Đến nội dung

HoangKhanh2002

HoangKhanh2002

Đăng ký: 12-07-2016
Offline Đăng nhập: 19-03-2022 - 15:33
***--

#658746 $\boldsymbol{Topic}$ Các bài toán số học HSG Toán 8 + 9

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 22-10-2016 - 08:00

Câu 1 bạn biến đổi nhầm khúc cuối kìa  :icon6:  :icon6:

Mình làm như sau 
Dễ có $\frac{1}{a}> \frac{1}{a+b}> \frac{1}{a+b+c}\Rightarrow \frac{1}{a}> \frac{1}{3}\Rightarrow a< 3$

Mà $a=1$ cũng vô lý vậy $a=2$

Nhân lên ta có $b(b+c)=4$ mà $b< b+c\Rightarrow b=1,c=3$

Câu 2 $\Leftrightarrow (a+bc)(b+ac)=101^{n}$

Câu 1: Như vậy được rồi!
Câu 2: Chưa được gì cả???




#658277 $\boldsymbol{Topic}$ Các bài toán số học HSG Toán 8 + 9

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 18-10-2016 - 12:39

Bài 1 :  Nhận xét nếu $a \ge 3$ lúc đó $a+b+c>a+b>3$ 
Khi đó $VT<1$ (vô lí) . Nếu $a=1$ cũng dẫn đến vô lí vì $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+b+c}=0$ 
Do đó $a=2$ . Biến đổi phương trình về thành $b^2+4b+4+(b+2)c=2c+4b+8 \Leftrightarrow bc+b^2+8b+12=0$ vô lí vì $a,b,c nguyên dương$ 
Bài 2 : Xét số dư của $a,b,c$ cho $3$ ta có đpcm |

 

Sai rồi. Chữa sau




#658081 Giải phương trình nghiệm nguyên $8x^{2}-3xy+24y-5x+15$

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 16-10-2016 - 17:17

Giải phương trình nghiệm nguyên $8x^{2}-3xy+24y-5x+15=0$

$$5x + 3xy = 8y^2 -25 \\ \\ x (5+3y) = 8y^2 -25 \\ \\ x = \frac{8y^2-25}{3y+5} = \frac{1}{9}. ( 24y - 40 - \frac{25}{3y+5}) $$
 
vậy 3y + 5 là ước của 25 thoả mãn 
 
$$24y - 40 - \frac{25}{3y+5} \vdots 9 \\ \\ 3y + 5 = 1 (L) \\ \\ 3y+5 = - 1 \Rightarrow y = -2 \\ \\ \Rightarrow  24y - 40 - \frac{25}{3y+5} = -63 \vdots 9 (T/M) \Rightarrow x = -7 \\ \\  3y + 5 = 5 \Rightarrow y = 0 \Rightarrow x = -5 (T/M) \\ \\ 3y+ 5 = -5 (L) \\ \\ 3y +5 = 25 (L) \\ \\  3y + 5 = - 25 \Rightarrow y = -10 \Rightarrow x = -31(T/M) $$
Vậy nghiệm là (x;y)= (-7, -2), (-5, 0), (-31, -10)



#658076 Chứng minh rằng: $a^2+b^2+c^2=\frac{3}{2}$

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 16-10-2016 - 17:03

Câu 1: Cho ba số thực dương $a, b, c$ thỏa mãn: $a\sqrt{1-b^2}+b\sqrt{1-c^2}+c\sqrt{1-a^2}=\frac{3}{2}$

Chứng minh rằng: $a^2+b^2+c^2=\frac{3}{2}$

Câu 2: Cho ba số dương $a, b, c$ thỏa mãn $abc=1$. Chứng minh rằng:

$\frac{1}{\sqrt{1+a^2}}+\frac{1}{\sqrt{1+b^2}}+\frac{1}{\sqrt{1+c^2}}\leq \frac{3}{\sqrt{2}}$

Dấu $''=''$ xảy ra khi nào?

Câu 1: $\frac{3}{2}=a\sqrt{1-b^2}+b\sqrt{1-c^2}+c\sqrt{1-a^2}\leq \frac{1}{2}(a^2+1-b^2+b^2+1-c^2+c^2+1-a^2)=\frac{3}{2}$

Dầu "=" xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix} a^2=1-b^2\\ b^2=1-c^2\\ c^2=1-a^2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2=\frac{3}{2}$




#658074 Đề chọn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 2016-2016 của THCS Giảng Võ

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 16-10-2016 - 16:52

Nguồn : Thầy Cẩn 
14681633_10210185980262879_2478826317017

Câu 6: 

b)  

ĐK: $\left\{\begin{matrix} x-\frac{1}{x}\geq 0\\ 1-\frac{1}{x}\geq 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow$ $x\geq 1; -1\leq x<0$

TH1: $-1\leq x<0$ VT < 0 VP.

TH2: $x\geq 1$

$x=\sqrt{x-\frac{1}{x}}+\sqrt{1-\frac{1}{x}}\Leftrightarrow x- \sqrt{1-\frac{1}{x}}=\sqrt{x-\frac{1}{x}} \Leftrightarrow (x- \sqrt{1-\frac{1}{x}})^2= x-\frac{1}{x}\Leftrightarrow x^2-2x\sqrt{1-\frac{1}{x}}+1-\frac{1}{x}-x+\frac{1}{x}=0\Leftrightarrow x^2-2x\sqrt{1-\frac{1}{x}}+1-x=0 \Leftrightarrow x^2-x+2\sqrt{x^2-x}+1=0 \Leftrightarrow (\sqrt{x(x-1)}-1)^2=0 \Leftrightarrow \sqrt{x(x-1)}=1 \Leftrightarrow x^2-x-1=0 \Leftrightarrow x=\frac{\sqrt{1\pm 5}}{2}(x\geq 1)$




#657913 $\sqrt{2x^2+5x+12}+\sqrt{2x^2+3x+2}=x+5$

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 15-10-2016 - 15:03

Giải phương trình: $\sqrt{2x^2+5x+12}+\sqrt{2x^2+3x+2}=x+5$

ĐK: $x\geq -5$

- Nếu x=-5 là nghiệm của phương trình

- Nếu $x\neq -5$

Đặt $\left\{\begin{matrix} \sqrt{2x^2+5x+12}=a\geq 0\\ \sqrt{2x^2+3x+2}=b\geq 0 \end{matrix}\right.$

Ta có: $a+b=\frac{a^2-b^2}{2}\Leftrightarrow (a-b)(a+b)-2(a+b)=0 \Leftrightarrow (a+b)(a-b-2)=0$

        a + b = 0 (vô lí vì a+b > 0)

Do đó ta có hệ tạm: $\left\{\begin{matrix} \sqrt{2x^2+5x+12}+\sqrt{2x^2+3x+2}=x+5\\ \sqrt{2x^2+5x+12}-\sqrt{2x^2+3x+2}=2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow 2\sqrt{2x^2+5x+12}=x+7 \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq -7\\ 4(2x^2+5x+12)=(x+7)^2 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow  \left\{\begin{matrix} x\geq -7\\ 8x^2+20x+48-x^2-14x-49=0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow  \left\{\begin{matrix} x\geq -7\\ 7x^2+6x-1=0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=-1, x=\frac{1}{7}$




#657910 $\boldsymbol{Topic}$ Các bài toán số học HSG Toán 8 + 9

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 15-10-2016 - 14:38

Quy định chung khi đăng bài:

1. Ghi rõ nguồn lấy bài, nếu tự nghĩ ra thì không cần ghi.

2. Các thành viên cần tôn trọng nhau, cấm chửi bậy.

3. Bài viết đánh LATEX, rõ ràng.

Một số bài tập: 

 

Mình xin đem ra một số bài (sau một thời gian, mình sẽ đem đáp án)

Bài 1: Tìm bộ ba số tự nhiên a, b, c thỏa mãn: $\frac{1}{a}+\frac{1}{a+b}+\frac{1}{a+b+c}=1$ (Nguồn: Đề thi HSG Toán 9)

Bài 2: Cho các số dương a, b, c thỏa mãn $ab+a^2c+b^2c+abc^2=101^n(n\in N^*)$. Chứng minh rằng n là số chẵn (Nguồn: Toán tuổi thơ 2 số tháng 1/2016)

Xin mọi người đóng góp để $\boldsymbol{Topic}$ là một công cụ để các em học sinh lớp 8 + 9 học hỏi.




#657900 Đề thi vô địch tháng 8 lớp 10 trường THPT chuyên Vĩnh Phúc

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 15-10-2016 - 12:24

    Câu 2.

   Cho a,b,c không âm thỏa mãn $a+b+c=2$. Chứng minh rằng $\sqrt{a^2+bc}+\sqrt{b^2+ca}+\sqrt{c^2+ab}\leq 3$.

 

Bài bất đẳng thức dùng dồn biến

Đặt $f(a,b,c) = \sum \sqrt{a^2+bc} $

Giả sử $a \geq b \geq c $

Khi đó $f(a+\frac{c}{2} ,b+\frac{c}{2} ; 0 ) = a+\frac{c}{2} + b+\frac{c}{2} + \sqrt{(a+\frac{c}{2})(b+\frac{c}{2} ) } $

Ta cần chứng minh $f(a+\frac{c}{2}; b+\frac{c}{2} ; 0 ) \geq f(a,b,c) $

Lấy 2 cái trừ nhau và nhân liên hợp, ta cần chứng minh 

$c[\frac{a-b+\frac{c}{4} }{a+\frac{c}{2} + \sqrt{a^2+bc} } + \frac{b-a+\frac{c}{4} }{b+\frac{c}{2} + \sqrt{b^2+ac} }  + \frac{\frac{a+b}{2} - \frac{3c}{4} }{ \sqrt{(a+\frac{c}{2})(b+\frac{c}{2} ) }+\sqrt{c^2-ab} }] \geq 0$

Do $c \geq 0 $ và $\frac{a+b}{2} - \frac{3c}{4} \geq 0 $

Do đó ,ta cần chứng minh tổng 2 căn đầu $>0 $

Thật vậy, ta có $a+\frac{c}{2} + \sqrt{a^2+bc} \geq b+\frac{c}{2} + \sqrt{b^2+ac} $

Do đó, ta có

$\frac{a-b+\frac{c}{4} }{a+\frac{c}{2} + \sqrt{a^2+bc} } + \frac{b-a+\frac{c}{4} }{b+\frac{c}{2} + \sqrt{b^2+ac} } $

$\geq \frac{a-b+\frac{c}{4} }{a+\frac{c}{2} + \sqrt{a^2+bc} } + \frac{b-a+\frac{c}{4} }{a+\frac{c}{2} + \sqrt{a^2+bc} } = \frac{c}{2(a+\frac{c}{2} + \sqrt{a^2+bc})} >0  $

Do đó $f(a+\frac{c}{2}; b+\frac{c}{2} ; 0 ) \geq f(a,b,c) $

Đặt $a+\frac{c}{2} =x ; b+\frac{c}{2} = y $

Khi đó $x+y = 2 $

Ta cần chứng minh $x+y+\sqrt{xy} \leq 3 $

Mà này hiển nhiên do $\sqrt{xy} \leq \frac{x+y}{2} $ 

Do đó ta có đpcm

Dấu bằng xảy ra khi $a=b=1; c=0 $ và các hoán vị tương ứng




#657223 $\mathit{Topic}$: CÁC BÀI TOÁN VỀ ĐỊNH LÍ TA - LÉT V...

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 09-10-2016 - 10:39

Một số quy định khi đăng bài ở $\mathit{Topic}$: 

1. Cần ghi rõ nguồn gốc, nếu tự mình nghĩ ra thì không cần ghi.

2. Các bài hình đảm bảo hay, khò và gồm từ 2 ý trở lên. 

3. Các thành viến đăng bài cần tôn trọng nhau, không được nói tục, chửi bậy.




#656615 $\boxed{Topic}$ÔN THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 9 - NĂM HỌC...

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 03-10-2016 - 22:07

p là gì bạn?

Mình quên p nguyên tố. Đánh nhầm x, y




#656556 $\boxed{Topic}$ÔN THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 9 - NĂM HỌC...

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 03-10-2016 - 12:19

Mình góp bài nghiệm nguyên

Tìm x, y nguyên sao cho xy = p(x+y) với p số nguyên tố




#656364 $\boxed{Topic}$ÔN THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 9 - NĂM HỌC...

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 02-10-2016 - 10:44

Mình góp một bài :

Cho các số thực $a, b, c\in [0;1]$. Chứng minh rằng:

 $a^3+b^3+c^3\leq a^3b+b^3c+c^3a+1$




#656356 Tìm GTNN: $K=\frac{1974}{p-x}+\frac{1...

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 02-10-2016 - 09:59

Cho x, y, z là độ dài 3 cạnh tam giác có chu vi bằng 2p thỏa mãn: 15yz + 10zx + 1964xy= 2023xyz

Tìm GTNN: 

 

Với $x>0, y>0 \Rightarrow \frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y}$ 

$K=\frac{1974}{p-x}+\frac{1979}{p-y}+\frac{25}{p-z}=1964(\frac{1}{p-x}+\frac{1}{p-y})+10(\frac{1}{p-x}+\frac{1}{p-z})+15(\frac{1}{p-y}+\frac{1}{p-z})\geq 1964\frac{4}{2p-x-y}+10\frac{4}{2p-z-x}+15\frac{4}{2p-y-z}=1964.\frac{4}{z}+10\frac{4}{y}+15\frac{4}{x}=4(\frac{1964}{z}+\frac{10}{y}+\frac{15}{x})=4.\frac{1964xy+15yz+10xz}{xyz}=4\frac{2023xyz}{xyz}=4.2023=8092$

Dấu "="... $\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1989}{2023}=\frac{117}{119}$




#656228 ĐỀ THI HSG TOÁN 9 VÒNG 1 HUYỆN ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH NĂM 2016-2017

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 01-10-2016 - 16:27

Bài 5: Cho a, b và c là những số thực dương thỏa mãn $a+b+c=\frac{2}{a+b}+\frac{2}{b+c}+\frac{2}{c+a}$

Chứng minh rằng: $ab+bc+ca\leq 3$

Ta có: $(a+b+c)(ab+bc+ca)=(a+b+c)2(\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a})=2(\frac{ab+bc+ca}{a+b}+\frac{ab+bc+ca}{b+c}+\frac{ab+bc+ca}{a+c})=2(a+b+c)(\frac{ab}{a+b}+\frac{bc}{b+c}+\frac{ca}{c+a})\leq 2(a+b+c)(\frac{ab}{2\sqrt{ab}}+\frac{bc}{2\sqrt{bc}}+\frac{ca}{2\sqrt{ca}})=2(a+b+c)(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ca})\leq 2(a+b+c)(a+b+c)\Rightarrow (ab+bc+ca)(a+b+c)\leq 3(a+b+c)\Rightarrow ab+bc+ca\leq 3$

Dấu "=" xảy ra khi a=b=c=1




#656115 ĐỀ THI HSG TOÁN 9 VÒNG 1 HUYỆN ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH NĂM 2016-2017

Gửi bởi HoangKhanh2002 trong 30-09-2016 - 17:45

PHÒNG GD & ĐT ĐỨC THỌ                   KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

                                                                                    NĂM HỌC 2016 - 2017 

                                                                           Môn thi: TOÁN - LỚP 9. VÒNG 1

                                                                                  Thời gian làm bài: 120 phút 

_____________________________________________________________________

 

Bài 1: a) Tìm m đề $\sqrt{\sqrt{3}-\sqrt{4-2\sqrt{3}}}$ là một nghiệm của đa thức P(x) = x9 - 2017x8 + m.

           b) Cho a, b và c là các số thực dương thỏa mãn: 2b = a + c. Chứng minh rằng:   $\frac{1}{\sqrt{a}+\sqrt{b}}+\frac{1}{\sqrt{b}+\sqrt{c}}=\frac{2}{\sqrt{c}+\sqrt{a}}$

Bài 2: a) Tìm tất cả các số nguyên dương x, y sao cho $\frac{x^2y^2}{x^2+y^2}$ là số nguyên tố.

           b) Cho a và b là các số thực thỏa man a > b > 0 và a3 - a2b + ab2 - 6b3 = 0. Tính giá trị của biểu thức: 

$B=\frac{a^4-4b^4}{b^4-4a^4}$

Bài 3: Giải các phương trình:

          a) $5x\sqrt{x-3}+8=4\sqrt{x-3}+10x$

          b) $\frac{1}{x^2}+\frac{3}{x+1}-\frac{2}{(x+1)^2}=2$

Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi M là một điểm di động trên cạnh AC. (M không trùng với A và C). Từ C vẽ đường thẳng vuông góc với tia BM cắt tia BM tại H, cắt tia BA tại D. Chứng minh rằng:

         a) DA.DB = DH.DC

         b) $\widehat{DHA}=\widehat{DBC}$

         c) Tổng BM.BH + CM.CA không đổi.

Bài 5: Cho a, b và c là những số thực dương thỏa mãn $a+b+c=\frac{2}{a+b}+\frac{2}{b+c}+\frac{2}{c+a}$

Chứng minh rằng: $ab+bc+ca\leq 3$