Đến nội dung

Nguyen Van Luc

Nguyen Van Luc

Đăng ký: 16-07-2015
Offline Đăng nhập: 27-02-2017 - 22:14
-----

#655976 Đề thi chọn đội tuyển HSG quốc gia tỉnh Đồng Nai năm học 2016-2017

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 29-09-2016 - 13:26

Câu V:

$f(x^2-2yf(x))+f(y^2)=f^2(x-y)$ $(1)$

Đặt $G(x)=x-f(x)\implies f(x)=x-G(x)$ suy ra $(1)\iff 2yG(x)-G(y^2)=G^2(x-y)-2(x-y)G(x-y)$ $(2)$

 

Làm sao mà rút gọn được thế bạn?




#655924 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA TỈNH QUẢNG TRỊ

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 28-09-2016 - 22:03

Câu 4,

a, gọi độ dài 2 cạnh còn lại là $x$ và $y$ do độ dài cạnh lớn nhất là 1000, nên ta có $x+y >1000 $

do đó tồn tại 1 cạnh lớn hơn 500,
TH1: $x,y \geq 501$, khi đó có $C^2_{500}$ cách chọn bộ số $x,y \in {501;...1000}

TH2: $x \geq 501, y \leq 500$  khi đó,

$y=1, x=1000$

$y=2, x=1000,999$

....

$y=500, x=1000;999;...;501$

trường hợp này có $1+2+3+...+500 = \frac{500.501}{2}$ cách chọn.

Tổng lại có đáp số là $500^2$ cách.

b, với $n=2$, ta có $S_1+S_2>1$ và $S_1,S_2<1$. Do 2 đường tròn ko khép kín được hình vuông nên chúng chắc chắn phải giao nhau. Điểm thuộc khoảng giao nhau đó là điểm cần tìm.

với $n \geq 3$, ta chứng minh giao điểm hai đường chéo luôn là điểm thỏa mãn.

Gọi giao điểm 2 đường chéo là $O$.

Do các đường tròn đều nằm trong hình vuông nên hình tròn lớn nhất không chứa điểm $O$ (ko kể đường tròn) là hình tròn có đường tròn đi qua $O$ và tiếp xúc với 2 cạnh của hình vuông (mọi hình tròn có bán kính lớn hơn sẽ đều chứa $O$). Bán kính hình tròn này là $R$, ta có $R+R\sqrt{2}=\frac{1}{\sqrt{2}}  \Leftrightarrow  R=\frac{1}{\sqrt{2}(\sqrt{2}+1)}$

Diện tích hình tròn này là $S_{min}=\pi.R^2=\frac{\pi}{2(3+2\sqrt{2})}$

Gọi diện tích các hình tròn là $S_1,S_2,...S_n$, giả sử $S_1=min{S_1,...,S_n}$

Ta chứng minh $S_1>\frac{\pi}{2(3+2\sqrt{2})}$,( tức là khi đó, $S_1$ chứa điểm $O$)

Do tất cả các đường tròn nằm trong hình vuông nên bán kính mỗi đường tròn luôn nhỏ hơn hoặc bằng $\frac{1}{2}$.

Tức là $S_i \leq \pi.\frac{1}{2}^2=\pi/4 \forall i=2,..n$ 

Khi đó, $S_1 \geq (n-1)-(n-1).\frac{\pi}{4}=\frac{(n-1)(4-\pi)}{4} \geq \frac{(3-1)(4-\pi)}{4}>S_{min}$

Suy ra, $S_1$ chứa điểm $O$, suy ra các $S_i, i=2,...,n$ có diện tích lớn hơn $S_1$ sẽ đều chứa $O$.

Vậy điểm $O$ là điểm cần tìm trong trường hợp $n>2$
Vậy ta có điều phải chứng minh.

~~~~~

lời giải câu b là một lời giải đáng phải tính nhẩm.




#654874 Một vài ứng dụng đẹp mắt của Hàng điểm điều hoà và tứ giác điều hoà

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 20-09-2016 - 15:56

6)Nếu các điểm A,B,C thuộc đường thẳng d_1 và A',B',C' thuộc đường thẳng d_2 sao cho d_1 cắt d_2 tại O. Thế thì AA', BB',CC' đồng quy hoặc đôi một song song khi và chỉ khi (OABC)=(OA'B'C').

(OABC)=(OA'B'C') là sao thế bạn?




#652520 Thi chọn đội tuyển quốc gia 2016-2017

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 03-09-2016 - 00:38

bài 1 và bài 4_1 là cho điểm rồi 




#652517 Thi chọn đội tuyển quốc gia 2016-2017

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 03-09-2016 - 00:21

Đề trường nào đây bạn?




#651536 $\frac{x^2y+xy^2+8x}{xy^2+4y}$ là số nguyên

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 27-08-2016 - 21:29

1, Tìm tất cả các cặp số nguyên dương $(x;y)$ sao cho $\frac{x^2y+xy^2+8x}{xy^2+4y}$ là số nguyên

2, Tìm tất cả các đa thức hệ số thực thoả mãn

a, $(x-1)P(x+1)-(x+1)P(x-1)=4P(x)$

b, $P^3(x)-3P^2(x)=P(x^3)-3P(-x)$

Có ai biết để làm tốt những phần này thì nên học gì chỉ giùm mình với ạ. 




#647537 $x^3-3x+1=0$

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 01-08-2016 - 20:19

Lời giải của bạn muốn hoàn chỉnh thì phải chứng minh thêm phương trình có nghiệm thuộc đoạn $\left ( -2;2 \right )$ mới có thể đặt $x=2\cos t$ như vậy được.

Xét hàm $f\left ( x \right )=x^{3}-3x+1$, dễ thấy $f\left ( x \right )$ liên tục trên $\mathbb{R}$.

Ta dễ dàng chứng minh được hàm số trên đồng biến trên đoạn $\left ( -2;2 \right )$.

Mà $f\left ( -2 \right )=-1<0$, $f\left ( 0 \right )=1>0$, $f\left ( 1 \right )=-1<0$ và $f\left ( 2 \right )=3$.

Mặt khác $f\left ( -2 \right ).f\left ( 0 \right )<0$, $f\left ( 0 \right ).f\left ( 1 \right )$ và $f\left ( 1 \right ).f\left ( 2 \right )<0$ nên hàm số có nghiệm trong các khoảng $\left ( -2;0 \right )$, $\left ( 0;1 \right )$, $\left ( 1;2 \right )$.

Mà $f\left ( x \right )$ là hàm bậc ba nên nghiệm của phương trình $f\left ( x \right )=0$ nằm trong đoạn $\left ( -2;2 \right )$.

Cảm ơn hai bạn nhé. Phần đầu, cách đặt của bạn thinhrost1  mình hiểu được mà.  ^_^  ^_^




#647501 $x^3-3x+1=0$

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 01-08-2016 - 16:27

Cho $a<b<c$ là ba nghiệm của phương trình $x^3-3x+1=0$. Chứng minh rằng:

$a^2-c=b^2-a=c^2-b=2$.




#639035 $x_n=\frac{(2n)!}{(2n+1)!}$

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 08-06-2016 - 22:42

Xét tính hội tụ của dãy số: $x_n=\frac{(2n)!!}{(2n+1)!!}$




#614694 Topic về phương trình và hệ phương trình

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 13-02-2016 - 12:29

ai làm giúp câu hệ này với

 $\left\{\begin{matrix} \ x-2y+1=\sqrt{\frac{2y^2+xy+5}{x^2+1}+3} & \\x^3+(y-3)x^2+(1-y)x-2y^2+y-8=0 & \end{matrix}\right.$

thanks nhiều nhé :) 




#587033 Tìm f(x):$f(\frac{x+y}{2})=\frac{f(x)...

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 03-09-2015 - 18:13

Khi đến g(x+y)=g(x)+g(y) thì bạn có thể suy ra g(x)=ax luôn. vì nó là phương trình hàm cauchy, được áp dụng trực tiếp.




#586870 Tìm f(x):$f(\frac{x+y}{2})=\frac{f(x)...

Gửi bởi Nguyen Van Luc trong 02-09-2015 - 20:04

Đây là phương trình hàm Jensen mà bạn. 

Cho y=0, ta có: $f(\frac{x}{2}=\frac{f(x)+f(0)}{2}$ Vậy, $\frac{f(x)+f(y)}{2}=f(\frac{x+y}{2})=\frac{f(x+y)+f(0)}{2} \Rightarrow f(x+y)+f(0)=f(x)+f(y)$

đặt g(x)=f(x)-f(0), ta được g(x+y)=g(x)+g(y).

đây là phương trình hàm Cauchy. Đến đây ta có thể suy ra luôn hàm g(x) cần tìm là  g(x)=ax. Hoặc ta có thể chứng minh lại. 

Ta có g(x+y)=g(x)+g(y). Cho x=y=0.  ta được g(0)=2g(0). $\Rightarrow$ g(0)=0.

g(0)=g(x+(-x))=g(x)+g(-x)=0. $\Rightarrow$ g(-x)=-g(x). Do đó g(x) là hàm lẻ

Đặt a=g(1). Với n$n\geq 1, n \in \mathbb{N},$

Ta có g(n)=g((n-1)+1)=g(n-1)+g(1)=....=g(0)+n.g(1)=g(0)+an

Ta có: a=g(1)=$g(n.\frac{1}{n})=ng(\frac{1}{n}) \Rightarrow g(\frac{1}{n})=\frac{a}{n}$

Suy ra $\forall r=\frac{m}{n}\in \mathbb{Q}$ r>0

Ta có: $g(r)=g(\frac{m}{n})=g(m.\frac{1}{n})=mg(\frac{1}{n})=m.\frac{a}{n}=\frac{ma}{n}=ar$.

Do g(x) lẻ nên g(r)=ar cũng đúng với r<0.

Với $x\in \mathbb{R}$ tùy ý, chọn dãy số hữu tỉ ${r_{n}}_{n=1}^{+\infty}$ sao cho $\lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n}=x$. Do g(x) liên tục trên $\mathbb{R}$ nên ta có 

$g(x)=g(\lim_{n\rightarrow +\infty}r_{n})=\lim_{n\rightarrow+\infty}g(r_{n}) =\lim_{n\rightarrow+\infty}ar_{n}=a\lim_{n\rightarrow+\infty}r_{n}=ax$

Vậy, g(x)=ax, $\forall x\in \mathbb{R}, a\in \mathbb{R}$

Từ đó: f(x)=g(x)+f(0)=ax+b $\forall x\in \mathbb{R}; a,b\in \mathbb{R}$