-a> 0$

Từ đó ta được $a\in \left \{ 0;1;2 \right \}$

Thử từng trường hợp, thấy thoả, kết luận

$a\in \left \{ 0;1;2 \right \}$

Do đó $x\in \left \{ 3;11;19 \right \}$




#412200 $$\left|\sum^{n}_{i=1} \frac...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 12-04-2013 - 23:43

Bài toán 1.

Ch0 các số thực $a_1,a_2,...,a_n\in \mathbb{R}$ thỏa mãn $\sum^{n}_{i=1} |x_i|=1$ và $\sum^{n}_{i=1} x_i=0$. Chứng minh rằng:

$$\left|\sum^{n}_{i=1} \frac{x_i}{i}\right|\leq \frac{1}{2}-\frac{1}{2n}$$

17-Jan-06 06-59-15.png

p/s: Cái điều kiện ghi tùm lum tề 




#411603 $\sum \frac{1}{b^{2}+bc+c^{2...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 09-04-2013 - 22:58

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với :

$$\left ( a+b+c \right )^2\left ( \frac{1}{a^2+ab+b^2}+\frac{1}{b^2+bc+c^2}+\frac{1}{c^2+ca+a^2}\right )\geq 9$$

Chú ý đẳng thức sau :

$$\frac{\left ( a+b+c \right )^2}{a^2+b^2+c^2}=\frac{\left ( a+b+c \right )^2}{\left ( a+b+c \right )^2-c\left ( a+b+c \right )-\left ( ab+bc+ca \right )}=\frac{1}{1-\frac{c}{a+b+c}-\frac{ab+bc+ca}{\left ( a+b+c \right )^2}}$$

Đặt $x=\frac{a}{a+b+c}$, $y=\frac{b}{a+b+c}$, $z=\frac{c}{a+b+c}$ và $t=\frac{a+b+c}{(a+b+c)^2}$, lưu ý rằng $x+y+z=1$.

Bất đẳng thức được đưa về dạng :

$$\frac{1}{1-x-t}+\frac{1}{1-y-t}+\frac{1}{1-z-t}\geq 9$$

Quy đồng khử mẫu, đưa về chứng minh :

$$1-4(xy+yz+zx)+9xyz \geq 0$$

Bất đẳng thức trên chính là một biến đổi có được từ bất đẳng thức $Schur$ :

$x^3+y^3+z^3+3xyz \geq xy(x+y)+yz(y+z)+zx(z+x)$ trong trường hợp $x+y+z=1$.

 

Vậy ta có $đpcm$.

ok




#410476 $a^2+b^2+c^2+3\geqslant a+b+c+ab+bc+ca$

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 04-04-2013 - 22:52

cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn abc=1

Chứng minh rằng:

 

$a^2+b^2+c^2+3\geqslant a+b+c+ab+bc+ca$

Hãy cho $a\geq b\geq c$

$f(a,b,c)=a^2+b^2+c^2+3-a-b-c-ab-bc-ac$

$f(\sqrt{ab},\sqrt{ab},c)=2ab+c^2+3-2\sqrt{ab}-c-ac-2c\sqrt{ab}$

Dễ chứng minh $f(a,b,c)\geq f(\sqrt{ab},\sqrt{ab},c)$

Bằng đạo hàm dễ có đpcm




#410019 Bất biến

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 02-04-2013 - 22:22

Trên 1 bảng viết 3 số $\sqrt{2}, 2, \frac{1}{\sqrt{2}}$. Ta bắt đầu thực hiện: mỗi lần chơi xóa 2 số nào đó trong 3 số trên bảng, giả sử $a$ và $b$, rồi viết vào 2 vị trí vừa xóa 2 số mới là $\frac{a+b}{\sqrt{2}}; \frac{\left | a-b \right |}{\sqrt{2}}$ đồng thời giữ số còn lại. Như vậy sau mỗi lần chơi trên bảng luôn có 3 số. Chứng minh rằng dừ chơi bao nhiêu lần đi nữa thì trên bảng không thể có đồng thời 3 số $\frac{1}{2\sqrt{2}}; \sqrt{2}; 1+\sqrt{2}$.

Dễ thấy bất biến ở đây là 

$a^2+b^2=(\frac{\left | a+b \right |}{\sqrt{2}})^2+(\frac{|a-b|}{\sqrt{2}})^2$

Hay tổng bình phương 3 số đó không đổi hay ta có bất biến là giá trị 

$(\sqrt{2})^2+2^2+(\frac{1}{\sqrt{2}})^2=\frac{13}{2}$

Và thấy rằng $(\frac{1}{2\sqrt{2}})^2+ (\sqrt{2})^2+ (1+\sqrt{2})^2\neq const$

Ta đi đến điều cần chứng minh $\blacksquare$




#409716 Tìm $a,b$ nguyên không âm thỏa mãn $\frac{ab^2-b...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 01-04-2013 - 18:24

PP. Tìm $a,b$ nguyên không âm thỏa mãn $\frac{ab^2-b}{a^2+b^2}$ và $\frac{ba^2-a}{a^2+b^2}$ là hai số nguyên.

Spoiler

Spoiler

Lời giải

Spoiler




#409512 Đề thi HSG 11 tỉnh Bắc Giang 2012-2013

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 31-03-2013 - 19:00

Đề thi HSG 11 tỉnh Bắc Giang 2012-2013

Ngày thi 31/3/2013

 

Câu 2:

2) cho n là số nguyên dương thoả mãn: 

$1C_{n}^{1}+2C_{n}^{2}+3C_{n}^{3}+...+nC_{n}^{n}=128n$

Tìm hệ số của $x^{6}$ trong khai triển thành đa thức của: 

$f(x)=2(1+x)^n+x(2+x)^{n+1}$

Chém câu này cho khoẻ người  :luoi:  làm câu khác sau

Xét khai triển 

$(x+1)^n=C_{n}^{n}x^n+C_{n}^{n-1}x^{n-1}+...+C_{n}^{1}x+C_{n}^{0}$

Do đó

$n(x+1)^{n-1}=C_{n}^{n}x^{n-1}.n+C_{n}^{n-1}x^{n-2}.(n-1)+...+C_{n}^{1}.1$

Cho $x=1$ ta được

$n.2^{n-1}=C_{n}^{n}.n+C_{n}^{n-1}.(n-1)+...+C_{n}^{1}.1$

Theo bài ra, ta có:

$2^{n-1}.n=128.n$

$\Leftrightarrow n=\log _{2}128+1=8$

Bây giờ ta đi tìm hệ số của $x^6$ trong $f(x)=2.(1+x)^8+x.(2+x)^9$

Hệ số của $x^6$ trong $2.(1+x)^8$ là $C_{8}^{6}.2$

Hệ số của $x^6$ trong $x.(2+x)^9$ là $C_{9}^{5}.2^4$

Vậy hệ số của $x^6$ trong $f(x)$ là $C_{8}^{6}.2+C_{9}^{5}.2^4=2072$

:lol:

 

Còn câu 4.1

Hình cũng đơn giản thôi, mình ko post, hay nói cách khác, mình ko có phần mềm vẽ hình :))

Gọi $d$ là khoảng cách từ $G$ đến $\Delta$ Suy ra $d=const$

Ta có hệ thức quen thuộc $\overrightarrow{OH}=3\overrightarrow{OG}$

Vì vậy phép biến hình tâm $G$ 

$V_{G}^{-\frac{1}{2}}:H \mapsto O$

Do đó $V_{G}^{-\frac{1}{2}}$ biến đường thằng $\Delta \mapsto \Gamma$

Với $\Gamma$ là đường thằng qua $O$ và cách $\Delta$ một khoảng $\frac{3}{2}d$

Do đó $O$ chạy trên $\Gamma$ cố định




#409332 $P=\frac{1}{(a^2-a+1)^2}+\frac{1...

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 31-03-2013 - 08:08

Bài toán

Cho các số dương $a,b,c$ thoả mãn $abc=1$ Tìm $\max$ của biểu thức

$P=\frac{1}{(a^2-a+1)^2}+\frac{1}{(b^2-b+1)^2}+\frac{1}{(c^2-c+1)^2}$

(Võ Quốc Bá Cẩn)

 




#409193 tìm GTNN GTLN $x^{2}y+y^{2}z+z^{2}x$

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 30-03-2013 - 20:50

Spoiler
Đóng góp thêm một cách nữa
Cách 3

Ta xét 2 đại lượng hoán vị sau
$\left\{\begin{matrix} x=a^2b+b^2c+c^2a & \\ y=ab^2+bc^2+ca^2 & \end{matrix}\right.$
Khi đó $\left\{\begin{matrix} x+y=\sum ab(a+b)=pq-3r & \\ xy=(\sum a^2b)(\sum ab^2)=\sum a^3b^3+\sum a^4bc+3a^2b^2c^2=9r^2+p(p^2-6q)r+q^3 & \end{matrix}\right.$
Cùng với giả thiết, ta suy ra $\left\{\begin{matrix} p=0 & \\ q=-3 & \end{matrix}\right.$
Khi đó 
$\left\{\begin{matrix} x+y=-3r & \\ xy=9r^2-27 & \end{matrix}\right.$
Vì vậy $x,y$ là nghiệm của phương trình $X^2+3r.X+9r^2-27=0$
$\Delta =108-27r^2$
Ta tính được $X=\frac{-3r\pm 3\sqrt{3}.\sqrt{4-r^2}}{2}$ 
Hiển nhiên ta phải có $\left | r \right |\leq 2$ vì nghiệm luôn phải tồn tại 
Trở lại bài toán thì 
$P=x^2y+y^2z+z^2x$ có thể nhận 2 giá trị sau $\frac{-3r\pm 3\sqrt{3}.\sqrt{4-r^2}}{2}$
Vì $\forall \left | r \right |\leq 2$ thì $\frac{-3r- 3\sqrt{3}.\sqrt{4-r^2}}{2}< \frac{-3r+3\sqrt{3}.\sqrt{4-r^2}}{2}$ 
Nên ta sẽ tìm $\min$ của $f(x)=\frac{-3x- 3\sqrt{3}.\sqrt{4-x^2}}{2}$
và $\max$ của $g(x)=\frac{-3x+ 3\sqrt{3}.\sqrt{4-x^2}}{2}$ 
Với mọi $-2\leq x\leq 2$ ta có
$\bigstar$

$f(x)=\frac{-3x- 3\sqrt{3}.\sqrt{4-x^2}}{2}\geq -6$

$\Leftrightarrow 4(r-1)^2\geq 0$ $(True)$

Kết luận $\min P=-6\Leftrightarrow$  $\left\{\begin{matrix} x+y+z=0 & & \\ x^2+y^2+z^2=6 & & \\ xyz=1 & & \end{matrix}\right.$
Giải hệ này ta được $x,y,z$ như trên  :icon6:  :icon6:  :icon6:
$\bigstar$

$g(x)=\frac{-3x+ 3\sqrt{3}.\sqrt{4-x^2}}{2}\leq 6$

$\Leftrightarrow 4(x+1)^2\geq 0$ $(True)$

Kết luận $\max P=6\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y+z=0 & & \\ x^2+y^2+z^2=6 & & \\ xyz=-1 & & \end{matrix}\right.$$\blacksquare$ 

Spoiler

___________




#409136 tìm GTNN GTLN $x^{2}y+y^{2}z+z^{2}x$

Gửi bởi Mai Xuan Son trong 30-03-2013 - 18:41

Cho x,y,z là các số thực thoã  mãn $x+y+z=0,x^{2}+y^{2}+z^{2}=6,tìm GTNN GTLN x^{2}y+y^{2}z+z^{2}x$

Cách 1  :icon6:

Nếu có 1 số bằng $0$, giả dụ $x=0$ suy ra $\left\{\begin{matrix} y+z=0 & & \\ y^2+z^2=6 & & \\ \left | P \right |=3\sqrt{3} & & \end{matrix}\right.$

Nếu có 2 số bằng $0$ suy ra việc không thoả mãn, bây giờ xét 3 số thực $x,y,z\neq 0$

Thiết lập hàm $Lagrange$ 

$L=x^2y+y^2z+z^2x+\lambda _{1}(x+y+z-0)+\lambda _{2}(x^2+y^2+z^2-6)$

Điểm dừng tại hệ 

$\left\{\begin{matrix} L_{x}'=2xy+z^2+\lambda _{1}+2x\lambda _{2}=0 & & \\ L_{y}'=2yz+x^2+\lambda _{1}+2y\lambda _{2}=0 & & \\ L_{z}'=2zx+y^2+\lambda _{1}+2z\lambda _{2}=0 & & \end{matrix}\right.$

Cộng vế với vế 3 phương trình trên ta được

$L_{x}'+L_{y}'+L_{z}'=(x+y+z)^2+3\lambda _{1}+2\lambda _{2}(x+y+z)=0$

$\Leftrightarrow \lambda _{1}=0$

Lại rút $\lambda _{2}$ từ các phương trình, ta được 

$\frac{z^2+2xy}{x}= \frac{x^2+2yz}{y}=\frac{y^2+2xz}{z}$

Phân tích thế này: Nếu có cực trị thì điểm cực trị phải thoả hệ trên, bây giờ chúng ta làm ngược lại (có thể coi như là biết điểm rơi) như sau

$P=x^2y+y^2z+z^2x$

$3P=y.(x^2+2yz)+z.(y^2+2xz)+x.(z^2+2xy)$

Áp dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schawrz$ ta được

$9P^2=[y.(x^2+2yz)+z.(y^2+2xz)+x.(z^2+2xy)]^2\leq (x^2+y^2+z^2).[(x^2+2yz)^2+(y^2+2xz)^2+(z^2+2xy)^2]$

Bây giờ là lúc sử dụng điều kiện, ta tính được

$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+z^2=6 & & & & \\ x+y+z=0 & & & & \\ x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=9 & & & & \\ x^4+y^4+z^4=18 & & & & \\ \end{matrix}\right.$

Vì vậy

$\sum _{cyc}(x^2+2yz)^2=\sum _{cyc}x^4+4.\sum _{cyc}x^2y^2+4xyz.\sum _{cyc}x=18+4.9=54$

Do đó

$9P^2\leq 324$

$\Leftrightarrow \left | P \right |\leq 6$ 

$\Leftrightarrow -6\leq P\leq 6$

Kết luận $\min P=-6\Leftrightarrow (x,y,z)\sim (-2\cos\frac{2\pi }{9},-2\cos\frac{4\pi }{9},-2\cos\frac{8\pi }{9})$

              $\max P=6\Leftrightarrow (x,y,z)\sim (2\cos\frac{2\pi }{9},2\cos\frac{4\pi }{9},2\cos\frac{8\pi }{9})$

 

Cách 2

Từ trên ta đã tính được

$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+z^2=6 & & & & \\ x+y+z=0 & & & & \\ x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=9 & & & & \\ x^4+y^4+z^4=18 & & & & \\ \end{matrix}\right.$

Xét khai triển sau 

$\sum _{cyc}(x-xy-1)^2= \sum _{cyc}x^2+\sum _{cyc}x^2y^2-2\sum _{cyc}x^2y+2\sum _{cyc}xy+3\geq 0$

Vì vậy $2P\leq 12$

Kết luận $\max P=6$ đạt tại bộ $(x,y,z)\sim (2\cos\frac{2\pi }{9},2\cos\frac{4\pi }{9},2\cos\frac{8\pi }{9})$

 

Tương tự với tìm $\min$, ta đổi biến(để đổi dấu) $(x,y,z)\mapsto (-x;-y;-z)$ và cũng lại xét khai triển trên

Kết luận $\min P=-6$ đạt tại bộ $(x,y,z)\sim (-2\cos\frac{2\pi }{9},-2\cos\frac{4\pi }{9},-2\cos\frac{8\pi }{9})$

 

>:)  >:)  >:)

 

Tổng Quát

Cho $x,y,z$ là các số thực thoả mãn $\left\{\begin{matrix} x+y+z=m & & \\ x^2+y^2+z^2=n^2 & & \\ 3n^2> m^2 & & \end{matrix}\right.$

Tìm $\max$ và $\min$ của $\mathbb{P}=x^2y+y^2z+z^2x$

 

:lol:  :lol:  :lol: