Đến nội dung

hoaichung01 nội dung

Có 57 mục bởi hoaichung01 (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#639331 Đề thi tuyển sinh vào lớp10 chuyên Phan bội Châu năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoaichung01 on 10-06-2016 - 13:37 trong Tài liệu - Đề thi

chuyên Phan

Hình gửi kèm

  • image.jpg



#638775 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Thái Bình năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoaichung01 on 07-06-2016 - 19:51 trong Tài liệu - Đề thi

chuyên thái bình

Hình gửi kèm

  • 13330878_1122755301079252_7451169792908763190_n.jpg



#632055 Đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên KHTN năm học 2016-2017

Đã gửi bởi hoaichung01 on 09-05-2016 - 10:09 trong Tài liệu - Đề thi

bai hinh qua de 

vậy bn post lên cho mn tham khảo đi




#638080 Đề thi môn Toán chuyên trường Chuyên Sư Phạm - Hà Nội năm 2016-2017

Đã gửi bởi hoaichung01 on 04-06-2016 - 21:08 trong Tài liệu - Đề thi

ai làm câu phương trình nghiệm nguyên giúp mình với ! :))




#620131 Đề thi học sinh giỏi Toán Thanh Hóa 2015-2016

Đã gửi bởi hoaichung01 on 13-03-2016 - 21:47 trong Tài liệu - Đề thi

Lời giải:
Ta có: $\sum \frac{2a^5+3b^5}{ab} \geq 15(a^3+b^3+c^3-2)$
$\Leftrightarrow \sum \frac{2a^5+3b^5}{ab} -\sum ab^2 \geq 15(\sum a^3 -3 \sum ab^2)$
$\Leftrightarrow \sum \frac{(a-b)^2(2a^3+4a^b+6ab^2+3b^3)}{ab} \geq 15 \sum (a+2b)(a-b)^2$
$\Leftrightarrow \sum \frac{(a-b)^4(2a+3b)}{ab} \geq 0$ (luôn đúng với mọi $a,b,c$ dương)

Vậy: Bất đẳng thức được chứng minh.
 Dấu $"="$ xảy ra khi $a=b=c=1$

Nguồn: Facebook

có cách nào khác không bạn ? 




#623664 Đề thi HSG tỉnh Bắc Giang năm 2015-2016

Đã gửi bởi hoaichung01 on 30-03-2016 - 19:44 trong Tài liệu - Đề thi

ai giải giúp mình câu 1.2 với




#642109 Cập nhật tình hình, thảo luận, chém gió về kì thi vào lớp 10 THPT

Đã gửi bởi hoaichung01 on 25-06-2016 - 12:14 trong Góc giao lưu

THPT chuyên Phan Bội Châu bạn ạ  :D

.
Mk cx vậy . Đc có 11,88/20 may vẫn đậu nhưng đứng gần chót lớp à



#633325 Chứng minh: AO là tia phân giác góc IAM; CI là phân giác góc HCM

Đã gửi bởi hoaichung01 on 15-05-2016 - 20:12 trong Hình học

Câu 1: Xin gợi ý dùm cách c/m  AO là tia phân giác góc IAM

23543__9.png

 

mình có bài tổng quát hơn các ý trên các bạn tham khảo nhé !

Từ A nằm ngoài đường tròn (O) tiếp tuyến AB, AC cát tuyến ADE ko đi qua O , EK vuông góc BC tại K , DK cát (O) tại M dây MN //BC , đường kính EF . Chứng minh A,E, N thẳng hàng




#666897 Chứng minh: $PQ$ đi qua $E$.

Đã gửi bởi hoaichung01 on 04-01-2017 - 09:50 trong Hình học

Chưa hiểu chỗ $(AHET)=-1$ (mình học hình kém,mong bạn thông cảm :icon6: )

Vẽ đường cao BF . Khi đó : AH.AD=AF.AC=AT.AE mà D là trung điểm ET => ...




#666986 Chứng minh: $PQ$ đi qua $E$.

Đã gửi bởi hoaichung01 on 04-01-2017 - 21:54 trong Hình học

mình không hiểu chỗ này lắm

1, Chỗ này mình nghĩ phải là E'H.E'A

2.  1/2.E'H.E'A=E'M.E'A tương đương 1/2 E'H= E'M tức là E trùng E' rồi còn đâu???

sorry bn :)) mình đã sửa :))




#666876 Chứng minh: $PQ$ đi qua $E$.

Đã gửi bởi hoaichung01 on 03-01-2017 - 22:36 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$ nhọn, trực tâm $H$.$AH\cap BC\equiv D$. $E$ thuộc đoạn $AD$ sao cho $\widehat{BEC}=90^{0}$. $M$ là trung điểm $EH$.Đường tròn đường kính $AM$ cắt đường tròn $Euler$ của tam giác $ABC$ tại $P,Q$.Chứng minh: $PQ$ đi qua $E$.

Gọi T là giao điểm của AH với đường tròn đường kính BC .N trung điểm AH

Dễ thấy (AHET) = -1 => EN.ET =EA.EH =>EN.ED=1/2.EA.EH=EA.EM

Gọi E' là gđ của PQ với AH => E'M.E'A=E'P.E'Q=E'N.E'D

=> E=E' 




#643636 Chứng minh rằng A là phân số tối giản.

Đã gửi bởi hoaichung01 on 04-07-2016 - 16:10 trong Đại số

Cho phân số A=$\frac{m^3+3m^2+2m+5}{m(m+1)(m+2)+6}$;(m thuộc N)

a)Chứng minh rằng A là phân số tối giản.

b)Phân số A có biểu diễn thập phân là hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn? Vì sao?

A=$\frac{m^{3}+3m^{2}+2m+5}{m^{3}+3m^{2}+2m+6}$

mẫu và tử là hai số liên tiêp nên nguyên tố cùng nhau nên A tối giản




#634775 Chứng minh rằng $IJ//BC$

Đã gửi bởi hoaichung01 on 22-05-2016 - 20:21 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O). Một đường tròn $(\omega)$ bất kì qua B,C $((\omega)\ne (O))$ cắt AB,AC lần lượt tại $AB,AC$. Đường thẳng qua E vuông góc với BF và đường thẳng qua F vuông góc với EC lần lượt cắt (O) tại J,I.

Chứng minh rằng $IJ//BC$ 

cắt AB AC tại đâu vậy bn




#643843 Chứng minh rằng $DN⊥MH.$

Đã gửi bởi hoaichung01 on 06-07-2016 - 15:03 trong Hình học

Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Hai đường chéo $AC$ và $BD$ vuông góc với nhau tại $H$. Gọi $M$ là điểm trên cạnh $AB$ sao cho $AM=\frac{1}{3}AB$ và $N$ là trung điểm của $HC$. Chứng minh rằng $DN⊥MH.$

gọi E ,F lần lượt là trung điểm của HB , MB

=> AM = MF = FB = $\frac{1}{3 }$AB

K,G lần lượt là giao điểm của MH với DN và AE

$\Delta AHB$ đồng dạng $\Delta DHC$ => $\frac{AH}{HB}=\frac{DH}{HC}\Rightarrow \frac{AH}{2HE}=\frac{DH}{2HN}\Rightarrow \frac{AH}{HE}=\frac{DH}{HN}$

=>$\Delta AHE$ đồng dạng $\Delta DHN$=> $\angle NDH =\angle EAH$

Ta có : HM//EF ; AG=GE ;

$\Rightarrow \Delta AHG$ cân tại G => $\angle AHG =\angle EAG$

Ta có : $\angle KDH +\angle DHK= \angle EAH +\angle DHK=\angle AHG+\angle DHK=90$

=> $\Delta DHK$ vuông góc tại K

=> đpcm




#642722 Chứng minh rằng $\sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}+...

Đã gửi bởi hoaichung01 on 29-06-2016 - 08:48 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z là các số thực thuộc đoạn [-1;1] và thỏa mãn điều kiện $x+y+z+xyz=0$

Chứng minh rằng $\sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}+\sqrt{z+1}\leq 3$

+ $x+y+x\leq 0 ta có \sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}\sqrt{z+1}\leq \sqrt{3(z+y+z+3)}\leq 3$

+$x+y+z> 0\Rightarrow xyz< 0$

giả sử z<0 => x,y thuộc đoạn$\left \{ 0 ,\right 1\}$

=> $\sqrt{x+1}+\sqrt{y+1}+\sqrt{z+1}\leq \sqrt{2x+2y+4}+\sqrt{z+1}$

nên ta cần chứng minh $\sqrt{2x+2y+4}+\sqrt{z+1}\leq 3\Leftrightarrow \frac{2x+2y}{2+\sqrt{2x+2y+4}}\leq \frac{-z}{1+\sqrt{z+1}}\Leftrightarrow \frac{-2z(xy+1)}{2+\sqrt{2x+2y+4}}\leq \frac{-z}{1+\sqrt{z+1}}\Leftrightarrow 2xy+2(1+xy)\sqrt{z+1}\leq \sqrt{2x+2y+4}\Leftrightarrow 2xy+2(1+xy)\sqrt{1+\frac{(1-x)(1-y)}{1+xy}}\leq \sqrt{2x+2y+4}\Leftrightarrow xy +\sqrt{(1-x)(1-y)(1+xy)}\leq \sqrt{1+\frac{x+y}{2}}$ 

ta lại có $xy +\sqrt{(1-x)(1-y)(1+xy)}\leq \sqrt{1+xy-y}\leq 1\leq \sqrt{1+\frac{x+y}{2}}$

=>đpcm




#650170 Chứng minh M,L,K thẳng hàng

Đã gửi bởi hoaichung01 on 17-08-2016 - 23:43 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn tâm I , (I) tiếp  xúc với BC , CA , AB tại D, E, F . P, Q , R lần lượt là điểm đối xứng với D, E, F qua EF, FD, DE. AP , QB,CR cắt BC,AC, AB tại M , K , L 

Chứng minh M, K , L  thẳng hàng




#666869 Chứng minh LM,EF , BC đồng quy

Đã gửi bởi hoaichung01 on 03-01-2017 - 22:13 trong Hình học

Đường tròn nội tiếp (I) của tam giác ABC tx BC , CA , AB tại D, E,F. AD giao (I) tại P , tiếp tuyến tại P cắt CA , AB tại Q , R . G là một điểm nằm trên AD . QG , RG cắt (I) tại L, M . Chứng minh LM , EF , BC đồng quy




#646985 Chứng minh I, E , F thẳng hàng

Đã gửi bởi hoaichung01 on 29-07-2016 - 08:53 trong Hình học phẳng

Cho tam giác ABC có BAC =60 I là tâm đường tròn nội tiếp . Trên các tia BA , CA lấy E, F sao cho BE=CF=BC . Chứng minh I, E . F thẳng hàng




#666988 Chứng minh EP=FQ

Đã gửi bởi hoaichung01 on 04-01-2017 - 22:02 trong Hình học

bạn trình bày lời giải ra dùm mình câu a thôi có được ko :))

Chứng minh $\angle ACI+\angle ABI =\angle EIF$ là đc :)) bài này chỉ đúng với trường hợp MN đi qua I thôi 




#666659 Chứng minh AD vuông góc với ST

Đã gửi bởi hoaichung01 on 02-01-2017 - 17:16 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ngoại tiếp (I) , IB , IC cắt (O) tại M,N . P,Q thuộc tia đối của BC , CB sao cho BP=BA , CQ=CA .K, L lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp NBP , MCQ .BL cắt CK tại D . Đường tròn bàng tiếp góc A cắt (O) tại S , T . Chứng minh AD vuông góc ST




#667060 Chứng minh A,F,I thẳng hàng

Đã gửi bởi hoaichung01 on 05-01-2017 - 12:23 trong Hình học

Tam giác ABC nhọn nội tiếp (O).M trung điểm BC.Trung trực AB,AC cắt AM tại D và E.BD cắt CE tại F.Một Đường tròn (w) qua B và C cắt AB,AC tại H,K.I trung điểm HK.CHứng minh A,F,I thẳng hàng

Chứng minh AF là đường đối trung của tam giác ABC




#642328 Chứng minh : $\frac{KM}{KN}=\frac{AM}{AN}$

Đã gửi bởi hoaichung01 on 26-06-2016 - 20:24 trong Hình học

Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn (I) , (I) tiếp xúc AB CD tại M, N . AC cắt MN tại K 

Chứng minh : $\frac{KM}{KN}=\frac{AM}{AN}$




#643275 Chứng minh : $\frac{KM}{KN}=\frac{AM}{AN}$

Đã gửi bởi hoaichung01 on 02-07-2016 - 15:26 trong Hình học

Đề đúng phải là $\frac{AM}{CN}$ nhé bạn.

Vẽ đường thẳng qua $C$ song song $AB$ cắt $MN$ tại $P.$ Dễ thấy theo định lý Thales thì yêu cầu của đề tương đương với việc chứng minh $CP=CN$ hay tam giác $CPN$ cân tại $C.$

Mà điều này là hiển nhiên, do tam giác $IMN$ cân tại $I$ và $\widehat{IMA} = \widehat{INC} \Rightarrow \widehat{CNP} = \widehat{PMA} = \widehat{NPC}.$ 

Ta có đpcm.

sao lại như thế này được ạ ? 




#643631 Chứng minh $3$ điểm $C,E,N$ thẳng hàng.

Đã gửi bởi hoaichung01 on 04-07-2016 - 15:53 trong Hình học

  Cho đường tròn $(O;R)$ đường kính $AB.$ Qua $B$ kẻ tiếp tuyến $d$ của đường tròn $(O).MN$ là một đường kính thay đổi của đường tròn $(M$ không trùng với $A,B).$ Các đường thẳng $AM$ và $AN$ cắt đường thẳng $d$ lần lượt tại $C$ và $D.$ Gọi $I$ là giao điểm của $CO$ và $BM.$ Đường thẳng $AI$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $E,$ cắt đường thẳng $d$ tại $F.$ Chứng minh $3$ điểm $C,E,N$ thẳng hàng.

 

attachicon.gifhungvuong.png

Ta có CO, BM, AF đồng quy tại I trong tam giác ABC nên theo định lí Ceva ta có :

$\frac{AM}{MC}.\frac{CF}{FB}.\frac{BO}{AO}=1$ Mà BO=AO $\Rightarrow \frac{AM}{MC}=\frac{BF}{CF}$=>MF//BA 

dễ dàng chứng minh đc tứ giác MEFC nội tiếp => $\angle MEC=\angle CFM=90$

MÀ MEN =90 => C,E,N thẳng hàng




#643175 C/m SH là tia phân giác của góc DSI

Đã gửi bởi hoaichung01 on 01-07-2016 - 20:34 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn , đường cao AD , BE, CF cắt nhau tại H . lấy K thuộc cạnh DC , kẻ AS vuông góc với HK , gọi I là giao điểm của EF và AH . Chứng minh SH là tia phân giác của góc DSI .