Đến nội dung

Ruby Dalek

Ruby Dalek

Đăng ký: 06-11-2016
Offline Đăng nhập: 19-07-2023 - 16:14
-----

Trong chủ đề: nhóm con bởi 2

12-06-2017 - 08:30

Cả 2 trường hợp phải là $n\in \mathbb{Z}$ nhé. 

A giải thích giúp e sao lại là $n\in \mathbb{Z}$ được không?


Trong chủ đề: Tìm giới hạn $\lim\limits_{n \to \infty...

09-06-2017 - 10:19

Có nên 'giới thiệu' cho $a$ không? Ruby?

 

Dạ đề có vậy thôi ạ
Không nói rõ $a$ :<


Trong chủ đề: Giới hạn của dãy số thực

08-06-2017 - 21:40

A giúp e bài này vs ạ :<
 

Cho dãy $\{x_n\}$ là dãy bị chặn thỏa mãn điều kiện $x_{n+1} \geq x_n - \frac{1}{2^n}, n \in \mathbb{N}$.

Chứng minh rằng: dãy $\{x_n\}$ hội tụ.
 


Trong chủ đề: Giới hạn của dãy số thực

08-06-2017 - 20:54

Bài 5: Chứng minh bằng qui nạp là đơn giản nhất. Nếu muốn "phức tạp" hơn thì dùng lý thuyết sai phân, dãy truy hồi tuyến tính, kỹ thuật hàm sinh.

 

Không mất tổng quát, ta giả sử $\alpha>\beta$.

 

\[\sqrt[n]{a_n} = \alpha \sqrt[n]{\frac{ 1 - \left(\frac{\beta}{\alpha}\right)^n }{ \alpha - \beta }}.\]

Vì $\lim \left(\frac{\beta}{\alpha}\right)^n=0$ nên tồn tại $N$

\[ \sqrt[n]{\frac{ 1 }{ 2(\alpha - \beta) }}\sqrt[n]{\frac{ 1 - \left(\frac{\beta}{\alpha}\right)^n }{ \alpha - \beta }} \le  \sqrt[n]{\frac{ 1  }{ \alpha - \beta }}\forall n\ge N.\]

Bài 5 này a có thể giải thích rõ hơn được không ạ?
Não e vẫn chưa load đc vấn đề :3


Trong chủ đề: Giới hạn của dãy số thực

08-06-2017 - 20:43

*** Ý tưởng chứng minh vai mượn lý thuyết chuỗi số.

Nhận xét: Xét dãy $\{a_n\}$ và ${S}_n= \sum_{k=1}^na_k,\, \tilde{S}_n= \sum_{k=1}^n|a_k|$.

 

(i) Nếu $\{\tilde{S}_n\} $ hội tụ thì $\{S_n\}$ hội tụ.

 

(ii) Nếu tồn tại số thực dương $C$ sao cho $\tilde{S}_n \le C\, \forall n\in \mathbb{N}$ thì  $\{\tilde{S}_n\}$ là dãy tăng và bị chặn. Do đó, nó hội tụ.

 

Kiểm tra i): 

Vì $\{\tilde{S}_n\} $ hội tụ nên bản thân nó là dãy Cauchy. Do đó, với $\epsilon>0, \exists N_{\epsilon}\in \mathbb{N}$: 

\[|\tilde{S}_n-\tilde{S}_m| \le \epsilon\forall m, n \ge N_{\epsilon}.\]

Hơn nữa, theo BĐT trị tuyệt đối, ta có $|S_n-S_m| \le |\tilde{S}_n-\tilde{S}_m|\, \forall m, n\in \mathbb{N}.$

 

Vì thế $\{S_n\}$ là dãy Cauchy trong không gian 'đầy đủ' $\mathbb{R}$. Do đó, $\{S_n\}$ hội tụ.

 

Áp dụng: $a_{n}=x_{n+1}-x_n\, \forall n\in \mathbb{N}$. Khi đó $\{S_{n-1}:=x_n-1\}$ hội tụ. Do đó $\{x_n\}$ hội tụ.

 

 

P.S: Ruby có nhiều bài toán hay thế!

Còn cách nào khác không ạ?
Chứ lúc học phần này e đã đc học về Chuỗi số đâu :<<<