Jump to content

nguyenhongsonk612's Content

There have been 342 items by nguyenhongsonk612 (Search limited from 09-06-2020)



Sort by                Order  

#569218 b) Chứng minh rằng: $\sqrt{a}+\sqrt{b}+...

Posted by nguyenhongsonk612 on 01-07-2015 - 08:59 in Bất đẳng thức và cực trị

cho các số duơng a,b,c thỏa mãn a+b+c=3
a) chứng minh rằng:$2(ab+bc+ca)+\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}\geqslant 9$

b) Chứng minh rằng: $\sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\geq ab+bc+ca$

Lời giải

$a)$ Theo BĐT $AM-GM$ ta có $ab+bc+ca\geq \sqrt{3abc(a+b+c)}=3\sqrt{abc}$

$\Rightarrow VT\geq 3\sqrt{abc}+3\sqrt{abc}+\frac{3}{abc}\geq 3\sqrt[3]{27}=9$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c=1$

$b)$ BĐT $\Leftrightarrow \sum \begin{pmatrix} a^2+2\sqrt{a} \end{pmatrix}\geq (a+b+c)^2=3$

Áp dụng BĐT $AM-GM$ ta có 

$\sum \begin{pmatrix} a^2+2\sqrt{a} \end{pmatrix}\geq \sum 3\sqrt[3]{a^3}=\sum 3a=9$

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c=1$




#569341 Kì thi THPTQG 2015 - môn Toán

Posted by nguyenhongsonk612 on 01-07-2015 - 18:38 in Thi tốt nghiệp

Câu $10$

Nhìn cách làm của anh Tùng với bạn Hùng mà mình cảm thấy mình thật kém cỏi

Cách làm của em nó hơi "đểu đểu" tí, nên có gì không đúng mọi người cho em ý kiến ạ

Đặt $a-2=x; b-2=y; c-2=z$ $\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x+y+z=0 & & \\ x,y,z\in [-1;1] & & \end{matrix}\right.$

Thay $P$ thì khi đó

$P= \frac{16(xy+yz+zx)+192-xyz(xy+yz+zx)-12xyz+144}{2(xy+yz+zx+12)}$

    $=\frac{(xy+yz+zx+12)(16-xyz)+144}{2(xy+yz+zx+12)}$

    $=\frac{16-xyz}{2}+\frac{72}{xy+yz+zx+12}$

Ta sẽ chứng minh $P\leq \frac{160}{11}\Leftrightarrow (11xyz+144)(xy+yz+zx+12)\geq 1584$

Vì $x+y+z=0$ nên chắc chắn tồn tại ít nhất $2$ số cùng dấu

Không mất tính tổng quát, giả sử hai số đó là $y,z$ thì $yz\geq 0$

Lại có $x,y,z \in [-1;1]$ $\Rightarrow x^2\leq |x|;y^2\leq |y|;z^2\leq |z|$

$\Rightarrow x^2+y^2+z^2\leq |x|+|y|+|z|=|x|+|y+z|=|x|+|-x|=2|x|\leq 2$

$\Rightarrow 2(xy+yz+zx)=-(x^2+y^2+z^2)\geq -2\Leftrightarrow xy+yz+zx\geq -1$

Ta có $(1+x)(1+y)(1+z)\geq 0$ $\Leftrightarrow xyz\geq -(xy+yz+zx)-1$$\Leftrightarrow 11xyz+144\geq 133-11(xy+yz+zx)$

BĐT $\Leftrightarrow (133-11(xy+yz+zx))(xy+yz+zx+12)\geq 1584$

Đặt $t=xy+yz+zx (-1\leq t <0)$ thì

BĐT $\Leftrightarrow (t+1)\begin{pmatrix} t-\frac{12}{11} \end{pmatrix}\leq 0$ (đúng)

Vậy ta có đpcm

Hay nói cách khác $\max P=\frac{160}{11}$$\Leftrightarrow (a;b;c)=(1;2;3)$ và các hoán vị




#569484 $\frac{a^{2}b}{2a+b}+\frac{...

Posted by nguyenhongsonk612 on 02-07-2015 - 16:38 in Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi a,b,c dương thỏa mãn a+b+c=3 thì 

$\frac{a^{2}b}{2a+b}+\frac{b^{2}c}{2b+c}+\frac{c^{2}a}{2c+a}\leqslant \frac{3}{2}$

Lời giải

Đề bài sai rồi, phải là C/m $\leq 1$

Áp dụng BĐT $AM-GM$ ta có 

$\sum \frac{a^2b}{2a+b}\leq \sum \frac{a^2b}{3\sqrt[3]{a^2b}}=\frac{\sum a\sqrt[3]{a.b.b}}{3}\leq \frac{\sum \frac{a(a+2b)}{3}}{3}=\frac{(a+b+c)^2}{9}=1$

Vậy ta có đpcm

Dấu "=" xảy ra khi $a=b=c=1$




#569526 Bánh canh chém gió về kì thi IMO 2015

Posted by nguyenhongsonk612 on 02-07-2015 - 21:04 in Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Trước tiên em xin chúc cho tất cả các anh dự thi IMO bên Thái Lan sẽ đạt kết quả cao nhất. Em được biết anh Nguyễn Huy Hoàng qua chương trình đường lên đỉnh Olympia, em rất ngưỡng mộ anh ấy. Em chúc anh sẽ giành được HCV ạ! 




#569601 Bánh canh chém gió về kì thi IMO 2015

Posted by nguyenhongsonk612 on 03-07-2015 - 09:19 in Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Em cũng biết 1 anh qua chương trình đường lên đỉnh Olimpia, không biết phải anh này không :D

Chính xác là anh đó đấy

Nhân tiện cho em hỏi luôn là có anh/chị nào đến từ trường không chuyên mà đi thi IMO không nhỉ




#569819 Kì thi THPTQG 2015 - môn Toán

Posted by nguyenhongsonk612 on 04-07-2015 - 09:43 in Thi tốt nghiệp

Em thấy câu oxy chỉ cần chỉ ra : EH = EK là được mà,.

Chưa được, $EH=EK$ thì chỉ ra được một phương trình bậc $2$ hai ẩn thôi. Phải phát hiện ra tính chất hình học nữa rồi tìm ra pt còn lại




#570168 ÔN THI MÔN HÓA HỌC

Posted by nguyenhongsonk612 on 06-07-2015 - 09:38 in Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Câu $36$: 

Cho một luồng khí $CO$ đi qua ống đựng $0,01$ mol $FeO$ và $0,03$ mol $Fe_2O_3$ (hỗn hợp $A$) đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được $4,784$ gam chất rắn $B$ gồm $4$ chất. Hòa tan chất rắn $B$ bằng dung dịch $HCl$ dư thấy thoát ra $0,6272$ lít khí $H_2$ (đktc). Tính số mol oxit sắt từ trong hồn hợp $B$. Biết rằng trong $B$ số mol oxit sắt từ bằng $1/3$ tổng số mol sắt $(III)$ oxit và sắt $(II)$ oxit

Câu $37$:

Cho một luồng khí $CO$ đi qua $m$ gam hỗn hợp $Fe_2O_3, CuO, Al_2O_3$. Trong đó số mol của $Fe_2O_3$ bằng $3$ lần số mol $CuO$, số mol $CuO$ bằng $2$ lần số mol $Al_2O_3$. Sau phản ứng thu được $30$ gam chất rắn và chất khí. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng hết với $150$ ml dd $Ba(OH)_2$ $1M$, sau phản ứng thu được $19,7$ gam kết tủa. Giá trị $m$ là ?




#570352 Tìm Min F=$\sum \frac{x^{4}}{(x^...

Posted by nguyenhongsonk612 on 07-07-2015 - 13:37 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số thực dương x, y, z thỏa mãn: x+y+z=1

Tìm Min của F = $\frac{x^{4}}{(x^{2}+y^{2})(x+y)}+\frac{y^{4}}{(y^{2}+z^{2})(y+z)}+\frac{z^{4}}{(z^{2}+x^{2})(z+x)}$

Lời giải

Xuất phát từ đẳng thức $x-y+y-z+z-x=0$

                                     $\Leftrightarrow F=\frac{y^4}{(x^2+y^2)(x+y)}+\frac{z^4}{(y^2+z^2)(y+z)}+\frac{x^4}{(z^2+x^2)(z+x)}$

$\Rightarrow 2F=\sum \frac{x^4+y^4}{(x^2+y^2)(x+y)}\geq \sum \frac{(x^2+y^2)^2}{2(x^2+y^2)(x+y)}=\frac{x^2+y^2}{2(x+y)}\geq \sum \frac{(x+y)^2}{4(x+y)}= \sum \frac{x+y}{4}=\frac{x+y+z}{2}=\frac{1}{2}$

$\Rightarrow F\geq \frac{1}{4}$

$\min F=\frac{1}{4}\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{3}$




#570411 $\left\{\begin{matrix}2x+1=y^3+y^2+y &...

Posted by nguyenhongsonk612 on 07-07-2015 - 20:49 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}2x+1=y^3+y^2+y & & \\ 2y+1=z^3+z^2+z & & \\ 2z+1=x^3+x^2+x & & \end{matrix}\right.$

Lời giải

Có một cách giải khác cũng khá hay

Đặt $f(t)=t^3+t^2+t$ với $t\in \mathbb{R}$

Với $t_1 \neq t_2$ ta có

$\frac{f(t_1)-f(t_2)}{t_1-t_2}=t_1^2+t_2^2+t_1t_2+t_1+t_2+1$

$=(t_1+t_2)^2+(t_1+t_2)-t_1t_2+1\geq (t_1+t_2)^2+(t_1+t_2)-\frac{(t_1+t_2)^2}{4}+1=\frac{3}{4}(t_1+t_2)^2+(t_1+t_2)+1> 0$

$\Rightarrow f(t)$ đồng biến trên $\mathbb{R}$

Hệ pt trở thành $\left\{\begin{matrix} 2x+1=f(y) & & \\ 2y+1=f(z) & & \\ 2z+1=f(x) & & \end{matrix}\right.$

Do vai trò của $x,y,z$ là như nhau nên không mất tính tổng quát

Giả sử $x=\max \begin{Bmatrix} x;y;z \end{Bmatrix}$

$\Rightarrow f(x)\geq f(y)\Leftrightarrow z\geq x\Rightarrow z=x$

Khi $z=x$ thì $f(z)=f(x)$ mà $f(x)\geq f(y)$

$\Rightarrow f(z)\geq f(y)\Leftrightarrow y\geq x\Rightarrow x=y$

Vậy ta có $x=y=z$




#570676 \left\{\begin{matrix} x^{2}+x-1=y(1)...

Posted by nguyenhongsonk612 on 09-07-2015 - 08:21 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+x-1=y(1) & & \\ y^{2}+y-1=z(2) & & \\ z^{2}+z-1=x(3) & & \end{matrix}\right.$

Lời giải

Hệ pt $\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^2+x=y+1 & & \\ y^2+y=z+1 & & \\ z^2+z=x+1 & & \end{matrix}\right.$

Đặt $f(t)=t+1$. Dễ thấy $f(t)$ đồng biến

Hệ trở thành $\left\{\begin{matrix} x^2+x=f(y) & & \\ y^2+y=f(z) & & \\ z^2+z=f(x) & & \end{matrix}\right.$

Đến đây làm tiếp như ở đây 




#571412 $Max P=\frac{19b^3-a^3}{5b^2+ab}+\frac...

Posted by nguyenhongsonk612 on 11-07-2015 - 15:26 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0; a+b+c=1$. Tìm max của $P=\frac{19b^3-a^3}{5b^2+ab}+\frac{19c^3-b^3}{5c^2+bv}+\frac{19a^3-c^3}{5a^2+ca}$

 

Ý tưởng là xét $\frac{19b^3-a^3}{5b^2+ab}$\leq$ ma+nb$. Các bạn có thể chia sẻ cho mình cách nhanh nhất để tìm $m,n$ không ?

Ý tưởng của mình như này bạn ạ!

Xét đánh giá $\frac{19b^3-a^3}{5b^2+ab}\leq ma+nb$ $(*)$ 

Dựa vào điều kiện dấu bằng xảy ra ta có thể suy ra $m+n=3$

$(*)\Leftrightarrow \frac{19b^3-a^3}{5b^2+ab}\leq ma+(3-m)b\Leftrightarrow a^3+ma^2b+(4m+3)ab^2-(5m+4)b^3\geq 0$

$\Leftrightarrow t^3+mt^2+(4m+3)t-(5m+4)\geq 0$ (với $t=\frac{a}{b}$)

$\Leftrightarrow (t-1)\begin{bmatrix} t^2+(m+1)t+5m+4 \end{bmatrix}\geq$

Để cho BĐT đúng thì đa thức trong ngoặc vuông phải có nghiệm $t=1$

Khi đó ta có $1+(m+1)+(5m+4)=0\Leftrightarrow m=-1\Rightarrow n=4$




#572673 IMO 2015: Việt Nam xếp thứ 5 toàn đoàn với 2 Vàng, 3 Bạc, 1 Đồng

Posted by nguyenhongsonk612 on 15-07-2015 - 11:05 in Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Qua đây em thấy sao Mỹ giỏi thế? $5$ HCV. Nhưng cũng phải nói các anh, các chị đã cố gắng hết sức mình rồi. Em chúc mừng các anh, chị ạ :)




#574034 Cho $a,b,c>0$. Chứng minh $\sqrt[3]{4(a^3+b^3)...

Posted by nguyenhongsonk612 on 19-07-2015 - 14:58 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$. Chứng minh

a) $\sqrt[3]{4(a^3+b^3)}+\sqrt[3]{4(b^3+c^3)}+\sqrt[3]{4(c^3+a^3)}\geq 2(a+b+c)$

b) $\frac{5b^2-a^3}{ab+3b^2}+\frac{5c^2-b^3}{cb+3c^2}+\frac{5a^2-c^3}{ac+3a^2}\leq a+b+c$

Có thể làm câu $a$ bằng cách áp dụng mỗi BĐT này $x^3+y^3\geq xy(x+y)$ với $x,y\geq 0$

Ta có

$VT=\sum \sqrt[3]{a^3+b^3+3(a^3+b^3)}\geq \sum \sqrt[3]{a^3+b^3+3ab(a+b)}=\sum \sqrt[3]{(a+b)^3}=2(a+b+c)$




#576960 Tìm Min: $P=\frac{1}{a}+\frac{2}...

Posted by nguyenhongsonk612 on 31-07-2015 - 06:08 in Bất đẳng thức và cực trị

 

3) Cho a,b,c là độ dài ba cạnh tam giác. Chứng minh rằng:

$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{3}{2}+\frac{1}{2}\left ( \frac{a}{c}+\frac{c}{b}+\frac{b}{a} \right )$

 

 

Xem ở đây

http://diendantoanho...eq-sum-fracba3/




#577857 GBPT $\sqrt{\frac{x^2+x+1}{x+4}}...

Posted by nguyenhongsonk612 on 02-08-2015 - 17:01 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải bất phương trình sau:

                                         $\sqrt{\frac{x^2+x+1}{x+4}}+\frac{x^2}{2}\leq \frac{1}{\sqrt{x^2+1}}$




#580609 $2\sqrt{\dfrac{x^2+x+1}{x+4}}+x^...

Posted by nguyenhongsonk612 on 11-08-2015 - 13:34 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Cho x thuộc R,giải bpt sau:

$2\sqrt{\dfrac{x^2+x+1}{x+4}}+x^2-4 \leq \dfrac{2}{\sqrt{x^2+1}}$

Lời giải:

Đkxđ: $x>-4$

BPT $\Leftrightarrow 2\begin{pmatrix} \sqrt{\frac{x^2+x+1}{x+4}}-1 \end{pmatrix}+1-\frac{2}{\sqrt{x^2+1}}+x^2-3\leq 0$

        $\Leftrightarrow \frac{2\begin{pmatrix} \sqrt{x^2+x+1}-\sqrt{x+4} \end{pmatrix}}{\sqrt{x+4}}+\frac{\sqrt{x^2+1}-2}{\sqrt{x^2+1}}+x^2-3\leq 0$

        $\Leftrightarrow \frac{2(x^2-3)}{\sqrt{x+4}\begin{pmatrix} \sqrt{x^2+x+1}+\sqrt{x+4} \end{pmatrix}}+\frac{x^2-3}{\sqrt{x^2+1}\begin{pmatrix} \sqrt{x^2+1}+2 \end{pmatrix}}+(x^2-3)\leq 0$

        $\Leftrightarrow x^2\leq 3\Leftrightarrow -\sqrt{3}\leq x\leq \sqrt{3}$

Kết hợp với điều kiện $\Rightarrow -\sqrt{3}\leq x\leq \sqrt{3}$

Kết luận: Vậy BPT có tập nghiệm $S=\begin{bmatrix} -\sqrt{3};\sqrt{3} \end{bmatrix}$ 




#580611 GBPT $\sqrt{\frac{x^2+x+1}{x+4}}...

Posted by nguyenhongsonk612 on 11-08-2015 - 13:38 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Đề bài sai, bài đúng ở đây




#581231 Tính hiệu điện thế nhỏ nhất

Posted by nguyenhongsonk612 on 13-08-2015 - 09:22 in Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Một electron bay vào chính giữa hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu đặt song song, vận tốc của electron $v_0=10^8$ m/s có phương song song với hai bản. Xác định hiệu điện thế nhỏ nhất giữa hai bản để electron không ra khỏi được hai bản trên. Cho biết chiều dài của mỗi bản là $l=10$cm, khoảng cách giữa hai bản là $d=1$cm. Bỏ qua tác dụng của trọng lực




#581980 Chứng minh $\frac{1}{2a+1}+\frac{1...

Posted by nguyenhongsonk612 on 15-08-2015 - 10:30 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a, b, c là các số dương thỏa mãn abc=1. Chứng minh $\frac{1}{2a+1}+\frac{1}{2b+1}+\frac{1}{2c+1}\geq 1$ .

Giải

Vì $abc=1$ nên ta đổi biến $(a;b;c)\rightarrow \begin{pmatrix} \frac{x}{y};\frac{y}{z};\frac{z}{x} \end{pmatrix}$

BĐT $\Leftrightarrow \sum \frac{y}{2x+y}\geq 1$

Áp dụng BĐT Cauchy Schwarz ta có

$VT=\sum \frac{y^2}{2xy+y^2}\geq \frac{(x+y+z)^2}{x^2+y^2+z^2+2xy+2yz+2zx}=\frac{(x+y+z)^2}{(x+y+z)^2}=1$

Vậy ta có đpcm
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $x=y=z$ hay $a=b=c=1$




#582001 $x + 3\sqrt{1-x^2} = 3\sqrt{x+1} + \s...

Posted by nguyenhongsonk612 on 15-08-2015 - 11:10 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình a) $ \sqrt{2x^2 + x + 6} + \sqrt{x^2 + x + 3} = 2(x+\dfrac{3}{x})$

b) $x + 3\sqrt{1-x^2} = 3\sqrt{x+1} + \sqrt{1-x}$

Giải

$a)$ Điều kiện: $x>0$

Ta có $\sqrt{2x^2+x+6}-\sqrt{x^2+x+3}=\frac{x^2+3}{\sqrt{2x^2+x+6}+\sqrt{x^2+x+3}}=\frac{x^2+3}{\frac{2(x^2+3)}{x}}=\frac{x}{2}$

Theo pt: $\sqrt{2x^2+x+6}+\sqrt{x^2+x+3}=\frac{2(x^2+3)}{x}$

$\Rightarrow 2\sqrt{x^2+x+3}=\frac{3x^2+12}{2x}\Rightarrow (x-2)(7x^3+30x^2+36x+72)=0\Leftrightarrow x=2$ (do $x>0$)

Thử lại ta thấy thỏa mãn

Vậy pt có tập nghiệm $S=\begin{Bmatrix} 2 \end{Bmatrix}$




#583981 $2\sqrt{7x^3-11x^2+25x-12} = x^2 + 6x - 1$

Posted by nguyenhongsonk612 on 22-08-2015 - 14:24 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình

Câu 1: $2\sqrt{7x^3-11x^2+25x-12} = x^2 + 6x - 1$

 

Cách giải khác

Đk: $x\geq \frac{4}{7}$

$PT\Leftrightarrow 2\sqrt{(7x-4)(x^2-x+3)}=(x^2-x+3)+(7x-4)$

      $\Leftrightarrow \begin{pmatrix} \sqrt{x^2-x+3}-\sqrt{7x-4} \end{pmatrix}^2=0$

Đến đây thì ai chả làm được 




#586822 Giải hpt $\left\{\begin{matrix} x^3-3x^2-3...

Posted by nguyenhongsonk612 on 02-09-2015 - 16:47 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải các hệ phương trình sau

$1) \left\{\begin{matrix} x^3-3x^2-3y^2+3x+4y=1 & & \\ y^3-3xy-x-6=6y^2-12y+1 & & \end{matrix}\right.$

$2) \left\{\begin{matrix} x(x^2-2xy+1)=(2y-x+2)y & & \\ \sqrt[3]{2(x+y+2)}=(2y+5)\sqrt{2y+1}+1& & \end{matrix}\right.$




#586886 Giải hpt $\left\{\begin{matrix} x^3-3x^2-3...

Posted by nguyenhongsonk612 on 02-09-2015 - 21:05 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$pt 1\Leftrightarrow (x-2y)(x^2+y+1)=0$

$\rightarrow ..$ (Phải off)

Thử dùng UCT xem bạn.!

Bài $2$ tớ đã phân tích thành nhân tử PT $(1)$ rồi nhưng khi thế vào giải pt $(2)$ thì chưa làm được

Bài $1$ tớ không biết pp UCT, cậu rảnh thì trình bày rõ ràng giúp tớ nhé! 




#586932 Giải hpt $\left\{\begin{matrix} x^3-3x^2-3...

Posted by nguyenhongsonk612 on 02-09-2015 - 23:57 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$pt 1\Leftrightarrow (x-2y)(x^2+y+1)=0$

TH1: $x=2y$, ta có pt: $\sqrt[3]{3x+4}-(x+5)\sqrt{x+1}-1=0

Ta có: $\sqrt[3]{3x+4}=(x+2)^3-(x+4)(x+1)^2 \le (x+2)^3$

$\Rightarrow VT \le x+1-(x+5)\sqrt{x+1}\ge 0$

Dấu bằng khi $x=-1$

TH2: $x^2+y+1=0 \rightarrow 2x^2+2y+2=0$ vô lí do  đk.

Trên đây là sự hướng dẫn của anh Bùi Thế Việt:icon6:

Thử dùng UCT xem bạn.!

Mình không có ý kiến gì về lời giải trên, cách tách thể hiện sự khéo léo khá cao

Có thể chỉ cần dùng BĐT $AM-GM$ như thế này cũng được $\sqrt[3]{3x+4}\leq \frac{3x+4+1+1}{3}=x+2$




#589309 Đăng ký tham gia dự thi VMEO IV

Posted by nguyenhongsonk612 on 16-09-2015 - 17:38 in Thông báo chung

Họ tên: Nguyễn Hồng Sơn

Nick trong diễn đàn (nếu có): nguyenhongsonk612

Năm sinh: 1999

Hòm thư: [email protected]

Dự thi cấp: THPT