Đến nội dung

Kira Tatsuya nội dung

Có 289 mục bởi Kira Tatsuya (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#617190 $\frac{x^2+2x-8}{x^2-2x+3}=(x+1)(\sqrt...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 27-02-2016 - 14:43 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$\frac{x^2+2x-8}{x^2-2x+3}=(x+1)(\sqrt{x+2}-2)$

$\Leftrightarrow \frac{(x-2)(x+4)}{x^2-2x+3}=\frac{(x+1)(x-2)}{\sqrt{x+2}+2}$

Dễ thấy có nghiệm là $2$, nếu khác 2, chia cả 2 vế cho $x-2$, ta được :

$\frac{x+4}{x^2-2x+3}=\frac{x+1}{\sqrt{x+2}+2}\\\Leftrightarrow \left ( \left ( \sqrt{x+2} \right )^2+2 \right )\left ( \sqrt{x+2}+2 \right )=(x-1+2)\left ( \left ( x-1 \right ) ^2+2\right )$

suy ra $x-1=\sqrt{x+2}\Leftrightarrow x^2-3x-1=0\Leftrightarrow x=\frac{3\pm \sqrt{13}}{2}$

Đối chiếu điều kiện , ta được 2 nghiệm $\boxed{2;\frac{3+\sqrt{13}}{2}}$




#607898 Đề thi hsg toán 8 huyện Sơn Dương 2015-2016

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 08-01-2016 - 10:39 trong Tài liệu - Đề thi

Bài 4 :dbXjOJw.jpg

a) thì trực tâm

b) mình làm kiểu tứ giác nội tiếp @@, còn cách nào lớp 8 ko ạ , lâu quá quên hết r :3




#606458 Tìm số dư trong phép chia đa thức:$ P(x)= x^{161}+x^{37...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 01-01-2016 - 15:38 trong Đại số

Sao chỗ màu đỏ là có $2$ chữ $x$ ạ?

$5x$ thôi bạn, bạn ấy ghi nhầm




#611780 $(a+b+c)^{3}\geq a^{3}+b^{3}+c^{3}+24abc$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 30-01-2016 - 15:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

a)$8(a^{3}+b^{3}+c^{3})\geq (a+b)^{3}+(b+c)^{3}+(c+a)^{3} \\\Leftrightarrow 8(a^3+b^3+c^3)\geq2a^3+2b^3+2c^3+3ab(a+b)+3bc(b+c)+3ca(c+a)\\\Leftrightarrow 6(a^3+b^3+c^3)\geq3ab(a+b)+3bc(b+c)+3ca(c+a)$

mà $a^3+b^3\geq ab(a+b)$ làm tương tự rồi cộng vế với vế ,ta có đpcm

b) ta có :$\left ( a+b+c \right )^3=a^3+b^3+c^3+3(a+b)(b+c)(c+a)\geq a^3+b^3+c^3+3(2\sqrt{ab})(2\sqrt{bc})(2\sqrt{ca})\geq a^3+b^3+c^3+24abc$ (dpcm)




#608223 giải phương trình $|x-1|+|x+2|+|x-3|=14$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 09-01-2016 - 21:45 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

giúp tôi giải trình sau chi tiết trong cách trình bày  

$|x-1|+|x+2|+|x-3|=14$
 
$|2x-5|+|2x^2-7x+5|=0$

 

câu 1 : ở đây dùng bảng xét dấu nhưng mình không biết vẽ , đành nói cụ thể :3 

Với $x<-2$, khi đó $x-1<0;x+2<0;x-3<0$, suy ra $|x-1|=1-x,|x+2|=-x-2;|x-3|=3-x \\\Rightarrow 1-x+-x-2+3-x=14\Leftrightarrow x=-4 $(thỏa)

Với $-2\leq x \leq 1$, khi đó $x-1\leq 0; x+2\geq 0;x-3<0 $, suy ra $|x-1|=1-x;|x+2|=x+2;|x-3|=3-x \\\Rightarrow 1-x+x+2+3-x=14\Leftrightarrow x=-8 $

(loại)

,Tương tự như trên Với $1<x\leq 3$, khi đó $x-1>0;x+2>0;x-3\leq0$, suy ra $x-1+x+2+3-x=14 \Leftrightarrow x=9$

(loại).

Với $x>3 \Rightarrow x-1+x+2+x-3=14\Leftrightarrow x=\frac{16}{3}$.

Vậy phương trình có 2 nghiệm $x=-4;x=\frac{16}{3}$ (thỏa)

Câu 2: ý tưởng giống câu 1 , ta có :

$|2x-5|+|2x^2-7x+5|=0 \Leftrightarrow |2x-5|+|(2x-5)(x-1)|=0$

Với $x<1$, suy ra $2x-5<0 \Rightarrow |2x-5|=5-2x;|(2x-5)(x-1)|=(2x-5)(x-1)$ (do $x-1<0; 2x-5<0$ nên tích nó dương).

$\Rightarrow 5-2x+(2x-5)(x-1)=0 \Leftrightarrow (2x-5)(x-2)=0$ (loại do không có nghiệm thỏa).

Với $1\leq x \leq \frac{5}{2}$, suy ra $|2x-5|=5-2x;|(2x-5)(x-1)|=(x-1)(5-2x)$.

$\Rightarrow 5-2x+(x-1)(5-2x)=0 \Leftrightarrow x=\frac{5}{2}$, tương tự vói $x>\frac{5}{2}$. 

Kết luận, phương trình có 1 nghiệm $x=\frac{5}{2}$. 

Câu 2 cũng có thể làm do 2 trị tuyệt đối luôn $\geqslant 0$, nên dấu bằng khi và chỉ khi $|2x-5|=0 $ và $|2x^2-7x+5|=0$ hay $x=\frac{5}{2}$




#611441 $x+\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}=\frac{35}{12}$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 27-01-2016 - 22:32 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$x+\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}=\frac{35}{12}$

sửa latex cho bạn 




#601569 Giải hệ phương trình trên máy tính CASIO fx-570VN PLUS

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 04-12-2015 - 14:04 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

bài này nghiệm nguyên luôn thì sao gần đúng được nhỉ, ít nhất phải có nghiệm vô tỷ ...




#601727 Giải hệ phương trình trên máy tính CASIO fx-570VN PLUS

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 05-12-2015 - 15:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

nếu là bài toán casio thì đăng nhầm box rồi bạn, với lại pt này muốn nghiệm gần đúng thì rút thế rồi SHIFT SOLVE thôi còn không thì giải theo kiểu pt đối xứng loại 1

đây, bạn này nói chuẩn rồi :3




#611963 đề thi học sinh giỏi toán tỉnh bạc liêu năm 2015-2016

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 31-01-2016 - 16:23 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 TỈNH BẠC LIÊU NĂM HỌC 2015-2016

Môn : Toán

Câu 1:(4 điểm) 

         Tìm tất cả các cặp số nguyên $(x;y)$ là nghiệm của phương trình : $$x^2+2y^2+3xy-x-y+3=0$$

Câu 2:(4 điểm)

        Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn điều kiện sau :$$f\left ( x \right )+xf\left ( 1-x \right )=2x^2+2016$$

Câu 3:(4 điểm)

        Giải phương trình : $2x^2+x-2 =x^2\sqrt{x+2}$

Câu 4:(4 điểm)

       

         Cho các số $x,y,z$ thỏa mãn : $\left\{\begin{matrix} x^2+xy+y^2=3\\ y^2+yz+z^2=16 \end{matrix}\right.$

 

         Chứng minh rằng $xy+yz+zx\leq 8$

Câu 5:(4 điểm)

        Cho tam giác $ABC$ có 3 góc nhọn ; $BC=a, AC=b, AB=c$ và $M$ là một điểm thuộc miền trong tam giác $ABC$ sao cho các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $MAB, MBC, MCA$ có bán kính bằng nhau. Chứng minh:

$$\frac{1}{b^2+c^2-a^2} \overrightarrow{MA}+\frac{1}{c^2+a^2-b^2}\overrightarrow{MB}+\frac{1}{a^2+b^2-c^2}\overrightarrow{MC}=\vec 0$$

 

p/s: đề không khó ,có điều 2 câu cuối hơi lạ 




#612040 đề thi học sinh giỏi toán tỉnh bạc liêu năm 2015-2016

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 31-01-2016 - 22:10 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

câu 2 kết quả ra bao nhiêu vậy bạn ?

số dài lắm bạn, hiện tại mới có đề , chưa có kết quả nữa, bạn có thể đăng để mọi người tham khảo :3




#616697 Giải các phương trình : $a) 27 \cos^4x+8\sin x=12$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 24-02-2016 - 15:38 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải các phương trình :

$a) 27 \cos^4x+8\sin x=12\\b)\cos \frac{x}{2}-\cos x +\cos\frac{3x}{2}=\frac{1}{2}\\c) \sin^3x+\cos^3x+\tan^3x =\left ( \sin x +\cos x +\tan x \right )^3\\d)\cos x -3\sqrt{3}\sin x =\cos 7x\\ e) \tan^4 x+\tan^4 2x+\cot ^43x =\frac{1}{3}\\f)\sin^3x+4\cos^3x=3\cos x\\k)\sqrt[4]{4\sin^2x-4\sin x+2}+\sqrt{8\sin^2x-8\sin x +11}=1-12\sin^2x+12\sin x$

hơi nhiều ~~~ :D




#600442 Giải phương trình $16x^{4}-4x^{2}+6x+27=12\sqr...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 28-11-2015 - 15:42 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

bạn ơi$ AM-GM$ chỉ cho số không âm thôi mà, có gì nhầm lẫn không thế?




#630559 tính giới hạn của dãy số : $\lim (\sqrt[3]{n^3-2n}-...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 01-05-2016 - 17:08 trong Dãy số - Giới hạn

tính giới hạn của dãy số :

$\lim (\sqrt[3]{n^3-2n}-\sqrt{n^2+1})$

$\lim (\sqrt{n^2+2n+2}-\sqrt[3]{8n^3+n^2})$

$\lim(2n-1)(\sqrt{n^2+n+5}-\sqrt{n^2+n+1})$

$\lim(n+1)(\sqrt{2n^4-n+3}-\sqrt{2n^4+5n+1})$




#628704 Giải phương trình : $(2x-7)(\sqrt{3x-2}-\sqrt{x...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 21-04-2016 - 15:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình :

$(2x-7)(\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+3})=5$




#599220 casio

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 20-11-2015 - 13:00 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Bước 1: Nhập $29\sqrt[29]{30}$ ấn =

Bước 2: Qui trình bấm phím : $X=X-2:X \sqrt[X]{X+1+Ans}$

Gán X=29, ấn = đến khi X=5 thì được 5,73879.......... lưu vào biến A.

Rồi nhập vào máy : $\sqrt{2+A}$ ấn = là ra kq.

Có gì sai thì mấy bạn chỉ mình với  :lol:

đúng rồi đấy




#599219 casio

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 20-11-2015 - 12:44 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

đề nhầm xíu thì phải, không theo qui luật sao có qui trình ?




#601040 Thắc mắc cách trình bày khi thi Casio.

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 01-12-2015 - 17:47 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

bạn nên đóng ô,vì yêu cầu là quy trình, nên giám khảo dựa theo cái quy trình rồi bấm theo ,tương tự như máy tính, năm ngoài mình thi toàn để trong ô như là (SHIFT) trong đó () là cái ô hình chữ nhật :3

chúc bạn thi tốt :3, 




#601726 Thắc mắc cách trình bày khi thi Casio.

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 05-12-2015 - 15:19 trong Giải toán bằng máy tính bỏ túi

Vậy nếu với dãy biểu thức A=A+1:B=2C-3D+2E:…thì cũng đóng khung hả bạn? Nếu vậy mình nghĩ là mất thời gian lắm

ô, mình xin lỗi, lâu quá không thi quên mất, bạn có thể ghi cái này cũng được, còn cái đóng ô thì lỗi thời rồi thì phải




#614288 $\sqrt[3]{2-x}+\sqrt{x-1}> 1$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 11-02-2016 - 22:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bất phương trình chứa căn bậc ba

b)$\sqrt[3]{12-x}+\sqrt[3]{x+4}\geq 4$

ai có công thức giải mấy loại này cho em xin :icon6:  :ukliam2:  :ph34r:  :wub:

Đặt $\sqrt[3]{12-x}=a;\sqrt[3]{x+4}=b$.Ta có hệ :

$\left\{\begin{matrix} a+b\geq4\\ a^3+b^3=16 \end{matrix}\right.$

Từ cái $1$, lại lập phương rồi thế , ta có :

$16-b^3\geq64-48b+12b^2-b^3\\\Leftrightarrow 0\geq12b^2-48b+48\Leftrightarrow b=2\Leftrightarrow x=4$




#614276 $\sqrt[3]{2-x}+\sqrt{x-1}> 1$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 11-02-2016 - 21:49 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bất phương trình chứa căn bậc ba

d)$\sqrt[3]{2-x}+\sqrt{x-1}> 1$

ai có công thức giải mấy loại này cho em xin :icon6:  :ukliam2:  :ph34r:  :wub:

làm mò câu d :v , sai thì thông cảm :

Đặt $\sqrt[3]{2-x}=a;\sqrt{x-1}=b$. Ta có hệ :

$\left\{\begin{matrix} a+b>1\\ a^3+b^2=1 \end{matrix}\right.$

Từ cái $1$ , lập phương lên , (tại hình như lập phương không đổi dấu )

$a^3>1-3b+3b^2-b^3\\\Rightarrow 1-b^2>1-3b+3b^2-b^3\\\Leftrightarrow 0>-b^3+4b^2-3b\\\Leftrightarrow \boxed{0<b<1;b>3}\\\Leftrightarrow \boxed{1<x<2;x>10}$




#601924 Giả lập Vinacal 570ES Plus II

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 06-12-2015 - 14:58 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

https://app.box.com/...5az6ljl009myfqk

thử cái này xem :3




#600447 Tìm số dư của phép chia $a^3 - b^3 + c^3$ cho $6$

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 28-11-2015 - 15:55 trong Số học

Ta có :$a-b=2012-c\Leftrightarrow (a-b)^3=(2012-c)^3\Leftrightarrow a^3-b^3-3ab(a-b)=2012^3-3.2012.c(2012-c)-c^3\Leftrightarrow a^3-b^3+c^3=2012^3-3.2012.c(2012-c)+3ab(a-b)$.

 

Xét số dư của từng số

Do $(3.2012) \vdots 6$ ;$2012^3\equiv 2 (\mod 6)$

$3ab(a-b)$ , nếu 1 hoặc cả  2 số $a,b$ chẵn thì luôn chia hết cho 6, còn nếu 2 số đều lẻ thì $a-b$ chẵn, nên cũng chia hết cho 6.

Vậy $a^3-b^3+c^3 \equiv 2012^3 \equiv 2 (\mod 6)$




#614648 1 $\left\{\begin{matrix} y^{3}+3...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 13-02-2016 - 08:17 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1. $ PT(1)+3.PT(2)=(y+1)(3(x-3)^{2}+(y+1)^{2}) $

 

3. $ PT(1)+2.PT(2)=(x-2)(5(y-1)^{2}+(x+3)^{2}) $

làm sao để biết cộng mấy lần vậy ạ ???




#607755 .$\begin{cases}x^3+y^3+3(y-1)(x-y)=2\\\sqr...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 07-01-2016 - 15:44 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

1.$\begin{cases}x^3+y^3+3(y-1)(x-y)=2\\\sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}=\dfrac{(x-y)^2}{8}\end{cases}$

 

2.$\begin{cases}3x+2y+4xy=3x^2-4y^2\\x+y+4=2(2\sqrt{x}+2\sqrt{y}-\sqrt{xy})\end{cases}$




#607779 .$\begin{cases}x^3+y^3+3(y-1)(x-y)=2\\\sqr...

Đã gửi bởi Kira Tatsuya on 07-01-2016 - 18:46 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

12508993_562687523881398_470479224535451

cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ phần sau có vẻ khó:3