Jump to content

trambau's Content

There have been 160 items by trambau (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#706360 $P= \frac{5a^{2}- 3ab+ 2}{a^{2}...

Posted by trambau on 18-04-2018 - 23:00 in Bất đẳng thức - Cực trị

Cho phương trình $ax^{3}- x^{2}+ bx- 1= 0$ có ba nghiệm thực dương (không nhất thiết phân biệt). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P= \frac{5a^{2}- 3ab+ 2}{a^{2}\left ( b- a \right )}$

gọi $x,y,z$ là 3 nghiệm của phương trình $ax^{3}- x^{2}+ bx- 1= 0$

Ta có : 

$\left\{\begin{matrix} x+y+z=\frac{1}{a} & & & \\ \sum xy=\frac{b}{3} & & & \\ xyz=\frac{1}{a} & & & \end{matrix}\right.\Rightarrow xyz=x+y+z\Rightarrow \sum xy\geq 9\Rightarrow b\geq 9a\Rightarrow b-a>0$

Khi đó $P=\frac{5-3\frac{b}{a}+\frac{2}{a^2}}{b-a}=\frac{5-3\sum xy+2(x+y+z)^2}{\frac{xy+yz+xz}{x+y+z}-\frac{1}{xyz}}$

$\Rightarrow P=\frac{5(x+y+z)-3(xy+yz+xz)(x+y+z)+2(x+y+z)^3}{xy+yz+xz-\frac{x+y+z}{xyz}}$

Lại có 

$\left\{\begin{matrix} \frac{1}{xyz}\leq \frac{27}{(x+y+z)^3} & & \\ xy+yz+xz\leq \frac{(x+y+z)^2}{3} & & \end{matrix}\right.\Rightarrow P\geq \frac{5t+t^3}{\frac{t^2}{3}-\frac{27}{t^2}}\geq 12\sqrt{3}$ (Với $t=x+y+z$ đoạn này dùng đạo hàm để giải)




#706300 Giải phương trình: $(x^{3}-4)^{3} = (\sqrt[3]...

Posted by trambau on 18-04-2018 - 17:22 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $(x^{3}-4)^{3} = (\sqrt[3]{(x^{2}+4)^{2}}+4)^{2}$

$(x^3-4)^3=(\sqrt[3]{(x^2+4)^2}+4)^2>0 \Rightarrow x^3-4>0\Rightarrow x>0$

Đặt $\sqrt{x^3-4}=y>0\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x^3-4=y^2 & & \\ y^3=\sqrt[3]{(x^2+4)^2} +4& & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \sqrt[3]{(y^2+4)^2}=x^2 & & \\ \sqrt[3]{(y^2+4)^2}=y^3-4 & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow x^2+\sqrt[3]{(x^2+4)^2}=y^3-4+\sqrt[3]{(y^2+4)^2}$

Mặt khác $y^2+4=x^3=>x^3+x^2+\sqrt[3]{(x^2+4)^2}=y^3+y^2+\sqrt[3]{(y^2+4)^2}$

Xét $x>y>0$ và $y>x>0$ đều không thỏa mãn

Xét $x=y$ => $x=2$




#706282 $x^3+6x^2+5x-3=(2x+5)\sqrt{2x+3}$

Posted by trambau on 18-04-2018 - 12:57 in Đại số

Giải phương trình:

$x^3+6x^2+5x-3=(2x+5)\sqrt{2x+3}$

(TS lớp 10 tỉnh Phú Thọ 2014-2015)

Cách đơn giản nhất vẫn là liên hợp 

$x^3+4x^2-2x-8+(2x+5)\frac{x^2-2}{x+1+\sqrt{2x+3}}=0$

$\Leftrightarrow (x^2-2)(x+4)+(2x+5)\frac{x^2-2}{x+1+\sqrt{2x+3}}=0$

$\Leftrightarrow (x^2-2)(x+4+\frac{2x+5}{x+1+\sqrt{2x+3}})=0$

Cách khác

cách 1: 

$PT\Leftrightarrow (x^3+3x^2+3x+1)+3(x^2+2x+1)+2(x+1)=(2x+3)\sqrt{2x+3}+3(2x+3)+2\sqrt{2x+3}$

$\Leftrightarrow (x+1)^3+3(x+1)^2+2(x+1)=(2x+3)\sqrt{2x+3}+3(2x+3)+2\sqrt{2x+3}$

Đặt $\left\{\begin{matrix} a=x+1(a\geq \frac{-1}{2}) & & \\ b=\sqrt{2x+3} (b\geq 0)& & \end{matrix}\right.$

Khi đó

$a^3+3a^2+2a=b^3+3b^2+2b (1)\Leftrightarrow (a-b)(a^2+ab+b^2+3a+3b+2)=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=b & & \\ a^2+ab+b^2+3a+3b+2=0(2) & & \end{bmatrix}$

Ta có : $(1)\Leftrightarrow a(a+1)(a+2)=b^3+3b^2+2b$

Do $b\geq 0\Rightarrow b^3+3b^2+2b\geq 0\Rightarrow a(a+1)(a+2)\geq 0\Rightarrow a\geq 0$ (Do điều kiện )

Kết hợp với $(2)$ suy ra vô nghiệm. Vậy $a=b$ =>.....

Cách 2

$PT\Leftrightarrow 8x^3+48x^2+40x-8(2x+5)\sqrt{2x+3}-24=0$

Đặt $a=\sqrt{2x+3}\geq 0\Rightarrow 2x=a^3-3$

PT trở thành $(a^2-3)^3+12(a^2-3)^2+20(a^2-3)-8(a^2+2)a-24=0\Leftrightarrow (a^2-2a-1)(a^4+2a^3+8a^2+10a+3)=0$

$\Rightarrow a^2-2a-1=0\Rightarrow a=1\pm \sqrt{2}$




#706198 tam giác $ABC$ ,$M$ là trung điểm của $BC$,...

Posted by trambau on 17-04-2018 - 19:58 in Hình học phẳng

tam giác $ABC$ ,$M$ là trung điểm của $BC$,$ K$ là hình chiếu của $A$ lên $BC$, $AK$ cắt đường tròn ngoại tiếp $ABC$ tại $D(-2,-6)$. pt $BC: x+y+6=0$, pt $AM: 11x-13y-42=0$. Tìm tọa độ $A,B,C$

$AK\perp BC\Rightarrow AK:x-y+m=0$

$D\in AK\Rightarrow -2+6+m=0\rightarrow m=-4$

$\Rightarrow AK: x-y-4=0$ Ta có $A=AK\cap AM$ khi đó tọa độ A là nghiệm của hệ 

$\left\{\begin{matrix} x-y-4=0 & & \\ 11x-13y-42=0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=5 & & \\ y=1 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow A(5;1)$

$M=AM\cap BC$ khi đó tọa độ M là nghiệm của hệ 

$\left\{\begin{matrix} x+y+6=0 & & \\ 11x-13y-42=0 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{-3}{2} & & \\ y=\frac{-9}{2} & & \end{matrix}\right.\rightarrow M(\frac{-3}{2};\frac{-9}{2})$

Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Ta có $IM\perp BC\Rightarrow IM:x-y+n=0$ 

$M\in IM\rightarrow n=-3\Rightarrow IM:x-y-3=0$

$I\in IM\Rightarrow I(x;x-3)$

Mà $IA=ID\Rightarrow \sqrt{(5-x)^2+(4-x)^2}=\sqrt{(-2-x)^2+(-3-x)^2}\Rightarrow x=1\Rightarrow I(1;-2)$

Đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có $I(1;-2), R=IA=5$ nên có phương trình $(x-1)^2+(y+2)^2=25$

Khi đó tọa độ $B,C$ là nghiệm của hệ $\left\{\begin{matrix} (x-1)^2+(y+2)^2=25 & & \\ x+y+6=0 & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=1 & & \\ y=-7& & \end{matrix}\right.$ hoặc $\left\{\begin{matrix} x=-4 & & \\ y=2 & & \end{matrix}\right.$

Từ đây tìm được $B,C$ dễ dàng




#706194 Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ vuông cân tại $B...

Posted by trambau on 17-04-2018 - 19:36 in Hình học không gian

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ vuông cân tại $B$. $SA$ vuông góc với mặt đáy $(ABC)$. $AB=a\sqrt{2}, SB=3a\sqrt{2}$. $M$ là trung điểm  $SC$. tính khoảng cách $M$ đến mặt phẳng $(ABM)$

Bạn kiểm tra lại yêu cầu đi ạ




#706150 [TOPIC] ÔN THI BẤT ĐẲNG THỨC $\boxed{\text{THPT CHUYÊN}}$...

Posted by trambau on 17-04-2018 - 11:47 in Tài liệu - Đề thi

A cũng góp một bài khá hay: 

Bài 20: Cho $a,b,c,x,y,z>0$ thỏa mãn $(a+b+c)(x+y+z)=(a^2+b^2+c^2)(x^2+y^2+z^2)=4$. Chứng minh: $abcxyz<\frac{1}{36}$

Ps: Lâu lắm rồi mới vào lại diễn đàn

$4(ab+bc+ca)(xy+yz+zx)=[(a+b+c)^2-(a^2+b^2+c^2)][(x+y+z)^2-(x^2+y^2+z^2)]$

$=20-(a+b+c)^2(xy+yz+zx)-(x+y+z)^2(ab+bc+ca) \leq 20-2\sqrt{(a+b+c)^2(x^2+y^2+z^2)(a^2+b^2+c^2)(x+y+z)^2}=4$

$\Rightarrow (ab+bc+ca)(xy+yz+xz)\leq 1$

$\Rightarrow 1 \geq (ab+bc+ca)^2(xy+yz+xz)^2\geq 9abcxyz(a+b+c)(x+y+z)$ (Do $\left\{\begin{matrix} (ab+bc+ca)^2\geq 3abc(a+b+c) & & \\ (xy+yz+xz)^2\geq 3xyz(x+y+z) & & \end{matrix}\right.$ )

$\Rightarrow abcxyz\leq \frac{1}{36}$




#705724 $\left\{\begin{matrix} (2x-1)\sqrt...

Posted by trambau on 13-04-2018 - 11:19 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình 

$\left\{\begin{matrix} (2x-1)\sqrt{x+y}=(6-x-y)\sqrt{2-x} & \\ y+3+2\sqrt[3]{12x^2+3xy-18x}=(x-1)^3 & \end{matrix}\right.$

PT (1) $\Leftrightarrow (x+y)\sqrt{2-x}+(2x-1)\sqrt{x+y}-6\sqrt{2-x}=0$

$\Leftrightarrow (\sqrt{x+y}-2\sqrt{2-x})(\sqrt{x+y}.\sqrt{2-x}+3)=0$

$\Leftrightarrow \sqrt{x+y}=2\sqrt{2-x}\Leftrightarrow y=8-5x$

Thay vào (2) được $8-5x+2\sqrt[3]{-3x^3+6x}=(x-1)^3$. Đoạn này hơi lằng nhằng, dùng đạo hàm và lượng giác hóa xem




#705722 Có 7 quyển sách toán, 8 quyển sách văn, 9 quyển sách vật lí chia đều cho 12 h...

Posted by trambau on 13-04-2018 - 10:50 in Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Có 7 quyển sách toán, 8 quyển sách văn, 9 quyển sách vật lí chia đều cho 12 học sinh sao cho mỗi người được hai quyển sách khác loại. Tính xác suất để hai bạn An và Bình trong 12 học sinh nêu trên được chia giống nhau (tức là hai bạn có cùng hai loại sách)

chỉ có một cách ghép duy nhất 24 quyển sách thành 12 cặp mỗi cặp có hai quyển khác loại:  3 cặp (T;V); 4 cặp (T;L); 5 cặp (L;V)

Số cách chia cho An và Bình là $C^2_{12}$ 

 An và Bình được chia giống nhau nên có

TH1 : Cùng được (T:V) $C^2_3$

TH2: cùng được (T;L) $C^2_4$

TH3 cùng được (V;L) $C^2_5$

Xác suất : $\frac{C^2_3+C^2_4+C^2_5}{C^2_{12}}=\frac{19}{66}$




#705721 Tìm đạo hàm cấp 50 của hàm số chứa hàm số lượng giác

Posted by trambau on 13-04-2018 - 10:05 in Hàm số - Đạo hàm

Tìm đạo hàm cấp 50 của hàm số : $y =x^{2}.sinx$

Những bài đạo hàm cấp $n$ bạn nên dùng công thức Leibniz

$g^{(n)}(x)=(x^2sinx)^{(n)}=x^2(sinx)^{(n)}+C^1_n(x^2)'(sinx)^{(n-1)}+C^2_n(x^2)''(sinx)^{(n-2)}$

$=x^2sin(x+n\frac{\pi}{2})+n2xsin(x+(n-1)\frac{\pi}{2})+\frac{n(n-1)}{2}2sin(x+(n-2)\frac{\pi}{2})$

Do n=50 nên bạn thay vào là tính được




#705720 Tìm tất cả hàm số $f : \mathbb{R} \rightarrow \...

Posted by trambau on 13-04-2018 - 09:48 in Hàm số - Đạo hàm

Tìm tất cả hàm số $f : \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ liên tục tại $x=0$ thỏa $f(3x)=f(x)$

Với mọi $x \in \mathbb{R}$, ta có $$f(x) = f( \frac{x}{3}) = f( \frac{x}{9}) = f( \frac{x}{27}) = ...= f( \frac{x}{3^n})$ với mọi $n$ nguyên dương.

Cho $n$ dần tới dương vô cùng suy ra $\frac{x}{3^n}$ dần tới $0$.

Do $f$ liên tục tại $x=0$ nên khi $\frac{x}{3^n}$ dần tới $0$ ta có $f( \frac{x}{3^n})$ dần tới $ f(0), f(0)=const$.

Vậy $f(x)=f(0)$ với mọi $x$




#705718 Cho hàm số $f : [0;+\propto) \rightarrow [0;+\propto)...

Posted by trambau on 13-04-2018 - 09:36 in Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $f : [0;+\propto) \rightarrow [0;+\propto)$ liên tục và $\lim_{x \to +\propto }\frac{f(x)}{x} = L < 1$. Chứng minh rằng có ít nhất 1 số $c\geq 0$ sao cho $f(c) = c$

Mình nghĩ bạn còn thiếu $f(x)\geq 0$ nữa

Nếu theo ý kiến đó của mình thì bài toán sẽ giải như sau

Nếu $f(0)=0$ thì có đpcm

giả sử f(0)>0 Xét hàm số $\varphi (x)=f(x)-x$ Hàm số liên tục trên $[0;+\infty ), \varphi (0)>0)$

Vì  $\lim_{x \to +\propto }\frac{f(x)}{x} = L < 1$ nên tồn tại một số $a>0$ sao cho $\frac{f(a)}{a}<1$

Do đó $\varphi (a)=f(a)-a<0$

Vì $\varphi (0).\varphi (a)<0$ nên theo hệ quả của định lý về giá trị trung gian của hàm số liên tục tồn tại ít nhất một điểm $c \in(0;a)$ sao cho $\varphi (c)=0$ hay $f(c) = c$




#705717 $x^{2}+y^{2}+z^{2}+2xy=3(x+y+z)$

Posted by trambau on 13-04-2018 - 09:23 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn $x^{2}+y^{2}+z^{2}+2xy=3(x+y+z)$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:

$P=x+y+z+\frac{20}{\sqrt{x+z}}+\frac{20}{\sqrt{y+2}}$

$3(x+y+z)=(x+y)^2+z^2\geq \frac{(x+y+z)^2}{2}\Rightarrow x+y+z\leq 6$

Áp dụng cauchy - schwarz dạng angel

$P\geq (x+y+z)+\frac{80}{\sqrt{x+z}+\sqrt{y+2}}\geq x+y+z+\frac{80}{\sqrt{2(x+y+z)+4}}$

Đặt $x+y+z=t\Rightarrow 0 \leq t \leq 6$ $\Rightarrow P\geq t+\frac{80}{\sqrt{2t+4}}$

ta có $\sqrt{2t+4}\leq \frac{2t+4+16}{8}=\frac{t+10}{4}$

$Rightarrow P=t+\frac{80}{\sqrt{2t+4}}\geq t+\frac{320}{t+10}=t+10+\frac{256}{t+10}+\frac{64}{t+10}-10\geq 32+4-10=26$




#705710 $P =a+\frac{b}{2}+\frac{c}{...

Posted by trambau on 13-04-2018 - 01:11 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho phương trình $x^4+ax^3+bx^2+cx+1=0$ có các hệ số a,b,c không âm. PT có 4 nghiệm. Khi đó GTNN của $P =a+\frac{b}{2}+\frac{c}{4}$




#703959 Tổ hợp - Xác suất trong các đề thi hsg tỉnh ( sưu tầm)

Posted by trambau on 19-03-2018 - 22:21 in Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

BÀI 1 ( HSG 11 HÀ TĨNH 2016 - 2017) Mỗi lượt ta gieo một con xúc xắc ( loại 6 mặt, cân đối) và một đồng xu ( cân đối). Tính xác suất để trong 3 lượt gieo như vậy có ít nhất một lượt gieo được kết quả con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm, đồng thời đồng xu xuất hiện mặt sấp

Đáp án: $1-\frac{11^3}{12^3}$

BÀI 2: ( HSG 11 THANH HÓA 2017 – 2018) Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh của lớp 11A, 3 học sinh của lớp 11B và 5 học sinh của lớp 11C thành một hàng ngang. Tính xác suất để không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau.

Đáp án: $\frac{11}{630}$

BÀI 3 ( HSG 12 THÁI BÌNH 2017 – 2018) Cho (H) là đa giác đều $2n$ đỉnh nội tiếp đường tròn tâm O ($n \in N*$ và $n\geq 2$). Gọi S là tập hợp các tam giác có ba đỉnh là các đỉnh của đa giác (H). Chọn ngẫu nhiên một tam giác thuộc tập S, biết rằng xác suất chọn được một tam giác vuông trong tập S là $\frac{1}{13}$. Tìm n

Đáp án: n= 20

BÀI 4 (HSG Hải Dương 2016 – 2017) Môn bóng đá nam SE GAME có 10 đội bóng tham dự trong đó có Việt Nam và Thái Lan. Chia 10 đội bóng này thành 2 bảng A, B. Mỗi bảng có 5 đội. Tính xác suất sao cho Việt Nam và Thái Lan ở cùng một bảng.

Đáp án: $\frac{4}{9}$

BÀI 5 (HSG CAO BẰNG 2017 – 2018) Một trường trung học phổ thông có 12 học sinh giỏi gồm ba học sinh khối 10, bốn học sinh khối 11 và năm học sinh khối 12. Chọn sáu học sinh trong số học sinh giỏi đó, tính xác suất sao cho cả ba khối đều có học sinh được chọn.

Đáp án: $\frac{115}{132}$

BÀI 6 ( HSG 11 NGHỆ AN – BẢNG A 2015-2016 ) chọn ngẫu nhiên ba số đôi một khác nhau từ tập hợp A ={1;2;3...;20}. Tính xác suất để trong ba số được chọn không có hai số tự nhiên liên tiếp

Đáp án: $\frac{68}{95}$

BÀI 7 ( HSG ĐÀ NẴNG 2010 – 2011 ) Từ tập hợp tất cả các số tự nhiên có năm chữ số mà các chữ số đều khác 0, lấy ngẫu nhiên một số. Tính xác suất để trong số tự nhiên được lấy ra chỉ có mặt ba chữ số khác nhau

Đáp án : 0,213382106

BÀI 8 (HSG BẮC GIANG 2013 – 2014) Một đoàn tàu có 4 toa chở khách với mỗi toa có ít nhất 5 chỗ trống. Trên sân ga có 5 hành khác chuẩn bị lên tàu. Tính xác suất để trong 5 hành khách lên tàu đó có một toa có 3 khách lên, hai toa có 1 khách lên và một toa không có khách nào lên

Đáp án: $\frac{15}{64}$

BÀI 9: (HSG NGHỆ AN 2016 – 2017 ) thầy X có 15 cuốn sách gồm 4 cuốn sách văn, 5 cuốn sách sử và 6 cuốn sách địa. Các cuốn sách đôi một khác nhau. Thầy X chọn ngẫu nhiên 8 cuốn sách để làm phần thưởng cho một học sinh. Tính xác suất để số cuốn sách còn lại của thầy X đủ 3 môn

Đáp án: $\frac{5949}{6435}$

BÀI 10 (HSG NAM ĐỊNH 2015 – 2016 ) Cho đa giác lồi (H) có 22 cạnh. Gọi X là tập hợp các tam giác có ba đỉnh là ba đỉnh của (H). Chọn ngẫu nhiên 2 tam giác trong X, tính xác suất để chọn được một tam giác có một cạnh là cạnh của đa giác (H) và một tam giác không có cạnh nào là cạnh của đa giác (H).

Đáp án: $\frac{748}{1995}$

BÀI 11 (HSG BÌNH ĐỊNH 2015 – 2016 ) Cho tập hợp A có n phần tử. Tính số cặp tập hợp ( không kể thứ tự) không giao nhau từ các tập con của tập hợp A

Đáp án:

BÀI 12 (HSG QUẢNG NGÃI 2013 – 2014) Từ các số 1,2,3,4,5,6,7 lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số đôi một khác nhau, sao cho trong mỗi số đó phải có đồng thời hai chữ số 1 và 2 và hai chữ số này không đứng kề nhau

Đáp án: 720 

BÀI 12: (HSG HƯNG YÊN 2016 -2017 ) Trong một hình vuông có cạnh là 1 chứa một số đường tròn. Tổng chu vi của tất cả các đường tròn đó là 19. Chứng minh rằng tồn tại hai đường thẳng phân biệt mà mỗi đường thẳng cắt ít nhất 7 đường tròn trong những đường tròn đã cho

BÀI 13 ( HSG THPT TÂN KỲ – NGHỆ AN) Trong một xưởng cơ khí chỉ có những  thanh sắt cùng kích cỡ dài 7,4 mét. Người chủ muốn các thợ của mình cắt mỗi thanh sắt thành các đoạn 0,7 mét và 0,5 mét để tiện cho việc sử dụng. Công việc cần 1000 đoạn 0,7 mét và 2000 đoạn 0,5 mét. Hãy trình bày phương án cắt các thanh sắt trên sao cho tiết kiệm nhất vật liệu nhất.

ĐÁP ÁN: cần cắt 122 thanh mỗi thành 2 đoạn 0,7 mét và 12 đoạn 0,5 mét và cắt 108 thanh mỗi thanh 7 đoạn 0,7 mét và 5 đoạn 0,5 mét.

BÀI 14 (HSG KHÁNH HÒA 2015 – 2016) Có 200 học sinh đứng thành vòng tròn và quay mặt vào nhau chơi trò đếm số như sau: Mỗi học sinh đếm một số theo chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ học sinh A bất kì. Các số đếm được là 1 ,2 ,3 và cứ đếm lần lượt theo thứ tự như  vậy. Nếu học sinh nào đếm số 2 hoặc số 3 thì phải rời ngay ra khỏi vòng tròn. Học sinh còn lại cuối cùng sẽ được thưởng. Hỏi học sinh B  muốn được thưởng phải đứng từ vị trí bao nhiêu theo chiều kim đồng hồ so với A nếu A là học sinh đếm đầu tiên với số đếm là 1

BÀI 15 (HSG HẢI PHÒNG 2017 – 2018) Người ta dùng 18 cuốn sách bao gồm 7 cuốn sách toán, 6 cuốn sách vật lí và 5 cuốn sách hóa học ( các cuốn sách cùng loại giống nhau hoàn toàn) để làm phần thưởng cho 9 học sinh ( trong đó có 2 học sinh A và B) mỗi học sinh nhận được 2 cuốn sách khác thể loại ( không tính thứ tự các cuốn sách). Tính xác suất để hai học sinh A và B nhận được phần thưởng giống nhau

BÀI 16 (HSG HẢI PHÒNG 2016 – 2017) Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có 5 chữ số. Chọn ngẫu nhiên một số từ tập A, tính xác suất để số được chọn chia hết cho 3 và có chữ số hàng đơn vị bằng 1

BÀI 17 (HSG NGHỆ AN 2017 – 2018) Một hộp chứa 17 quả cầu đánh số từ 1 đến 17. Lấy ngẫu nhiên đồng thời ba quả cầu. Tính xác suất sao cho tổng các số ghi trên 3 quả cầu đó là một số chẵn

Đáp án $\frac{43}{85}$

BÀI 18 (HSG HÒA BÌNH 2017 – 2018) Cho đa giác lồi có 14 đỉnh. Gọi X là tập hợp các tam giác có ba đỉnh là ba đỉnh của đa giác đã cho. Chọn ngẫu nhiên trong X một tam giác. Tính xác suất để tam giác được chọn không có cạnh nào là cạnh của đa giác đã cho.

ĐÁP ÁN : $\frac{15}{26}$

BÀI 19 (HSG VĨNH PHÚC 2017 – 2018 ) Trong không gian cho 2n điểm phân biệt   n >4, n nguyên , trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng và trong 2n điểm đó có đúng n điểm cùng nằm trên một mặt phẳng. Tìm tất cả các giá trị của n sao cho từ 2n điểm đã cho tạo ra đúng 505 mặt phẳng phân biệt.

Đáp án: n= 8

BÀI 20: ( HSG CẦN THƠ 2017 – 2018)  Công ty kinh doanh địa ốc X có 4 nhân viên phòng marketing, 5 nhân viên phòng tài vụ và 6 nhân viên phòng kinh doanh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2017. Lãnh đạo công ty chọn ngẫu nhiên 4 người trong những nhân viên trên sang Trung Quốc xem đội tuyển U23 VN thi đấu trận chung kết bóng đá U23 Châu Á. Tính xác suất để trong những người được chọn có đủ nhân viên cả 3 phòng

BÀI 21 ( HSG BÌNH THUẬN 2016 – 2017) Trong một buổi tiệc có 10 chàng trai, mỗi chàng trai dẫn theo một cô gái.

a) Có bao nhiêu cách xếp họ ngồi thành một hàng ngang sao cho các cô gái ngồi cạnh nhau, các chàng trai ngồi cạnh nhau và có một chàng trai ngồi cạnh cô gái mà anh ta dẫn theo ?

b) Ký hiệu các cô gái là $G_1, G_2, … G_{10}$ . Xếp hết 20 người ngồi thành một hàng ngang sao

cho các điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn:

1. Thứ tự ngồi của các cô gái, xét từ trái sang phải là

2. Giữa $G_1$ và $G_2$ có ít nhất 2 chàng trai.

3. Giữa $G_8$ và $G_9$ có ít nhất 1 chàng trai và nhiều nhất 3 chàng trai.

Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp như vậy ?

Đáp án: 18447

BÀI 22 (HSG QUẢNG NINH 2016 – 2017) Một học sinh tham dự kỳ thi môn Toán. Học sinh đó phải làm một đề thi trắc nghiệm khách quan gồm 10 câu. Mỗi câu có 4 đáp án khác nhau, trong đó chỉ có một đáp án đúng. Học sinh sẽ được chấm đỗ nếu trả lời đúng ít nhất 6 câu. Vì học sinh đó không học bài nên chỉ chọn ngẫu nhiên đáp án trong cả 10 câu hỏi. Tính xác suất để học sinh thi đỗ.

Đáp án: $\frac{20686}{4^{10}}$

BÀI 23 ( HSG TPHCM 2017 – 2018 )  Trong một phòng học, có 36 cái bàn rời nhau đánh số từ 1 đến 36, mỗi bàn dành cho 1 học sinh. Các bàn được xếp thành một hình vuông có kích thước 6x6. Cô giáo xếp tùy ý 36 học sinh của lớp trong đó có 2 em tên là Hạnh và Phúc vào các bàn. Tính xác suất để Hạnh và Phúc ngồi ở hai bàn xếp cạnh nhau ( theo chiều ngang hoặc dọc)

Đáp án: $\frac{2}{21}$

BÀI 24 ( HSG HUẾ 2017 – 2018)  Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Rút ngẫu nhiên 3 thẻ. Tính xác suất để tổng số được ghi trên 3 thẻ chia hết cho 3.

Đáp án:

BÀI 25 ( HSG ĐỒNG NAI 2017 – 2018) Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất ba lần liên tiếp nhau và quan sát số chấm ở mặt trên cùng. Tính xác suất để số chấm tương ứng theo thứ tự của ba lần gieo lập thành một cấp số cộng.

Đáp án: $\frac{1}{12}$

còn nữa.....




#703461 Tính $P=\frac{a+c}{b^3}$

Posted by trambau on 13-03-2018 - 22:24 in Dãy số - Giới hạn

BÀI TOÁN: Cho a,b,c nguyên và $lim\frac{\sqrt[3]{an^3+5n^2-7}}{\sqrt{3n^2-n+2}}=b\sqrt{3}+c$ . Tính 

$$P=\frac{a+c}{b^3}$$




#703302 ĐỀ THI HSG TOÁN 11 TỈNH THANH HÓA 2017-2018

Posted by trambau on 11-03-2018 - 19:34 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

đây là đáp án đề https://drive.google...6rHdihqwu6/view




#703232 Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Thanh Hóa 2017-2018

Posted by trambau on 10-03-2018 - 23:06 in Tài liệu - Đề thi

Đoạn này là sao vậy chị?

BĐT AM-GM em ạ




#703224 Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Thanh Hóa 2017-2018

Posted by trambau on 10-03-2018 - 21:55 in Tài liệu - Đề thi

 

BÀI II

1. Biết phương trình $(m-2)x^2-2(m-1)x+m=0$ có hai nghiệm tương ứng là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông. Tìm $m$ để độ dài đường cao tương ứng với cạnh huyền của tam giác vuông đó bằng $\frac{2}{\sqrt{5}}$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x+y)^2(8x^2+8y^2+4xy-13)+5=0 & & \\ 2x+\frac{1}{x+y}=1 & & \end{matrix}\right.$

 

1. Đầu tiên tìm $m$ để phương trình có 2 nghiệm dương phân biệt, sau đó đưa bài toán trở về một bài hệ thức Viet rất bình thường $\frac{1}{x_1^2}+\frac{1}{x_2^2}=\frac{5}{4}$

2. Biến đổi $2x=(x+y)+(x-y)$ Điều kiện $x+y\neq 0$ . Chia $(x+y)^2$ cho phương trình 1 được 

$\left\{\begin{matrix} 8x^2+8y^2+4xy-13+\frac{5}{(x+y)^2}=0 & & \\ (x+y)+(x-y)+\frac{1}{x+y}=1 & & \end{matrix}\right.$

Đặt $x+y=a$ $x-y=b$ được 

$\left\{\begin{matrix} [4(a^2+b^2)+a^2-b^2]+\frac{5}{a^2}=0 & & \\ a+b+\frac{1}{a}=1 & & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} &5(a+\frac{1}{a})^2+3b^2=23 \\ &a+\frac{1}{a}=1-b \end{matrix}\right.$

Thay PT (2) vào (1) tìm được b ->a




#703223 Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Thanh Hóa 2017-2018

Posted by trambau on 10-03-2018 - 21:33 in Tài liệu - Đề thi

chỗ này hình như ngược dấu chị ơi

ab$\geq$1=>$\frac{2(a+b)}{a+b+2ab}\leq \frac{2(a+b)}{a+b+2}$ mất rồi!!!!!!!!

Trên tử nữa em ạ

 

 

 

 




#703218 Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Thanh Hóa 2017-2018

Posted by trambau on 10-03-2018 - 21:02 in Tài liệu - Đề thi

Xin làm câu BĐT trước 

$\frac{xz}{y^2+yz}+\frac{y^2}{xz+yz}=\frac{\frac{x}{y}}{\frac{y}{z}+1}+\frac{\frac{y^2}{z^2}}{\frac{x}{z}+\frac{y}{z}}$

Đặt $\frac{x}{y}=a,\frac{y}{z}=b\Rightarrow ab=\frac{x}{z}$

$\Rightarrow \frac{xz}{y^2+yz}+\frac{y^2}{xz+yz}=\frac{a}{b+1}+\frac{b^2}{ab+b}=\frac{a}{b+1}+\frac{b}{a+1}\geq \frac{(a+b)^2}{a+b+2ab}\geq \frac{2(a+b)}{a+b+2}$

Lại có $\frac{x+2z}{x+z}=1+\frac{z}{x+z}=1+\frac{1}{ab+1}\geq 1+\frac{4}{(a+b)^2+4}$

$\Rightarrow VT\geq \frac{2(a+b)}{a+b+2}+1+\frac{4}{(a+b)^2+1}=\frac{2x}{x+2}+\frac{4}{x^2+1}+1\geq \frac{5}{2}$




#703217 Đề thi HSG Toán 9 tỉnh Thanh Hóa 2017-2018

Posted by trambau on 10-03-2018 - 20:16 in Tài liệu - Đề thi

BÀI I

1. Cho biểu thức $P-\frac{x-2\sqrt{x}}{x\sqrt{x}-1}+\frac{\sqrt{x}+1}{x\sqrt{x}+x+\sqrt{x}}+\frac{1+2x-2\sqrt{x}}{x^2-\sqrt{x}}$ với $x>0,x\neq 1$ . Rút gọn P và tìm tất cả các giá trị của $x$ sao cho giá trị của P là một số nguyên

2. Tính giá trị của biểu thức $P=\frac{4(x+1)x^{2018}-2x^{2017}+2x+1}{2x^2+3x}$ tại $x=\sqrt{\frac{1}{2\sqrt{3}-2}-\frac{3}{2\sqrt{3}+2}}$

BÀI II

1. Biết phương trình $(m-2)x^2-2(m-1)x+m=0$ có hai nghiệm tương ứng là độ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông. Tìm $m$ để độ dài đường cao tương ứng với cạnh huyền của tam giác vuông đó bằng $\frac{2}{\sqrt{5}}$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} (x+y)^2(8x^2+8y^2+4xy-13)+5=0 & & \\ 2x+\frac{1}{x+y}=1 & & \end{matrix}\right.$

BÀI III

1. Tìm nghiệm nguyên của phương trình $y^2-5y+62=(y-2)x^2+(y^2-6y+8)x$

2. Cho $a,b$ là các số nguyên dương thỏa mãn $p=a^2+b^2$ là các số nguyên tố và $p-5$ chia hết cho 8. giả sử $x,y$ là các số nguyên thỏa mãn $ax^2-by^2$ chia hết cho $p$. Chứng minh rằng cả hai số $x,y$ chia hết cho $p$

BÀI IV

Cho tam giác $ABC$ có $(O),)(I),(I_a)$ theo thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp và đường tròn bàng tiếp đối diện đỉnh $A$ của tam giác với các tâm tương ứng là $O,I,I_a$ Gọi D là tiếp điểm của $(I)$ với $BC$, P là điểm chính giữa cung $BAC$ của $(O)$, $PI_a$ cắt $(O)$tại điểm K.Gọi M là giao điểm $PO$ và $BC$, $N$ là điểm đối xứng với $P$ qua $O$.

a)  Chứng minh $IBI_aC$ là tứ giác nội tiếp

b) Chứng minh $NI_a$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác $I_aMP$

c) Chứng minh $\widehat{DAI}=\widehat{KAI_a}$

BÀI V

Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn $x\geq z$ Chứng minh rằng 

$$\frac{xz}{y^2+yz}+\frac{y^2}{xz+yz}+\frac{x+2z}{x+z}\geq \frac{5}{2}$$




#703211 Tính $\lim_{x\rightarrow 0}\frac{1-cosx.co...

Posted by trambau on 10-03-2018 - 17:37 in Dãy số - Giới hạn

Tính $\lim_{x\rightarrow 0}\frac{1-cosx.cos2x.cos3x...cosnx}{x^{2}}$

Dùng quy tắc L'hospital  $\lim_{x\to0}\frac{\sin x}{x}=1\implies \lim_{x\to0}\frac{1-\cos nx}{x^2}=\lim_{x\to0}\left [\frac{2\sin^2\frac {nx}2}{\frac {n^2x^2}{2^2}}  \cdot\frac{n^2}{2^2}\right ]=\frac{n^2}{2}\left (\lim_{x\to0}\frac{\sin\frac {nx}2}{\frac {nx}2}  \right )^2=\frac{n^2}{2}$

$\Rightarrow \lim_{x\to 0}\frac{1-\cos x.\cos2x...\cos nx}{x^{2}}= \lim_{x\to0}\frac{1-\cos x+\cos x-\cos x\cos2x+\cos x\cos2x+\dots+\cos x.\cos2x...\cos (n-1)x-\cos x.\cos2x...\cos nx}{x^2}=\lim_{x\to0} \frac{1-\cos x+\cos x\left (1-\cos2x \right )+\dots+\cos x.\cos2x...\cos (n-1)x\left (1-\cos nx \right )}{x^2}=\lim_{x\to0}\frac{1-\cos x}{x^2}+\lim_{x\to0}\frac{1-\cos 2x}{x^2}+\cdots+\lim_{x\to0}\frac{1-\cos nx}{x^2}$ $ = \frac{1^2}{2}+\frac{2^2}{2}+\cdots+\frac{n^2}{2}=\frac{n\left ( n+1 \right )\left ( 2n+1 \right )}{12}$




#703148 ĐỀ THI HSG TOÁN 11 TỈNH THANH HÓA 2017-2018

Posted by trambau on 09-03-2018 - 16:09 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

BÀI II 

1. giải phương trình $\frac{4sin^3x-2cosx(sinx-1)-4sinx+1}{1+cos4x}=0$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2)}=\sqrt{y}+y & & \\ (y+\sqrt{xy}+x-x^2)(x+1)-4=0 & & \end{matrix}\right.$

 

1. $\Leftrightarrow \frac{(2cosx+1)(1-sin2x)}{1+cos4x}=0$ đến đây chắc dễ

2. ĐK $\left\{\begin{matrix} x,y\geq 0 & & \\ x+y+(x-y)(\sqrt{xy}-2)\geq 0 & & \end{matrix}\right.$

PT(2) => $y+\sqrt{xy}-2=\frac{(x+2)(x-1)^2}{x+1}\geq 0$ (3)

PT (1) => $(x-y)(\frac{y+\sqrt{xy}-2}{\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2+y)}}+\frac{1}{\sqrt{x}+\sqrt{y}})=0$

kết hợp với (3) được $x=y$ thay vào PT (2) được $-x^3+2x^2+3x-4=0$ dùng cardano giải tiếp




#703144 ĐỀ THI HSG TOÁN 11 TỈNH THANH HÓA 2017-2018

Posted by trambau on 09-03-2018 - 15:32 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

BÀI IV:

1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh của lớp 11A, 3 học sinh của lớp 11B và 5 học sinh của lớp 11C thành một hàng ngang. Tính xác suất để không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau.

 

 

Xin làm bài dễ trước 

$|\Omega |=10!$ cách xếp 

gọi A là biến cố ''không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau''

xếp 5 hs của 11 C : 5! cách. Khi đó  giữa 5 hs 11C có 6 chỗ trống ( 4 chỗ ở giữa và 2 chỗ ngoài trước sau). do 2 hs 11C ko đứng gần nhau nên phải có 4 người của 11 A hoặc 11B

TH1: ABCBCACBCBC

có 1 hs lớp A hoặc B ở phía ngoài trước hoặc sau hàng 4 hs còn lại xếp vào 4 chỗ trống giữa các bạn C có : 2.5! cách xếp

TH2 : có 1 hs A và B vào 1 chỗ trống 3 hs còn lại xếp vào 3 vị trí có 2.3.2.4.3! cách xếp

vậy |A|=5!(2.5!+2.3.2.4.3!) 

=> P(A)= $\frac{11}{630}$




#703141 ĐỀ THI HSG TOÁN 11 TỈNH THANH HÓA 2017-2018

Posted by trambau on 09-03-2018 - 15:03 in Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

BÀI I:

1. Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị $(P)$  của hàm số $y=x^2+bx+1$ biết rằng $(P)$ đi qua điểm $A(2;1)$

2. giải bất phương trình $\sqrt{4x^2+5x+1}+2\sqrt{x^2+x+1} \geq x+3$

BÀI II 

1. giải phương trình $\frac{4sin^3x-2cosx(sinx-1)-4sinx+1}{1+cos4x}=0$

2. giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x}+\sqrt{xy+(x-y)(\sqrt{xy}-2)}=\sqrt{y}+y & & \\ (y+\sqrt{xy}+x-x^2)(x+1)-4=0 & & \end{matrix}\right.$

BÀI III

1. cho $x,y,z$ là các số thực phân biệt không âm. chứng minh

$$\frac{x+y}{(x-y)^2}+\frac{z+y}{(y-z)^2}+\frac{x+z}{(x-z)^2}\geq \frac{9}{x+y+z}$$

2. Cho dãy số ($u_n$) xác định như sau $\left\{\begin{matrix} u_1=2,u_2=5 & & \\ u_{n+2}=5u_{n+1}-6u_n, \forall n\geq 1 & & \end{matrix}\right.$ . tìm $lim(\frac{u_n}{3^n})$

BÀI IV:

1. Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh của lớp 11A, 3 học sinh của lớp 11B và 5 học sinh của lớp 11C thành một hàng ngang. Tính xác suất để không có học sinh của cùng một lớp đứng cạnh nhau.

2.  Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$. Các điểm $M,N$ lần lượt thuộc các cạnh $AB,AC$ sao cho $AM=AN$ ( $M,N$ không trùng với các đỉnh của tam giác). Đường thẳng $d_1$ đi qua $A$ và vuông góc với $BN$ cắt cạnh $BC$ tại $H$ ($\frac{6}{5};{-2}{3}$), đường thẳng $d_2$ đi qua M và vuông góc với $BN$ cắt canh $BC$ tại K ($\frac{2}{5};\frac{2}{3}$). Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$ biết rằng đỉnh $A$ thuộc đường thẳng ($\delta$) : $5x+3y+13=0$ và có hoành độ dương

BÀI V

1. Cho tứ diện $SABC$ có $SA=SB=SC=1$. Một mặt phẳng ($\alpha$) thay đổi luôn đi qua trọng tâm G của tứ diện và cắt các cạnh $SA,SB,SC$ lần lượt tại $A',B',C'$ CMR biểu thức $T=\frac{1}{SA'}+\frac{1}{SB'}+\frac{1}{SC'}$ luôn có giá trị không đổi

2. Cho hình chóp tứ giác $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành. Một điểm M di động trên cạnh đáy BC ( M khác B,C). Mặt phẳng $(\alpha)$ đi qua M đồng thời song song với hai đường thẳng SB và AC. Xác định thiết diện hình chóp S.ABCD cắt bởi $(\alpha)$ và tìm vị trí của điểm M để thiết diện đó có diện tích lớn nhất