Jump to content

Changg Changg

Changg Changg

Member Since 17-06-2015
Offline Last Active 20-12-2017 - 20:59
***--

#576175 $\frac{\left ( 5^{p} -2^{q}\righ...

Posted by Changg Changg on 28-07-2015 - 15:21

Sai ngay từ khâu đọc đề  :closedeyes:

Bạn chỉ ra thử mình đọc sai chỗ nào vậy :lol:




#576158 Tìm GTLN P=ab+bc+cd+da

Posted by Changg Changg on 28-07-2015 - 14:38

$ab+bc+cd+da=(a+c)(b+d)\leqslant \dfrac{(a+b+c+d)^2}{4}=...$




#576154 Chứng minh $\frac{a}{1+a^2}+\frac{b...

Posted by Changg Changg on 28-07-2015 - 14:23

Đặt $a=\tan \dfrac{x}{2}, b=\tan \dfrac{y}{2}, c=\tan \dfrac{z}{2}$ với $x+y+z=\pi$ và $x,y,z\in (0,\pi)$

Khi đó bất đẳng thức trở thành: $\sin x+\sin y+6\sin \dfrac{z}{2}\leqslant 2\sqrt{10}$

Ta có $\sin x+\sin y=2\sin \dfrac{x+y}{2}\cos \dfrac{x-y}{2}\leqslant 2\sin \dfrac{\pi-z}{2}=2\cos \dfrac{z}{2}$

Do đó ta chỉ cần chứng minh: $\cos \dfrac{z}{2}+3\sin \dfrac{z}{2}\leqslant \sqrt{10}$ luôn đúng theo bất đẳng thức Cauchy-Schwarz




#576082 CM: khi M,N thay đổi trên tia AB,AC thì K chạy trên đường tròn cố định.

Posted by Changg Changg on 28-07-2015 - 09:56

$[BC],[AP],[MN]$ đồng trục do tâm của chúng nằm trên đường thẳng Gauss

Nằm trên cùng một đường thẳng chưa chắc đã đồng trục, trục đẳng phương chúng chủa chúng là đường thẳng Steiner




#575986 $9OG^2=9R^2-(a^2+b^2+c^2)$

Posted by Changg Changg on 27-07-2015 - 21:41

Lạc đề! Ở đây không hỏi về phương tích 

Chẵng lẽ hệ thức trên không là phương tích điểm $G$ đối với $(O)$




#575953 $\sum \frac{a(b+c)}{a^2+2bc}+...\geq 2+\frac{1}{...

Posted by Changg Changg on 27-07-2015 - 20:35

Cho $a,b,c>0$. Chứng minh rằng: 

$\frac{a(b+c)}{a^2+2bc}+\frac{b(c+a)}{b^2+2ca}+\frac{c(a+b)}{c^2+2ab}+\frac{1}{\sqrt{2}}.\frac{a^2+b^2+c^2}{ab+bc+ca}$

$\geq 2+\frac{1}{\sqrt{2}}$

Spoiler

Bài này chặc thật, tận hai điểm rơi, không biết còn lời giải nào khác ABC không?




#575936 $\left\{\begin{matrix} x^{3}-5x=...

Posted by Changg Changg on 27-07-2015 - 19:49

Ở đâu ra cái điều kiện này vậy bạn

Từ $x^8+y^4=1$




#575919 CM: khi M,N thay đổi trên tia AB,AC thì K chạy trên đường tròn cố định.

Posted by Changg Changg on 27-07-2015 - 18:44

Sao K lại thuộc BC bạn? Sao K lại thuộc BC bạn?

Do $[BC], [AB], [MN]$ đồng trục nên trục đẳng phương đó tiếp xúc với $[AP], [MN]$ cũng phải tiếp xúc với $[BC]$ tại một điểm.




#575889 $\left\{\begin{matrix} x^{3}-5x=...

Posted by Changg Changg on 27-07-2015 - 17:00

$f(t)=t^3-5t$ giảm trên $[-1,1]$ nên $x=y$, do đó $x^8+x^4=1$

Đây là phương trình quy về bậc hai, cách giải đơn giản.




#575705 $2^{n+1}.k+1$

Posted by Changg Changg on 26-07-2015 - 21:29

Giả sử $p$ là ước nguyên tố lẻ của $a^{2^n}+b^{2^n}$, khi đó $(a,p)=(b,p)=1$ nên theo tính chất hệ thặng dư đầy đủ, tồn tại $a'$ sao cho $aa'\equiv 1\pmod{p}$

Khi đó ta có $(a'b)^{2^{n}}+1\equiv 0\pmod{p}$, đặt $x=a'b$ thì $(x,p)=1$ và $x^{2^{n}}+1\equiv 0\pmod{p}$ nên $x^{2^{n+1}}\equiv 1\pmod{p}$

Xét $h=o_{p}(x)$ thì ta có $h\mid p-1$ và $h\mid 2^{n+1}$

Nếu như $h<2^{n+1}$ thì nghĩa là $h\mid 2^{n}$, do đó $x^{2^{n}}-1\equiv 0\pmod{p}$ nên $2\mid p$ vô lý do $p$ lẻ.

Vậy $k=2^{n+1}$, mà $p-1\equiv 2^{n+1}$ nên tồn tại $k$ sao cho $p-1=2^{n+1}k$ hay $p=2^{n+1}k+1$




#575695 CMR:$(1-x_{1})(1-x_{2})...(1-x_{n}) \...

Posted by Changg Changg on 26-07-2015 - 21:16

Ta có $(1-a)(1-b)\geqslant 1-a-b$ với mọi $a,b\geqslant 0$

Áp dụng vào ta được:

$(1-x_1)(1-x_2)\geqslant 1-x_1-x_2$

$(1-x_1-x_2)(1-x_3)\geqslant 1-x_1-x_2-x_3$

...

$VT\geqslant 1-x_1-x_2-...-x_n\geqslant \dfrac{1}{2}$




#575682 $f\left ( m+f(n) \right )=f\left ( f(m) \right )+f(n...

Posted by Changg Changg on 26-07-2015 - 20:55

Anh ơi cho em hỏi tại sao từ bước này không suy ra luôn hàm $f(n)=n$ ạ?

$f(n)$ chưa chắc đã đơn ánh nên không thể suy ra thế được.




#575675 CMR:$(a^{2}-a+1)(b^{2}-b+1)(c^{2}-c+1)...

Posted by Changg Changg on 26-07-2015 - 20:48

Đặt $x=2a-1, y=2b-1, z=2c-1$ thì ta có $x+y+z=3$ và cần có: $(x^2+3)(y^2+3)(z^2+3)\geqslant 64$

Giả sử $(y^2-1)(z^2-1)\geqslant 0$ thì $y^2z^2\geqslant y^2+z^2-1$ nên $VT\geqslant 4(x^2+1+1+1)(1+y^2+z^2+1)\geqslant 4(x+y+z+1)^2=64$




#575577 $\frac{\left ( 5^{p} -2^{q}\righ...

Posted by Changg Changg on 26-07-2015 - 17:06

Không mất tính tổng quát, giả sử $p\leqslant q$, nếu $p=q$ thì $p=q=3$

Nếu $p=3, q>3$ thì $13(5^q-2^q)\equiv 0\pmod{q}$, mà $5^q-2^q\equiv 3\pmod{q}$ nên $q=13$

Nếu $q>p>3$, do $5^p-2^p\equiv 3\pmod{p}$ nên $5^q-2^q\equiv 0\pmod{p}$

Do $p,q\ne 5$ nên $5^{p-1}-2^{p-1}\equiv 0\pmod{p}$ và $(q,p-1)=1$ nên tồn tại $m,n>0$ sao cho $|mq-(p-1)n|=1$

Do đó $5^{n(p-1)}2^{mq}\equiv 2^{n(p-1)}5^{mq}\pmod{p}$ hay $5\equiv 2\pmod{p}$ hay $p=3$ vô lý.




#575575 $\sqrt[3]{x^{2}+3x+3} + \sqrt[3]{2x^{2}+3x+2} = 6x^{2}+12x+8...

Posted by Changg Changg on 26-07-2015 - 16:49

Áp dụng bất đẳng thức Holder và AM-GM: $\sqrt[3]{x^2+3x+3}+\sqrt[3]{2x^2+3x+2}\leqslant \sqrt[3]{4(3x^2+6x+5)}\leqslant x^2+2x+3$

Ngoài ra $6x^2+12x+8-x^2-2x-3=5(x+1)^2\geqslant 0$ nên $6x^2+12x+8\geqslant x^2+2x+3\geqslant \sqrt[3]{x^2+3x+3}+\sqrt[3]{2x^2+3x+2}$

Vậy $x=-1$