Đến nội dung

zarya nội dung

Có 141 mục bởi zarya (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#482394 Xét tính tăng, giảm: $u_{n} = \frac{\sqrt{...

Đã gửi bởi zarya on 10-02-2014 - 17:05 trong Các bài toán Đại số khác



 

B1: Xét tính tăng, giảm của dãy: $u_{n} = \frac{\sqrt{n+1}}{2^{n}}$

B2: Cho dãy số ($s_{n}$) với 

$$s_{n}=sin(4n-1)\frac{\Pi }{6}$$
Chứng minh rằng $s_{n} = s_{n+3}  \forall n\geqslant 1$

 

 

Bài 1:

Xét tỉ số: $\frac{u_{n+1}}{u_n}=\frac{1}{2}.\frac{\sqrt{n+2}}{\sqrt{n+1}}=\frac{1}{2}.$ $\sqrt{1+\frac{1}{n+1}}<1

$

Do đó dãy số giảm.

 

Bài 2

Có:  $s_{n+3}=\sin{(4(n+3)-1)\frac{\Pi }{6}}=\sin{(4n-1+12)\frac{\Pi }{6}}=\sin{[(4n-1)\frac{\Pi }{6}+2\Pi]}=\sin{[(4n-1)\frac{\Pi }{6}]}=s_n$

 

Bài 3 hơi dài, có thời gian mình sẽ post sau.

 

//Dear Mod

LaTeX của diễn đàn đang có vấn đề, mình đã thử vài lần mà không hiển thị được công thức hoàn toàn nên nếu được bạn chinh lại giúp mình với. Cám ơn bạn nhiều!




#440910 xin tư vấn phương pháp học tốt môn toán

Đã gửi bởi zarya on 06-08-2013 - 22:37 trong Kinh nghiệm học toán

Theo cảm nhận chủ quan của mình (mình là dân Lý) thì bất cứ môn nào cũng thế thôi, không riêng gì toán học, bạn hãy học với tất cả tình yêu của bạn với môn đó. Khi bạn đã có hứng thú và duy trì được nó thì bạn sẽ tự tiến bộ rất nhanh, một cách rất tự nhiên mà chính bạn cũng không thể cảm nhận được.




#437317 Viết Pt tiếp tuyến?

Đã gửi bởi zarya on 23-07-2013 - 02:11 trong Hàm số - Đạo hàm

Đúng rồi. Mình cũng giải ra m=0 và m=$\frac{7}{3}$ bạn ạ.




#441403 Viết phương trình mp(P) đi qua A và song song với d, sao cho khoảng cách từ d...

Đã gửi bởi zarya on 09-08-2013 - 01:34 trong Phương pháp tọa độ trong không gian

Gọi H là hình chiếu của A trên (d), khoảng cách từ (P) tới (d) lớn nhất khi AH vuông góc với mặt phẳng này (bạn có thể vẽ lên giấy cho dễ nhìn, coi (d) tượng trưng là 1 "điểm" cố định, còn (P) là "đường thẳng" đi qua một điểm cố định khác). Để tìm H, ta viết lại tọa độ của H theo pt tham số của đường thẳng:

 

$\left\{\begin{matrix} x=1+2t\\ y=t\\ z=1+3t \end{matrix}\right.$

 

AH vuông góc với D nên tích vô hướng: 

$\overrightarrow{AH}.\overrightarrow{u}=0$.

$(1+2t-10).2+(t-2).1+(1+3t+1).3=0$

Giải ra t=1. $\Rightarrow \overrightarrow{AH}=(-7,-1,5)$

 

Phương trình mặt phẳng: $(P): -7x-y+5z+77=0$




#452692 Viết số phức ra các dạng khác nhau

Đã gửi bởi zarya on 24-09-2013 - 00:55 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Viết số phức dưới đây dưới các dạng khác nhau...

$z = ( 1 + cos6 - isin6 )^5$ , cho biết $\pi = 3,1415$

 

Viết lại:

$z = ( 1 + cos6 - isin6 )^5=(1+cos(-6)+isin(-6))^5=(1+e^{-6i})^5=\sum_{k=0}^{5}C_{5}^{k}e^{-6ki}=1+5e^{-6i}+10e^{-12i}+10e^{-18i}+5e^{-24i}+e^{-30i}$

Bạn có thể viết số phức dưới dạng $a+bi$, bằng cách khai triển lại $e^{i\varphi }=cos\varphi +isin\varphi$:

$z=(1+5cos6+10cos12+10cos18+5cos24+cos30)-i(5sin6+10sin12+10sin18+5sin24+sin30)=a+ib$

Tới đây mình tính thô thiển bằng số thì được:

$a=-13.3444$

$b=-9.9686$

Viết dưới dạng $z=re^{i\varphi}$ thì có mô-đun: $r=16.6567$, argument: $\varphi=-\frac{5}{2}$.

Vậy: $z=16.6567e^{-i\frac{5}{2}}$

P/s: Cái modul $r=\sqrt{a^2+b^2}$ bạn nên tính ra biểu thức chính xác thì hay hơn.




#461226 Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}^2 \rightarrow...

Đã gửi bởi zarya on 01-11-2013 - 03:34 trong Giải tích

Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}^2 \rightarrow \mathbb{R}$ thuộc lớp $\mathbb{C}^2$ sao cho:

 

1/ $\frac{\partial^2 f}{\partial x \partial y}=0$

 

2/ $\frac{\partial^2 f}{\partial x^2}=\frac{\partial^2 f}{\partial y^2}$




#486106 Tìm tham số để hai phương trình tương đương

Đã gửi bởi zarya on 07-03-2014 - 01:16 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Tìm $a$ để hai phương trình sau đây tương đương

$\sin 3x=a\sin x+(4-2\left | a \right |)\sin^{2}x$

$\sin 3x+\cos 2x=1+2\sin x .\cos 2x$




#485764 Tìm sách về độ đo và tích phân Lebesgue

Đã gửi bởi zarya on 04-03-2014 - 10:50 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Em cần tìm sách về độ đo và tích phân $Lebesgue$. Anh/chị/bạn nào trong diễn đàn có quyển/link nào hay thì giới thiệu giúp mình nhé.




#515539 Tìm sách về độ đo và tích phân Lebesgue

Đã gửi bởi zarya on 26-07-2014 - 15:00 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Cám ơn bạn. Mình đã down được quyển đầu tiên rồi :)




#453574 Tìm phần chính dạng $Cx^\alpha$

Đã gửi bởi zarya on 28-09-2013 - 11:37 trong Giải tích

Tìm phần chính dạng $Cx^\alpha$ đối với các hàm:

1/ $f(x)=\sqrt{x+\sqrt[3]{x^2}}ln\frac{1-x^2}{1+x^2}, x\rightarrow 0$

 

2/ $g(x)=arctan(x)-arccos(\frac{1}{x}), x\rightarrow \infty$




#439815 Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận cấp n trên trường $\mathbb{...

Đã gửi bởi zarya on 02-08-2013 - 01:00 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận cấp n trên trường $\mathbb{R}$

 

$\begin{bmatrix} 1 &2 &3 & ... & n-1 & n\\ n & 1 & 2 & ... &n-2 &n-1 \\ n-1 &n &1 &... &n-3 &n-2 \\ .& . &. &... & . & .\\ 2& 3 & 4 & ... & n & 1 \end{bmatrix}$




#465610 tìm ma trận nghịch đảo ^^!

Đã gửi bởi zarya on 21-11-2013 - 01:50 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Với các ma trận vuông đó em cộng đại số và giải như giải hệ phương trình được. Cách làm của bạn nữ là đúng rồi.

$Pe Rika$ lần sau đánh công thức nhớ sử dụng trình soạn Latex $fx$ cho mọi người dễ nhìn nhé!




#460800 Tìm hạng của $A=\begin{pmatrix} a &1 &1 & 1...

Đã gửi bởi zarya on 30-10-2013 - 01:41 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bạn lần sau sử dụng LATEX gõ công thức nhé.

Với $a=1$, $rank(A)=1$, A là ma trận bạn cho ban đầu.

$a\neq 1$, $rank(A)=4$




#453269 Tìm a, b sao cho 2 vô cùng bé tương đương

Đã gửi bởi zarya on 26-09-2013 - 21:51 trong Giải tích

Cái khai triển theo $Maclaurin$ này thì nó là vô hạn. $o(x^3)$ để chỉ các vô cùng bé có bậc bé hơn $x^3$ như $x^5, x^7,...$




#453217 Tìm a, b sao cho 2 vô cùng bé tương đương

Đã gửi bởi zarya on 26-09-2013 - 20:17 trong Giải tích

Bài 1:

$f(x)=3xcosx-3sinx=3x(1-\frac{x^2}{2})-3(x-\frac{x^3}{6})+o(x^3)=-x^3+o(x^3)$

Vậy $a=-1, b-1=3$ suy ra $a=-1, b=4$

 

Mình làm kiểu này không biết có đúng không.




#453274 Tìm a, b sao cho 2 vô cùng bé tương đương

Đã gửi bởi zarya on 26-09-2013 - 22:00 trong Giải tích

Bài 2:

$x-\frac{x^2}{2}-ln(x+1)$

Khai triển $Maclaurin$ của $ln(x+1)$ là:

$ln(1+x)=x-\frac{x^2}{2}+\frac{x^3}{3}+...+(-1)^n \frac{x^n}{n}+o(x^n)$

Ở đây lấy đến bậc 3 là đủ:

$ln(1+x)=x-\frac{x^2}{2}+\frac{x^3}{3}+o(x^3)$

Nên:

$x-\frac{x^2}{2}-ln(x+1)=x-\frac{x^2}{2}-x+\frac{x^2}{2}-\frac{x^3}{3}-o(x^3)=-\frac{x^3}{3}+o(x^3)$

Vậy: $a=-\frac{1}{3}, b=3$




#453596 Tìm $f^{(n)}(x)$ biết $f(x)=\frac{1}...

Đã gửi bởi zarya on 28-09-2013 - 13:50 trong Giải tích

Bài số 2 có 3 điểm gián đoạn là: $x=-1$, $x=1$ và $x=0$. Trong đó $x=0$ là điểm gián đoạn khử được. 2 điểm còn lại là gián đoạn không khử được loại II.




#453577 Tìm $f^{(n)}(x)$ biết $f(x)=\frac{1}...

Đã gửi bởi zarya on 28-09-2013 - 12:23 trong Giải tích

Khai triển ra rồi viết lại. Nhưng mình thấy gọn thì không gọn lắm :D

Với n chẵn, ta được:

$\frac{d^n}{dx^n}(\frac{1}{1+x^2})=\frac{(-1)^{\frac{n}{2}}n!}{(1+x^2)^{n+1}}\sum_{k=0}^{\frac{n}{2}}(-1)^kC_{n+1}^{2k}x^{2k}$

 

Với n lẻ:

$\frac{d^n}{dx^n}(\frac{1}{1+x^2})=\frac{(-1)^{\frac{n+1}{2}}n!}{(1+x^2)^{n+1}}\sum_{k=0}^{\frac{n-1}{2}}(-1)^kC_{n+1}^{2k+1}x^{2k+1}$




#453518 Tìm $f^{(n)}(x)$ biết $f(x)=\frac{1}...

Đã gửi bởi zarya on 28-09-2013 - 02:22 trong Giải tích

Đây là cách làm của mình. Bạn có cách nào khác thì post lên nhé :)

Bài 1:

Có thể tách $\frac{1}{1+x^2}=\frac{1}{2}(\frac{1}{1+ix}+\frac{1}{1-ix})$.

Sau đó tính các đạo hàm cấp $n$ của $\frac{1}{1+ix}$ và $\frac{1}{1-ix}$. Coi $i$ là một hằng số và $i^2=-1$

Có:

$\frac{d^n}{dx^n}(\frac{1}{1+ix})=\frac{(-1)^n.i^n.n!}{(1+ix)^{n+1}}$

$\frac{d^n}{dx^n}(\frac{1}{1-ix})=\frac{i^n.n!}{(1-ix)^{n+1}}$

 

Vậy nên:

$\frac{d^n}{dx^n}(\frac{1}{1+x^2})=\frac{1}{2}\frac{i^n.n!}{(1+x^2)^{n+1}}[(1+ix)^{n+1}+(-1)^n(1-ix)^{n+1}]$

 

//Đã test với một số đạo hàm cấp thấp :D




#437625 TÌM m để đt tiếp xúc (C)?

Đã gửi bởi zarya on 23-07-2013 - 21:49 trong Hàm số - Đạo hàm

Đúng rồi bạn ạ. Phương trình hoành độ luôn có nghiệm x=0, nghĩa là d luôn cắt ( C ) tại điểm có tọa độ (0,-m-1) (Chứ không phải gốc tọa độ O(0,0) như mình viết nhầm ở trên. Mình xin lỗi.) Còn phương trình bậc 2 ở trong dấu ngoặc có nghiệm kép tương ứng với trường hợp d tiếp xúc với ( C ). Từ đó giải ra m như ở trên.




#437318 TÌM m để đt tiếp xúc (C)?

Đã gửi bởi zarya on 23-07-2013 - 02:25 trong Hàm số - Đạo hàm

Mình biên tập lại phần đề bài của bạn thế này, không biết có đúng không?

Cho đồ thị ( C ): $y=-x^{3}+(2m+1)x^{2}-m-1$ và đường thẳng d: $y=2mx-m-1$. Tìm các giá trị của m để d tiếp xúc ( C ).

Bài này có thể không cần liên quan đến pt tiếp tuyến. Xét pt hoành độ: $-x^{3}+(2m+1)x^{2}-m-1=2mx-m-1$ tương đương với:

$x(-x^{2}+(2m+1)x+2m)=0$

d luôn cắt ( C ) tại gốc tọa độ. Để d tiếp xúc ( C ) tại một điểm khác thì phương trình bậc 2 phải có nghiệm kép. Nghĩa là $\Delta =0$.

Giải ra được $m_{1,2}=\frac{-2\pm \sqrt{3}}{2}$




#436888 Topic về Tích phân đường - Tích phân mặt

Đã gửi bởi zarya on 21-07-2013 - 16:36 trong Giải tích

Theo mình nghĩ đoạn này x cố định bằng 1, y chạy từ 1 đến 3 còn ds=dy. Kết quả tích phân trên BC ra 4.




#621861 Thắc mắc kí hiệu giải tích

Đã gửi bởi zarya on 22-03-2016 - 15:48 trong Hàm số - Đạo hàm

Theo mình nghĩ nó chỉ đảm bảo tính liên tục trong $[0,1]$ thôi, không nhất thiết cần phải khả vi. Thường người ta ký hiệu $C^k$ là lớp các hàm khả vi và liên tục $k$ lần, còn để chỉ vô hạn lần thì người ta dùng kí hiệu $C^\infty$

Bạn xem thêm ở đây nhé: https://en.wikipedia...wiki/Smoothness




#621853 Thắc mắc kí hiệu giải tích

Đã gửi bởi zarya on 22-03-2016 - 14:43 trong Hàm số - Đạo hàm

Hàm f thuộc [0;1], liên tục và khả vi 1 lần (có đạo hàm bậc nhất f' và f'' cũng liên tục trong [0,1]) bạn nhé.




#440669 Thảo luận về không gian vectơ,ánh xạ tuyến tính

Đã gửi bởi zarya on 05-08-2013 - 20:30 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Bài 1:Cho $S$ là không gian con của không gian ma trận số thực sinh bởi các ma trận có dạng $AB-BA$.Tính $dim$ $S$

 

Có thế kiểm chứng lại S là không gian véc-tơ, nó đóng với các phép toán cộng và nhân vô hướng trong không gian ma trận số thực.

Để ý rằng: Trace(AB-BA)=Trace(AB)-Trace(BA)=0, nghĩa là giữa các phần tử đường chéo của ma trận (cấp n) có 1 ràng buộc. Đường chéo này lập thành 1 không gian con có chiều (n-1). Các phần tử không nằm trên đường chéo lập thành 1 không gian con bù với không gian này, có chiều n(n+1).

Do đó, $dim S=n^{2}-1$.

p/s: Bạn YeuEm Zayta có thể đưa ra một cách lập luận chặt hơn nữa không? Đây mới chỉ là suy nghĩ ban đầu của mình.