Đến nội dung

supermember

supermember

Đăng ký: 01-09-2006
Offline Đăng nhập: 30-11-2023 - 23:24
****-

Trong chủ đề: $ x_{1}=4$ và $x_{n+1}=45.x_{n...

08-11-2023 - 18:44

Bài này mấu chốt là cần nhìn ra: $ 45^2 = 2025$

 

Ta có:  $ x_{n+1} - 45 x_n = \sqrt{ 2024 x^{2}_{n} +16}  \implies ( x_{n+1} - 45 x_n )^2 =  2024 x^{2}_{n} +16  \implies x^{2}_{n+1} - 90 x_{n+1} x_n   + 2025 x^{2}_{n} =  2024 x^{2}_{n} +16 $

 

$\implies x^{2}_{n+1} - 90 x_{n+1} x_n   +  x^{2}_{n} = 16 \  (*)$ 

 

tức là giờ ta sẽ tập trung tìm CTTQ của dãy $(x_n)_{n \geq 1}$ dựa vào đẳng thức $(*)$

 

Thật vậy, dễ thấy từ $(*)$ thì ta cũng có:

 

 

$\implies x^{2}_{n+2} - 90 x_{n+2} x_{n+1}   +  x^{2}_{n+1} = 16 \  (**)$

 

Lấy $2$ đẳng thức $(*)$ và $(**)$ trừ nhau vế theo vế, ta có:

 

 

$ x^{2}_{n+2} -  x^{2}_{n} -  90 x_{n+1}  ( x_{n+2}  - x_n)= 0$

 

$ ( x_{n+2} -  x_{n}) ( x_{n+2} +  x_{n} )  -  90 x_{n+1}  ( x_{n+2}  - x_n)= 0$

Suy ra $  ( x_{n+2} -  x_{n}) ( x_{n+2} +  x_{n}   -  90 x_{n+1} )= 0 \ (***)$

 

Mà rõ ràng từ giả thiết bài toán, ta thấy rõ ràng $ x_{n+1} > 45 x_n > x_n \implies x_{n+2} > x_n $ với mọi số nguyên dương $n$

 

Nên từ đẳng thức $(***)$ thì rõ ràng  $x_{n+2}    -  90 x_{n+1}  +  x_{n} = 0  \ \forall n \in \mathbb{N}^{*}$

Theo đó, dãy $(x_n)_{n \geq 1}$ là dãy truy hồi tuyến tính cấp $2$, phương trình đặc trưng của nó : $ y^2 -90y +1 =0$ có $2$ nghiệm 

$ y_{1; 2} = 45 \pm 2\sqrt{506}$ và dãy này theo đó sẽ có CTTQ dạng : $ x_n = A \cdot y^{n}_1 + B \cdot y^{n}_2 \ \forall n \in \mathbb{N}^{*}$

 

Trong đó, các hệ số $ A; B $ này được xác định thông qua việc giải hệ phương trình:

 

$\left\{\begin{matrix} x_1 = A y_1 + B y_2 & \\ x_2 = A y^2_{1} + By^2_{2} \end{matrix}\right.$

 

Trong đó, chú ý là theo định lý Viette thì tích $ y_1 \cdot y_2 = 1$ , tức là ta có thể viết hệ này dưới dạng:

 

 

$\left\{\begin{matrix} 4 = A y_1 + \frac{B}{y_1}  & \\ 360 = A y^2_{1} + \frac{B}{y^2_{1}} \end{matrix}\right.$

 

Thực ra cái này giờ đơn giản rồi, tính nhẹ nhàng thì ra được:

 

$ A = \frac{360y_1 - 4}{y^{3}_1 - y_1} ; B = 4y_1 - A \cdot y^{2}_1$

 

Tức là: $ x_n =  \frac{360y_1 - 4}{y^{3}_1 - y_1} \cdot y^{n}_{1} +  \left( 4y_1 - \left(  \frac{360y_1 - 4}{y^{3}_1 - y_1} \right) \cdot y^{2}_1 \right) \cdot  \frac{1}{ y^{n}_{1}}  = \frac{360y_1 - 4}{y^{3}_1 - y_1} \cdot y^{n}_{1} +  \left( 4y_1 - \frac{360y^{2}_1 - 4y_1}{y^{2}_1 - 1}   \right) \cdot  \frac{1}{ y^{n}_{1}} \ \forall n \in \mathbb{N}^{*}$

 

Viết gọn nhất dưới dạng:

$ x_n = \frac{360y_1 - 4}{y^{2}_1 - 1} \cdot y^{n-1}_{1} +  \frac{4y_1 - 360}{y^{2}_1 - 1} \cdot  \frac{1}{ y^{n-2}_{1}} \ \forall n \in \mathbb{N}^{*}$

 

 

Trong đó $ y_1 = 45+2\sqrt{506}$

 

Và bài toán theo đó được giải quyết hoàn toàn.


Trong chủ đề: Chứng minh rằng $(abc)^2(a^2+b^2+c^2) \leq 3$

26-08-2023 - 16:54

Sử dụng bất đẳng thức Cauchy cho 4 số:

 

$ 27 (abc)^2 (a^2+b^2+c^2) = (3ab) \cdot (3bc) \cdot (3ca) \cdot (a^2 + b^2 + c^2) \leq \left( \frac{3ab+3bc+3ca + a^2 + b^2 + c^2}{4} \right)^4 $

 

$= \left( \frac{ab+bc+ca + (a + b + c)^2}{4} \right)^4  \leq   \left( \frac{ \frac{(a + b + c)^2}{3} + (a + b + c)^2}{4} \right)^4  =   \left( \frac{(a + b + c)^2}{3} \right)^4 = 3^4 \implies  (abc)^2 (a^2+b^2+c^2) \leq 3$


Trong chủ đề: Tính giá trị của $ (a+2)(b-10)(c+2)$

10-07-2023 - 23:40

ĐÃ TIẾP THU Ý KIẾN TỪ THẦY GIÁO PHẠM HẢI ĐĂNG VÀ SỬA LẠI.

Bài này cách nhanh nhất thế này:

 

$ x^2 + x = x(x+1) = y+x = 2a  \implies x(x+1) = 2a $ với $a$ là số nguyên tố.

 

Trường hợp $1$: Nếu $ a | x$ thì $ x = ka$ với $k$ là số nguyên , suy ra: $ x +1 = ka +1  \implies ka(ka +1) = 2a  \implies k(ka+1) = 2$

Suy ra có $4$ trường hợp có thể xảy ra: $ k =1 ; ka+1 = 2$ hoặc  $ k =2 ; ka +1 = 1$ hoặc   $ k = -1 ; ka+1 = -2$ hoặc   $ k = -2 ; ka+1 = -1$

Mà $a$ là số nguyên tố nên dễ thấy chỉ có thể xảy ra: $ k = -1; a =3$

 

Suy ra $ x =  -3; y = 9$

 

Do $ z-y = 2(b-a)$ là số chẵn, nên hiển nhiên $2$ số $ z ; y$ cùng tính chẵn lẻ, suy ra nếu $ \sqrt{z}$ là số nguyên dương thì $ \sqrt{z} -\sqrt{y}=  \sqrt{z} -3$ là số chẵn . Khi đó chỉ có thể xảy ra trường hợp:  $  \sqrt{z} -3 =4$ Suy ra:  $ z = 49$

 

 

$ z+x = 2b \implies 46 = 2b \implies b = 23$

$ y+z = 2c \implies 58 = 2c \implies c = 29$

Thỏa mãn điều kiện $a; \ b; \ c $ là số nguyên tố:

 

Suy ra: $(a+2)(b-10)(c+2) = 5 \cdot 13 \cdot 31 = 2015$

 

Trường hợp $2$: Mà nếu $ a | x+1$ thì  $ x+1 = ka $ với $k$ là số nguyên , suy ra: $ x = ka -1  \implies ka(ka -1) = 2a  \implies k(ka-1) = 2$

 

Suy ra có $4$ trường hợp có thể xảy ra: $ k =1 ; ka-1 = 2$ hoặc    $ k =2 ; ka -1 = 1$ hoặc   $ k = -1 ; ka-1 = -2$ hoặc   $ k = -2 ; ka-1 = -1$

 

Mà $a$ là số nguyên tố nên dễ thấy chỉ có thể xảy ra: $ k =1; a =3$

 

Suy ra $ x = 2; y = 4$

 

Lập luận tương tự ở trên, ta có: $ \sqrt{z} -\sqrt{y}=  \sqrt{z} -2 =4$ Suy ra:  $ z = 36$

 

$ y+z = 2c \implies 38 = 2b \implies c = 20$, loại  trường hợp này vì $c$ phải là số nguyên tố.


Trong chủ đề: $(ab+bc+ca)(a^2+b^2+c^2) \ge 9$ nếu $(a+b)(b+c)(c+a)...

25-06-2023 - 19:03

Bài này thì chưa thử giải chi tiết, tuy nhiên "chém đinh chặt sắt" chắc chắn vẫn ra như thường:

 

Đặt: $x = a+b; y = b+c ; z = c+a$ thì hiển nhiên là $ x ;y;z$ sẽ là những số thực dương và $ xyz = 8$

 

Ta hoàn toàn có thể tính được $ a; b ; c $ theo $ x;y;z$ và do đó thì cũng không khó để tính $ ab + bc + ca ; a^2 + b^2 + c^2$ theo $x; y; z$

 

Đến đây thì sử dụng chiêu " chém đinh chặt sắt" mà supermember đã sử dụng nhiều lần ở các topic:

 

1. https://diendantoanh...-2/#entry740186

2. https://diendantoanh...c2-leq-frac103/

3. https://diendantoanh...lâm-đồng-2022/ 

 

Ý tưởng đơn giản là giảm dần số biến từ $3$ biến thành $2$ biến, từ $2$ biến thành $1$ biến thông qua công cụ khảo sát hàm và việc xếp thứ tự tăng dần các biến.


Trong chủ đề: $\left | \frac{a-b}{c} +\frac{b-c}{a}+\frac{c-a}...

13-06-2023 - 18:47

Không rõ là có cách nào đơn giản để giải bài này không, còn nếu " chém đinh chặt sắt" thì dùng cách dưới đây:

 

 

Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $\frac{1}{2}\leq a,b,c\leq 1$ . Chứng minh rằng : 
$\left | \frac{a-b}{c} +\frac{b-c}{a}+\frac{c-a}{b}\right |\leq \left ( 1-\frac{\sqrt{2}}{2} \right )^{2}$

 

Ta có: $ \frac{a-b}{c} + \frac{b-c}{a} + \frac{c-a}{b} = \frac{ ab(a-b)+ bc(b-c)+ca(c-a)}{abc}$

 

Đến đây thì ta sử dụng một kỹ năng biến đổi tương đối quen thuộc:

 

$ ab(a-b)+ bc(b-c)+ca(c-a) = ab(a-b) + bc \cdot \left( (b-a) + (a-c) \right) + ca(c-a) $

$= ab(a-b) - bc(a-b) - (c-a)bc + ca(c-a) = (a-b)b(a-c) + (c-a)c(a-b) $

$= - (a-b)b(c-a) + (c-a)c(a-b) = (a-b)(c-a)(c-b) =  - (a-b)(c-a)(b-c) $

 

Suy ra: $ | \frac{a-b}{c} + \frac{b-c}{a} + \frac{c-a}{b} | = \frac{ | (a-b)(c-a)(b-c)|}{abc}$  $(1)$

 

Do vai trò của $a;\ b; \ c$ là như nhau, nên không giảm tổng quát, ta giả sử: $ a \geq b \geq c$

 

Đặt: $ a = b+ x ; \ a = c+ y$, do $ a-c \geq a-b \implies 0 \leq x \leq y \leq \frac{1}{2}$  

 

Đến đây thì ta thu được một dạng gọn, đẹp, không chứa dấu giá trị tuyệt đối:

 

$ \frac{ | (a-b)(c-a)(b-c)|}{abc} = \frac{xy(y-x)}{a(a-x)(a-y)} = g(x;y)$  $(2)$

 

Cố định giá trị của $a; \ y$ sau đó ta sẽ cho $x$ là biến chạy trong khoảng $ [ 0; y]$ rồi khảo sát hàm số bình thường:

 

Xét hàm:  $ f(x) = \frac{ x(y-x)}{a-x}$ ; ta có: $ g(x;y) = k \cdot f(x)$ trong đó $ k = \frac{y}{a(a-y)}$ là hằng số dương.

 

Ta có: $ f^{'} (x) = \frac{ (y-2x)(a-x) + (xy-x^2)}{ (a-x)^2} =  \frac{ x^2 - 2ax+ya}{ (a-x)^2}$

 

Ta đi giải phương trình $ f^{'} (x) = 0$ .

 

Biệt số $ \triangle^{'} = a^2 - ya = a(a-y)$

 

Do đó, theo công thức nghiệm của phương trình bậc $2$, ta thu được $2$ nghiệm: $  x_{ 1; \   2}= a \pm \sqrt{a(a-y)}$ mà do $ x \leq y < a$. Nên phương trình $ f^{'} (x) = 0$ chỉ có thể nhận nghiệm duy nhất $ x_1 = a- \sqrt{a(a-y)} $, dễ thấy $ 0< x_1 < y <  a + \sqrt{a(a-y)} = x_2$

 

Từ dáng điệu của hàm số này, ta thấy: $g(x;y)$  là hàm đơn điệu tăng trên $ [0; x_1]$ và đơn điệu giảm trên $ [x_1 ; y]$

Ta có thể giải thích kỹ hơn đoạn này bằng cách lập luận: $  f^{'} (x) \geq  0$ với $x$ thuộc $ [0; x_1]$  và  $  f^{'} (x) \leq  0$ với $x$ thuộc $ [x_1 ; y]$.

 

Tức là khi $x$ chạy qua $ [ 0; y]$ thì $ g(x;y)$ sẽ đạt giá trị lớn nhất  tại điểm $ x= x_1$ 

 

Suy ra: $ g(x;y) \leq  g(x_1 ;y) =  \frac{y}{a(a-y)} \cdot \left( a+ (a-y)- 2 \sqrt{a(a-y)} \right) = h(a;y) = \frac{y}{a-y} + \frac{y}{a} - \frac{2y}{ \sqrt{a(a-y)}} $  $(3)$

 

Ý tưởng đến đây là tiếp tục " chém đinh chặt sắt", cố định $a$ , coi $ h(a;y)$ là hàm một biến theo biến $y$ rồi khảo sát hàm này trên $ [0; a)$. Đến đây đói rồi, lát làm tiếp.

 

Tiếp tục hành trình:

 

Dễ thấy: $ h(a; y) = y \cdot \left( \frac{1}{ \sqrt{a-y}} - \frac{1}{\sqrt{a}} \right)^2$ 

 

Đến đây bắt đầu tính toán khó rồi, ta chuyển qua dùng ẩn phụ, đặt: $ t = \frac{1}{ \sqrt{a-y}} = \frac{1}{ \sqrt{c}} \leq  \sqrt{2}$, rõ ràng khi $y$ chạy qua $ [0; a)$ thì $t$ chạy qua $ (0; \sqrt{2} ]$ . Và $ y = a - \frac{1}{t^2}$.

 

Xét hàm số $w(t) =  (a - \frac{1}{t^2} ) \left(t-  \frac{1}{\sqrt{a}} \right)^2 = at^2 - 2 \sqrt{a} t + \frac{2}{ t \sqrt{a}} - \frac{1}{at^2}$

 

Suy ra : $w^{'} (t) = 2at - 2 \sqrt{a} - \frac{2}{ \sqrt{a} t^2} + \frac{2}{at^3}$

 

Giờ đơn giản là đi giải phương trình : $w^{'} (t) = 0$, phương trình này tương đương với:

 

$ n(t)= a^2 t^4 - a \sqrt{a} t^3 - \sqrt{a} t +1 =0 \Leftrightarrow  \sqrt{a} t  = 1$

 

$ \Leftrightarrow   t  =  \frac{1}{ \sqrt{a}}  \Leftrightarrow   \frac{1}{ \sqrt{a-y}}   =  \frac{1}{ \sqrt{a}}   \Leftrightarrow  y =0$

 

Từ dáng điệu của hàm $ w(t)$, ta dễ thấy là $w(t)$ đơn điệu tăng trên $ (0; \sqrt{2} ]$.  Lập luận thì cũng gần giống như trên, chú ý là hàm đa thức bậc $4$ với hệ số  bậc $4$ dương sẽ tiến dần đến dương vô cùng khi biến tiến đến vô cùng, là hàm liên tục trên $\mathbb{R}$ mà lại chỉ nhận giá trị  bằng $0$ tại điểm  $t  =  \frac{1}{ \sqrt{a}}$  thì suy ra hàm sẽ nhận giá trị không âm trên toàn bộ đoạn $[0; \sqrt{2} ] \subset \mathbb{R} $  , Suy ra 

 

$ w(t) \leq w( \sqrt{2}) =   \left( a - \frac{1}{2} \right) \cdot \left( \sqrt{2} - \frac{1}{ \sqrt{a}} \right)^2$

 

$ \implies h(a;y) \leq 2a - 2 \sqrt{2} \sqrt{a} - \frac{1}{2a} + \frac{ \sqrt{2}}{ \sqrt{a}} = v(a)$  $(4)$

 

Tới đây là gần xong hết rồi, chỉ còn một chút công đoạn cuối cùng thôi. Cần chắc tay và kiên định với phương pháp đã chọn.

 

Đặt ẩn phụ: $ r =    \sqrt{2a}$ thì $r$ nhận giá trị trong khoảng $ [1; \sqrt{2} ]$

 

$ v(a) = r^2 -2r - \frac{1}{r^2} +   \frac{2}{r} = m(r)$

 

Ta khảo sát hàm $m(r)$ trên  $ [1; \sqrt{2} ]$ , ta có : $m^{'}(r) = 2r -2 + \frac{2}{r^3} -  \frac{2}{r^2}$

 

$ m^{'}(r) = 0 \Leftrightarrow  r-1 + \frac{1}{r^3} - \frac{1}{r^2} =0  \Leftrightarrow  r =1$

 

 

Từ dáng điệu của hàm $ m(r)$, ta dễ thấy là $m(r)$ đơn điệu tăng trên $ [1; \sqrt{2} ]$, Suy ra :

 

$ v(a) = m(r) \leq m( \sqrt{2} ) = \frac{3}{2} - \sqrt{2} = \left( 1 - \frac{1}{\sqrt{2}} \right)^2$ $(5)$

 

Từ $(1)$; $(2)$; $(3)$ ; $(4)$ , $(5)$  suy ra:  $ | \frac{a-b}{c} + \frac{b-c}{a} + \frac{c-a}{b} |  \leq \left( 1 - \frac{1}{\sqrt{2}} \right)^2$

 

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $(a;b;c)$ nhận giá trị là bộ số $  \left( 1;  \frac{1}{ \sqrt{2}}; \frac{1}{2} \right)$ hoặc các hoán vị của bộ số này.

 

Bài Toán Theo đó được giải quyết hoàn toàn. Một Bài Toán Rất Đẹp. 

 

Lưu ý: Sau khi xem kỹ lời giải trên thì supermember thấy chỗ này cần hiểu rõ về hàm liên tục để nắm vững lời giải:

 

Ví dụ ở trên: phương trình bậc $4$ : $a^2 t^4 - a \sqrt{a} t^3 - \sqrt{a} t +1 =0$ nếu ta giải trên tập $ \mathbb{R}$ thì chỉ có nghiệm duy nhất $ t = \frac{1}{ \sqrt{a}}$,  ở đây hàm $n(t) = a^2 t^4 - a \sqrt{a} t^3 - \sqrt{a} t +1$ là hàm liên tục trên $ \mathbb{R}$ và tiến dần về $ + \infty $ khi $t$ tiến dần về $  \infty $ nên nếu hàm này nhận giá trị âm tại  $1$ điểm $ t_0$ ( $t_0 \in  \mathbb{R}$ )  nào đó thì theo tính chất hàm liên tục sẽ có ít nhất $2$  giá trị phân biệt $ t_1 ; t_2 $ thỏa $  n(t_1) = n(t_2) = 0$, vô lý. Do ở trên đã chỉ ra phương trình $ n(t) =0$ chỉ có nghiệm duy nhất trên $ \mathbb{R}$.

 

Hoặc, các bạn có thể nhìn thấy hướng giải thích đơn giản hơn,

 

thực chất: $ w^{'} (t) = \frac{2 ( \sqrt{a} t -1)^2 (at^2 +  \sqrt{a} t  +1)}{at^3} \geq 0$

Và: $ m^{'}(r) = \frac{2(r-1)^2 (r^2 +r+1)}{r^3} \geq 0$.