Đến nội dung

klinh1999hn nội dung

Có 44 mục bởi klinh1999hn (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#457120 Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, điểm C chuyển động trên nửa đường tròn....

Đã gửi bởi klinh1999hn on 12-10-2013 - 16:47 trong Hình học

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, điểm C chuyển động trên nửa đường tròn. Kẻ tia tiếp tuyến Ax vs nửa đường tròn. Đường phân giác của $\angle$xAC cắt nửa đường tròn tại D. Nối AC cắt BD tại K, tia AD cắt BC tại E.

a) Chứng minh: tam giác BAE cân tại BA

b) Giả sử sin góc BAC = $\frac{1}{2}$, chứng minh AK = 2CK

c) Cho AB = 10cm, góc xAC = 60 độ. Tính diện tích tam giác EDC

d) Tìm vị trí của C để diện tích tam giác EAB lớn nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




#455311 Cho hàm số y = $x^{2}$ có đồ thị là parabol (P) và hàm số...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 05-10-2013 - 16:07 trong Đại số

Cho hàm số y = $x^{2}$ có đồ thị là parabol (P) và hàm số y = x + 2 có đồ thị là đường thẳng d

a) Chứng minh rằng: (P) luôn cắt (d) tại hai điểm phân biệt A, B. Tìm toạ độ 2 giao điểm đó.

b) Xác định điểm M có hoành độ dương trên (P) sao cho M cách đều 2 điểm A và B




#457752 Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, điểm C chuyển động trên nửa đường tròn....

Đã gửi bởi klinh1999hn on 15-10-2013 - 14:33 trong Hình học

Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, điểm C chuyển động trên nửa đường tròn. Kẻ tia tiếp tuyến Ax vs nửa đường tròn. Đường phân giác của góc xAC cắt nửa đường tròn tại D. Nối AC cắt BD tại K, tia AD cắt BC tại E.

a) Chứng minh: tam giác BAE cân tại BA

b) Giả sử sin góc BAC =1/2 , chứng minh AK = 2CK

c) Cho AB = 10cm, góc xAC = 60 độ. Tính diện tích tam giác EDC

d) Tìm vị trí của C để diện tích tam giác EAB lớn nhất

 

 




#459211 Cho hàm số y = (2m - 1)x + n - 2 (d)

Đã gửi bởi klinh1999hn on 22-10-2013 - 15:01 trong Đại số

1.Cho hàm số y = (2m - 1)x + n - 2 (d)

a) Xác định m, n để (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ y = -$\sqrt{2}$ và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = $\sqrt{3}$

b) Xác định m, n để (d) đi qua gốc toạ độ và vuông góc với đường thẳng 2x - 5y = 1

c) Giả sử m, n thay đổi sao cho m + n = 1. Chứng tỏ rằng (d) luôn đi qua 1 điểm cố định mà ta có thể xác định toạ độ của nó.

 

2.Cho hàm số y = (m - 2)x + n (d)

a) Tìm m và n để (d) đi qua 2 điểm A(1; -2) ; B(3; -4)

b) Tìm m và n để (d) cắt trục tung tại điểm M có tung độ y = 1 - $\sqrt{2}$ và N có hoành độ x = 2 + $\sqrt{2}$

c) Tìm m và n để (d):

1. Vuông góc với đường thẳng x -2y = 3

2. Song song vs đường thẳng có phương trình 3x + 2y = 1

3. Trùng vs đường thẳng có phương trình y - 2x + 3 = 0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




#557818 Phương trình đường tròn ( C ) có tâm A và cắt đường thẳng d tại hai điểm M, N...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 04-05-2015 - 15:50 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mp tọa độ Oxy, cho điểm A(1,-3) và đường thẳng d: $\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y= 4+t \end{array} \right.$

1. Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ đi qua A và vuông góc với đường thẳng d.
2. Viết phương trình đường tròn ( C ) có tâm A và cắt đường thẳng d tại hai điểm M, N sao cho $\Delta$AMN vuông



#493102 Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB.

Đã gửi bởi klinh1999hn on 15-04-2014 - 17:21 trong Hình học

Cho nửa đường tròn (O;R) đường kính AB. Gọi I là điểm cố định trên đoạn OB. Điểm C thuộc đường tròn (O;R), CA > CB. Dựng đường thẳng d vuông góc với AB tại I, d cắt BC tại E, cắt AC tại F.

a) Chứng minh các điểm A,I,C,E cùng thuộc 1 đường tròn.

b) Giả sử AC = $R\sqrt{3}$ . Tính diện tích hình quạt tròn OAC (giới hạn bởi OA, OB và cung nhỏ AC) theo R.

c) Đường tròn ngoại tiếp tam giác CEF cắt AE tại D. CHứng minh D thuộc đường tròn (O)

d) Gọi O' là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF. Chứng minh khi C chuyển động trên đường tròn (O;R) thì O' luôn thuộc một đường thẳng cố định




#455310 Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. AD, BE và CF là các đường ca...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 05-10-2013 - 16:01 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O. AD, BE và CF là các đường cao của tam giác cắt nhau tại H.

a) Chứng minh các tứ giác EHDC, BCEF là tứ giác nội tiếp

b) Chứng minh EH là tia phân giác của góc DEF. Từ đó hãy chứng minh H cách đều các cạnh của tam giác DEF

c) Lấy I là trung điểm của BC, AA' là đường kính của đường tròn (O). Chứng minh các điểm  H,I,A' thẳng hàng

d) Giả sử dây BC cố định. Hãy xác định vị trí của điểm A trên cung lớn BC để (AH + BH + CH) lớn nhất.

 




#460309 Đồ thị hàm số

Đã gửi bởi klinh1999hn on 27-10-2013 - 16:44 trong Đại số

1.Cho hàm số y = (2m - 1)x + n - 2 (d)

a) Xác định m, n để (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ y = $-\sqrt{2}$ và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ x = $\sqrt{3}$

b) Xác định m, n để (d) đi qua gốc toạ độ và vuông góc với đường thẳng 2x - 5y = 1

c) Giả sử m, n thay đổi sao cho m + n = 1. Chứng tỏ rằng (d) luôn đi qua 1 điểm cố định mà ta có thể xác định toạ độ của nó.

 

2.Cho hàm số y = (m - 2)x + n (d)

a) Tìm m và n để (d) đi qua 2 điểm A(1; -2) ; B(3; -4)

b) Tìm m và n để (d) cắt trục tung tại điểm M có tung độ y = 1 - $\sqrt{2}$ và N có hoành độ x = 2 + $\sqrt{2}$

c) Tìm m và n để (d):

1. Vuông góc với đường thẳng x -2y = 3

2. Song song vs đường thẳng có phương trình 3x + 2y = 1

3. Trùng vs đường thẳng có phương trình y - 2x + 3 = 0

 

 

 

 

 

 

 

 

 




#447999 Cho đường tròn tâm O bán kính R và đường thẳng (d) ko có điểm chung...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 05-09-2013 - 15:41 trong Hình học

Cho đường tròn tâm O bán kính R và đường thẳng (d) ko có điểm chung với đường tròn. M là một điểm thuộc (d). Qua điểm M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB. Hạ OH $\perp$ (d) tại H. Nối AB cắt OH tại K, cắt OM tại I. Tia OM cắt đường tròn tại E.

a) CM: 4 điểm A, O, B, M thuộc một đường tròn

b) CM: OK.OH = OI.OM

c) CM: E là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB ( gợi ý: cm AE là phân giác góc MAB bằng cách sử dụng hai góc cùng phụ với hai góc bằng nhau)

d) Tìm vị trí của điểm M trên đường thẳng (d) để diện tích tam giác OIK có GTLN.

 

 




#500742 Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn

Đã gửi bởi klinh1999hn on 22-05-2014 - 15:36 trong Đại số

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn thì sau $4\frac{4}{5}$ giờ bể đầy. Biết rằng mỗi giờ lượng nước của vòi I chảy được bằng $1\frac{1}{2}$ lượng nước chảy được của vòi II. Hỏi mỗi vòi chảy riêng thì trong bao lâu sẽ đầy bể ?




#447986 Cho đường thẳng (d): y=2x+m+1 và pa-ra-bol (P): y=$x^{2}$

Đã gửi bởi klinh1999hn on 05-09-2013 - 14:51 trong Đại số

Cho đường thằng (d): y = 2x+m+1 và pa-ra-bol (P) : y=$x^{2}$

a) Tìm m để (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt.

b) Khi (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt hãy tìm m để $\left | x_{1}-x_{2} \right |=3$

 




#487937 Cho phương trình $x^{2} - mx + 2m - 3 = 0$

Đã gửi bởi klinh1999hn on 20-03-2014 - 15:31 trong Đại số

1. Cho phương trình $x^{2} - mx + 2m - 3 = 0$

a) Tìm m để phương trình có nghiệm kép

b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm trái dấu

c) Tìm hệ thức giữa hai nghiệm của phương trình ko phụ thuộc vào m

 

2. Cho phương trình bậc hai $(m-2)x^{2}-2(m+2)x+2(m-1)=0$

a) Tìm m để phương trình có một nghiệm x = -2

b) Tìm hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm ko phụ thuộc vào m

c) Khi phương trình có một nghiệm x = -1 tìm giá trị của m và tìm nghiệm còn lại




#501195 Cho phương trình : $3x\sqrt{x} + 2x + m\sqrt{x...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 24-05-2014 - 14:23 trong Đại số

Cho phương trình : $3x\sqrt{x} + 2x + m\sqrt{x} + m + 1 = 0$

a) Giải phương trình khi m = - 1

b) Xác định m để pt có nghiệm

c) Gọi $x_{1}, x_{2}$ là 2 nghiệm của phương trình, tìm m để pt có 2 nghiệm cùng dương




#507666 Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho parabol (P): y = $-x^{2}$...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 18-06-2014 - 16:57 trong Đại số

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho parabol (P): y =$-x^{2}$đường thẳng (d) đi qua điểm I(0;-1) có hệ số góc là k.

a) Viết phương trình của đường thẳng (d). Chứng minh với mọi giá trị của k, (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt A và B.

b) Gọi hoành độ của A và B là $x_{1},x_{2}$. Chứng minh $|x_{1}-x_{2}|\geq 2$

c) Chứng minh tam giác OAB vuông




#441260 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Đã gửi bởi klinh1999hn on 08-08-2013 - 15:56 trong Hình học

1.Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 12cm, AC = 16cm, phân giác AD, đường cao AH. Tính HD, HB, HC.

2. Cho hình vuông ABCD, AB = 15cm, áp dụng các đường chéo AC và BD vuông góc với nhau tại O. Tính:

a) OB, OD

b) AC

c) Diện tích hình vuông ABCD

3. Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi H là hình chiếu của B trên AC. Tính cạnh đáy BC của tam giác biết AH = 7cm, HC = 2cm.

4. Cho hình thang ABCD có chu vi là 52cm, đáy nhỏ AB bằng cạnh bên AD và BC, đáy lớn DC = 22cm. Tính chiều cao hình thang.

 




#514567 Cho A(4;-1) , B(0;-2) , C(3;-3). Cmr: AB vuông góc AC

Đã gửi bởi klinh1999hn on 22-07-2014 - 12:10 trong Đại số

1. Cho A(4;-1) , B(0;-2) , C(3;-3). Cmr: AB vuông góc AC

2. Cho (d1) có phương trình y = (2k - 3)x - 3k ; (d2) có phương trình y = 2x + 5 ; (d3) có phương trình y = 5x - 3. Tìm k để d1, d2, d3 đồng qui




#486939 Cho phương trình $x^{2}$ - 2(m - 2)x + $2m^{2...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 15-03-2014 - 13:27 trong Đại số

1. Cho phương trình : $x^{2}$ - 2(m - 2)x + $2m^{2}$ + 3m = 0

a) Giải pt với m = -2

b) Tìm các giá trị của m để phương trình có một nghiệm x = -3

c) Tìm các giá trị của m để phương trình trên có nghiệm kép.

2. Cho phương trình $x^{2}$ - 2(m + 3)x + $m^{2}$ + 3 = 0

a) Giải pt vs m = -1 và m = 3

b) Tìm m để pt có nột nghiệm x = 4

c) Tìm m để pt có 2 nghiệm phân biệt

d) Tìm m để pt có 2 nghiệm thoả mãn điều kiện $x_{1} = x_{2}$




#484603 một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 46 mét.

Đã gửi bởi klinh1999hn on 24-02-2014 - 18:19 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1. Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 46 mét. Nếu tăng chiều dài 5 mét giảm chiều rộng 3 mét thì chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Hỏi kích thước khu vườn đó là bn ?
2. Bạn Lân mua 3 tá vở và 2 hộp bút bi hết 101200 đồng. Lần sau số tiền mua 5 hộp bút nhiều hơn 2 tá vở là 2200 đồng. Hỏi giá mỗi loại là bn ? Giá 1 tá vở, 1 hộp bút là bn ? (1 tá có 12 quyển vở, 1 hộp có 10 cây bút)



#452781 Cho (O;R), hai đường kính AB, MN. Đường thẳng BM, BN cắt tiếp tuyến ta...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 24-09-2013 - 16:47 trong Hình học

Cho (O;R), hai đường kính AB, MN. Đường thẳng BM, BN cắt tiếp tuyến tại A ở C, D. Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của CA và AD.

a) CM: BM.BC = BN.BD

b) CM: tứ giác NMCD nội tiếp

c) Kẻ PI $\perp$ BQ, PI cắt BA tại H. Tính AH theo R

d) Xác định vị trí tương đối của đường kính MN và AB để diện tích tam giác QPB đạt giá trị nhỏ nhất.

 

 




#454214 Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Chứng minh rằng:

Đã gửi bởi klinh1999hn on 30-09-2013 - 13:05 trong Hình học

1. Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Chứng minh rằng:
a) Bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc một đường tròn.
b) DE < BC.
2. Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD ko cắt đường kính AB. Gọi H và K theo thứ tự chân đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD. Chứng minh rằng CH = DK.
Gợi ý: Kẻ OM vuông góc vs CD.



#439918 CM: tứ giác OBAC nội tiếp

Đã gửi bởi klinh1999hn on 02-08-2013 - 16:04 trong Hình học

Cho điểm A ngoài đường tròn (O), kẻ tiếp tuyến AB, AC với B, C là các tiếp điểm, OA cắt BC tại H.

a) CM: tứ giác OBAC nội tiếp

b) CM: H là trung điểm BC

c) Vẽ đường kính CD. CM: BD // AO

d) Cho AO cắt đường tròn (O) tại I. CM: I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MAB

 

 




#464838 y = x-1 (d) và y = kx+b (d') tung độ = -3

Đã gửi bởi klinh1999hn on 17-11-2013 - 12:34 trong Đại số

Cho y = x - 1 (d) và y = kx + b (d')

a) Xác định khoảng cách từ O đến (d)

b) Viết phương trình của (d') biết (d') song song vs (d'') và phương trình của (d'') là: y = -2x, (d') cắt (d) tại điểm H có tung độ = -3

 

 




#483844 Cho đường tròn tâm O và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A kẻ hai tiếp tuy...

Đã gửi bởi klinh1999hn on 18-02-2014 - 16:03 trong Hình học

Cho đường tròn tâm O và một điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến AMN với đường tròn (BCMN thuộc đường tròn và AM < AN). Gọi E là trung điểm dây MN và I là giao điểm của CE với đường tròn.

a) CM: AOEC cùng thuộc một đường tròn.

b) CM: góc AOC = góc BIC

 




#468293 Cho hàm số y = (m - 3)x + 1

Đã gửi bởi klinh1999hn on 02-12-2013 - 10:16 trong Đại số

1. Cho hàm số y = (m - 3)x + 1

a) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến ? Nghịch biến ?

b) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(1 ; 2)

c) Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua điểm B(1 ; -2)

d) Vẽ đồ thị hàm số ứng với giá trị của m tìm được ở các câu b và c

 

2. Vẽ đồ thị hàm số y = x và y = 2x + 2 trên cùng một mặt phẳng toạ độ

a) Gọi A là giao điểm của hai đồ thị của hàm số nói trên, tìm toạ độ điểm A.

b) Vẽ qua điểm B(0 ; 2) một đường thẳng song song với Ox, cắt đường thằng y = x tại C. Tìm toạ độ của điểm C rồi tính diện tích tam giác ABC ( đơn vị các trục là xentimét)

 




#454232 Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm, dây AB bằng 8cm.

Đã gửi bởi klinh1999hn on 30-09-2013 - 14:40 trong Hình học

1. Cho đường tròn tâm O bán kính 5cm, dây AB bằng 8cm.
a) Tính khoảng cách từ tâm O đến dây AB.
b) Gọi I là điểm thuộc dây AB sao cho AI = 1cm. Kẻ dây CD đi qua I và vuông góc vs AB. Chứng minh rằng CD = AB.
2. Cho đường tròn (O) có các dây AB và CD bằng nhau, các tia AB và CD cắt nhau tại điểm E nằm bên ngoài đường tròn. Gọi H và K theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. Chứng minh rằng:
a) EH = EK
b) EA = EC