Đến nội dung

tquangmh nội dung

Có 235 mục bởi tquangmh (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#618079 TỔNG HỢP BDT & CÁCH CM

Đã gửi bởi tquangmh on 02-03-2016 - 20:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

4.$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq \frac{4}{x+y} (x,y>0)$

Áp dụng BDT cô si cho 2 số dương:

$x+y\geq 2\sqrt{xy}$

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}\geq 2\sqrt{\frac{1}{xy}}$

$\Rightarrow (x+y)(\frac{1}{x}+\frac{1}{y})\geq 4$

do x+y>0

$\Rightarrow$ đpcm

dấu bằng xảy ra khi x=y

5. $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}\geq \frac{9}{x+y+z}$ ($x,y,z> 0$)

Tương tự BDT 4

áp dụng BDT cô si cho 3 số dương

 

tiếp tục cập nhật...

Mình thấy hai bất  đẳng thức này đâu cần các số x, y, z dương đâu bạn ?




#618087 TỔNG HỢP BDT & CÁCH CM

Đã gửi bởi tquangmh on 02-03-2016 - 21:04 trong Bất đẳng thức và cực trị

để áp dụng bdt cô si cm bdt đúng

và x,y,z khác 0 (đkxd)

x, y, z, khác 0 thì mình đồng ý. Nhưng còn phải lớn hơn 0 thì mình ko đồng ý.

Có thể chứng minh bằng BĐT Bunhia dạng phân thức đc mà. Mà khi sử dụng Bunhia thì số như thế nào cũng đc mà, đâu nhất thiết lớn hơn 0.




#618090 TỔNG HỢP BDT & CÁCH CM

Đã gửi bởi tquangmh on 02-03-2016 - 21:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

bdt bunhia dùng với mọi a,b,c,d mà bạn

Có phải ý của bạn là  :

$a^{2}+b^{2}\geq2ab; c^{2}+d^{2}\geq 2cd\Rightarrow(a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})\geq 4abcd$

Hoặc ý của bạn là :

$(a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})\geq(ac+bd)^{2}$

mà : $ac+bd\geq2\sqrt{abcd}\Rightarrow(ac+bd)^{2}\geq 4abcd$

 

Tất cả đều dùng Cô-si nên phải là các số dương :lol:  




#618084 TỔNG HỢP BDT & CÁCH CM

Đã gửi bởi tquangmh on 02-03-2016 - 20:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

$\Rightarrow$ Hệ quả

$(a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})\geq 4abcd$

Nếu như vậy thì a, b, c, d lại phải dương  :D




#618829 TỔNG HỢP BDT & CÁCH CM

Đã gửi bởi tquangmh on 06-03-2016 - 21:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đây bạn : http://diendantoanho...eq-sum-syma2b2/




#616231 Tìm GTNN của A= $\frac{(x+y+z)(x+y)}{xyzt}$

Đã gửi bởi tquangmh on 21-02-2016 - 14:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình ko chắc anh quangnghia có ý tưởng như thế nào, nhưng mà theo mình nhân thêm 4 là gồm các nguyên do : 

1/ Thấy đề bài có x + y + y và x + y, mà dữ kiện lại có : x + y + z + t = 2 thì ta nhân x + y + z + t vào. (Thử xem có đc gì ko, nếu ko đc thì thôi).

2/ Nếu áp dụng bất đẳng thức Cauchy thì : $x+y+z+t\geq \sqrt{xyzt}$ Mà căn xyzt ko thể thu gọn với mẫu nên cần phải bình phương hai vế lên từ đó ta có đc số 4.

3/ Theo mình đây là 1 dạng bài chứ ko phải là 1 bài BĐT lạ nào nữa.

 

(Nếu có gì sai thì mong các bạn góp ý :lol:




#615680 Tìm GTNN của A= $\frac{(x+y+z)(x+y)}{xyzt}$

Đã gửi bởi tquangmh on 17-02-2016 - 22:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bởi vì : theo Cauchy thì $x+y+z+t=(x+y+z)+t\geq 2\sqrt{(x+y+z)t}\Rightarrow [(x+y+z)+t]^{2}=(x+y+z+t)^{2}\geq 4(x+y+z)t$




#606231 [Hình học]THCS tháng 11: Chứng minh tam giác cân

Đã gửi bởi tquangmh on 30-12-2015 - 22:20 trong Thảo luận đề thi VMEO IV

Có ai giải mà không dùng đến kiến thức tam giác đồng dạng mà vẫn nhanh gọn ko 




#629150 $x.A(x-2)=(x-4).A(x)$

Đã gửi bởi tquangmh on 23-04-2016 - 20:37 trong Đại số

Cho đa thức $A(x)$ khác đa thức không, thỏa mãn : $x.A(x-2)=(x-4).A(x)$ với mọi x. 

Chứng minh : Đa thức $A(x)$ có bậc hai




#631475 C/m các bt sau không thể có cùng giá trị âm: ab-a-b+1 ; bc-b-c+1 và ac-a-c+1

Đã gửi bởi tquangmh on 05-05-2016 - 21:23 trong Các dạng toán khác

1.C/m các bt sau không thể có cùng giá trị âm:

ab-a-b+1 ; bc-b-c+1 và ac-a-c+1

2.C/m đa thức x2014+x2012+1 chia hết cho đa thức x2+x+1

 

 

Bài 1 : 

$ab-a-b+1=(a-1)(b-1);bc-b-c+1=(b-1)(c-1);ca-c-a+1=(a-1)(c-1)$

$\Rightarrow (ab-a-b+1)(bc-b-c+1)(ca-c-a+1)=(a-1)^{2}(b-1)^{2}(c-1)^{2}\geq 0$        $(1)$

Nếu các biểu thức trên cùng âm thì $(1)$ ko xảy ra (vô lí). Vậy, các biểu thức trên ko thể cùng âm

 

Bài 2 : đề có bị sai ko bạn ?? 

 

 




#619171 Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn: ab+bc+ca=3. Chứng minh rằng:

Đã gửi bởi tquangmh on 08-03-2016 - 20:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

BĐT đúng nhé bn kí hiệu đó là tổng xích ma :v

 

À, xin lỗi, mình không đọc kĩ.  :luoi:




#619018 Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn: ab+bc+ca=3. Chứng minh rằng:

Đã gửi bởi tquangmh on 07-03-2016 - 23:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn: ab+bc+ca=3. Chứng minh rằng: $\sum\frac{1}{1+a^{2}(b+c)}\geqslant\frac{1}{abc}$

Dễ thấy Bất đẳng thức sai với : $a=b=c=1$




#618074 $P=a^{2}+b^{2}+c^{2}+\frac{ab+bc+ca}{a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a}$.

Đã gửi bởi tquangmh on 02-03-2016 - 20:19 trong Đại số

$3(a^2+b^2+c^2)=(a+b+c)(a^2+b^2+c^2)=(a^3+ab^2)+(b^3+b^2c)+(c^3+ca^2)+a^2b+b^2c+c^2a \ge 3(a^2b+b^2c+c^2a)$

Suy ra $a^2b+b^2c+c^2a \le a^2+b^2+c^2$, thay vào mẫu rồi biểu diễn tất cả theo $t=a^2+b^2+c^2 \ge 3$.

Mình chưa hỉu chỗ đó !




#617784 Tìm x,y,z biết:$\frac{x}{z+y+1}=\frac...

Đã gửi bởi tquangmh on 29-02-2016 - 23:42 trong Đại số

Có : $\frac{x}{z+y+1}=\frac{y}{x+z+1}=\frac{z}{x+y-2}=\frac{x+y+z}{2(x+y+z)}=x+y+z=\frac{1}{2}$

Từ đó, ta có : $\frac{z}{x+y-2}=\frac{1}{2}\Rightarrow 2z=x+y-2\Rightarrow 2z+2=x+y$

Lại có : $x+y+z=\frac{1}{2}\Leftrightarrow 2z+2+z=\frac{1}{2}\Leftrightarrow 3z=\frac{1}{2}-2=\frac{-3}{2}\Leftrightarrow z=\frac{-1}{2}$

Từ đó tìm đc x, y

 

Dạng đề tương tự : 

Tìm các số a, b, c khác 0 sao cho : $\frac{a^{2}}{b}-c=\frac{b^{2}}{c}-a=\frac{c^{2}}{a}-b$




#625402 GTNN của $S=\sqrt{x-1}+ \sqrt{2x^2-5x+7}...

Đã gửi bởi tquangmh on 06-04-2016 - 18:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

1. Tìm GTNN của $S=\sqrt{x-1}+ \sqrt{2x^2-5x+7}$

2. Cho $x>0;y>0; x+y=2$

    Tìm GTLN của $B=2xy(x^2+y^2)$

 

* Bài 1 :

 

_ Áp dụng Bất đẳng thức $\sqrt{a}+\sqrt{b}\geq \sqrt{a+b}$ (Tương đương với $\sqrt{ab}\geq 0$ nên đúng), có : 

$S=\sqrt{x-1}+ \sqrt{2x^{2}-5x+7}\geq \sqrt{x-1+2x^{2}-5x+7}=\sqrt{2(x-1)^{2}+4}\geq 4$

_ Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi : $\begin{bmatrix} x-1=0\\2x^{2}-5x+7=0 \end{bmatrix} \Leftrightarrow x=1$

Vậy : $minS=4\Leftrightarrow x=1$




#616150 Giai bài toán bằng cách lập phương trình

Đã gửi bởi tquangmh on 20-02-2016 - 22:07 trong Đại số

Chiều rộng bằng $3\pm \sqrt{5}$

Từ đó tính đc chiều dài.




#619789 Đề Thi HSG Tỉnh Nam Định Năm 2016-2017

Đã gửi bởi tquangmh on 11-03-2016 - 22:25 trong Tài liệu - Đề thi

Đó là dấu Xích-ma đó anh. Ví dụ anh Hùng ghi : $\sum \frac{a}{b^{2}+c^{2}}=\frac{a}{b^{2}+c^{2}}+\frac{b}{a^{2}+c^{2}}+\frac{c}{a^{2}+b^{2}}$ . Để tránh việc viết dài dòng nên ghi vậy cho gọn  :icon6: 




#629488 CM: \frac{a^3+b^3}{2ab}+\frac{b^3+c^3...

Đã gửi bởi tquangmh on 25-04-2016 - 12:10 trong Bất đẳng thức và cực trị

_ Ta có BDT : $a^{3}+b^{3}\geq ab(a+b)\Rightarrow \frac{a^{3}+b^{3}}{2ab}\geq \frac{a+b}{2}$

Tương tự cộng lại ta có d0pcm.

_ Dấu "=" khi a = b = c.

* Chứng minh bằng tương đương : $a^{3}+b^{3}\geq ab(a+b)\Leftrightarrow (a+b)(a^{2}-ab+b^{2})-ab(a+b)\geq 0 \Leftrightarrow (a+b)(a-b)^{2}\geq 0$

 (a,b,c dương nên BDT luôn đúng)




#622816 Đề thi hsg toán 8 Nam Định

Đã gửi bởi tquangmh on 26-03-2016 - 21:35 trong Tài liệu - Đề thi

Còn bài hình bạn đăng luôn đi.  :D




#622705 Đề thi hsg toán 8 Nam Định

Đã gửi bởi tquangmh on 26-03-2016 - 12:55 trong Tài liệu - Đề thi

1. Giải phương trình:

    $\frac{1}{m+n-x}=\frac{1}{m}+\frac{1}{n}-\frac{1}{x}$  (với m,n là hằng số $m\neq 0; n\neq 0$)

2.  Tìm $x;y;z$ nguyên thỏa mãn:

     $x^{2}+y^{2}+z^{2}< xy+3y+2z-3$

3. Tìm GTNN của biểu thức: 

 $B= 2(x-y)^{2}+2x^{2}+2y^{2}-3x$

4. Cho $O$ là trung điểm của $AB$. Trong cùng một nửa mặt phẳng có bờ $AB$ vẽ tia $Ax$, $By$ vuông góc với $AB$. Gọi $D$ là điểm thay đổi trên tia $Ax$, qua điểm $O$ vẽ đường thẳng vuông góc với $DO$ tại O, cắt $By$ tại C. Từ O hạ $OH$ vuông góc với $CD$ tại H, nối $H$ với $A$ và $H$ với $B$ cắt $OD,OC$ lần lượt tại $E;F$, $AC$ cắt $BD$ tại $I$

   a, Chứng mình $OD, OC$ lần lượt là phân giác của $\widehat{ADC}; \widehat{DCB}$.

   b. CM $HI$ vuông góc với $AB$.

   c. CM ba điểm $E;I;F$ thẳng hàng.

   d. Xác định vị trí của D trên tia $Ax$ để chu vi tứ giác $HEOF$ đạt giá trị lớn nhất? Tìm GTLN đó biết $AB=2a$

5. Tìm GTNN của hàm số:

     $f(x;y;z)=\sum \frac{y-2}{x^{2}}$ biết $x,y,z>1; x+y+z=xyz$

p/s Mọi người cùng tham gia giải, đáp án sẽ được đưa đến sau :like

 

Bài 1 :

_ ĐKXĐ : $x \neq m;n$ và $x\neq 0$

_ Ta có : 

$PT \Leftrightarrow \frac{1}{m}+\frac{1}{n}=\frac{1}{m+n-x}+\frac{1}{x} \Leftrightarrow \frac{m+n}{mn}=\frac{m+n-x+x}{(m+n-x)x} \Leftrightarrow \frac{m+n}{mn}=\frac{m+n}{(m+n-x)x}$

_ Xét các trường hợp : 

$+)m+n=0\Leftrightarrow m=-n$ . Khi đó : $PT \Leftrightarrow 0=0$ hay phương trình có vô số nghiệm.

$+) mn=(m+n-x)x \Leftrightarrow mx+nx-x^{2}-mn=0 \Leftrightarrow (m-x)(x-n)=0 \Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=m\\x=n \end{bmatrix}$

Vậy : 

_ Khi : $m+n=0$ thì phương trình có vô số nghiệm.

_ Phương trình có nghiệm duy nhất là x=m hoặc x=n.

 

Bài 2 (le truong son):

 

Ta có : $BPT \Leftrightarrow (x-\frac{1}{2}y)^{2}+3(\frac{1}{2}y-1)^{2}+(z-1)^{2} < 1$

Do : $x;y;z \in \mathbb{Z}$ nên : $(x-\frac{1}{2}y)^{2}+3(\frac{1}{2}y-1)^{2}+(z-1)^{2} \leq 0$

mà : $\left\{\begin{matrix} (x-\frac{1}{2}y)^{2}\geq 0\\3(\frac{1}{2}y-1)^{2} \geq 0 \\ (z-1)^{2} \geq 0 \end{matrix}\right.$

nên : $\left\{\begin{matrix} x-\frac{1}{2}y=0 \\ \frac{1}{2}y-1=0 \\ z-1=0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=1\\y=2 \\z=1 \end{matrix}\right.$

 

Bài 3 :

 

Ta có : $B=2(x-y)^{2}+2y^{2}+2x^{2}-3x=2x^{2}-4xy+2y^{2}+2x^{2}+2y^{2}-3x=3(x^{2}-x+1)+(x^{2}-4xy+4y^{2})=3[(x-\frac{1}{2})^{2}+\frac{3}{4}]+(x-2y)^{2}=3(x-\frac{1}{2})^{2}+(x-2y)^{2}+\frac{9}{4}$

Do : $\left\{\begin{matrix} 3(x-\frac{1}{2})^{2} \geq 0\\ (x-2y)^{2} \geq 0 \end{matrix}\right.$ nên : $B \geq \frac{9}{4}$

Vậy : $minB = \frac{9}{4} \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{1}{2}\\y=\frac{1}{4} \end{matrix}\right.$




#618136 $(\frac{x-3}{x-2})^{3} - (x-3)^{...

Đã gửi bởi tquangmh on 02-03-2016 - 23:27 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Minh chưa giải nhưng có thể đây là một bài toán có cách giải đặc biệt thì sao ?




#621427 Tam giác abc vuông tại A có BC= 10cm...

Đã gửi bởi tquangmh on 20-03-2016 - 16:42 trong Hình học

RHFJFHJGFUJK.JPG

_ $\Delta ABC$ vuông tại A, có : $\widehat{ABC}=30^{O}$ $\Rightarrow \Delta ABC$ là nửa tam giác đều $\Rightarrow AC = \frac{BC}{2}=\frac{10}{2}=5$ (cm) và $AB=AC.\sqrt{3}=5\sqrt{3}$ (cm).

_ Trên cạnh BC, lấy điểm E sao cho AD là phân giác góc BAE. Kẻ EF vuông góc AB (F thuộc AB).

_ Dễ chứng minh tam giác AEC đều nên AE = AC = EC = 5 (cm)

_ Do AD là p/g góc BAE (cách dựng) nên : $\widehat{BAE}= 2.\widehat{BAD}=2.15^{O}=30^{O}$ , mà : $\widehat{EBA}=30^{O}$

nên $\Delta EAB$ cân tại E $\Rightarrow AE=BE=5$ 

_ Do : EC = 5 nên BE = BC - EC = 10 - 5 = 5 (cm)

 

Tính chất đường phân giác trong 1 tam giác : Trong tam giác ABC, gọi AD là tia phân giác, ta có : $\frac{BD}{AB}=\frac{CD}{AC}$

 

(Đây là 1 định lí của lớp 8, nên việc chứng minh bạn có thể đọc thêm)

  

_ Do AD là p/g góc BAE nên : $\frac{BD}{AB}=\frac{DE}{AE}= \frac{BD+DE}{AB+AE}=\frac{BE}{AB+AE}=\frac{5}{5 \sqrt{3}+5}\Rightarrow DE=\frac{AE.5}{5 \sqrt{3}+5}=(do:AE=5 cm)$

Vậy : $DC=DE+EC=\frac{5}{\sqrt{3}+1}+5=\frac{5+5\sqrt{3}}{2} (cm)$

 

P/S : Số khá xấu nhỉ !

Hướng khác : Nếu vẽ AE như mình thì AE cũng chính là trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông ABC.




#627271 $7(ab+bc+ca)\leq 2+9abc$

Đã gửi bởi tquangmh on 15-04-2016 - 18:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1 :

Cho $a,b,c>0$ và $abc=1$

Tìm min 

$P=\frac{bc}{a^{2}(b+c)}+\frac{ca}{b^{2}(c+a)}+\frac{ab}{c^{2}(a+b)}$

 

Bài 2 :

Cho $a,b,c>0$ và $a+b+c=1$

Chứng minh :

$7(ab+bc+ca)\leq 2+9abc$

 

Bài 3 :

Cho $a,b,c$ là độ dài ba cạnh tam giác. Chứng minh : 

$\frac{4a}{b+c-a}+\frac{9b}{a+c-b}+\frac{16c}{a+b-c}\geq 26$

 

P/S : Các bạn giải càng nhiều cách càng tốt !




#629134 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN 2016-2017

Đã gửi bởi tquangmh on 23-04-2016 - 19:45 trong Tài liệu - Đề thi

@Bổ sung : Trong đề, câu 1a thầy Cẩn có tham khảo từ trang web brilliant.org, câu 3 là đề thi học sinh giỏi thành phố Hồ Chí Minh, câu 5 thầy có tham khảo và chế lại từ đề thi Ams. (Các câu khác là sản phẩm cá nhân, nếu có trùng khớp ở đâu thì thành thật xin lỗi tác giả) - Thầy Cẩn nói. 




#629195 ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN 2016-2017

Đã gửi bởi tquangmh on 23-04-2016 - 22:21 trong Tài liệu - Đề thi

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

Môn : Toán Chuyên

Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Bài 1 : 

a) Tìm tất cả các số nguyên tố $p$ sao cho $16p + 1$ là lập phương của một số tự nhiên.

b) Cho các số thực phân biệt $a,b,c$ thỏa mãn : $(a-b)(b-c)(c-a)=(a+b)(b+c)(c+a)$

Tính giá trị biểu thức :

$P=\frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}$

 

Bài 2 : 

a) Giải phương trình : $3\sqrt{x+4}+3\sqrt{1-x}+4\sqrt{3x+9}=x^{2}+7x+21$

b) Tìm tất cả các bộ số dương $(x;y;z)$ thỏa mãn hệ phương trình : 

$\left\{\begin{matrix} 2yz=x^{2}-73\\2zx=y^{2}+2 \\ 2xy=z^{2}+71 \end{matrix}\right.$

 

Bài 3 : 

a) Cho $a< b< c$ là các số dương thỏa mãn : $ab+bc+ca=3$. Chứng minh rằng : $ab^{2}c^{3}<4$

b) Cho $a,b,c$ là các số dương thỏa mãn : $ab+bc+ca=3$. Tìm Giá trị lớn nhất của biểu thức : 

$P=4(\frac{a}{\sqrt{a^{2}+3}}+\frac{b}{\sqrt{b^{2}+3}})+\frac{9c}{\sqrt{c^{2}+3}}$

 

Bài 4 : Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$, có tia $AB$ cắt tia $CD$ tại $E$ và tia $AD$ cắt tia $BC$ tại $F$. Gọi $M$ là giao điểm thứ hai (khác $C$) của hai đường tròn $(BCE)$ và $CDF$. Chứng minh rằng : 

a) Ba điểm $E,M,F$ thẳng hàng.

b) Điểm $M$ thuộc đường tròn $(ADE)$.

c) $OM$ vuông góc $EF$

 

Bài 5 : Xét các số nguyên $a,b,c\in (-10^{6},10^{6})$ sao cho trong chúng có ít nhất một số khác 0. Chứng minh rằng : 

$\left | a+b\sqrt{3}+c\sqrt{5} \right |> \frac{1}{10^{21}}$

 

---HẾT---

 

(Võ Quốc Bá Cẩn)