Đến nội dung

phamquangnhatanh nội dung

Có 48 mục bởi phamquangnhatanh (Tìm giới hạn từ 09-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#622320 Cho hình chữ nhật ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại O.

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 24-03-2016 - 19:54 trong Hình học

Cho hình chữ nhật ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại O. Trên đường chéo BD lấy điểm M sao cho BM = 1/4 BO. Đường thẳng vuông góc với AM tại M cắt cạnh CD tại N. Biết AM = 1/2 AN . Chứng minh N là trung điểm của cạnh CD.




#622215 Cho hình chữ nhật ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại O.

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 23-03-2016 - 23:34 trong Hình học

Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD, hai đường chéo cắt nhau tại O. Trên đường chéo BD lấy điểm M sao cho BM = 1/4 BO. Đường thẳng vuông góc với AM tại M cắt cạnh CD tại N. Biết AM = 1/2 AN . Chứng minh N là trung điểm của cạnh CD.

Bài 2: Cho hình thang ABCD (AB//CD). Các điểm E, F là các trung điểm của hai đáy AB và CD (AB < CD), biết rằng EF = 1/2 (CD-AB)

a) Chứng minh hai góc C và D phụ nhau

b) Kéo dài hai cạnh bên của hình thang cắt nhau tại M. Chứng minh ba điểm M, E, F thẳng hàng

Bài 3: Cho tứ giác ABCD có AD = BC và AB <CD. Trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA lần lượt là M, N, P, Q. Nối AN, BP, CQ, DM chúng cắt nhau tại E, F, G, H

a) Chứng minh MNPQ là hình thoi

b) Hai cạnh DA và CB kéo dài cắt nhau tại G, kẻ tia phân giác Gx của góc AGB. Chứng minh Gx//MN

c) Tứ giác ABCD cần thêm điều kiện gì để MNPQ là hình vuông? Chứng minh.

Bài 4: Cho tam giác ABC có AB < AC. Kẻ đường phân giác AD của góc A. Trên cạnh AC lấy điểm N sao cho AB = CN. Các điểm F, G, H lần lượt là trung điểm của BN, BC và CA. Từ G kẻ đường thẳng song song với AD cắt AC tại E. Chứng minh rằng EFGH là hình thoi

Bài 5: Cho tam giác ABC có AB < AC. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = AB. Gọi P, N, Q lần lượt là trung điểm của BD, BC , CA. Từ N kẻ đường thẳng vuông góc với PQ tại O và cắt AC tại M. Chứng minh rằng M là trung điểm của đoạn AD

Bài 6: CHo tam giác ABC (góc A <90o), Về phía ngoài của tam giác ABC vẽ các hình vuông ABDE, ACGF. Gọi M là trung điểm của DF. Chứng minh tam giác MBC vuông cân

Bài 7: Cho hình vuông ABCD. Lấy các điểm E, F theo thứ tự thuộc các cạnh AD, AB sao co AE = AF. Gọi H là hình chiếu của A trên BE. Tính góc CHF

Bài 8:  Cho điểm M thuộc cạnh CD của hình vuông ABCD. Tia phân giác của góc ABM cắt AD ở I. Chứng minh rằng BI $\leq$ 2MI

Bài 9: Cho tam giác ABC. Vẽ về phía ngoài tam giác ABC các hình vuông ABE, ACFG có tâm theo thứ tự là M, N. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của EG, BC. 

a) Chứng minh KMIN là hình vuông

b) Nếu tam giác ABC có BC cố định và đường cao tương ứng bằng h không đổi thì I chuyển động trên đường nào?

 




#622208 chứng minh K là trung điểm cạnh BC.

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 23-03-2016 - 23:15 trong Hình học

mình mới học lớp 8 nên ko được áp dụng kt về tứ giác nội tiếp. bạn có cách nào đơn giản hơn không?




#621901 chứng minh K là trung điểm cạnh BC.

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 22-03-2016 - 19:15 trong Hình học

 cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ AH vuông BD. Trung điểm DH là I. Nối AI. Kẻ đường thẳng vuông góc với AI tại I cắt cạnh BC ở K. chứng minh K là trung điểm cạnh BC.




#620441 Tìm số nguyên nghiệm đúng: $4x^{2}y=(x^{2}+1)(x^...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 15-03-2016 - 21:44 trong Số học

1. Cho biểu thức $M=\frac{2\left|x-3\right|}{x^{2}+2x-15}$

a) Rút gọn M

b) Tìm x nguyên để M đạt giá trị nguyên

2. Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình:

$\frac{x}{2x+y+z}+\frac{y}{2y+x+z}+\frac{z}{2z+x+y}=\frac{3}{4}$

3. Tìm số nguyên nghiệm đúng:

$4x^{2}y=(x^{2}+1)(x^{2}+y^{2})$

4. Tìm nghiệm nguyên tố của phương trình:

$x^{2}+y^{2}+z^{2}=xyz$

5. Tìm số nguyên tố p để 4p+1 là số chính phương

6. Tìm nghiệm nguyên của phương trình:

$2x^{2}+4x = 19 - 3y^{2}$

7. Chứng minh rằng phương trình sau không có nghiệm nguyên:

$x^{2}+y^{2}+z^{2}=1999$

8. Tìm số nguyên dương x thoả mãn x(x+1) = k(k+2) với k là số nguyên dương cho trước.

9. Tìm nghiệm nguyên của phương trình 2x - 5y - 6z = 4

10. Tìm x, y tự nhiên biết $2^{x}+1=y^{2}$

11. Chứng minh rằng phương trình $3x^{5}-x^{3}+6x^{2}-18x = 2001$ không có nghiệm nguyên

12. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất n > 1 sao cho 

A = $1^{2}+2^{2}+...+n^{2}$ là một số chính phương

13. Tìm nghiệm nguyên của pt: $x^{4}+x^{2}+4=y^{2}-y$

14. Tìm các nghiệm nguyên thoả mãn 2 bpt: 16+5x>3+11 và $\frac{7x}{4}+\frac{3}{2}<\frac{x}{2}+6$

15. Cho a, b, c, d là các số nguyên dương. Chứng minh rằng 

A = $\frac{a}{a+b+c}+\frac{b}{a+b+d}+\frac{c}{b+c+d}+\frac{d}{a+c+d}$ không là số nguyên

16. Tìm 5 số tự nhiên liên tiếp sao cho lập phương của số này bàng tổng các lập phương của 4 số còn lại




#620281 $\frac{BH}{HC}.\frac{CM}{MA...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 14-03-2016 - 21:11 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH, đường trung tuyến BM, đường phân giác CD cắt nhau tại một điểm. Chứng minh rằng:

a) $\frac{BH}{HC}.\frac{CM}{MA}.\frac{AD}{BD}=1$

b) BH = AC




#618949 Giải phương trình: x2 + y2​ + 6y + 5 = 0

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 07-03-2016 - 20:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: x2 + y2 + 6y + 5 = 0




#617458 Tìm số nguyên n để $5^{n}-2^{n} \vdots 63$

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 28-02-2016 - 18:18 trong Số học

Tìm số nguyên n để 

a) 5n - 2n chia hết cho 63

b) 5n - 2n chia hết cho 9

c) 3n - 1 chia hết cho 8

d) A = 32n+3 + 24n+1 chia hết cho 25




#615628 Cho $\bigtriangleup ABC$ có 3 góc nhọn và AB < AC. Các đườ...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 17-02-2016 - 21:27 trong Hình học

Cho $\bigtriangleup ABC$ có 3 góc nhọn và AB < AC. Các đường cao BE và CF cắt nhau tại H ( $E \in AC, F \in AB$ ).

1. Chứng minh rằng AE . AC = AF . AB

2. Cho$\widehat{BAC}=45^{\circ}.$ Tính $\frac{S_{AEF}}{S_{BCEF}}$

3. AH cắt BC tại D. Kẻ đường thằng qua D và song song với EF cắt AB tại M và CF tại N. Chứng minh rằng D là trung điểm của MN.




#615604 x2 + x + 2 - |x - 1| = 0

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 17-02-2016 - 21:00 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: x2 + x + 2 - |x - 1| = 0




#615589 Đề thi hsg toán 8 năm học 2014-2015

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 17-02-2016 - 20:28 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1 (2đ):

1, Chứng minh rằng biểu thức sau không phụ thuộc vào biến x, y

A = $(\frac{8x^{3}+1}{2x+1}-2x)(\frac{8x^{3}-1}{2x-1}+2x):\frac{16x^{4}-8x^{2}+1}{2014} (x\neq \pm \frac{1}{2})$

2, Phân tích đa thức thành nhân tử:

x4 + 2014x2 + 2013x + 2014

Câu 3 (2đ):

1, Cho x, y, z thoả mãn 9x2 + 1 = 8y, 16y+ 1 = 10z, 25z2 + 1 = 6x

Tính giá trị của biểu thức P = 2012(3x - 2)2012 + 2013(4y - z)2013 + 2014(5z - 2)2014

2, Tìm x, y biết 5y2 + x2 + 4xy - 14y - 6x + 10 = 0

Câu 3 (2đ):

1, Giải phương trình sau: x2 + x + 2 - |x - 1| = 0

2, Tìm số thực x để Q = $\frac{x - 1}{x^{3}-1}$ có giá trị nguyên

Câu 4 (1đ): Cho x, y $\in \mathbb{R}$ thoả mãn x3 + y3 = 2.

Tìm x, y để x + y có giá trị nguyên

Câu 5 (3đ) Cho $\bigtriangleup ABC$ có 3 góc nhọn và AB < AC. Các đường cao BE và CF cắt nhau tại H ( $E \in AC, F \in AB$ ).

1. Chứng minh rằng AE . AC = AF . AB

2. Cho$\widehat{BAC}=45^{\circ}.$ Tính $\frac{S_{AEF}}{S_{BCEF}}$

3. AH cắt BC tại D. Kẻ đường thằng qua D và song song với EF cắt AB tại M và CF tại N. Chứng minh rằng D là trung điểm của MN.




#614915 Cho x + y = 1, x > 0, y > 0. Tìm GTNN của

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 14-02-2016 - 14:46 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x + y = 1, x > 0, y > 0. Tìm GTNN của

a) $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}$ 

b) $\frac{a^{2}}{x}+\frac{b^{2}}{y}$ (a và b là hằng số dương đã cho)

c) $(x+\frac{1}{x})^{2}+(y+\frac{1}{y})^{2}$




#614838 Tìm GTNN của biểu thức C

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 14-02-2016 - 09:31 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm GTNN của biểu thức C = $\frac{x^{6}+27}{x^{4}-3x^{3}+6x^{2}-9x+9}$




#614770 Cho x + 2y = 1. Tìm GTNN của biểu thức

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 13-02-2016 - 21:05 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x + 2y = 1. Tìm GTNN của x+ 2y2




#614576 $\sum\frac{a^{2}}{b^{2}+c^...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 12-02-2016 - 20:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với a, b, c > 0 thì

$\frac{a^{2}}{b^{2}+c^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}+c^{2}}+\frac{c^{2}}{a^{2}+b^{2}} \geq \frac{a}{b+c}+\frac{b}{c+a}+\frac{c}{a+b}$




#614527 Tìm GTNN của các biểu thức:$G = (x^2 + x - 6) (x^2 + x + 2)$

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 12-02-2016 - 18:49 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm GTNN của các biểu thức:

a) A = (x + 8)4 + (x + 6)4

b) B = (0,5x+ x)- 3 |0,5x+ x|

c) C = (x - 1)(x + 3)(x- 4x + 5)

d) D = x4 - 2x3 + 3x2 - 2x + 1

e) E = x4 - 6x3 + 10x2 - 6x + 9

g) G = (x+ x - 6) (x+ x + 2)




#614486 Chứng minh rằng $0 \leq a \leq 4,0 \leq b \leq 4,0...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 12-02-2016 - 16:17 trong Bất đẳng thức và cực trị

Từ giả thiết ta có $a+b=6-c$

                            $ab=9-c(b+a)=9-c(6-c)$

Áp dụng bđt Cauchy ta có 

 $(a+b)^2 \geq 4ab$

$\Rightarrow (6-c)^2 \geq 4[9-c(6-c)]$

Đến đây tự làm được rồi.

Tương tự giải được câu b

Hướng dẫn chi tiết câu b dùm mình với




#614162 Chứng minh rằng với a, b, c > 0 thì

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 11-02-2016 - 15:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

a) $\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{a^{2}}\geq\frac{a}{b}+\frac{b}{a}$

b) $\frac{a^{2}}{b}+\frac{b^{2}}{c}+\frac{c^{2}}{a}\geq a+b+c$

c) $\frac{a^{2}}{b+c}+\frac{b^{2}}{c+a}+\frac{c^{2}}{a+b}\geq \frac{a+b+c}{2}$




#614150 Chứng minh rằng $0 \leq a \leq 4,0 \leq b \leq 4,0...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 11-02-2016 - 13:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

a) Cho a + b + c = 6 và ab + bc + ca = 9. Chứng minh rằng $0 \leq a \leq 4,0 \leq b \leq 4,0\leq c\leq 4$

b) Cho a + b + c = 2 và a2 + b+ c2 = 2. Chứng minh rằng $0 \leq a\leq \frac{4}{3}, 0 \leq b\leq \frac{4}{3}, 0 \leq c\leq \frac{4}{3}$




#611778 $(a+b+c)^{3}\geq a^{3}+b^{3}+c^{3}+24abc$

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 30-01-2016 - 15:39 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh các bất đẳng thức sau

a) $8(a^{3}+b^{3}+c^{3})\geq (a+b)^{3}+(b+c)^{3}+(c+a)^{3}$ với a, b, c > 0

b) $(a+b+c)^{3}\geq a^{3}+b^{3}+c^{3}+24abc$ với a, b, c $\geq$ 0




#611777 Chứng minh bất đẳng thức $a^{2}+4b^{2}+4c^{2...

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 30-01-2016 - 15:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh bất đẳng thức $a^{2}+4b^{2}+4c^{2}\geq 4ab-4ac+8bc$




#611774 b) $a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq a(b+c+d)$

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 30-01-2016 - 14:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

a)$a^2+b^2+c^2=\left ( \frac{1}{4}a^2+b^2\right )+\left ( \frac{1}{4}a^2+c^2 \right )+\frac{1}{2}a^2\geq 2\sqrt{\frac{1}{4}a^2b^2}+2\sqrt{\frac{1}{4}a^2c^2}+\frac{1}{2}a^2\geq a(b+c)+\frac{1}{2}a^2$ (câu a hình như thiếu )

Đề đúng đấy, ko sai đâu bạn




#611770 b) $a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq a(b+c+d)$

Đã gửi bởi phamquangnhatanh on 30-01-2016 - 14:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh các bất đẳng thức sau:

a) $a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq a(b+c)$

b) $a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq a(b+c+d)$

c) $a^{2}+b^{2}+c^{2}+\frac{3}{4}\geq a+b+c$

d) $a^{4}+b^{4}+2\geq 4ab$