Đến nội dung

Kim Ngan Min

Kim Ngan Min

Đăng ký: 06-04-2013
Offline Đăng nhập: 18-04-2013 - 20:15
-----

#412245 Một số pp giải pt nghiệm nguyên

Gửi bởi Kim Ngan Min trong 13-04-2013 - 17:37

Lời nói đầu:Dùng đồng dư ta có thể giải được nhiều bài toán về phương trình nghiệm nguyên hóc búa,các bạn sau khi đọc xong phần này thật kĩ thì sẽ có phương pháp giải mới tốt hơn để giải phương trình nghiệm nguyên beerchug.gif .Mong được mọi người góp ý nếu còn sai sót. image004.gif
:rose :rose :rose :rose
I.Các ví dụ
Ví dụ 1:CM phương trình sau không có nghiệm nguyên:
$ (x + 1)^2 + (x + 2)^2 + ... + (x + 2001)^2 = y^2 $

Giải:Đặt x=z-1001.Phương trình trở thành:
$ (z - 1000)^2 + ... + (z - 1)^2 + z^2 + (z + 1)^2 + ... + (z + 1000)^2 = y^2 $
Hay $ 2001z^2 + 2(1^2 + 2^2 + ... + 1000^2 ) = y^2 $
$ \begin{matrix} 2001z^2 + 2\dfrac{{1000.1001.2001}}{6} = y^2 \\ \Leftrightarrow 2001z^2 + 1000.1001.667 = y^2 \\ \end{matrix} $
$ VT \equiv 2(\bmod 3) $nên nó không thể là số chính phương
suyra.gif :namtay
VD 2:Tìm các cặp số nguyên tố (p,q) thỏa mãn:
$ p^3 - q^5 = (p + q)^2 $

Giải:Phương trình chỉ có 1 nghiệm là (7,3).Thật vậy,đầu tiên ta giả sử p và q khác 3.Khi đó,$ p \equiv 1,2(\bmod \,3)\ $,và $q \equiv 1,2(\bmod \,3) $.Nếu $ q \equiv p(\bmod \,3) $ thì vế trái chia hết cho 3 ,mà vế phải lại không chia hết cho 3.
Nếu p=3 thì $ q^5 < 27 $,điều đó là không thể
Nếu q=3 ,ta được $ p^3 - 243 = (p + 3)^2 $ và p=7
:rolleyes:
VD 3
image008.gifác định mọi số nguyên tố p thỏa mãn hệ pt sau có nghiệm nguyên x,y:
$ \left\{ \begin{matrix} p + 1 = 2x^2 \,\,\,\,(1) \\ p^2 + 1 = 2y^2 \,\,\,(2) \\ \end{matrix} \right. $
(Olympic Đức)
Giải:Số nguyên tố p phải tìm chỉ có thể là 7.Không mất tính tổng quát,giả sử x,y geq.gif 0.Chú ý $ p + 1 = 2x^2 $ là số chẵn nên p a_n.gif 2 .Ngoài ra $ 2x^2 \equiv 1 \equiv 2y^2 (\bmod \,p) $ nên suy ra $ x \equiv \pm y(\bmod \,p) $.
Từ p lẻ và x<y<p,ta có x+y=p nên (2) tuongduong.gif $ p^2 + 1 = 2(p - x)^2 = 2p^2 - 4px + p + 1 $suyra.gif p = 4x - 1
Vậy (1) tuongduong.gif $ 2x^2 = 4x $ suyra.gif x =0 hoặc x=2 thì p=-1 hoặc p=7
Tất nhiên,(-1)không phải số nguyên tố,nên p=7và (x,y)=(2,5) là nghiệm.
:B) :leluoi:
II.Bài tập tự luyện

1)Chỉ ra rằng pt sau không giải được với x,y,z nguyên dương và z>1:
$ (x + 1)^2 + (x + 2)^2 + ... + (x + 99)^2 = y^z $
(Olympic Hungari)
:B)
2)CM phương trình sau không có nghiệm nguyên:
$ x^3 + y^4 = 7 $

3)Tìm các cặp số nguyên dương (x,y) thỏa mãn pt sau:
$ 3^x - 2^y = 7 $
geq.gif
4)Cm phương trình sau không có nghiệm nguyên dương :
$ 4xy - x - y = z^2 $
( IMO shortlist)
15)Tìm các cặp nghiệm nguyên dương thỏa mãn pt:
$ a^{b^2 } = b^a $
pi.gif
p/s:Do thấy phần thặng dư bình phương cấp THCS chưa học đến nên mình bỏ qua.

Bạn có thể đưa phần nguyên tắc cực hạn lên không??? Phần đó mình không hiểu lắm!




#412241 TOPIC CÁC BÀI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC 2

Gửi bởi Kim Ngan Min trong 13-04-2013 - 17:04

Trong chuyên đề này, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về các bài toán liên quan đến phương trình bậc hai

Dạng 1 : Giải phương trình bậc hai.
Dạng 2 : Biện luận phương trình theo tham số.
Dạng 3 : Hệ thức Viet và các dạng toán liên quan
Dạng 4 : Các phương trình có thể đưa được về dạng phương trình bậc hai.

Và nhất là các bạn sẽ hiểu rõ , thấy được ứng dụng "đẹp" của hệ thức Viète.

 

Quy định chung của topic :
- Các bạn post các bài toán liên quan đến PT bậc hai, tuyệt đối không post các bài phương trình vô tỉ sử dụng các phương pháp khác trong topic. Các bài toán này cần được đánh số theo thứ tự, có thể thuộc 1 trong 4 dạng đã nói ở đầu topic. Các bạn nên tập trung giải những bài toán chưa có lời giải hoặc lời giải không chính xác. Nếu như chưa làm được nhưng có hướng làm thì có thể điền phía trước thông tin là "Hướng làm bài ”.
- Các bạn viết bằng Tiếng Việt, tuyệt đối không dùng ngôn ngữ chat, không SPAM, nếu chưa biết viết latex thì viết đầy đủ thông tin .

Chẳng hạn, phải viết là : ( x + 1 )/(x + 2) chứ không được viết là x + 1/ x + 2.
Nhưng tốt hơn hết là phải biết viết latex
- Nếu bạn nào hiểu rõ về dạng toán của một bài toán nào đó thì có thể viết thêm ở dưới bài viết "Cách giải tổng quát”.
- Đọc kỹ quy định topic trước khi post bài.
- Viết TIẾNG VIỆT phải đúng chuẩn, đầu dòng viết hoa, không viết tắt đại loại như : ko ( không ), vs ( với)…
- Các bài toán yêu cầu giải phương trình bậc hai thì nên giải ra nghiệm rõ ràng.

 

Mong rằng topic này sẽ là nơi cho các bạn khóa sau, sau nữa làm nơi tham khảo và bổ sung kiến thức về PT bậc hai để có kiến thức vững vàng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Chúc các bạn thành công!

Sau đây mình xin giới thiệu một số bài tập mở đầu TOPIC:

Bài 1: Lập hệ thức liên hệ giữa 2 nghiệm x1, x2 của PT sau: (k-1)x2 - 2kx + k - 4=0

Bài 2: Tìm Max :M = |x1x2- 2x1 - 2x| với x1, x2 là ngiệm của PT: 2x2+ 2(m+1)x+ m2 +4m +3 =0

Bài 3: Tìm m để PT có ít nhất một nghiệm không âm: x+mx +2m -4 =0

Bài 4: Cho PT: x2 +ax +b= 0. Xác định a, b để a, b là 2 nghiệm của PT.

Bài 5:Tìm a sao cho nghiệm của PT đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất: x4+2x2+2ax+a2+2a+1=0

Bài 6: Tìm giá trị của m để các nghiệm x1, x2 của PT: mx2 -2(m-2)x + (m-3)=0

Bài 7: Giả sử PT: ax2 + bx + c=0 (a,b,c khác 0) có 2 nghiệm phân biệt trong đó có đúng một nghiệm dương x1 thì PT: ct2 + bt + a=0 cũng có 2 nghiệm phân biệt trong đó t1>0 thoả mãn: x1+t \geq 2

 

             ỦNG HỘ TOPIC VÀ POST BÀI MẠNH NHA CÁC BẠN!
             CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!




#411196 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Gửi bởi Kim Ngan Min trong 07-04-2013 - 22:13

Bài 124 ( Đề thi tuyển sinh THPT 2012-2013 Vĩnh Phúc) . Nhờ các Anh, chị giúp em bài tập này ạ :
Cho đường tròn (O;R)(điểm O cố định ,giá trị R không đổi) và điểm M nằm bên ngoài (O).Kẻ hai tiếp tuyến MB,MC (B,C là các tiếp điểm )của (O)và tia Mx nằm giữa hai tia MO và MC.Qua B kẻ đường thẳng song song với Mx,đường thẳng này cắt (O) tại điểm thứ hai là A.Vẽ đường kính BB’ của (O).Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với BB’,đường thẳng này cắt MC và B’C lần lượt tại K và E.Chứng minh rằng:

  • 4 điểm M,B,O,C cùng nằm trên một đường tròn.
  • Đoạn thẳng ME = R.
  • Khi điểm M di động mà OM = 2R thì điểm K di động trên một đường tròn cố định ,chỉ rõ tâm và bán kính của đường tròn đó.

bạn làm được câu 3 chưa???  t mới làm được câu 1+2 thôi