Đến nội dung

Thuat ngu

Thuat ngu

Đăng ký: 05-01-2017
Offline Đăng nhập: 07-01-2022 - 10:01
****-

#680445 $\int_{3}^{4}f\left ( t \right )dt$

Gửi bởi Thuat ngu trong 12-05-2017 - 21:19

1/ Cho biết $\int_{0}^{3}f\left ( z \right )dz= 3, \int_{0}^{4}f\left ( x \right )dx=7$. Hãy tính $\int_{3}^{4}f\left ( t \right )dt$

2/ Tính các tích phân sau:

a, $\int_{0}^{1}x.ln\left ( x^{2} +x+1\right )dx$

b, $\int_{0}^{1}ln\left ( x^{2} +1\right )dx$




#675186 Tìm link download turbo pascal đầy đủ không bị lỗi

Gửi bởi Thuat ngu trong 23-03-2017 - 22:20

Link này cũng được, bạn còn link nào không? Mình chưa cài đặt nữa.

013, link đấy bạn cài được rồi à? Sao cần lắm link thế? Tải nhiều bản về nặng máy đấy.


  • 013 yêu thích


#675082 Tìm link download turbo pascal đầy đủ không bị lỗi

Gửi bởi Thuat ngu trong 22-03-2017 - 23:29

Tìm link download turbo pascal đầy đủ không bị lỗi

031, bạn thử tải về xem sao (turbo pascal):  http://lamdong.edu.v...mem CM/tp70.rar


  • 013 yêu thích


#674499 Tính độ dài $MN$

Gửi bởi Thuat ngu trong 16-03-2017 - 23:24

Cho tứ diện $ABCD$, có tất cả các cạnh bằng $m$. Các điểm $M, N$ theo thứ tự là trung điểm của $AB, CD$.

a/ Tính độ dài $MN$

b/ Tính góc giữa đường thẳng $MN$ với các đường thẳng $AB, CD, BC$

a/  CM được AD và BC vuông góc với nhau (lấy thêm tđ BC là ra)

Gọi I là tđ BD. Ta có: $\overrightarrow{MN}=\overrightarrow{IN}-\overrightarrow{IM}=\frac{1}{2}\left ( \overrightarrow{BC} -\overrightarrow{DA}\right )$

Đến đây bình phương 2 vế là ra (để ý AD v/g BC).

P/s: Nếu thầy không bắt làm bằng vec-tơ thì mình cứ tính NA, NB rồi dùng công thức đường trung tuyến là ra.

b/  Để tính góc giữa MN và BC thì lấy thêm tđ K của BD => góc giữa MN và BC = góc giữa MN và NK. Góc này tính được bởi tam giác MNK tính được 3 cạnh (dùng định lý hàm số cos trong tam giác để tính góc)




#674493 Chứng minh rằng $MN$ song song với mặt phẳng $(A'BC)$

Gửi bởi Thuat ngu trong 16-03-2017 - 22:47

Cho hình lập phương $ABCD.A'B'C'D'$. Gọi $M,N$ lần lượt là các điểm thuộc $AD'$ và $DB$ sao cho $\overrightarrow{MA}=k\overrightarrow{MD'}, \overrightarrow{ND}=k\overrightarrow{NB}$ $(k\neq 0,k\neq 1)$

a/ Chứng minh rằng $MN$ song song với mặt phẳng $(A'BC)$

b/ Khi $MN$ và $A'C$ song song với nhau. Chứng tỏ rằng $MN$ vuông góc với $AD'$ và $DB$

Chika Mayona ơi, đề bài hình như lại có vấn đề rồi. Mình nhận thấy giả thiết M, N lần lượt là các điểm thuộc AD' và DB sao cho $\overrightarrow{MA}= k.\overrightarrow{MD'}; \overrightarrow{ND}=k.\overrightarrow{NB}$ $\left ( k\neq 0, k\neq 1 \right )$ $< = >$ M, N lần lượt là các điểm thuộc AD' và DB sao cho AM=DN $\left ( M\not\equiv A; N\not\equiv D \right )$ 

$= >$ khi M$\equiv D'$ thì N$\equiv B$ $< = >$ $MN\equiv D'B$. Nhận thấy D'B cắt mp(A'BC) tại B $= >$ có gì đó sai sai :v

Với đề bài này mình nghĩ câu hỏi sẽ là tìm k để MN là đường vuông góc chung của AD' và DB.




#674480 Chứng minh rằng $MN$ song song với mặt phẳng $(A'BC)$

Gửi bởi Thuat ngu trong 16-03-2017 - 21:27

Vô lí là sao? Mk check lại đề rồi. Đúng mà =.=

Ta thấy: $\overrightarrow{MA}= k.\overrightarrow{MD'} = > M,A,D'$ thẳng hàng

 Mặt khác M thuộc AD nên M là giao điểm của AD và AD' $= > M\equiv A$ $= > k= 0$ (Mâu thuẫn với giả thiết $k\neq 0$)




#674382 Chứng minh rằng $MN$ song song với mặt phẳng $(A'BC)$

Gửi bởi Thuat ngu trong 15-03-2017 - 22:26

Cho hình lập phương $ABCD.A'B'C'D'$. Gọi $M,N$ lần lượt là các điểm thuộc $AD$ và $DB$ sao cho $\overrightarrow{MA}=k\overrightarrow{MD'}, \overrightarrow{ND}=k\overrightarrow{NB}$ $(k\neq 0,k\neq 1)$

a/ Chứng minh rằng $MN$ song song với mặt phẳng $(A'BC)$

b/ Khi $MN$ và $A'C$ song song với nhau. Chứng tỏ rằng $MN$ vuông góc với $AD'$ và $DB$

Chika Mayona bạn xem lại đề bài, mình thấy nếu M thuộc AD mà $\overrightarrow{MA}=k.\overrightarrow{MD'}$ thì có vẻ vô lý nhỉ? 




#673295 $x^3-3x+1=0$

Gửi bởi Thuat ngu trong 02-03-2017 - 21:58

À thì, cái phương trình đấy xét trên phương diện toán cấp 2 thì nó sẽ vô nghiệm... kể cả $t^6+t^3+1=0$, hay là phương trình của mình, nó chỉ có nghiệm phức...

Em đã hiểu ý. Bài này chỉ có nghiệm phức nên không thể giải trên phương diện toán cấp 2




#673175 $x^{2}+y^{2}+z^{2}=3xyz$

Gửi bởi Thuat ngu trong 01-03-2017 - 22:20

Chứng minh các phương trình sau có vô số nghiệm nguyên dương: 

a, $x^{2}+y^{2}+z^{2}=3xyz$

b, $\frac{x^{2}+y^{2}+6}{xy}=8$

c, $\frac{x^{2}+y^{2}}{xy-1}=5$

d, $x^{2}+y^{2}+10=3\left ( x+1 \right )\left ( y+1 \right )$

e, $\frac{x^{2}+y^{2}}{xy+1}=a^{2}$ với $a\in \mathbb{N}, a> 1$




#672974 $x^3-3x+1=0$

Gửi bởi Thuat ngu trong 27-02-2017 - 22:34

Bạn làm cách nào để tìm ra được cách đặt ẩn như vậy ???

Có thể giải thích rõ được không ??

Mình chưa hiểu lắm... :(  :(  :(

Đặt như thế có vẻ hơi khó hình dung cách làm nhỉ? Các bạn nên đặt $x= t+\frac{1}{t}$ sẽ gọn hơn đấy!

Mình thường lượng giác hóa mấy bài này, còn hướng giải trên mình đã được một tiền bối chỉ cho, cải tiến thành đặt $x= t+\frac{1}{t}$.




#672964 $x^3-3x+1=0$

Gửi bởi Thuat ngu trong 27-02-2017 - 22:12

Giải phương trình: $x^3-3x+1=0$

biết rằng cấp 2 không được dùng lượng giác hóa và số phức.

Gợi ý: Đặt $x=t+\frac{1}{t}$. Phần còn lại chắc bạn xử lý được.




#672667 Tìm $lim\frac{\sqrt{5-x^3}-\sqrt[3]{x...

Gửi bởi Thuat ngu trong 24-02-2017 - 22:39

Vấn đề em đặt ra đã được leminhnghiatt giải quyết.

 

Để tìm hiểu thêm thông tin, tại sao từ đầu em cố gắng chèn vô cái căn bậc hai nhỉ?

À, lúc đầu em muốn cho xuất hiện nhân tử $x^{2}-1$ để mất sạch mẫu nhưng không thành công, xong cứ nghĩ hướng tách đấy nên thành ra dài dòng ^^ 




#672603 Tìm $lim\frac{\sqrt{5-x^3}-\sqrt[3]{x...

Gửi bởi Thuat ngu trong 24-02-2017 - 18:03

Thế em đã xử nó xong rồi phải không?

Anh vanchanh123, hướng giải của em hơi dài, anh có cách làm khác k?




#672602 Tìm $lim\frac{\sqrt{5-x^3}-\sqrt[3]{x...

Gửi bởi Thuat ngu trong 24-02-2017 - 18:01

Cho mk xin lỗi nha ... Mk ghi nhầm đề rồi @@ Đề đúng là thế này ... xin lỗi đã phiền mọi người @@

Vẫn hướng đi cũ: TS = $(\sqrt{5-x^{3}}-\sqrt{5-x})+(2-\sqrt{x^{2}-7})+(\sqrt{5-x}-2)$. Đến đây bạn nhân liên hợp vào sẽ được nhân tử x-1 và khử nó với mẫu rồi thay x=1 vào là tìm được lim




#672596 Chứng minh rằng: $a)$ Điều kiện cần và đủ để $OO'$ //...

Gửi bởi Thuat ngu trong 24-02-2017 - 17:13

Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $O$, $O'$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác $ABC$, $ABD$. Chứng minh rằng:

$a)$ Điều kiện cần và đủ để $OO'$ // $$(BCD)$ là $\frac{BC}{BD}= \frac{AB+AC}{AB+AD}$

$b)$ Điều kiện cần và đủ để $OO'$ // $(BCD)$ // $(ACD)$ là $BC=BD$ và $AC=AD$

Ai rảnh thì giúp mk với ... mk gần kiểm tra 15 phút dạng này rồi =((

 a,
Giả sử AO, AO' cắt BC, BD tại M, N 
Do OO'//(BCD) => OO'//MN 
=> AO/OM = AO'/O'N 

Mà BO, BO' là phân giác của tg ABM, ABN 
=> AO/OM= AB/BM (theo định lý đường phân giác) 
=> AO'/O'N = AB/BN 
=> BM=BN (1) 

Mặt khác do AM là phân giác tg ABC => CM/BM = AC/AB 
=> CN/BM +1 = AC/AB +1 
=> BC/BM = (AC+AB)/AB 
=> BM = AB.BC/(AC+AB) 

Tương tự => BN = AB.BD/(AB+BD) 
Từ (1) => AB.BC/(AC+AB) = AB.BC/(AB+BD) 
=> BC/BD = (AB+ AC)/(AB+ AD) (2) 

Ngược lại nếu đã có (2) => BM =BN => AO/OM= AO'/O'N 
=> OO' //(BCD) 

b,
Giả sử OO'// mp(BCD) và mp(ACD) từ câu a, ta có: 
BC/BD = (AB+ AC)/(AB+ AD) (*) 
AC/AD = (BC+AB)/(BD+AB) (**) 

Từ (*) => BC/BD = (AB+AC +BC)/(AB+AD+BD) (Tỷ lệ thức) 
Từ (**) => AC/AD=(BC+AB+AC)/(BD+AB+AD) 
=> BC/BD =AC/AD 
=> AC/AD = (AB+AC)/(AB+AD), biến đổi => AC =AD 
Tương tự BC/BD = (BC+AB)/(BD+AB) => BC=BD 

Ngược lại nếu BC=BD; AC=AD thì 
BC/BD = (AB+ AC)/(AB+ AD) =1 => OO'//(BCD) (ý a) 
AC/AD = (BC+AB)/(BD+AB) =1 => OO' //(ACD)