Đến nội dung

tcqang nội dung

Có 228 mục bởi tcqang (Tìm giới hạn từ 10-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#608011 $5x-4xyz\leq 1$

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 19:58 trong Bất đẳng thức - Cực trị

 

Bài ns

 

Bài này chúng ta sử dụng tính chất của hàm số bậc nhất:

Với $f(x) = ax + b , x \in [\alpha; \beta]$ thì $min \{ f(\alpha); f(\beta) \} \le f(x) \le max \{f(\alpha); f(\beta) \}$

Áp dụng vào bài này:

Từ giả thiết ta có $0 \le x \le 1$.

Đặt $f(x) = 5x - 4xyz = (5 - 4yz)x$, với $x \in [0;1]$ thì:

$f(x) \le max \{ f(0); f(1) \}$.

Mà $f(0) = 0; f(1) = 1$ suy ra đpcm.

(Lưu ý khi $x = 1$ sẽ suy ra được $y = z = 1$).

 

Từ giả thiết, ta có thể giả sử $z \ge y$. Khi đó $0 \le x \le y \le z$ và 

$3x^2 \le x^2 + y^2 + z^2 = 3 \le 3z^2$, suy ra $x \le 1 \le z \le \sqrt{3}$.

Đặt $f(x) = 5x - 4xyz = (5 - 4yz)x$, với $x \in [0;1]$ thì:

$f(x) \le max \{ f(0); f(1) \}$.

Mà $f(0) = 0; f(1) = 5 - 4yz$

Nếu $5 - 4yz \le 0$ thì ta được $f(x) \le 0 \le 1$ (đpcm).

Nếu $5 - 4yz > 0$ thì $f(x) \le f(1) = 5 - 4yz$.

Mặt khác, khi $x = 1$ ta sẽ có: $y \ge 1; z \ge 1$ (vì $x = min \{x; y; z\})$ và $y^2 + z^2 = 2$, tức là $y^2 \ge 1; z^2 \ge 1$ và $y^2 + z^2 =2$.

Từ đó suy ra $ y = z = 1$.

Khi đó $5 - 4yz = 5 - 4 = 1$.

Vậy $f(x) \le 1$. 




#607991 $5x-4xyz\leq 1$

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 18:44 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Tại sao lại cho được $x=1$ hả bạn, nực cười :v


Híc... bạn suy nghĩ tí đi. Đừng cứ tự cho mình là hay nghen bạn. Thích thì hãy đem bài này nhờ ad xử đi bạn.



#607981 $5x-4xyz\leq 1$

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 18:06 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Thấy ra bạn dùng đúng tính chất hàm bậc nhất nhưng lập luận có phần sai duy nhất là $f(1)=1$, đúng ra $f(1)=5-4yz$
Chắc bạn đọc tài liệu bất đẳng thức của anh gì đó tên Đăng Khoa, anh đó cũng lập luận sai tương tự bạn.

Bài này mình làm tắt chỗ này thôi. Trước tiên f(1) = 5-4yz.
Sau đó, lý luận tính tiếp. Tại x = 1 thì y = z = 1 nghen bạn.
Nói chug bài này sử dụg tc hàm số bậc 1 là đúng. Có thể dùng cho biến y hoặc z cho dễ hiêu. Còn cách của bạn thì không thể dùng khi thi ĐH được đâu. Hoặc nếu muốn dùng thì phải trình bày rõ tiếp mới chấp nhận được.
Thân ái
P/s. Đây chỉ là bài đơn giản, không cần phải tham khảo ở đâu nhen bạn



#607951 Tìm hệ số trong khai triển $P(x)=1-(x-1)+(x-1)^2-(x-1)^3+...+(x-1)^98-(x...

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 13:50 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Cho khai triển $P(x)=1-(x-1)+(x-1)^2-(x-1)^3+...+(x-1)^98-(x-1)^99$ có dạng $a_{0}+a_{1}x+a_{2}x^{2}+a_{3}x^{3}+...+a_{99}x^{99}$

Tìm $a_{2}$

 

2) Cho 40 viên bi gồm: 10 viên bị xanh được đánh số từ 1 đến 10, 10 viên bị đỏ được đánh số từ 1 tới 10, 10 viên bi vàng được đánh số từ 1 đến 10, 10 viên bi trắng được đánh số từng 1 tới 10. Có bao nhiêu cách lấy ngẫu nhiên 5 viên bi khác số từ 40 viên bi trên ?

 

Bài 2 mình có cách làm như thế này, mọi người xem giúp mình có đúng ko nhá, nếu ko đúng hay có cách hay hơn thì cho mình biết nhá :D Mình cám ơn :)

 

Trường hợp 1: Trong 5 bi có 2 bi xanh.

Lấy 2 bi xanh khác số trong 10 bi xanh có $C_{10}^{2}$ cách.

Lấy 1 bi đỏ, khác số với những bi đã lấy trên, từ 10 bi đỏ có $C_{8}^{2}$ cách.

Lấy 1 bi vàng, khác số với những bi đã lấy trên, từ 10 bi vàng có $C_{7}^{2}$ cách.

Lấy 1 bi trắng, khác số với những bi đã lấy trên, từ 10 bi trắng có $C_{6}^{2}$ cách.

$\Rightarrow$ Trường hợp 1 có $C_{10}^{2}.C_{8}^{2}.C_{7}^{2}.C_{6}^{2}=a$ cách.

Vì các trường hợp sau tương tự nên ta lấy kết quả nhân lên cho 4, vậy ta được tổng cộng có $4a=...$ cách lấy.

 

a là 1 số nhá, mình lười tính :D

Bài 1 chúng ta chỉ cần viết lại $P$ cho có 1 quy luật: $P = 1 + (1 - x) + (1 - x)^2 + ... + (1 - x)^{99}$.

Với $k \ge 2$ thì hệ số của $x^2$ trong khai triển $(1-x)^k$ là $C_{k-2}^k = C_k^2$

Suy ra hệ số của $x^2$ trong khai triển của $P$ là: $C_2^2 + C_3^2 + C_4^2 + ... + C_{99}^2$.




#607950 Tìm hệ số trong khai triển $P(x)=1-(x-1)+(x-1)^2-(x-1)^3+...+(x-1)^98-(x...

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 13:44 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

1) Cho khai triển $P(x)=1-(x-1)+(x-1)^2-(x-1)^3+...+(x-1)^98-(x-1)^99$ có dạng $a_{0}+a_{1}x+a_{2}x^{2}+a_{3}x^{3}+...+a_{99}x^{99}$

Tìm $a_{2}$

 

2) Cho 40 viên bi gồm: 10 viên bị xanh được đánh số từ 1 đến 10, 10 viên bị đỏ được đánh số từ 1 tới 10, 10 viên bi vàng được đánh số từ 1 đến 10, 10 viên bi trắng được đánh số từng 1 tới 10. Có bao nhiêu cách lấy ngẫu nhiên 5 viên bi khác số từ 40 viên bi trên ?

 

Bài 2 mình có cách làm như thế này, mọi người xem giúp mình có đúng ko nhá, nếu ko đúng hay có cách hay hơn thì cho mình biết nhá :D Mình cám ơn :)

 

Trường hợp 1: Trong 5 bi có 2 bi xanh.

Lấy 2 bi xanh khác số trong 10 bi xanh có $C_{10}^{2}$ cách.

Lấy 1 bi đỏ, khác số với những bi đã lấy trên, từ 10 bi đỏ có $C_{8}^{2}$ cách.

Lấy 1 bi vàng, khác số với những bi đã lấy trên, từ 10 bi vàng có $C_{7}^{2}$ cách.

Lấy 1 bi trắng, khác số với những bi đã lấy trên, từ 10 bi trắng có $C_{6}^{2}$ cách.

$\Rightarrow$ Trường hợp 1 có $C_{10}^{2}.C_{8}^{2}.C_{7}^{2}.C_{6}^{2}=a$ cách.

Vì các trường hợp sau tương tự nên ta lấy kết quả nhân lên cho 4, vậy ta được tổng cộng có $4a=...$ cách lấy.

 

a là 1 số nhá, mình lười tính :D

Sai nhé bạn.

Khi nào đề có yêu cầu đủ 4 màu thì mình mới xét 4 trường hợp như vậy, Ví dụ ta có thể lấy hết 5 bi màu xanh số 1, 2, 3, 4, 5 vẫn thỏa yêu cầu bài toán.

Bài này cứ đếm thẳng, có $40.36.32.28.24 :5!$ cách.




#607947 Giải : $\frac{x-\sqrt{x}}{1-\sqr...

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 13:34 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải : $\frac{x-\sqrt{x}}{1-\sqrt{2(x^2-x+1)}}\geqslant 1$

ĐK: $x \ge 0$.

Nhận thấy $x^2 - x + 1 \ge \frac{3}{4}, \forall x \in R$ nên $1 - \sqrt{2(x^2 - x + 1)} < 0, \forall x \in R$.

Do đó bpt $\Leftrightarrow x - \sqrt{x} \le 1-\sqrt{2(x^2-x+1)} \Leftrightarrow -x + \sqrt{x} +1 \ge \sqrt{2(x^2-x+1)}$.

Nhận thấy $x = 0$ không thỏa mãn bpt, nên với $x > 0$, chia 2 vế cho $\sqrt{x}$ ta được bpt bậc 2 theo $t = \sqrt{x} - \frac{1}{\sqrt{x}}$ là ra được $t$ và đáp số $x = \frac{3 - \sqrt{5}}{2}$ (trường hợp đặc biệt $A^2 \le 0 \Leftrightarrow A = 0$.




#607944 Tạp chí toán học khối 10 THPT Chuyên Hà Giang

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 13:15 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 1: Cho tam thức bậc 2 f(x)=ax^2+bx+ac khác 0

Chứng minh rằng nếu ac<0 thì phương trình f(f(x))=0 có nghiệm.

 

Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi I, J, M lần lượt là trung điểm của AH, EF, BC. P, Q lần lượt là giao điểm của EF với các tiếp tuyến  tại B và C của đường tròn (O), MF cắt AD tại L, ME cắt đường thẳng qua F và song song với BC tại K.

a)Chứng minh MP song song với CF, MQ song song với BE.

b)Chứng minh IJ luôn đi qua điểm cố định khi (O) và BC cố định, A di động trên cung BC.

c)Tính góc giữa hai đường thẳng IK và EL?

Bài 1.

Viết lại $f(f(x) = a f^2 (x) + b f(x) + c $.

Chúng ta có thể chứng minh chặt chẽ hơn: phương trình $f(f(x)) = 0$ có ít nhất 2 nghiệm trái dấu.

Thật vậy, do $ac < 0$ nên phương trình $af^2 + bf + c = 0$ luôn có 2 nghiệm trái dấu $t_1 < 0 < t_2$.

Tức $a f^2 (x) + b f(x) + c = 0 \Leftrightarrow f(x) = t_1$ hoặc $f(x) = t_2$ .

$\Leftrightarrow ax^2 + bx + c - t_1 = 0 (1) $ hoặc $ax^2 + bx + c - t_2 = 0 (2)$

Tới đây lý luận:

Do ac < 0 nên có thể giả sử $a > 0$ và $c < 0$ (nếu không thích giả sử thì chia thành 2 trường hợp cũng vậy).

Nên $c - t_2 < 0$ suy ra $a(c - t_2) < 0$, nên pt $(2)$ luôn có 2 nghiệm trái dấu $x_1 < 0 < x_2$.

Suy ra đpcm.




#607941 Topic về Lượng giác và vấn đề liên quan

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 12:32 trong Các bài toán Lượng giác khác

Bài 25.

Tìm $m$ để giá trị lớn nhất của hàm số $y = \frac{2m cosx + m + 1}{cosx + sinx + 2}$ là nhỏ nhất.




#607940 Topic về Lượng giác và vấn đề liên quan

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 12:30 trong Các bài toán Lượng giác khác

Bài 24.

Tìm $m$ để giá trị nhỏ nhất của hàm số $y = \frac{m sinx + 1}{cosx +2}$ nhỏ hơn $-1$.




#607936 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 12:18 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 30. Dạng toán tìm số ước số.

Số 1638 có tất cả bao nhiêu ước số?

Trả lời:

Phân tích $1638 = 2.3^2.7.13$ rồi áp dụng kết quả bài 31 ta được số ước số là $2.3.2.2 = 24$ ước số.




#607933 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 12:09 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 31. Dạng toán tìm ước số tổng quát.

Cho số tự nhiên $A = p_1^{k_1} p_2^{k_2} p_3^{k_3}.... p_n^{k_n}$. (Với $p_i$ là các số nguyên tố).

Hỏi A có tất cả bao nhiêu ước số?

Đáp số: $(k_1 + 1)(k_2 + 1)(k_3 + 1)...(k_n + 1)$.




#607932 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 12:07 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 31. Dạng toán tìm ước số tổng quát.

Cho số tự nhiên $A = p_1^{k_1} p_2^{k_2} p_3^{k_3}.... p_n^{k_n}$. (Với $p_i$ là các số nguyên tố).

Hỏi A có tất cả bao nhiêu ước số?




#607929 $2^{x}=cos^{4}x$

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:58 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

bạn sai rồi 
Ta có vì cos x= kề/ huyền => cosx luôn <=1 mà 2^x luôn >=1 => cả 2 vế đều bằng 1, giải ra ta được x = 0 chứ lấy đâu ra vô số nghiệm 

Hì hì... Bạn học lớp mấy đây? Biết $2^{-2} = ?$ không?

Nếu bài này dành cho THCS thì mới có 1 nghiệm $x = 0$ vì chưa học hàm mũ và lượng giác (có góc âm).

Còn dành cho THPT thì phải biết lượng giác và khảo sát, ra vô số nghiệm nghen bạn!




#607927 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:52 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 29. Dạng toán tính tổng có chữ số 0.

Tình tổng của tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau.

Đáp số: $\frac{1}{2} A_{10}^{5} . 99999 - A_9^4 . 5555$




#607926 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:50 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 28. Dạng toán tính tổng.

Từ 6 chữ số 1, 3, 4, 5, 7, 8. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau. Tính tổng của tất cả các số đó.

Đáp số: 28.120.11111 .




#607925 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:48 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 27. Dạng toán tính tổng.

Tính tổng của tât cả số có 6 chữ số khác nhau lập được từ 6 chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Đáp số: 21.5!.111111 .




#607924 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:46 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 30. Dạng toán tìm số ước số.

Số 1638 có tất cả bao nhiêu ước số?




#607923 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:44 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 29. Dạng toán tính tổng có chữ số 0.

Tình tổng của tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau.




#607922 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:42 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 28. Dạng toán tính tổng.

Từ 6 chữ số 1, 3, 4, 5, 7, 8. Có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau. Tính tổng của tất cả các số đó.




#607920 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:41 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 27. Dạng toán tính tổng.

Tính tổng của tât cả số có 6 chữ số khác nhau lập được từ 6 chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.




#607917 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:30 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 26. Dạng toán yêu cầu có mặt số 0 và số khác 0.

Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau mà trong các chữ số đó phải có mặt 3 chữ số 0, 1, 2 ?

Đáp số: 21.000 số.




#607916 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:28 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 26. Dạng toán yêu cầu có mặt số 0 và số khác 0.

Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau mà trong các chữ số đó phải có mặt 3 chữ số 0, 1, 2 ?




#607915 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:27 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 25.

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau và phải có mặt 2 chữ số 1 và 2?

Đáp số: 480 số.




#607914 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:26 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 25. Dạng toán yêu cầu có mặt chữ số nào đó.

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau và phải có mặt 2 chữ số 1 và 2?




#607913 TOPIC Tổ hợp-Xác suất

Đã gửi bởi tcqang on 08-01-2016 - 11:23 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Bài 24.

Từ các chữ số 2; 3; 5; 7; 9 có thể lập được bao nhiêu số có 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 4?

Đáp số: $4.A_3^2$.