Đến nội dung

ddang00

ddang00

Đăng ký: 05-01-2017
Offline Đăng nhập: 04-11-2017 - 07:30
*****

#681000 tìm số nguyên x,y thoả mãn cả 2 số $x^3+y$ và$y^3 +x$ đều...

Gửi bởi ddang00 trong 17-05-2017 - 15:45

 

Chưa hẳn vì đoạn chứng minh $(x;y)=1$ của bạn chưa rõ ràng lắm. Nhưng cảm ơn bạn vì đoạn chứng minh bạn đã gợi ý cho mình.

 

My solution.

 

Đầu tiên ta chứng minh $(x;y)=1$. Thật vậy

Ta có $(x^{2}+y^{2}) \mid (x^{3}+y) \Rightarrow (x^{2}+y^{2}) \mid (x^{3}+xy^{2}+y-xy^{2})$

                                                          $\Rightarrow (x^{2}+y^{2}) \mid [y(xy-1)]$

Gọi $(x;y)=d \Rightarrow x=dx_{1} , y=dy_{1}$ và $(x_{1};y_{1})=1$

Ta có $d^{2}(x_{1}^{2}+y_{1}^{2}) \mid y_{1}d(d^{2}x_{1}y_{1}-1)$

          $\Rightarrow d(x_{1}^{2}+y_{1}^{2}) \mid y_{1}(d^{2}x_{1}y_{1}-1)$

          $\Rightarrow d \mid  y_{1}(d^{2}x_{1}y_{1}-1)$

Mà $(d^{2}x_{1}y_{1}-1 ; d) =1$ suy ra $d\mid y_{1}$
Tương tự với giả thiết $x^{2}+y^{2} \mid (y^{3}+x)$ thì ta cũng có được $d\mid x_{1}$
Từ đó suy ra $d=1$ vì $(x_{1};y_{1})=1$ cho nên $(x;y)=1$
Suy ra $(x+y;x^{2}+y^{2})=1$
Lại có $(x^{2}+y^{2})\mid x(xy-1)$ và $(x^{2}+y^{2}) \mid y(xy-1)$
          $\Rightarrow x^{2}+y^{2} \mid (x+y)(xy-1)$
          $\Rightarrow x^{2}+y^{2} \mid (xy-1)$  (Vì $(x+y;x^{2}+y^{2})=1$)

i)  Xét $xy=1$ thì dễ suy ra nghiệm

ii) Xét $xy \not{=} 1$ thì $ \left | xy-1 \right |\geq \left | x^{2}+y^{2} \right |$

   $\Rightarrow \left | xy-1 \right |\geq \left | 2xy \right |$

- Xét $xy>1$ suy ra $xy-1 \geq 2xy \Rightarrow -1\geq xy$ (vô lí).

- Xét $xy< 1$ suy ra $1-xy \geq -2xy \Rightarrow 1+xy \geq 0 \Rightarrow xy\geq -1$

     $\Rightarrow xy=0$ hoặc $xy=-1$ đến đây dễ suy ra nghiệm.

 

Tóm lại bài toán có các nghiệm nguyên $(x;y)$ là $(1;1) ; (-1;1) ; (1;-1) ; (0;1) ; (1;0)

Suy nghĩ lại mình thấy chỗ bôi đỏ đó không đúng vì với $x,y$ là số lẻ thì $x+y$ và $x^2+y^2$ vẫn có ước là 2. :(




#680983 tìm số nguyên x,y thoả mãn cả 2 số $x^3+y$ và$y^3 +x$ đều...

Gửi bởi ddang00 trong 17-05-2017 - 12:25

Mình nghĩ chứng minh $(x;y)=1$ là chưa đúng. Vì nếu có $(x;y)=1$ thì $(x+y;x^{2}+y^{2})=1$

Lại có $(x^{3}+y) \vdots (x^{2}+y^{2}) \Rightarrow (x^{3}+xy^{2}+y-xy^{2}) \vdots (x^{2}+y^{2})$

                                                      $\Rightarrow x(x^{2}+y^{2}) - y(xy-1) \vdots (x^{2}+y^{2})$

                                                       $\Rightarrow y(xy-1) \vdots (x^{2}+y^{2})$

            Tương tự $x(xy-1)\vdots (x^{2}+y^{2})$

Cộng 2 biểu thức trên thì $(x+y)(xy-1) \vdots (x^{2}+y^{2})$ lại có $(x+y;x^{2}+y^{2})=1$ cho nên $(xy-1) \vdots (x^{2}+y^{2})$.

Đến đây coi như xong vì $x^{2}+y^{2} \geq 2xy$ cho nên $xy=1$ dễ suy ra các nghiệm.

Vì vậy khi có $(x;y)=1$ thì bài toán phần nào còn wa dễ không pai là b5 của 1 đề thi.

Mình thấy còn có nghiêm (1,0) và các hoán vị nữa chứ!




#680946 tìm số nguyên x,y thoả mãn cả 2 số $x^3+y$ và$y^3 +x$ đều...

Gửi bởi ddang00 trong 16-05-2017 - 23:10

"Xử" luôn:Ta có: $x,y$ không cùng bằng $0$;$x,y$ nguyên (1)

Ta có: $(x^3+y)(y^3+x)\vdots (x^2+y^2)^2<=>x^4+y^4+x^3y^3+xy\vdots (x^2+y^2)^2<=>(x^2+y^2)^2+(xy-1)^2\vdots (x^2+y^2)^2<=>(xy-1)^2\vdots (x^2+y^2)^2<=>xy-1\vdots x^2+y^2$

Mặt khác $\mid xy-1\mid \leq x^2+y^2(do(1))<=>-(x^2+y^2)\leq xy-1\leq x^2+y^2=>xy-1=0=>x=1,y=1$




#680763 $\frac{x^2}{y}+\frac{y^2}{x...

Gửi bởi ddang00 trong 15-05-2017 - 11:57

Ta có:

$\frac{x^{2}}{y}+\frac{y^{2}}{x}=315<=>x^3+y^3=315xy<=>(x+y)^3-3xy(x+y)-315xy=0<=>(x+y)^3-3xy(x+y+105)=0<=>(x+y)^3+105^3-3xy(x+y+105)=105^3<=>(x+y+105)((x+y)^2-105(x+y)+105^2-3xy)=105^3$

Đến đây ta chỉ cần xét các trường hợp nữa thôi.Bạn sẽ loại bỏ được các trường hợp $x+y+105\leq 105$ do $x,y$ nguyên dương.

Do $\frac{x^{3}+y^3}{xy}=315<=>315\geq x+y=>x+y+105\leq 420$.

Vậy ta có được $105< x+y+105\leq 420$ 

Từ đây ta xét TH được rồi




#680732 $\boxed{Topic}$ ÔN THI VÀO THPT CHUYÊN TOÁN NĂM HỌC...

Gửi bởi ddang00 trong 14-05-2017 - 22:59

$\boxed{\text{Lời giải bài 1}}$

5 số đó có dạng: $3^x5^y$. Vì các số này chỉ có ước nguyên tố là 3 và 5 . Khi đó bộ $(x;y)$ chỉ thuộc tập: $\left \{ (0;0);(0;1);(1;0);(1;1) \right \}$

Do có 5 số phân biệt nên có 5 cặp $(x;y)$ nguyên, phân biệt. Theo nguyên lí $Dirichlet$, tồn tại 2 số cùng một phần tử của tập nên tích của 2 số này là 1 số chính phương

Mình nghĩ bạn làm thế là sai rồi. Lí do ước nguyên tố của số $3^{x}5^{y}$ có nghĩa là $3^{x}5^{y}$ khi phân tích thành tích các số nguyên tố thì sẽ có nhân tử là 3 và 5. Vì vậy $3^x5^y=3^25^2=3^35^4=.....$ nên cách làm của bạn là không đúng.

Giải pháp làm bài này là đánh giá chẵn lẻ giá trị x,y khi đó theo nguyên lí Dirichlet , luôn tồn tại giá trị x,y hai số sao cho $x_{1}+x_{2}$ và $y_{1}+y_{2}$ đều là số chẵn.




#680088 Chứng minh A là số chính phương

Gửi bởi ddang00 trong 09-05-2017 - 17:54

Để $A$ là số tự nhiên thì $12n^2+1$ là số chính phương

Đặt $12n^2+1=a^2$$\left ( a\epsilon \mathbb{N}^{*} \right )$

Giải phương trình nghiệm nguyên này ra được một nghiệm: $a=7$;$n=2$

Thay $n=2$ vào A, ta có: $A=16=4^2$ nên A là số chính phương

Không được đâu bạn ạ vì $12n^2+1=a^2$, đây là pt Pell nên sẽ có vô số nghiệm, mình thử giải theo cách này nhưng không được!




#680087 Chứng minh A là số chính phương

Gửi bởi ddang00 trong 09-05-2017 - 17:52

Do A nguyên <=>$\sqrt{12n^2+1}=k(k\epsilon \mathbb{N})<=>12n^2=k^2+1<=>k\equiv 1(mod2)=>k=2p+1(p\epsilon \mathbb{N})=>12n^2=4p^2+4p<=>3n^2=p^2+p$

Mà (p;p+1)=1 =>p=3q hoặc p=3q-1

xét p=3q=>$=>n^2=(3q+1)q=>2+2\sqrt{12n^2+1}=4+12q$ mà (3q+1;q)=1=>3q+1 =a$=>A=4a^2$=>dpcm

Ta cũng xét tương tự với p=3q-1

P/s: Một bài toán cũng tương tự :$2+2\sqrt{28n^2+1}$




#679873 Đề thi Olympic chuyên KHTN 2017

Gửi bởi ddang00 trong 07-05-2017 - 17:45

Câu 4.

$\sum \left( \frac{2+a}{1+a+b} \right)^2 \le \sum \frac{1+a+ca}{1+a+b}  = \left( \sum \frac{1}{1+a+b} \right) (1+a+ca) \le 1+a+ca$

 

Mình không hiểu cái này cho lắm!




#679426 Cho x;y là các số nguyên dương. Tìm x;y biết

Gửi bởi ddang00 trong 04-05-2017 - 00:00

Cho x;y là các số nguyên dương. Tìm x;y biết

$\sqrt{x+y}-\sqrt{x}-\sqrt{y}+2=0$

dkxd:$\sqrt{x}+\sqrt{y}\leq 2$;x,y$\geq$0

trục căn thức đi ta được phương trình x^2+y^2-2x-2y+1-2xy=0

đến đây áp dụng$\Delta$ là ra.




#679425 số chính phương

Gửi bởi ddang00 trong 03-05-2017 - 23:55

Tìm n nguyên dương để $\frac{n(2n+1)}{26}$ là số chính phương.

 

        Ý tưởng của mình là đưa 2n(2n+1)=52k^2 rồi giả thiết n,k chẵn lẻ rồi phân tích biến đổi .Không biết có đúng không!




#673120 $x+\sqrt{x^{4}+x^{2}+1}=\sqrt{x-x^{3}}$

Gửi bởi ddang00 trong 01-03-2017 - 17:13

Giải các phương trình sau:

1.$x+\sqrt{x^{4}+x^{2}+1}=\sqrt{x-x^{3}}$

2.$x^{3}=\frac{2x+10}{x^{4}}+1$




#667329 AM.BC+BM.CA+CM.AB nhỏ nhất

Gửi bởi ddang00 trong 06-01-2017 - 19:43

Cho tam giác ABC. Xác định vị trí của điểm M nằm trong tam giác ABC sao cho AM.BC+BM.CA+CM.AB đạt giá trị nhỏ nhất.