Đến nội dung

bachhammer

bachhammer

Đăng ký: 30-04-2013
Offline Đăng nhập: 28-07-2019 - 16:49
****-

#416804 $\left ( a+b\sqrt{2} \right )^{1994}+...

Gửi bởi bachhammer trong 06-05-2013 - 09:23

Giả sử tồn tại các số a;b;c;d hữu tỉ thoả mãn đẳng thức trên.Chúng ta thấy rằng: nếu x;y là các số hữu tỉ sao cho $x+y\sqrt{2}=5+4\sqrt{2}$ thì x chỉ có thể bằng 5 và y chỉ có thể bằng 4.Thật vậy, nếu y khác 4, thì $\sqrt{2}=\frac{5-x}{y-4}$ là số hữu tỉ, đó là điều vô lí. Vậy nên x=5, y=4.

Ta có:

$(a+b\sqrt{2})^{1994}+(c+d\sqrt{2})^{1994}=\sum_{i=0}^{1994}\binom{1994}{i}a^{1994-i}(b\sqrt{2})^{i}+\sum_{i=0}^{1994}\binom{1994}{i}c^{1994-i}(d\sqrt{2})^{i}=(\sum_{i=0}^{997}\binom{1994}{2i}2^{i}a^{1994-i}b^{2i}+\sum_{i=0}^{997}\binom{1994}{2i}2^{i}c^{1994-i}d^{2i})+\sqrt{2}(\sum_{i=0}^{996}\binom{1994}{2i+1}2^{i}a^{1993-2i}b^{2i+1}+\sum_{i=0}^{996}\binom{1994}{2i+1}2^{i}c^{1993-2i}d^{2i+1})=X+Y\sqrt{2}=5+4\sqrt{2}$(Theo khai triển nhj thức Newton)

Trong đó X,Y là các biểu thức trong ngoặc. Khi đó theo chứng minh trên ta suy ra X=5;Y=4. Và khi đó $X-Y\sqrt{2}=5-4\sqrt{2}$, hay ta có thể viết lại thành:

$(a-b\sqrt{2})^{1994}+(c-d\sqrt{2})^{1994}=5-4\sqrt{2}=\sqrt{25}-\sqrt{32}$. Ta thấy vế phải không âm, trong khi vế trái lại âm, đó là một điều vô lí.

Vậy không tồn tại các số a;b;c;d hữu tỉ thoả mãn đẳng thức trên.




#416148 $\sqrt{3x+1}-\sqrt{6-x}+3x^{2}-1...

Gửi bởi bachhammer trong 03-05-2013 - 09:07

ĐK: $\frac{-1}{3}\leq x\leq 6$

PT tương đương:

$\sqrt{3x+1}-4-\sqrt{6-x}+1+3x^{2}-14x-5=0 \Leftrightarrow \frac{3(x-5)}{\sqrt{3x+1}+4}+\frac{x-5}{\sqrt{6-x}+1}+(3x+1)(x-5)=0\Leftrightarrow (x-5)\left ( \frac{3}{\sqrt{3x+1}+4}+\frac{1}{\sqrt{6-x}+1}+3x+1 \right )=0$.

Nhưng vì $\frac{3}{\sqrt{3x+1}+4}+\frac{1}{\sqrt{6-x}+1}+3x+1> 0$ với mọi x thoả $\frac{-1}{3}\leq x\leq 6$.

Do đó x-5=0 hay x=5.

Vậy x=5 là nghiệm của phương trình ban đầu.




#416063 $f(x)f(2x^2)=f(2x^3+x), \forall x \in \mathbb{R...

Gửi bởi bachhammer trong 02-05-2013 - 19:42

Giả sử $f(x)=a_{0}x^n+a_{1}x^{n-1}+...+a_{n-1}x+a_{n}$ là đa thức với hệ số thực, $a_{0}\neq 0$ và thoả mãn đẳng thức sau với mọi số thực x:

$f(x).f(2x^2)=f(2x^3+x)$ (1).

Ta sẽ chứng minh $x_{0}=0$ ko phải là nghiệm của f(x), hay nói cách khác $a_{n}=f(0)\neq 0$. Xét k là chỉ số lớn nhất sao cho $a_{k}\neq 0$.Khi đó vế trái của (1) có dạng:

$f(x).f(2x^2)=(a_{0}x^{n}+...+a_{k}x^{n-k})(a_{0}2^nx^{2n}+...+a_{k}2^{n-k}x^{2(n-k)})=a_{0}^{2}2^{n}x^{3n}+...+a_{k}^{2}2^{n-k}x^{3(n-k)}$

Còn vế phải của (1) lại có dạng:

$f(2x^{3}+x)=a_{0}(2x^{3}+x)^{n}+...+a_{k}(2x^{3}+x)^{n-k} =a_{0}2^nx^{3n}+...+a_{k}x^{n-k}$

So sánh hai vế của (1) ta có $a_{k}^{2}2^{n-k}x^{3(n-k)}=a_{k}x^{n-k}$ với mọi x, do đó ta sẽ suy ra n=k hay $a_{n}=a_{k}\neq 0$. Rõ ràng $x_{0}=0$ ko phải là nghiệm của f(x).Giả sử f(x) có nghiệm thực $x_{0}\neq 0$. Xét dãy số: $x_{n+1}=2x_{n}^{3}+x_{n}$ với mọi n=0;1;2;... Nếu $x_{0}>0$ thì $x_{0}< x_{1}<...$, còn nếu $x_{0}>0$ thì $x_{0}>x_{1}...$. Do đó từ hệ thức (1) ta suy ra nếu $x_{0}\neq 0$ mà $f(x_{0})=0$ thì $f(x_{k})=0$ với mọi k, nghĩa là f(x) bậc n có vô số nghiệm, mâu thuẫn với đề bài. Chính vì thế cho nên đa thức f(x) không có nghiệm thực(đpcm).

Như trauvang97 đã nói, các đa thức $f(x)=(x^{2}+1)^{k}$ thoả mãn đề bài. À, nhân tiện cho bachhammer này gửi lời chào đến đồng hương namheo(Ý lộn namcpnh)




#415972 Với a, b là các số nguyên dương sao cho $a + 1$ và $b + 2007...

Gửi bởi bachhammer trong 02-05-2013 - 11:51

Có thể là đề đã bị nhầm, vì tôi đã tìm ra được phản ví dụ:với a=5, b=3 thì a+1=6 và b+2007=2010 đều chia hết cho 6, thế nhưng 4a+a+b=4.5+5+3=28 không chia hết cho 6.Nhưng nếu theo đề bài này thì nếu a+1 chia hết cho 6 thì a+1 phải có dạng 6k(k thuộc Z). Khi đó, a=6k-1. Cũng giải thích tương tự cách làm với b+2007 chia hết cho 6.




#415968 Tính tổng $R=a_{1}+a_{2}+a_{3}+...+a_...

Gửi bởi bachhammer trong 02-05-2013 - 11:39

Câu hai được  giải quyết như sau:

Ta có:$a_{k-1}=\frac{3k^{2}-3k+1}{\left ( k^{2}-k \right )^{3}}=\frac{k^{3}-(k-1)^3}{k^3(k-1)^3}=\frac{1}{(k-1)^3}-\frac{1}{k^3}$

Do đó:$\sum_{i=1}^{99}a_{i}=1-\frac{1}{100^3}=\frac{10^6-1}{10^6}=\frac{999999}{1000000}$




#415635 $tan(a+b)=2tana$

Gửi bởi bachhammer trong 30-04-2013 - 20:17

Ta có:$sin(2a+b)+sin b=4sin b\Leftrightarrow 2sin(a+b)cosa=4sin b \Leftrightarrow tan(a+b)=2\frac{sin(a+b-a)}{cos(a+b)cosa}=2\frac{sin(a+b)cosa-cos(a+b)sina}{cos(a+b)cosa} =2tan(a+b)-2tana \Leftrightarrow tan(a+b)=2tana$