Đến nội dung

Math Is Love nội dung

Có 609 mục bởi Math Is Love (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#625554 Đăng ký mua áo đồng phục VMF 2016

Đã gửi bởi Math Is Love on 07-04-2016 - 00:27 trong Thông báo tổng quan

Mấy anh/chị BQT cho em hỏi là em ở Hà Nội,có thể trực tiếp qua địa chỉ của BQT để lấy áo không ạ vì em đi học bằng xe máy nên tiện đi lại. Hơn nữa em lại không dùng thẻ ngân hàng nên muốn lấy trực tiếp cho tiện luôn ạ :D




#361161 $\boxed{Topic}$Ôn thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2013-2014.

Đã gửi bởi Math Is Love on 12-10-2012 - 11:00 trong Chuyên đề toán THCS

Bài 4: (4 điểm)
Trong hình chữ nhật kích thước $7$ cm x $10$ cm, ta đặt $7$ điểm khác nhau một cách hú họa. Chứng minh rằng luôn tìm được $2$ điểm trong $7$ điểm đã cho mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn $5$ cm.


Giải như sau:
Chia bảng ô vuông đó thành các phần như hình vẽ.
Hình đã gửi
Vì có $7$ điểm,$6$ phần nên theo nguyên lí Đi-rích-lê,tồn tại 1 phần có 2 điểm.
Vì khoảng cách 2 điểm bất lì trong mỗi phần đều không vượt quá $\sqrt{3^{2}+4^{2}}=5$ nên ta có đpcm.



#364896 CHUYÊN ĐỀ : PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

Đã gửi bởi Math Is Love on 26-10-2012 - 11:00 trong Đại số

Làm dậy lại Topic nào:
$$\boxed{\text{Bài Toán}}$$
Phân tích đa thức thành nhân tử:$$2x^2+xy-y^2+3y-2$$



#366392 Topic về Hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa

Đã gửi bởi Math Is Love on 01-11-2012 - 20:00 trong Hình học phẳng

Bài 6:
Cho tam giác $ABC$ có $AA';BB';CC'$ đồng quy tại $O$.Từ $A'$ kẻ $A'M$ vuông góc với $B'C'$.Từ $M$ hạ các đường vuông góc $MX,MY,MZ,MT$ xuống $OB';OC',AB';AC'$.Chứng minh rằng $X,Y,Z,T$ cùng thuộc một đường tròn



#366500 Topic về Hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa

Đã gửi bởi Math Is Love on 02-11-2012 - 10:39 trong Hình học phẳng

Bài 7:Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$.$E$ chạy trên $(O)$.Các tiếp tuyến với $(O)$ tại $B,C$ cắt $AE$ tại $M,N$.$CM$ cắt $BN$ tại $F$.Chứng minh rằng $EF$luôn đi qua một điểm cố định.

Giải nốt bài 2(Chắc dễ quá không ai buồn làm):
Trên $AP$ lấy $E$ sao cho $M$ là trung điểm $AE$.
Ta có:
$\frac{1}{\overline{AM}}=\frac{1}{\overline{AN}}+\frac{1}{\overline{AP}}\Leftrightarrow \frac{2}{\overline{AE}}=\frac{1}{\overline{AN}}+\frac{1}{\overline{AP}}$$\Leftrightarrow (AENP)=-1$ (Hệ thức Đề-các)
$\Leftrightarrow MA^2=\overline{MN}.\overline{MP}$ (Hệ thức Niu-tơn)
$\Leftrightarrow \frac{\overline{MA}}{\overline{MN}}=\frac{\overline{MP}}{\overline{MA}}$
Ta cần chứng minh $\frac{\overline{MA}}{\overline{MN}}=\frac{\overline{MP}}{\overline{MA}}$
Thật vậy,Vì $AB||CD;AD||BC$ nên $\frac{\overline{MA}}{\overline{MN}}=\frac{\overline{MP}}{\overline{MA}}=\frac{\overline{MB}}{\overline{MD}}$
Vậy ta có đpcm



#366708 Topic về Hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa

Đã gửi bởi Math Is Love on 03-11-2012 - 10:47 trong Hình học phẳng

Bài 8:
Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(O)$.Từ $S$ ngoài đường tròn,kẻ hai tiếp tuyến $\Delta_1 ;\Delta_2$ tới $(O)$.$A_1;B_1;C_1;D_1$ là chân các đường vuông góc hạ từ $A,B,C,D$ xuống $\Delta_1$.$A_2;B_2;C_2;D_2$ tương tự trên $\Delta_2$.Chứng minh rằng:$\frac{AA_1.CC_1}{BB_1.DD_1}=\frac{AA_2.CC_2}{BB_2.DD_2}$



#366212 Topic về Hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa

Đã gửi bởi Math Is Love on 31-10-2012 - 19:42 trong Hình học phẳng

$\boxed{\text{Định lí}}$
$III$,Tỉ số kép của chùm đường thẳng:
$1,$$(OABC)=(OA'B'C')\Leftrightarrow AA';BB';CC'$ đồng quy hoặc đôi một song song.
$2,$ Các đường thẳng$a,b,c,d$ đồng quy tại $S$.Các đường thẳng $a',b',c',d$ đồng quy tại $S'$.$a\cap a'=A;b\cap b'=B;c\cap c'=C$.Khi đó:$(a,b,c,d)=(a',b',c',d)\Leftrightarrow \overline{A,B,C}$
$IV,$Chùm điều hòa:
$3,$ Cho chùm đường thẳng $(a,b,c,d)$.Đường thẳng $\Delta ||AD;\Delta \cap (a,b,c)=(A,B,C)$.Khi đó:$(a,b,c,d)=-1\Leftrightarrow CA=CB$
$4,$ Cho chùm $S(a,b,c,d)=-1$.Nếu $d\perp c\Leftrightarrow d,c$ là phân giác trong và ngoài $\widehat{aSb}$
Bài tập áp dụng:
$\boxed{\text{Bài 4: }}$
Cho tam giác $ABC$,$AH\perp BC;I\in [AH];$.$BI,CI$ lần lượt cắt $AC,AB$ tại $E,F$.Chứng minh rằng:$AH$ là phân giác $\widehat{EHF}$

$\boxed{\text{Bài 5: }}$
Cho tam giác $ABC$ nhọn có $H$ là trực tâm.$A',B',C'$ là chân các đường cao trên $BC,CA,AB$.$K$ là trung điểm $AH$.$B'C'$ cắt $AH$ tại $L$.Chứng minh rằng $L$ là trực tâm tam giác $KBC$.

$IV$,Tứ giác điều hòa:
$5$,Nếu $ABCD$ là tứ giác điều hòa có $(O)$ là đường tròn ngoại tiếp thì các điều kiện sau là tương đương:
a,$AB.CD=AD.BC$
b,$AA,CC,BD$ đồng quy hoặc đôi một song song và các hoán vị tương ứng ($AA,CC$ là tiếp tuyến của $(O)$)
c,$\forall M\in (O):M(ABCD)=-1$
$6$,Một số bổ đề quan trọng:
Bổ đề 1: Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(O)$.$M,N,P,Q$ là các tiếp điểm trên $AB,BC,CD,DA$.Khi đó:$MP,NQ,AC,BD$ đồng quy

Bổ đề 2:Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(O)$.$M,N,P,Q$ là các tiếp điểm trên $AB,BC,CD,DA$.Khi đó:$MQ,NP,BD$ đồng quy.

Bổ đề 3:Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(O)$.$M,N,P,Q$ là các tiếp điểm trên $AB,BC,CD,DA$.$K$ là giao điểm của $MQ$ và $NP$.Khi đó:$OK\perp AC$

Bổ đề 4:Cho tứ giác $ABCD$ ngoại tiếp $(O)$.$M,N,P,Q$ là các tiếp điểm trên $AB,BC,CD,DA$.$K$ là giao điểm của $MQ$ và $NP$ và $I$ là giao điểm của $MP$ với $QN$.Khi đó:$(DBIK)=-1$

Bổ đề 5:Cho $A,B$ cố định.$M$ là điểm thỏa mãn $\frac{MA}{MB}=k$ là hằng số.Khi đó,quỹ tích $M$ là một đường tròn cố định(Đường tròn Apolonius)



#366201 Topic về Hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa

Đã gửi bởi Math Is Love on 31-10-2012 - 18:53 trong Hình học phẳng

Như chúng ta đã biết,hàng điểm điều hòa,chùm đều hòa và tứ giác điều hòa là những kiến thức có ứng dụng rất lớn trong việc giải các bài toán hình học phẳng.Tuy nhiên,những kiến thức này lại khá mới mẻ đối với những học sinh vừa mới lên lớp 10.Vì vậy,mình xin lập Topic này để trao đổi,rèn luyện,tích lũy thêm kiến thức và có cách nhìn mới mẻ hơn,nắm chắc những kiến thức về hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa và ứng dụng của nó.
$\boxed{\text{Yêu cầu}}$:
1.Các bài toán phải liên quan đến Hàng điểm điều hòa,chùm điều hòa và tứ giác điều hòa.Tuy nhiên nếu bài toán có cách giải khác vẫn có thể post để tham khảo.
2.Tuyệt đối không Spam.Trình bày bài giải không vắn tắt,thật dễ hiểu.
3.Post bài phải ghi rõ số thứ tự bài và không nên post bài mới khi còn nhiều bài chưa được giải.
Mong mọi người tham gia,ủng hộ nhiệt tình :namtay :namtay :namtay .
$$**********************$$
Các định lí,tính chất cơ bản:(Sau này khi post bài bạn có thể ghi là "Áp dụng định lí 1","Áp dụng tính chất "...)
$\boxed{\text{Tính chất}}$
$I,$Tỉ số kép của một hàng điểm:
$1.(ABCD)\neq1$
$2.(ABCD)=(ABCD')$ thì $D \equiv D'$
$3.(ABCD)=(CDAB)=(BACD)$
$4.(ABCD)=\frac{1}{(BACD)}=\frac{1}{(ABDC)}$
$5.(ABCD)=1-(DBCA)=1-(ACBD)$
$6.$ Nếu $A,B,C,D,E$ là $5$ điểm thẳng hàng phân biệt thì $(ABCD).(ABDE)=(ABCE)$

$II,$ Hàng điểm điều hòa:
$7,$Nếu $(ABCD)=-1$ thì:$(CDAB)=(BADC)=(BACD)=(ABDC)=-1$ và $(DBCA)=(ACBD)=2$
Các hệ thức quan trọng:
Nếu $(ABCD)=-1$ thì:
$\frac{2}{\overline{AB}}=\frac{1}{\overline{AC}}+\frac{1}{\overline{AD}}$ (Hệ thức Đề-các)
$IA^2=\overline{IC}.\overline{ID}$ với $I$ là trung điểm $AB$ (Hệ thức Niu-tơn)
$\overline{AC}.\overline{AD}=\overline{AB}.\overline{AK}$ với $K$ là trung điểm $CD$ (Hệ thức Mac-lo-ranh)

Sau đây là một số bài tập đơn giản áp dụng,còn phần chùm điều hòa,tứ giác điều hòa mình sẽ post sau:
$\boxed{\text{Bài 1: }}$
Cho tam giác $ABC$ có $AD,AE$ là phân giác trong và ngoài góc $A$.Chứng minh rằng:$(BCDE)=-1$

$\boxed{\text{Bài 2: }}$
Cho hình bình hành $ABCD$.Đường thẳng qua $A$ cắt $BD,CD,BC$ lần lượt ở $M,N,P$.Chứng minh rằng:
$\frac{1}{\overline{AM}}=\frac{1}{\overline{AN}}+\frac{1}{\overline{AP}}$

$\boxed{\text{Bài 3: }}$
Cho tam giác $ABC$.Trên đoạn $BC,CA,AB$ lần lượt lấy $M,N,P$ sao cho $AM,BN,CP$ đồng quy tại $O$.Giả sử $PN$ cắt $BC$ ở $Q$.Chứng minh rằng $(BCMQ)=-1$



#355026 Yêu ở tuổi học trò, nên hay không nên ?

Đã gửi bởi Math Is Love on 18-09-2012 - 10:08 trong Các môn xã hội (Văn học, Địa lý, Lịch sử, GDCD)

Hì, trình bày quan điểm của mình phát :D
Theo mình, yêu hay không thì không quan trọng, nếu yêu (hay thích) mà không sắp xếp được thời gian thì đừng bao giờ, đây là một điều rất nguy hại. Nếu cứ bên nhau suốt ngày, thì đó là hành động "hại nhau" chứ yêu gì mà yêu. Vì vậy, cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định. Vẫn có những người yêu nhau theo lỗi tích cực đó chứ, đơn cử là GS. Ngô Bảo Châu, biết yêu từ rất sớm, và nay, GS đã trở thành...
Nếu bảo đừng có yêu thì cũng chả đúng, bởi vì nếu nói như thế, hoá ra đó cũng chả là yêu đương gì, mà là đơn thuần chỉ là có người bên cạnh thôi. Còn khi đã gọi là yêu, thì phức tạp lắm, muốn bỏ cũng rất khó khăn, đâu phải trò chơi, muốn là được.
P/S : Riêng mình thì mình sẽ độc thân :D Khỏi phải lo nghĩ nhiều.

GS Ngô Bảo Châu yêu ai và từ bao giờ vậy ạ?

Hề hề, theo em có người yêu mới có hứng khởi đề học hành :))

Kết nhất câu này=))



#401430 Chứng minh hàm song ánh.

Đã gửi bởi Math Is Love on 02-03-2013 - 20:40 trong Phương trình hàm

Cái này là sao anh không hiểu. Tập giá trị và tập xác định của f đều là $\mathbb{R}$ mà.

Không phải đâu ạ! Tập giá trị của $f$ mới chỉ là tập con của $\mathbb{R}$ thôi ạ!



#401085 Chứng minh hàm song ánh.

Đã gửi bởi Math Is Love on 01-03-2013 - 21:16 trong Phương trình hàm

Cho $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ .Chứng rằng nếu $f(f(x))=x$ thì $f$ là song ánh.

Liệu có phải như thế này không nhỉ?
*** Chứng minh toàn ánh!
Gọi $A$ là tập giá trị của $f$. $B$ là tập giá trị của $x;B=\mathbb{R}$
Ta có:
$$f(f(x))=x$$
Vậy nên $B\subset A\Rightarrow \mathbb{R}\subset A\Rightarrow A=\mathbb{R}$
Vậy tập giá trị của $f$ quét hết $R$ nên $f$ là toàn ánh!
***Chứng minh đơn ánh!
Giả sử tồn tại $x_1;x_2$ thỏa mãn:
$$f(x_1)=f(x_2)$$
$$\Rightarrow f(f(x_1))=f(f(x_2))$$
Mà $f(f(x))=x$ nên ta có $x_1=x_2$
Vậy $f$ là đơn ánh!
Vậy $f$ là song ánh! =.="



#367696 Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau sao cho chữ số đứng trước nhỏ...

Đã gửi bởi Math Is Love on 07-11-2012 - 18:35 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 1: Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau sao cho chữ số đứng trước nhỏ hơn hoặc bằng chữ số đứng sau.
Bài 2: Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nah sao cho luôn có mặt 3 chữ số 1,2,3 và chữ số 1 không nằm giữa 2 và 3.

Bài 2 giải như sau:
Xét $4$ chữ số còn lại trong số có $7$ chữ số đó.
$4$ chữ số này chỉ có thể là $4$ trong $7$ số:$0;4;5;6;7;8;9$.
Từ $7$ chữ số này,ta lập được $A^4_7=840$ dãy số gồm $4$ chữ số khác nhau.
Số dãy có số $0$ đứng đầu là:$6.5.4=120$ dãy.
Như vậy,ta lập được $720$ dãy không có số $0$ đứng đầu và $120$ dãy có số $0$ đứng đầu.
Xét $2$ loại dãy trên:
******Dãy $1$:
Xét $1$ dãy bất kì:$abcd$
Ta điền lần lượt $3$ số:$1;2;3$ vào dãy trên.
Bước 1:Có $5$ cách điền.
Bước 2:Có $6$ cách điền.
Bước 3:Có $7$ cách điền
Vậy ta lập được tất cả:$720.5.6.7$ số có $7$ chữ số mà luôn có:$1;2;3$
Vì chỉ có thể xảy ra $3$ TH:
TH1:Số $1$ nằm giữa số $2$ và $3$$\frac{720.5.6.7.2}{3}=720.35.4$
TH2:Số $2$ nằm giữa số $1$ và $3$
TH3:Số $3$ nằm giữa số $1$ và $2$
Vậy loại dãy này ta lập được:$\frac{720.5.6.7.2}{3}=720.35.4$ số thỏa mãn. $(1)$
******Dãy $2$:
Bắt buộc phải đặt một trong $3$ số:$1;2;3$ đứng đầu
Vậy từ dãy này ta lập được:$1.6.7.120=42.120$ số có $7$ chữ số mà luôn có:$1;2;3$
Ta đi đếm các số mà có số $1$ nằm giữa số $2$ và $3$.
Như vậy,số đứng đầu phải là $2$ hoặc $3$.
Như vậy trong $120.42$ số trên thì có:$\frac{120.42.2}{3}=120.28$ số có số $2$ hoặc $3$ đứng đầu.
Vì chỉ có thể là $1$ trong $2$ trường hợp:Số $1$ đứng giữa hoặc số $1$ không đứng giữa nên có $\frac{120.28}{2}=120.14$ số mà số $1$ đứng giữa số $2$ và $3$.
Như vậy từ dãy này ta lập được:$42.120-120.14=28.120$ số thỏa mãn yêu cầu $(2)$
Từ $(1)$ và $(2)$ ta thu được......... số.



#367616 Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau sao cho chữ số đứng trước nhỏ...

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-11-2012 - 23:55 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 1: Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau sao cho chữ số đứng trước nhỏ hơn hoặc bằng chữ số đứng sau.
Bài 2: Có bao nhiêu số tự nhiên có 7 chữ số khác nah sao cho luôn có mặt 3 chữ số 1,2,3 và chữ số 1 không nằm giữa 2 và 3.

Lâu rồi,xử lí nốt bài hàng tồn kho này trước khi đi ngủ nào!
Bài 1:
Vì chữ số đứng trước luôn nhỏ hơn chữ số đứng sau nên số đó không thể có chữ số $0$
Từ tập $\left \{ 1;2;3;4;5;6;7;8;9 \right \}$ ta chia làm các tập con có $5$ phần tử.Có tất cả $C^5_9$ tập.
Xét 1 tập gồm $5$ chữ số $a;b;c;d;e$ bất kì
Không mất tính tổng quát,giả sử:$a<b<c<d<e$
Khi đó,tử $5$ chữ số $a;b;c;d;e$,ta lập được duy nhất một số là $\overline{abcde}$ thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Vậy có tất cả $C^5_9$ số
P/s:Đề bài trục trặc ở chỗ màu đỏ
$$***$$



#364416 Chứng minh rằng: Tâm đường tròn Euler là trung điểm của đọan thẳng nối trực t...

Đã gửi bởi Math Is Love on 24-10-2012 - 10:28 trong Hình học

Kẻ $OA'$ vuông góc với $BC\Rightarrow A'$ là trung điểm $BC$.
Hình đã gửi
Ta có:
$\Delta GOA'\sim \Delta GHA$(g.g)
$\Rightarrow \frac{OA'}{AH}=\frac{GA'}{AG}=\frac{1}{2}$
$\Rightarrow OA'=HM$
$\Rightarrow OA'HM$ là hình bình hành.
Vì $\widehat{MA_{1}A'}=90^{\circ}\Rightarrow MA'$ là đường kính của đường tròn $Euler$
$\Rightarrow O'$ là trung điểm $MA'$.
Mặt khác,$O'$ cũng là trung điểm $HO$ (tính chất hình bình hành)
Từ đây ta có $đpcm$.



#351319 Đã tìm ra quy luật số PI

Đã gửi bởi Math Is Love on 01-09-2012 - 11:00 trong Toán học lý thú

Mình đã tìm ra quy luật số PI, khảo sát với 99 số thập phân của số PI, viết trong file đính kèm.
Mong nhận được góp ý các bạn !

Liên hệ:
Gmail: [email protected]
Yahoo: [email protected]
DĐ: 01662 615 061

ĐỌc cái này hại não quá.Thế mà anh cũng nghĩ ra được.Dù đúng hay sai em cũng rất thán phục anh



#395477 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 10-02-2013 - 11:38 trong Góc giao lưu

Èo! Em chưa học lô-ga-rít! Làm ăn kiểu gì bây giờ! :(



#395521 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 10-02-2013 - 18:21 trong Góc giao lưu

Thế chú học hàm mũ chưa,logarit là ngược lại với hàm mũ đó ;)

Em chỉ biết sơ sơ thôi! Nói chung là không biết nhiều! :(



#394132 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 22:59 trong Góc giao lưu

Em đã quay lại nhé! BGK cập nhật lại giúp em! Em sẽ tham gia ạ! :) :)



#393838 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 16:56 trong Góc giao lưu

Anh Alex_hoang tạm thời cho em rút bài thi nhé! Xóa hộ em cái ảnh! Hiện tại đang có trục trặc nhỏ! Bao giờ xử lí xong(nếu được) thì em sẽ tham gia lại! :) :)



#393694 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 10:50 trong Góc giao lưu

Mây anh trong BGK cho em hỏi là em không kiếm được cái ảnh nào chụp một mình cả,toàn chụp với bạn thôi(nhưng rất tiếc lại không được chụp với bạn ý) thì có được không ạ!
Tiện thể em cũng xin thông báo là bạn này mới chỉ là bạn thân chứ chưa là gì và đông thời bạn ý cũng chưa tham gia VMF(em cũng đang thuyết phục đây nhưng bạn ý lại học chuyên Lý,thế mới đau) :( :( :(



#393687 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 10:34 trong Góc giao lưu

Ấy ấy! Xinh đính chính là bạn Jocker9999 là trai giả gái nhé! Còn bạn nữ kia là bạn Ngô Khánh Linh lớp 10A1 trường mình.Phải thông báo trước không tội nghiệp bạn Linh! :) :) :)



#393717 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 11:24 trong Góc giao lưu

Và đây là cặp đôi (bạn thân thôi):


Đỗ Xuân Tùng(14/08/1997) - Đỗ Thị Quỳnh Như(24/11/1997)



Hình đã gửi

Có một cái ảnh của mình và 2 cái của bạn ý! Ủng hộ nhá mọi người! :icon12: :icon12: :icon12: :icon12: :icon12:



#393723 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 11:42 trong Góc giao lưu

Bình tĩnh đi em zai.Chịu khó tìm là cũng được chớ sao.
Bạn thân của Xuân Tùng nhìn rất dễ thương :)

Thanks anh ạ! Em cũng đang muốn thành couple rồi đây! Nhưng mà cũng phải đợi có thời gian thôi ạ! :)



#393743 [Giải trí]Cặp đôi hoàn hảo VMF 2013

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-02-2013 - 12:48 trong Góc giao lưu

Để trót lọt có phải đẹp không =''= Tôi ghét phá bĩnh thật.
Trào lưu giả gái VMF nay còn đâu =((

Chỉ sợ bạn Ngô Khánh Linh mang tiếng thôi! Bạn ý hình như cũng có ny rồi! =.="



#322920 Đề thi tuyển sinh chuyên SPHN (ngày 1)

Đã gửi bởi Math Is Love on 06-06-2012 - 18:13 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 2 làm như sau(2 ẩn):
Gọi x là vận tốc xe máy,y là vận tốc ô tô.
Ta có phương trình:
$\frac{4x}{y}=\frac{2,25y}{x}$
$\Leftrightarrow 4x^{2}=\frac{9y^{2}}{4}$
$\Leftrightarrow 2x=\frac{3y}{2}$
$\Leftrightarrow x=\frac{3y}{4}$
Thay vào ta có phương trình:
$\Leftrightarrow \frac{210}{\frac{7y}{4}}=\frac{210}{y}-4$
Giải phương trình thu được x=30;y=40
P/S:Càng nghĩ càng thấy ức chế...