Đến nội dung

toannguyenebolala

toannguyenebolala

Đăng ký: 18-01-2016
Offline Đăng nhập: 27-06-2019 - 21:30
****-

#612881 $n^{6}+n^{4}-n^{3}+1$

Gửi bởi toannguyenebolala trong 04-02-2016 - 17:51

bài 1 đã từng có trong 1 bài đăng của anh I LOVE MC rồi nhé bạn http://diendantoanho...50675-n6n4-n31/




#612861 tìm nghiệm nguyên của phương trình:$1!+2!+3!+...+x!=y^...

Gửi bởi toannguyenebolala trong 04-02-2016 - 16:05

tìm nghiệm nguyên của phương trình:$1!+2!+3!+...+x!=y^{2}$(dùng phương pháp thử chọn:CM x>5<=>PT vô nghiệm)

Mình cũng đang định làm theo hướng đó đây!!

Bổ đề: một số chính phương khi chia cho 5 có các số dư là 0;1;4.

Ta có 1!+2!+3!+4!=33$\equiv 3$ (mod 5)

Vậy với x$\geq 4$ thì 1!+2!+3!+...+x!$\equiv 3(mod 5)$

Vậy ta xét với x=1;2;3

Đến đây thì dễ dàng tìm được x=1 hoặc x=3




#612858 Cho hình bình hành ABCD, lấy E,F,G,H

Gửi bởi toannguyenebolala trong 04-02-2016 - 15:55

tham khảo tại đây 




#612840 Tìm hai số nguyên a,b để $a^4+4b^4$ là số nguyên tố.

Gửi bởi toannguyenebolala trong 04-02-2016 - 13:41

Tìm hai số nguyên a,b để a4+4b4 là số nguyên tố.

Thế này bạn nhé!!

ta có: $a^{4}+4b^4=(a^2+2b^2)^2-4a^2b^2=(a^2+2b^2+2ab)(a^2+2b^2-2ab)$

Vì a4+4b4 là số nguyên tố nên một trong hai nhân tử bên trên phải có một nhân tử bằng 1, một nhân tử là số nguyên tố.

Đến đây dễ rồi!!!




#612797 Topic Ôn thi HSG 9 2015-2016 (Hình học)

Gửi bởi toannguyenebolala trong 04-02-2016 - 01:07

 

Đóng góp Topic

Bài 10: Cho tam giác ABC cân tại A, có góc A nhọn. Vẽ BM vuông góc với AC. CM $\frac{AM}{MC}=\frac{2AB^{2}}{BC^{2}}-1$

Bài 11: Cho tam giác ABC, trung tuyến AM. CM $AB^{2}+AC^{2}=2AM^{2}+\frac{BC^{2}}{2}$

Bài 12: Cho tam giác ABC có D nằm giữa B và C. CM: $AB^{2}DC+AC^{2}BD-AD^{2}BC=BC.DC.BD$

Bài 13: Cho hình vuông ABCD cạnh $3cm$, lấy M trên BC.Đường thẳng AM cắt cạnh DC kéo dài tại P. Đường thẳng DM cắt AB kéo dài tại Q, BF cắt CQ tại I. Cho CM=$1cm$. Tính BI,CI

Spoiler

 

Mình xin được đóng góp bài 10.

Vẽ đường cao AH của tam giác ABC.

Tứ giác ABHM nội tiếp đường tròn=>CH.CB=CM.CA$<=>\frac{BC^{2}}{2}=\frac{CM}{CA}=\frac{AB-AM}{AB}<=>BC^{2}=2AB(AB-AM)$

Thay BCvào, ta có được:$\frac{2AB^2}{BC^2}-1=\frac{2AB.AM}{BC^2}$

Giờ ta đi chứng minh $\frac{2AB}{BC^2}=\frac{1}{MC}$

Thật vậy, ta có $\Delta BAH\sim \Delta CBM (g.g)$=> $\frac{MC}{BC}=\frac{BH}{AB}=\frac{\frac{1}{2}BC}{AB}=>\frac{1}{MC}=\frac{2AB}{MC^2}$

Từ đây có điều cần chứng minh!!!




#612790 Cho đường tròn (O) có đường kính AB cố định, M là 1 điểm thuộc đường tròn (M...

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 23:06

Bài này mình gặp rồi, nghĩ lại mất công thật ^^

Thiết nghĩ câu a và b bạn chứng minh dễ dàng, ta chứng minh câu c, bạn tự vẽ hình.

Gọi T là chân đường cao kẻ từ D xuống BC,DT cắt AB tại X và CO cắt (I) tại Y.

Dễ dàng chứng minh tứ giác TOXY nội tiếp đường tròn (2 điểm T và O cùng nhìn XY dưới hai góc bằng nhau)

Cũng dễ dàng chứng minh được $\Delta DTY\sim \Delta COB(g.g)$=>$\frac{TD}{TY}=\frac{OC}{OB}=\frac{OC}{OA}$(1)

Bạn chứng minh $\Delta CYD\sim \Delta OAC(g.g)$ (lưu ý Y cũng là trung điểm CO do tam giác DCO cân tại D(câu b))

Từ đây suy ra: $\frac{OC}{OA}=\frac{CD}{CY}=\frac{CD}{OY}$(2)

Từ (1) và (2)=>$\frac{TD}{TY}=\frac{CD}{OY}$

Kết hợp ý bên trên với $\widehat{CDT}=\widehat{TYO}$ (vì cùng bằng $\widehat{DXB}$)=>$\Delta CTD\sim \Delta OTY(c.g.c)$

=>$\widehat{OTY}=90^o$=>$\widehat{YXB}=90^o$=> YX là đường trung bình của tam giác OAC=>X là trung điểm OA

Phần kết luận xin được nhường lại cho bạn!!




#612782 Tinh (x1+x3)(x2+x3)(x1-x4)(x2-x4)

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 22:19

Bài này đơn giản, bạn nhân $(x_{1}+x_{3})(x_{2}-x_{4})$ và hai cái ở giữa với nhau rồi giải dần ra, nếu chưa hiểu thì mình có thể làm cụ thể cho bạn!!




#612710 Một số bài toán ôn thi học sinh giỏi

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 17:19

1. Tính giá trị của biểu thức $P=\sqrt{x+24+7\sqrt{2x-1}}+\sqrt{x+4-3\sqrt{2x-1}}$ với $\frac{1}{2}\leq x\leq 5$

2. Tính giá trị của biểu thức: $Q=x^{3}+y^{3}-3(x+y)+2004$ biết rằng $x=\sqrt[3]{3+2\sqrt{2}}+\sqrt[3]{3-2\sqrt{2}}$, $y=\sqrt[3]{17+12\sqrt{2}}+\sqrt[3]{17-12\sqrt{2}}$

Các bài này đơn giản.

Bài 1: Ta có: $\sqrt{2}P=\sqrt{2x+24+14\sqrt{2x-1}}+\sqrt{2x+8-6\sqrt{2x-1}}=(\sqrt{2x-1}+7)^2+(\sqrt{2x-1}-3)^2$ 

Đến đây dễ rồi.

Bài 2:Ta có: $x^3=6+3x=>x^3-3x=6$

Tương tự với y, ta dễ dàng tìm được kết quả của Q




#612629 Bài toán lập các số tự nhiên từ tập

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 10:42

à cho e hỏi tại sao với số 1 là số thứ 3 ta lại có 6.6.8.8 ? :D

Có tí nhầm lẫn ở đây, Mình chỉnh lại từ khúc đó nhé.

Với 1 là chữ số thứ 3, ta có được 6.7.8.8=2688 (số)

Nhưng xét trường hợp có đến 2 chữ số 0 ở vị trí số 1 và số 2 nên ta phải lấy tổng S trừ đi 7.6.5

Kết quả mới, S=7918 (số)




#612625 Số các số tự nhiên có 7 chữ số được lập từ các chữ số {1;2;3...9...

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 10:14

Với các vị trí của hai chữ số 2, ta có $\frac{7.6}{2}=21$ (trường hợp)

Xét đặc trưng một trường hợp:

Giả sử trường hợp có dạng$\bar{22abcde}$

Với chữ số ở vị trí a, ta chọn được 8 chữ số (trừ chữ số 2)

Với chữ số ở vị trí b, chọn được 7 chữ số (trừ chữ số 2 và chữ số ở vị trí a)

...

Với chữ số ở vị trí e, ta chọn được 4 chữ số (trừ chữ số 2 và các chữ số ở vị trí a,b,c,d)

Vậy với trường hợp này, số các số tạo được là 8.7.6.5.4=6720 (số)

Vậy tất cả các số tạo được là: 6720.21=141120 (số)

Lưu ý nếu có chữ số 0 thì xét khác một tí!!




#612622 Tính tổng các số tự nhiên gồm 5 chữ số đôi một khác nhau mà mỗi chữ số đó đều...

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 09:58

Câu a làm dễ dàng

Câu b:

Xét chữ số 9 trong tất cả các số tạo được.

Với chữ số 9 đầu tiên, tạo được 4.3.2.1=24 (số)

Với chữ số 9 đứng thứ hai cũng tạo được 24 (số)

...

Với chữ số 9 đứng cuối, cũng tại được 4.3.2.1=24 (số)

Tương tự với các chữ số 5;6;7;8

Vậy tổng các số tạo thành là S=(99999+88888+77777+66666+55555).24=9333240

Như kết quả bạn trên!! 




#612617 Bài toán lập các số tự nhiên từ tập

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 09:48

đc á bạn :D vì đề bài đâu cho các số khác nhau đâu 

và 3 số đầu chỉ có 1 số 1

Theo lời bạn vậy!!!

Với 1 là chữ số đầu tiên, ta lập được 7.7.8.8=3136 (số)

Với 1 là chữ số thứ hai, ta lập được 6.7.8.8=2688 (số)

Với 1 là chữ số thứ 3, ta lập được 6.6.8.8=2304 (số)

Vậy số các số tạo được thoả mãn đề bài là: S=3136+2688+2304=8128 (số) 




#612601 Giải phương trình $x^{4}\sqrt{x+3}=2x^{4...

Gửi bởi toannguyenebolala trong 03-02-2016 - 00:07

Câu 2: 

Phương trình hoành độ giao điểm: ax2-2x+a2=0

$\Delta '=1-a^3$, để (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt thì $\Delta '>0=>0 (xong 1 vế)

Ta có xA+xB=$\frac{2}{a},x_{A}x_{B}=a$

Thay vào T=>T=$2a+\frac{1}{a}\geq 2\sqrt{2}$

Vậy TMin=$2\sqrt{2}$. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=$\frac{1}{\sqrt{2}}$.




#612592 Thực hiện liên tiếp các phép biến đổi trên hỏi có bao giờ tất cả các số trên...

Gửi bởi toannguyenebolala trong 02-02-2016 - 23:30

 Nếu xét vòng tròn $1,0,1,0,..,0$  
Nếu các số $0$ khác tăng lên $n$ thì $1,0,1$ cũng phải tăng lên $n$ 
vô lí vì $1>0$
 

Em cũng từng nghĩ như vậy, nhưng liệu có đơn giản quá không anh, anh dùng phản chứng xem thử được không???




#612587 Cmr $\bg_black p^{2}-q^{2}$ chia hết 24

Gửi bởi toannguyenebolala trong 02-02-2016 - 23:20

Mình nghĩ ra cách này, hơi dài, tiền bối nào thích thì cho ý kiến!!

Bổ đề: tất cả các số nguyên tố nguyên tố lớn hơn 3 có dạng 6k+1 và 6k-1.

Đặt p=6k$\pm 1$, q=6h$\pm 1$

Từ đây suy ra: p2-q2$=36k^2\pm 12k+1-36h^2\pm 12h-1=12(3k^2\pm k-3h^2\pm h)$

Đến đây xét tính chẵn lẻ của k và h thì biểu thức trong ngoặc luôn luôn chẵn =>p2-q2$\vdots 24$ (điều cần chứng minh)

P/S: có gì sai các bạn chỉ giúp!!