Đến nội dung

ineX nội dung

Có 344 mục bởi ineX (Tìm giới hạn từ 24-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#622951 Về bất đẳng thức trên đoạn

Đã gửi bởi ineX on 27-03-2016 - 15:51 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mọi người Cho mình hỏi khi giả thiết cho các biến trên đoạn thì xử lí như thế nào ? chẳng hạn như cho a,b,c trên đoạn [1,3] thì khai thác như thế nào vậy ?

Gặp những bài như này, theo mình dùng ép biên là hiệu quả nhất. Còn một số cách sử dụng đạp hàm nhưng là cảu THPT nên mình không biết.

Ví dụ: nếu có điều kiện như vậy thì ta thường xét các đại lượng: $(x-1)(x-3)\leq 0$ hay $(x-3)^{2}(x-3)\geq 0$ hoặc $\left ( x-1 \right )^{3}(x-3)\leq 0$ tùy theo điều kiện đề bài!  :D




#607877 VMO 2016: Cập nhật tình hình làm bài của các đội

Đã gửi bởi ineX on 08-01-2016 - 09:40 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Cho mình hỏi bạn Phạm Nam Khánh đã được đi thi quốc gia rồi cơ à./

Theo mình biết thì đâu tuyển lớp 10./

Vẫn có người sinh năm 2000 mà đi thi đó thôi

Huỳnh Bách Khoa: dogsteven

viet nam in my heart: Chuyên Vĩnh Phúc./

không biết mình ở hà Nội, không biết hai bạn kia có được đi không




#607708 VMO 2016: Cập nhật tình hình làm bài của các đội

Đã gửi bởi ineX on 07-01-2016 - 10:28 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

Được gần hết còn nửa bài cuối thì phải

nhưng mà đề cũng nhẹ, ngoài 2b 4b




#607873 VMO 2016: Cập nhật tình hình làm bài của các đội

Đã gửi bởi ineX on 08-01-2016 - 09:25 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

vẫn chưa đến thời đại của 2000 ( trừ PNK )




#607454 VMO 2016: Cập nhật tình hình làm bài của các đội

Đã gửi bởi ineX on 05-01-2016 - 22:59 trong Thi HSG Quốc gia và Quốc tế

đội Hà Nội năm nay có Nam Khánh siêu quá 




#637949 VMF's Marathon Bất Đẳng Thức Olympic

Đã gửi bởi ineX on 04-06-2016 - 01:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Vì không thấy ai đăng tiếp, mình xin góp một bài, xin lấy tiêu đề là bài toán 24, nếu các bạn không đồng ý thì có thể bỏ bài toán này!

 

Bài toán 24: (Nguồn: Juliel)

Cho các số thực dương a,b,c. Chứng minh:

aaa.PNG

 




#651099 Tuyển tập một số bài toán hình học không gian trong kì thi học sinh giỏi tỉnh...

Đã gửi bởi ineX on 24-08-2016 - 18:02 trong Hình học không gian

TUYỂN TẬP MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN TRONG KÌ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH, THÀNH PHỐ

(Phần I)

 

 

Đây là topic tổng hợp một số bài hình học không gian trong các kì thi học sinh giỏi tỉnh, thành phố vòng 1. Mong các bạn tham gia giải bài để xây dựng topic.

 

 

 

Bài 1: Cho hình tứ diện ABCD có ba mặt (ABC),(ACD),(ADB) vuông tại A. M là một điểm trong tam giác BCD. Gọi $\alpha,\beta,\gamma$ lần lượt là góc giữa AM và các mặt phẳng (ABC),(ACD),(ADB). Chứng minh rằng: $sin^{2}\alpha+sin^{2}\beta+sin^{2}\gamma =1$

 

Bài 2: Cho tứ diện ABC$ có AB,AC,AD vuông góc với nhau đôi một. Chứng minh rằng: Nếu mặt phẳng (BCD) hợp với các mặt phẳng (ABC,(ABD),(ACD) các góc lần lượt là $\alpha,\beta,\gamma$ thì ta có $cos^{2}\alpha+cos^{2}\beta+cos^{2}\gamma =1$

 

Bài 3: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có ABCD là hình vuông cạnh $a$. $AA'=2a$. E,F lần lượt là trung điểm B'C',C'D'. Tình diện tích thiết diện tạo thành do mặt (AEF) cắt hộp đã cho.

 

Bài 4: Cho hình bình hành ABCD có khoảng cách từ A dến BD là $h$. Trên tia $Ax,Cy$ cùng vuông góc với ABCD và cùng chiều, ta lần lượt lấy hai điểm $M,N$. Đặt $x=AM,y=CN$. Chứng minh rằng: Điều kiện Cần và Đủ để hai mặt (BDM),(BDN) vuông góc là $xy=h^{2}$.

 

Bài 5:Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' đáy là tam giác cân tại A. Góc giữa hai đường AA',BC' là $30$ và khoảng cách giữa chúng là $a$. Góc giữa hai mặt chứa hai mặt bên AA' là $60$. Tính thể tích khối $ABC.A'B'C'$.

 

Bài 6: Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C'. Tam giác ABC' có diện tích là $Q\sqrt{3}$ và hợp với mặt đáy một góc $\alpha \in \left ( 0,\frac{\prod  }{2} \right)$.

a, Tính $V_{ABC.A'B'C'}$ theo $Q,\alpha$.

b, Cho $Q=const$, $\alpha$ thay đổi. Tính $\alpha$ để V max.

 

Bài 7: Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C'. Mặt (A'BC) cách A một khoảng bằng $\frac{a\sqrt{3}}{4}$ và hợp BC' một góc $\alpha$ biết $sin\alpha=\frac{\sqrt15}{10}$. Tính thể tích lăng trụ trên.

 

Bài 8: Cho tứ diện ABCD và IJ là đoạn vuông góc chung của AB,CD (I trên AB, J trên CD. $\alpha$ là góc của AB,CD. Chứng minh: thể tích tứ diện ABCD là $\frac{1}{6}AB.CD.IJ.sin\alpha$.

 

Bài 9:  Cho tứ diện ABCD. Tìm M trong không gian để $MA^{2}+MB^{2}+MC^{2}+MD^{2}$ đạt min.

 

Bài 10. Trên đáy ABC của tứ diện OABC lấy điểm M. Các đường song song với các cạnh OA,OB,OC đi qua M, cắt mặt (OBC),(OCA),(OAB) lần lượt tại A',B',C'. Chứng minh rằng: $$\frac{MA'}{OA}+\frac{MB'}{OB}+\frac{MC'}{OC}=1$$

 

Bài 11: Cho M là một điểm nằm trong tứ diện ABCD. Các đường MA,MB,MC,MD cắt các mặt đối diện tại A',B',C',D'. Chứng minh rằng: $$\frac{MA'}{AA'}+\frac{MB'}{BB'}+\frac{MC'}{CC'}=1$$

 

Bài 12: Cho tứ diện ABCD đáy là tam giác BCD cân ở D, $BC=a$ và góc $BDC=2\alpha$. Biết các cạnh bên nghiêng đều với đáy  một góc $\beta$. Chân đường cao H vẽ từ đỉnh A xuống (BCD) thuộc miền trong tam giác BCD. Tính thể tích của tứ diện theo $a,\alpha,\beta$.

 

Bài 13: Cho góc tam diện Oxyz và điểm M cố định trong góc đó. Mặt (P) lưu động qua M cắt Ox tại A, Oy tại B, Oz tại C. Tìm vị trí của (P) để diện tích tứ diện OABC nhỏ nhất.

 

Bài 14: Cho chóp S.ABC có $SA=x,BC=y$, các cạnh còn lại bằng 1. Tính thể tích chóp theo $x,y$.

 

Bài 15: Cho tứ diện ABCD có $AD=BC=a$, $AC=BD=b$, $AB=CD=c$. Tính thể tích tứ diện theo $x,y$.




#628633 Tuyển tập các đề thi thử đại học năm 2016

Đã gửi bởi ineX on 20-04-2016 - 23:16 trong Thi TS ĐH

Em xin tặng mọi người cái hình bài $8$ (Mặc dù không đẹp)

attachicon.gifgeogebra-export.pn

 

lời giải:  $\widehat{HAD}=\widehat{DAM}$

Qua H dựng đường vuông góc với AD cắt M tại E, AD tại F nên E đối xứng H qua AD

Có phương trình đường $HK:7x+y-40=0$ và tọa độ $E( \frac{27}{5}; \frac{1}{5})$.

Phương trình $EK:2x+11y-35=0$, $A(1;3)$

Phương trình BC qua $H(5;5)$ nhận vector $AH(4;2)$ là VTPT nên $BC:2x+y-15=0$

có $M( \frac{13}{2}; 2)$ nên pt đường tròn ngoại tiếp ABC là $(x- \frac{13}{2})^{2}+(y-2)^{2}= \frac{125}{2}$ do đó thu được $B(4:7)$, $C(9;-3)$

Vậy: $A(1;3)$ ; $C(9;-3)$ ;  $B(4:7)$.




#628625 Tuyển tập các đề thi thử đại học năm 2016

Đã gửi bởi ineX on 20-04-2016 - 22:56 trong Thi TS ĐH

câu 9: $(1)\Leftrightarrow \frac{x^{2}+x^{2}y^{2}-1-x^{2}}{\sqrt{x^{2}(1+y^{2})}+\sqrt{1+x^{2}}}+xy-1=0\Leftrightarrow (xy-1)\left ( \frac{xy+1}{\sqrt{x^{2}(1+y^{2})}+\sqrt{1+x^{2}}} \right )=0$ dó đó $xy=1$

thế vào pt $(2)$ được: $5\sqrt{3x-2}-(3x+2)+5\sqrt{x+3}-(x+9)=4x^{2}-28x+24\Leftrightarrow (x^{2}-7x-6)\left ( 4-\frac{1}{5\sqrt{x+3}+(x+9)} +\frac{9}{5\sqrt{3x-2}+3x+2}\right )=0$

mà $x \geq \frac{2}{3}$ nên hpt có no $(1;1);(6; \frac{1}{6})$




#623506 Tuyển tập các đề thi thử đại học năm 2016

Đã gửi bởi ineX on 29-03-2016 - 21:30 trong Thi TS ĐH

Hướng cho câu 7: (lời giải Oxy khá dài nên không tiện trình bày)

Gọi tọa độ điểm D theo phương trình đường $d=x+2y-18=0$. Khí đó cho $\overrightarrow{DH}.\overrightarrow{DK}=0$ để tìm tọa độ điểm D.

Tiếp tục viết phương trình đường thẳng DC và DA, cho đường thẳng EH giao DC ra tọa độ điểm C và tươn tự ra tọa độ điểm A. 

Điểm B còn lại dễ dàng rồi 

:D

P/s: ý tưởng các câu khá cũ trừ câu 10 




#645568 TRƯỜNG HÈ TOÁN HỌC MIỀN BẮC 2016

Đã gửi bởi ineX on 19-07-2016 - 18:25 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

TRƯỜNG HÈ TOÁN HỌC MIỀN BẮC 2016

Nguồn: Thầy Trần Mạnh Sang- THPT Chuyên Lê Hồng Phong

 

Bài 1: 

Cho 2016 tập hợp, mỗi tập có 45 phần tử, hai tập bất kì có đúng một phần tử chung. Chứng minh rằng tồn tại 1 phần tử thuộc tất cả các tập.

 

Bài 2:

Cho tập $X$ hữu hạn phần tử. Các tập $A_{1},A_{2},...A_{50}$ là các tập con của $X$, mỗi tập có nhiều hơn một nửa số phần tử của $X$

Chứng minh: 

a, Tồn tại phần tử $a$ thuộc ít nhất 26 tập con đã cho.

b, Tồn tại $A\subset X$ thỏa mãn $\left | A \right |\leq 5$ mà $A\cap A_{i}\neq \oslash (i=\overline{1,50})$

 

Bài 3: Có bao nhiêu số nguyên dương không vượt quá 2016 thỏa mãn số đó chia hết cho 3 hoặc 4 nhưng không chia hết cho 5.

 

Bài 4: Cho S= \left \{ 1,2,...,2014 \right \} 

Cần phải bỏ đi ít nhất bao nhiêu phần tử của $S$ để tập còn lại thỏa mãn không phần tử nào bằng tích hai phần tử khác.

 

Bài 5: Tìm tất cả các tập hữu hạn $A\subset \mathbb{N}$  và $B\subset \mathbb{N}$ thỏa mãn $A\subset \mathbb{B}$ và $\sum x_{b}=\sum x_{a}^{2}$

 

Bài 6: Cho tập $S$ thỏa mãn 

+> Mỗi phần tử của $S$ là một dãy có 15 kí tự, chỉ sử dụng $a,b$

+> Hai phần tử trong $S$ được gọi là khác nhau nếu chúng khác nhau ở ít nhất ba phần tử 

CMR: $\left |S  \right |\leq 2^{11}$

 

Bài 7: Cho tập $S$ có 2008 phần tử và $S_{1},S_{2},...S_{50}$ là tập con của $S$ thỏa mãn

+> $\left | S_{1} \right |=100 (i=\overline{1,50})$

+> $S_{1}\cup S_{2}\cup ....\cup S_{i}=S$

CMR: tập $S_{i}, S_{j}$ $i$ khác $j$ thỏa $\left | S_{1}\cap S_{j} \right |\leq 3$

 

Bài 8: Cho $n,k\in N$ và $S=\left \{ 1,2,...,n \right \}$ 

$A_{1},A_{2},.....A_{k}$ là các tập con của $S$ thỏa:

+> $\left | A_{i} \right |\geq \frac{n}{2}\left ( i=\overline{1,k} \right )$

+> $\left | A_{i}\cap A_{j} \right |\leq \frac{n}{4}(i\neq j)$

CMR: $\left | A_{1}\cup A_{2}....\cup A_{k} \right |\geq \frac{k}{k+1}$

 

Bài 9: Cho số tự nhiên dương $n$ nhỏ hơn $2014$ 

Tập $A=\left \{ a_{1},a_{2},...,a_{n} \right \}$ là tập con của $S= \left \{ 1,2,3,...,2014 \right \}$ thỏa nếu $a_{i}\neq a_{j}\leq 2014(i\leq i\leq j\leq n)$ thì $a_{i}+a_{j}\in A$

Chứng minh: $\frac{a_{1}+a_{2}+.....+a^{n}}{n}\geq \frac{2015}{2}$

 

Bài 10: Cho $S$ có 2016 phần tử. Tìm số bộ sắp thứ tự $(S_{1},S_{2},....,S_{n})$ với $S_{i}$ là tập con của $S$ thỏa $S_{1}\cap S_{2}\cap S_{3}\cap ....S_{2015}\neq \oslash $

 

Bài 11: Cho $S$ là tập các số nguyên dương nhỏ hơn $15$ thỏa không có hai tập con rời nhau của $S$ có tổng các phần tử bằng nhau. 

a, Chứng minh: số phần tử của $S$ không quá 5

b, Tìm tổng lớn nhất của số các phần tử của $S$

 

Bài 12: Cho $S\subset A= \left \{ 1,2,3,...n \right \}$n với $n$ nguyên dương. Tạo ra tập mới theo các luật sau: 

+> Nếu $1\notin S$ thì thêm $1$ vào $S$

+> Nếu $n\in S$ thì bỏ $n$

+> Với $1\leq t< n,t\in S,t+1\notin S$ thì bỏ $t$ thêm $t+1$

Ta bắt đầu từ tập rỗng.

Chứng minh $n= 2^{m}=1$ với m nguyên dương.

 

Bài 13: Cho các số nguyên dương $m,n$ không nhỏ hơn 2 thảo $S$ là tập có $n$ phần tử. $A_{1},A_{2},...,A_{m}$ là các tập con của $S$ mà mỗi tập có ít nhất 2 phần tử và thỏa mãn nếu $A_{i}\cap A_{j}\neq \oslash$, $A_{i}\cap A_{k}\neq \oslash$, $A_{j}\cap A_{k}\neq \oslash$ thì $A_{i}\cap A_{j}\cap A_{k}\neq \oslash$

Chứng minh: $m\leq 2^{n-1}-1$

 

Bài 14: Có tồn tại hay không một tập có 2010 số nguyên dương thỏa mãn nếu bỏ bất kỳ một phần tử nào của tập này thì tập còn lại có thể chia thành hai tập mà tổng các phần tử trong mỗi tập này bằng nhau?

 

P/s: Chuyên đề này được thầy hoàn thành trong 6 giờ làm việc, và đây là những bài đã giải quyết xong trên lớp, mình gõ lên để cho các bạn không có điều kiện tham gia trường hè giải thử. Các bài tập ở đây về độ khó khá đa dạng, từ khá dễ đến khó, được thầy sưu tầm lại, minh đã xin phép thầy để đăng lên đây.

Mong các bạn ở trường hè các miền khác có thể chia sẻ các bài tập của các bạn để có thể trao đổi!

Mong các bạn tham gia giải quyết hết các bài tập trên.




#627992 Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho $\Delta ABC$ có trọng tâm G...

Đã gửi bởi ineX on 18-04-2016 - 19:25 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Lời giải vắn tắt:

Gọi IM giao AB ở Q và IN giao AC ở Q.

Có: $\overrightarrow{MN}=(4;0)$

Ta có PQ là đường trung bình của tam giác ABC nên BC song song với MN.

Đường BC đi qua $K(2;-10$ nhận vector $\overrightarrow{MN}=(4;0)$ làm vector chỉ phương, do đó ta viết được phương trình đường BC.

Gọi $I(a,b)$ từ đó tính được $P(\frac{a}{2};\frac{b+1}{2})$ và $Q(\frac{a+4}{2};\frac{b+1}{2}$. Tính được tọa độ của B và C theo tham số a, b mà ta đã biết phương trình đường BC nên từ đó tìm được tọa độ B và C. 

Từ tọa độ B và C, ta tìm được tọa độ của A và của I, từ đó viết phương trình $(C)$




#664405 Topic yêu cầu tài liệu THPT

Đã gửi bởi ineX on 11-12-2016 - 20:34 trong Tài liệu tham khảo khác

ai có tài liệu về phương pháp truy hồi trong tổ hợp cho em xin ạ




#674049 Topic yêu cầu tài liệu THCS

Đã gửi bởi ineX on 12-03-2017 - 13:40 trong Tài liệu - Đề thi

Ai có tài liệu về đa thức và đại số tổ hợp cho em xin với

:D :D :D :D :D :D :D :D  :D  :D  :D  :D  :D  :D  :D

đại số tổ hợp tớ có mấy cái này




#617806 Topic yêu cầu tài liệu Olympic

Đã gửi bởi ineX on 01-03-2016 - 10:51 trong Tài nguyên Olympic toán

ai có tài liệu về bổ đề ERIQ không ạ




#613524 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 07-02-2016 - 16:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

đóng góp một bài hệ!

Hình gửi kèm

  • hệ 24.jpg



#617626 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 29-02-2016 - 16:54 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

Bài 291: $\begin{cases} & 2x^{3}+3x^{2}-18=y^{3}+y \\ & 2y^{3}+3y^{2}-18=z^{3}+z\\ & 2z^{3}+3z^{2}-18=x^{3}+x \end{cases}$

 

Chém bài này:

Giả sử x>z lấy phương trình (3) trừ phương trình (2) ta được:

$\left ( z-y \right )\left ( 2z^{2}+2y^{2}+2yz+3y+3z \right )= \left ( x-z \right )\left ( x^{2}+z^{2}+xz+1 \right )$

Rõ ràng vế phải dương nên vế trái dương, do đó dẫn tới z>y.

Làm tương tự ta lại có y>x Mẫu thuẫn.

Do vậy ba biến x=y=z

Ta có phương trình:

$x^{3}+3x^{2}-x-18=0$

Phương trình có nghiệm là 2, có thể giải dễ dàng!




#608722 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 12-01-2016 - 22:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 11: Giải PT: $(3x+1)\sqrt{2x^{2}-1}=5x^{2}+\frac{3}{2}x-3$

Bài 12: Giải PT: $2\sqrt{2x-5}=27x^{2}-144x+191$

Bài 13: Giải HPT: $\begin{cases}& \sqrt{12-2x^{2}}= 4+y\\ & \sqrt{1-2y-y^{2}}=5-2x \end{cases}$

Bài 14: Giải PT: $(x-1)(2\sqrt{x-1}+3\sqrt[3]{x+6})=x+6$

bài 12 có một phương pháp có thể hữu dụng là đặt $3\sqrt{2x-5} là a. khí đó đưa vế phải về dạng alpha a^4 + beta a^3 + gama a^2 + omega a sau đó khai triển và hệ số bất định!




#627751 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 17-04-2016 - 15:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 393: $\begin{cases} & (x+2)\sqrt{x-2}+x=y^{3}+y^{2}+4y+2 \\ & y+2\sqrt{5y^{2}+11}=x^{3}-3x-9 \end{cases}$

 

điều kiện: $x\geq2$

đưa phương trình 1 về dạng $(x-2)\sqrt{x-2}+4\sqrt{x-2}+(x-2)+2=y^{3}+y^{2}+4y+2$

xét hàm: $f(t)=t^{3}+t^{2}+4t+2$ 

Có: $f'(t)=2t^{2}+t+4>0$ nên hàm đồng biến trên R

từ đó thu được $\sqrt{x-2}=y$

đến đây thì hơi khó :(




#617554 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 28-02-2016 - 22:14 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Lời giải cho 277

Hình gửi kèm

  • 12705645_1739364886295076_1995582080267809677_n.jpg
  • 12472554_1739364956295069_6891031872932463692_n.jpg



#611848 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 30-01-2016 - 22:25 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

lâu lâu không thấy hệ phương trình nhỉ

mình xin góp một bài này

mời các bạn

Hình gửi kèm

  • hệ 29.jpg



#614802 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 13-02-2016 - 23:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Mình thấy thi đại học đa phần những bài phương trình hệ phương trình sẽ rất lằng nhằng, đánh đố và hầu như chỉ có một, hai phương pháp giải quyết

Đóng góp một bài trong số đó

 

                  

Hình gửi kèm

  • 333333333333.JPG



#608720 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 12-01-2016 - 22:51 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Một vài bài khá hay mình sưu tầm mời các bác thử

 

 

Hình gửi kèm

  • hệ 8.jpg
  • hệ 10.jpg
  • 1.JPG



#617801 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 01-03-2016 - 10:07 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Sao $\left ( 2z^{2}+2y^{2}+2yz+3y+3z \right )$ dương mà suy ra $z>y$ nhỉ

trước hết giả sử các biến dương. rồi làm tương tự với các biến âm




#617804 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi ineX on 01-03-2016 - 10:24 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bạn ghi lại bài vào topic này được không? để nếu có bạn nào tổng hợp lại thì còn biết chứ