Đến nội dung

thuantd

thuantd

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 30-11-2008 - 16:54
****-

#293 Đề thi vào lớp 10 chuyên toán tỉnh Hà Tĩnh.

Gửi bởi thuantd trong 27-12-2004 - 20:52

Bài này trước đây được gửi bởi duantien

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trường chuyên tỉnh
Năm học 2004-2005
Đề môn toán dành cho các lớp tự nhiên
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề chính thức


Bài 1:
Cho biểu thức:
$P = \dfrac{{{a^2} + \sqrt a }}{{a + \sqrt a + 1}} - \dfrac{{{a^2} + \sqrt a }}{{a - \sqrt a + 1}} + a(a \ge 0)$
a) Rút gọn biểu thức P
B) Tòm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của P khi $0 \ge a \ge 9$
Bài 2: Giả sử phương trình $x^2+ax+m=0 $(a,m là tham số) có hai nghiệm là b,c. Chứng minh:
a) $2(b^2+c^2) \ge a^2$
B) $(a^2+b^2+c^2)^2=2(a^4+b^4+c^4)$
Bài 3:
a) Giải hệ phương trình:
$\left\{ \begin{array}{l}
y = 2\sqrt {y - 1} + 6 \\
y = 4\sqrt {x - 4} - 6 \\
\end{array} \right.$
B) tìm nghiệm trong [-1;1] của hệ phương trình ba ẩn sau:
$\left\{ \begin{array}{l}
x + y + z = 0 \\
{x^{2000}} + {y^{2002}} + {z^{2004}} = 2 \\
\end{array} \right.$

Bài 4: Cho đường tròn tâm O bán kính R. Từ một điểm A ở ngoài đường tròn kẻ hai tiếp tuyến AB,AC tới đường tròn (B,C là tiếp điểm). D là một điểm trên cung nhỏ BC. Tiếp tuyến tại d tại D của đường tròn (O) cắt AB,AC lần lượt tại M,N. Cho biết $\widehat{BAC} = 60^\circ $

a) Tính chu vi tam giác AMN theo R
B) Tìm vị trí của D trên cung BC để diện tích tam giác AMN có giá trị lớn nhất


#273 Đề thi vào lớp 10 THPT Trần Đại Nghĩa TP.HCM

Gửi bởi thuantd trong 27-12-2004 - 20:25

Đề thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM

Năm học 2004-2005



Bài viết này trước đây được gửi bởi Beginer

Ngày thứ I:

Bài 1:
Cho phương trình $\large x^4 -(3m + 14)x^2 + (4m + 12)(2 - m) = 0$
a) Định m để phương trình có 4 nghiệm phân biệt
b) Định m sao cho tích của 4 nghiệm trên đạt giá trị lớn nhật

Bài 2:
Giải các phương trình:
a) $\large |z^2 + |2x + 1| -1| = 2 - x^2$
B) $\large \sqrt{2x + 4} - 2\sqrt{2 - x} = \dfrac{12x -8}{\sqrt{9x^2 + 16}}$

Bài 3:
Cho $\large x,y$ là 2 số thực khác 0. Chứng minh : $\large \dfrac{x^2}{y^2} + \dfrac{y^2}{x^2} + 4 \geq 3(\dfrac{x}{y} + \dfrac{y}{x})$

Bài 4:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình sau: $\large x^2 + xy + y^2 = (x^2)(y^2)$

Bài 5:
Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O,R). Vẽ tam giác đều ACD( D và B nằm trên 2 nửa mặt phẳng khác nhau có chung bờ AC). Gọi E là giao điểm của BD với đường tròn (O) , gọi M là giao điểm của BD với đường cao AH của tg ẠBC
a) Chứng minh MADC nội tiếp .
B) Tính ED theo R

Bài 6:
Cho tam giác ABC cân tại B nội tiếp đường tròn tâm O . Trên cung AC không chứ điểm B lấy 2 điểm K và M theo thứ tự A, K , M , C5Các đoạn thẳng AM và BK cắt nhau tại E , còn lại các đoạn thẳng KC và BM cắt nhau tại D . Chứng minh : ED // AC .


#100 Menelaus (of Alexandria)

Gửi bởi thuantd trong 26-12-2004 - 22:54

MENELAUS OF ALEXANDRIA
Dịch bởi Lâm Hữu Phước


Menelaus sống trong thời đại đế chế Alexandria. Tương truyền rằng ông được sinh ra vào khoảng năm 70 thời đại Alexandria, ở Ai Cập và mất vào khoảng năm 130.

Mặc dù chúng ta biết rất ít về cuộc đời của Menelaus, nhưng qua Ptolemy, chúng ta cũng biết những quan sát thiên văn của Menelaus ở Roma vào ngày 14 tháng 1 năm 98. Những quan sát này bao gồm cả hiện tượng mặt trăng che khuất ngôi sao Beta Scorpii. Ông ta cũng nói về Plutarch, người mô tả cuộc nói chuyện giữa Menelaus và Luccius, trong đó Lucius đã xin lỗi Menelaus vì đã nghi ngờ sự kiện ánh sáng khi phản xạ, tuân theo luật góc tới bằng góc phản xạ. Lucius nói: "Thưa ngài Menelaus, tôi lấy làm xấu hổ khi đã nghi ngờ một mệnh đề toán học, cơ sở về phản xạ học. Chưa bao giờ có một mệnh đề như vậy."

Cuộc đàm thoại được cho là đã diễn ra ở Roma vào một thời gian sau năm 75 sau công nguyên, và như thế, nếu phỏng đoán Menelaus được sinh vào năm 70 sau công nguyên là gần đúng thì nó diễn ra vào nhiều năm sau năm 75.

Ngoài ra, những gì biết về cuộc đời của Menelaus là rất ít, ngoại trừ ông được Pappus và Proclus gọi là Menelaus của thời Alexandria. Tất cả những gì chúng tôi viết ở đây đều là những phỏng đoán dựa vào khoảng thời gian ông ta sống ở cả Roma và Alexandria, nhưng điều suy đoán hợp lý nhất là ông ta sinh ra ở Alexandria và sống ở đó thời trẻ, sau đó, chuyển đến Roma.

Một quyển toán Ả rập được viết vào khoảng thế kỷ X đã ghi lại về Menelaus như sau: Ông ta sinh ra trước Ptolemy. Ông ấy đã viết "Sách về các mệnh đề khối cầu", "Kiến thức về các lực và sự phân phối của các vật thể", 3 quyển sách về "Hình học cơ bản" được Thabit Ibn Qurra chỉnh sửa, và "Sách về tam giác". Một trong số đó đã được dịch sang tiếng Ả rập.

Các quyển sách của Menelaus chỉ còn lại quyển Sphaerica. Nó liên quan tới tam giác cầu và ứng dụng tam giác cầu trong thiên văn. Đầu tiên, ông ta định nghĩa tam giác cầu và để định nghĩa ở quyển 1: "Một tam giác cầu là phần không gian bị giới hạn bởi các cung của một đường tròn lớn trên mặt cầu, các cung này luôn nhỏ hơn một nửa đường tròn."

Trong quyển 1 của Sphaerica, ông cũng thiết lập các tương quan cơ bản cho tam giác cầu giống như Euclide đã thiết lập cho tam giác phẳng. Ông đã dùng các cung của đường tròn lớn thay vì dùng các cung của các đường tròn song song trên mặt cầu. Đây là một bước ngoặc trong sự phát triển môn lượng giác cầu. Tuy nhiên, Menelaus có vẻ không vừa ý với phương pháp chứng minh quy nạp thông thường mà Euclide hay dùng. Menelaus không dùng cách này để chứng minh định lý, thế là ông ta đã chứng minh một số định lý trong hình học của Euclide tương ứng cho trường hợp tam giác cầu một cách dễ dàng và bằng các phương pháp khác.

Trong một số trường hợp, tương quan của Menelaus hoàn thiện hơn các tương quan tương tự trong hình học Euclide.

Quyển 2 áp dụng hình học cầu vào nghiên cứu thiên văn. Những kết quả áp dụng rộng rãi nhất là các mệnh đề của Theodosius trong tác phẩm Sphaerica, nhưng Menelaus đưa ra các phương pháp chứng minh tốt hơn.

Quyển 3 liên quan tới lượng giác cầu và bao gồm các định lý của Menelaus. Các định lý này không được biết đến đối với tam giác phẳng.

"Nếu một đường thẳng cắt 3 cạnh bên của một tam giác (một trong những cạnh bên được kéo dài từ một cạnh của tam giác), thế thì tích 3 đoạn thẳng được tạo thành bằng tích 3 cạnh của tam giác"

Menelaus giải thích định lý về tam giác cầu trên (ngày nay gọi là định lý Menelaus) và đưa vào quyển 3 như một mệnh đề đầu tiên. Các đường thẳng có thể hiểu là giao của những đường tròn lớn trên mặt cầu.

Những lời chú giải, bình luận trong tác phẩm Sphaerica đã được dịch sang tiếng Ả rập. Một số tác phẩm vẫn còn nhưng việc xây dựng lại tác phẩm như bản gốc là rất khó khăn. Mặt khác, chúng ta phải biết rằng còn có những việc tìm các kiến thức trước tác phẩm để giải thích, cho nên dễ thấy rằng chúng ta không thể hiểu rõ bản gốc được. Những bản dịch tiếng Ả rập [6], [9] và [10] đã được đem ra thảo luận.

Có nhiều công trình khác của Menelaus được các tác giả Ả rập đề cập nhưng đã bị mất cả bản tiếng Hy Lạp lẫn bản tiếng Ả rập. Chúng tôi đưa ra các trích dẫn trên từ một quyển sách Ả rập vào thế kỷ X, nó đã ghi lại những quyển sách được gọi là "Hình học cơ bản", gồm 3 quyển được Thabit Ibn Qurra dịch sang tiếng Ả rập. Nó cũng ghi lại một công trình khác của Menelaus có tên là "Sách viết về các tam giác" và mặc dù công trình này bị mất nhiều mảnh nhưng một bản dịch tiếng Ả rập đã được tìm thấy.

Proclus đã nói đến hình học Menelaus, không có trong những công trình còn sót lại. Người ta nghĩ rằng loại hình học này đã được đề cập trong các nguyên bản. Sau đây là một chứng minh của một định lý trong tác phẩm "cơ bản" của Euclide do Menelaus chứng minh lại, không dùng phương pháp quy nạp thông thường, chứng minh này nằm trong những công trình còn sót lại, đối với ông ta, định lý hiển nhiên. Chứng minh mới mà Proclus cho rằng của Menelaus đã chứng minh một bản dịch trong bản dịch tác phẩm của Euclide.

"Nếu 2 tam giác có 2 cặp cạnh tương ứng bằng nhau nhưng một trong 2 tam giác có đáy lớn hơn đáy tam giác kia, thì góc xen giữa 2 cạnh của tam giác này sẽ lớn hơn góc xen giữa 2 cạnh của tam giác kia."

Bản chỉ mục tiếng Ả rập khác đã gợi ra rằng tác phẩm "Hình học cơ bản" chứa bài giải của Archytas về bài toán "phân đôi khối lập phương". Paul Tarinery trong [8] đã phát biểu kết quả tương tự cho một đường cong bất kỳ, vấn đề này đã được Pappus đưa ra và Menelaus đã xét đến đường cong Viviani. Bulmer-Thomas trong [1] đã giải thích: đó là một phỏng đoán hấp dẫn nhưng hiện nay chưa thể chứng minh được.

Một số tác giả Ả rập trong những tác phẩm về cơ học, rất tin những giả thuyết của Menelaus. Nó dùng để nghiên cứu sự cân bằng Archimedes và chính Menelaus đã nghĩ ra. Đặc biệt, Menelaus còn rất thích nghiên cứu về trọng lực và phân tích hợp kim.


#96 Một kho sách quý trên mạng

Gửi bởi thuantd trong 26-12-2004 - 22:39

GIỚI THIỆU MỘT SỐ KHO SÁCH QUÝ TRÊN MẠNG
Tác giả: nakhuong


Lâu nay tôi vẫn hay lang thang trên Internet để tìm kiếm sách vở và tài liệu phục vụ cho việc học hành của mình. Tôi đã tìm được một số lượng khá lớn tài liệu, chủ yếu là các bài giảng của các giáo sư có để trên trang web của họ và từ một số địa chỉ mà ai đó đã có công tập hợp lại như là có lần tôi đã giới thiệu với các bạn một số trong chúng. Tất cả các tài liệu mà tôi có được đều ở dạng pdf, ps và dvi; rất hiếm khi gặp được vài cuốn sách kinh điển như là ìGalois Theory” của E. Artin hay là ìIntroduction to Number Theory” của W. Hardy,…

Sự khan hiếm những cuốn sách hay như vậy có gây cho tôi một số thắc mắc và mới rồi tôi mới giải tỏa được. Số là những cuốn sách quý thì chỉ có thể scan để đưa lên mạng, mà lưu giữ một cuốn sách được scan dưới dạng pdf, jpeg,… thì dung lượng của nó là rất lớn, cho nên những người tạo ra các bản điện tử này lưu giữ các cuốn sách dưới dạng DjVu, một định dạng không được phổ biến lắm và đây chính là lí do vì sao hiếm khi ta tìm được sách quý.

Lưu giữ một cuốn sách scan dưới dạng DjVu khiến cho dung lượng của cuốn sách giảm đi đáng kể, chẳng hạn một cuốn sách khoảng 600 trang thì chỉ tốn hết khoảng … 4MB bộ nhớ (điều này thật khó tưởng tuợng, vì lưu giữ dưới dạng pdf chẳng hạn thi phải tốn đến hàng trăm MB). Để đọc được file *.DjVu bạn chỉ cần dùng các trình duyệt Internet (thí dụ như Internet Explore) sau khi đã cài vào một ìplug-in” mà bạn có thể download tại http://www.djvuzone.org/. Tại trang nay bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin cụ thể hơn về cách tạo ra và mở các file *.DjVu.

Bây giờ tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số địa chỉ mà bạn có thể download sách về mà dùng. Tuy nhiên trước hết tôi muốn nói rằng hầu hết những cuốn sách được scan và đưa lên những trang này đều là sách quý, vì lẽ dĩ nhiên không ai lại tốn công sức để scan một cuốn sách vài trăm trang mà không phải là sách quý. Gần như tất cả các lĩnh vực của Toán học đều có một số sách kinh điển được đưa lên. Để cho các bạn dễ hình dung tôi lấy thí dụ như Hình học đại số thì có sách của các tác giả như Dieudone, Griffiths, Harris, Eisenbud, Shafarevich, Mumford,…; Đại số (giao hoán) thì có sách của các tác giả như Artin, Kurosh, Atiyah, Macdonald, Matsumura,…; Giải tích thì có sách của các tác giả như Rudin, Apostol,…; Phương trình vi phân đạo hàm riêng thì có sách của các tác giả như Taylor, Simon, Evans,… Ngoài ra còn có khá nhiều từ điển, sổ tay,… chuyên ngành toán và sách của các môn hoc khác nữa. Bên cạnh sách tiếng Anh thì có khá nhiều sách tiếng Nga, Pháp, đơn giản là vì tác giả của hầu hết những trang này là người Nga, Pháp. Dưới đây là một số địa chỉ tiêu biểu (tôi đã tìm được bằng cách search trên Google bằng từ khóa của chuyên ngành kết hợp với ìDjVu”), nếu các bạn có tìm được những địa chỉ nào tương tự như vậy thì xin vui lòng cung cấp để mọi người chia sẻ:

1) http://www.imath.kie...djvu_index.html
2) http://www.phys.spb....Books/index.php
3) http://fmf.ktu.lt/vilkas/
4) http://217.16.26.42/

Trên một số diễn đàn của Trung Quốc và Nga, các thành viên cũng có dùng chương trình eMule để chia sẻ các sách Toán scan bằng giao thức ed2k. Chương trình này các bạn có thể download tại địa chỉ http://www.emule-project.net/. Cách dùng chương trình này cũng giống như là HiDownload hay là Kazza vậy, nhưng hai chương trình này không có hỗ trợ giao thức ed2k như là eMule. Đây là một số địa chỉ mà tôi tìm được:

1) http://www.verycd.co...m/t/57925.shtml
2) http://forums.sharec...pic.php?t=19761

Có một điều rất đáng tiếc là đa số các trang web trên đều có hạn chế tốc độ đường truyền cho nên tốc độ download hơi chậm. Các bạn ở Việt Nam mà không có điều kiện sử dụng đường truyền Internet băng thông rộng thì không thể download được các sách này. Nếu các bạn cần sử dụng những sách này thì có thể liên hệ với bạn bè mình có sử dụng được dịch vụ ADSL hay là các bạn bè của mình ở nước ngoài để nhờ họ gởi về. Ngoài ra các bạn cũng có thể liên hệ với tôi để tôi tìm cách gởi cho các bạn. Nhân đây tôi cũng đề nghị với các anh quản lí diễn đàn nên download tất cả các sách này về rồi sắp xếp lại (vì tôi nhận thấy họ sắp xếp không được hệ thống lắm) thành một cơ sở dữ liệu để các thành viên trong diễn đàn có thể dễ dàng dùng đuợc.

Chúc các bạn tìm được nhiều tài liệu cần thiết và sử dụng hiệu quả.

nakhuong.