Đến nội dung

funcalys nội dung

Có 565 mục bởi funcalys (Tìm giới hạn từ 10-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#441769 Bài tập lý thuyết tập hợp

Đã gửi bởi funcalys on 10-08-2013 - 17:22 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Anh có kí hiệu rồi mà:

H là một họ tập hợp của X, phần tử của nó là hợp của các xích.




#441696 Chứng minh định lý Wilson

Đã gửi bởi funcalys on 10-08-2013 - 09:48 trong Số học

1/ Xét phần tử cấp 2 a trên $\mathbb{Z}_p$, ta có: 

$a^2-1=(a-1)(a+1)=0 \mod p$

Vậy 

$a+1\equiv 0 \mod p \vee a-1\equiv 0 \mod p $

Hay:

$a=p-1 \vee a=1$

Ta có phần tử cấp 2 duy nhất là $a=p-1$

$\Rightarrow a=a^{-1}$

Do trong $\mathbb{Z}_p$, mọi phần tử đều khả nghịch nên:

$(p-2)!\equiv 1 \mod p$

$\iff (p-1)!\equiv (p-1)\mod p \iff (p-1)!+1\equiv 0 \mod p$




#441577 $\int_{1}^{+\infty}\frac{xdx...

Đã gửi bởi funcalys on 09-08-2013 - 20:08 trong Giải tích

Ta có:

$\left | \frac{x}{e^{2x}-3} \right |\leq \frac{x}{e^x} \forall x\in (1,\infty)$

Do hàm $\frac{x}{e^x}$ khả tích trên $(1,\infty)$ nên ta có hàm dưới dấu tích phân khả tích trên $(1,\infty)$, vậy tích phân hội tụ.

 




#441171 Bài tập lý thuyết tập hợp

Đã gửi bởi funcalys on 08-08-2013 - 06:04 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

 

Bài 5. Mọi tập con của một tập vô hạn là đếm được thì tập đó có đếm được hay không

5. 

Chắc nên bổ sung thêm các tập con của tập ban đầu khác chính nó. Chọn tập $X$ không đếm được, gọi $F$ là họ các tập hữu hạn trong $X$, ta có $F$ đóng giảm dần và $F$ đóng dưới phép hợp hữu hạn. Nếu $A$ là một xích trên $F$ thì hợp hữu hạn của $A$ đếm được. Gọi $H$ là họ tập trên $X$, phần tử của $H$ có thể biểu diễn được dưới dạng hợp của các xích $A$. Khi đó tồn tại $Y$ là hợp của các xích các xích chứa các tập đếm được và $Y$ không đếm được. Vậy ta xây dựng được tập $Y$ không đếm được có tập con (khác $Y$) đếm được.




#440312 Bài tập lý thuyết tập hợp

Đã gửi bởi funcalys on 04-08-2013 - 08:05 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

1. Ta có tập vô hạn Dedekind là tập vô hạn được sắp tốt. Do tiên đề chọn tương đương với nguyên lí sắp tốt nên ta có mọi tập vô hạn trong ZFC là vô hạn Dedekind, nên tồn tại đơn ánh từ N đến A.




#437996 Ai có giáo trình về môn topo hay hay ko?

Đã gửi bởi funcalys on 25-07-2013 - 04:27 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Nếu bạn hỏi về topo đại cương thì có cuốn của Willard, Armstrong, Munkres,... có thể tìm trên libgen.



#437841 Cho ma trận A vuông cấp 2 và m > 2 chứng minh rằng $A^{m}=...

Đã gửi bởi funcalys on 24-07-2013 - 16:46 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Vậy nếu $A\neq B$ thì có thể suy ra như vậy không?

$\begin{bmatrix} 1 & 0\\ 0 & 0\end{bmatrix}\begin{bmatrix}0 & 0\\  0& 1\end{bmatrix}=\begin{bmatrix}0 & 0\\  0& 1\end{bmatrix}\begin{bmatrix}1 & 0\\ 0 & 0\end{bmatrix}=\begin{bmatrix}0 & 0\\ 0 & 0\end{bmatrix}$



#437680 $F(r)=1+\frac{1}{2^{r}}+\frac...

Đã gửi bởi funcalys on 24-07-2013 - 06:19 trong Giải tích

Dùng tiêu chuẩn Cauchy

Để ý chuỗi với số hạng $\frac{1}{2^{k(1-r)}}$ hội tụ khi và chỉ khi ...




#437679 Cho ma trận A vuông cấp 2 và m > 2 chứng minh rằng $A^{m}=...

Đã gửi bởi funcalys on 24-07-2013 - 06:10 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

Điều ngược lại thì dễ. Để chứng mình chiều xuôi thì các bác cho mình hỏi nếu có 2 ma trận vuông A, B (bắt đầu từ cấp 2) và thỏa mãn: AB=BA=0 thì có suy ra được hoặc A=0 hoặc B=0 không? Mình đang suy nghĩ nhưng chưa ra hướng...

$M_{22}$ là một vành không giao hoán và có ước không nên k thể suy ra vậy.

Lấy ví dụ:

$\begin{bmatrix}  0& 1\\  0&0 \end{bmatrix}^2=\begin{bmatrix} 0&0 \\  0&0 \end{bmatrix}$



#437404 phương trình đạo hàm riêng

Đã gửi bởi funcalys on 23-07-2013 - 12:41 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Chả hiểu #2 viết gì.

Để hiểu tốt ptvp thì tối thiểu bạn cần thạo đại số tuyến tính (ptvp tuyến tính) và giải tích nhiều biến.

P/S: Còn làm mà không cần hiểu thì chỉ cần xem ct và cách biểu diễn nghiệm t :D




#437024 Cần hiểu 1 số vấn đề về Ker và Im

Đã gửi bởi funcalys on 22-07-2013 - 06:55 trong Đại số tuyến tính, Hình học giải tích

1. $\ker T=\left \{ cx^2: c\in \mathbb{R} \right \}$

    $\Im T= \mathbb{R}^{2}$

    Cơ sở cho $\ker f=\left \{ x^2 \right \}$

    Cơ sở cho $\Im f =\left \{ (1,0),(0,1) \right \}$

2. $\ker T=\left \{ (0,0,z):z\in \mathbb{R} \right \}$

    $\Im T= \left \{ \left ( x,x,y,y \right ):x,y\in \mathbb{R} \right \}$

    Cơ sở cho $\ker f=\left \{ (0,0,1)\right \}$

    Cơ sở cho $\Im f= \left \{ (1,1,0,0),(0,0,1,1) \right \}$

3. $\ker T=\left \{ \begin{bmatrix} 0&0 \\ 0&0  \end{bmatrix} \right \} $

    $\Im T=\left \{ \begin{bmatrix} a+b & b+c \\ c+d & d+a \end{bmatrix}: a,b,c,d\in \mathbb{R} \right \}$

    Cái này không chắc lắm.

4. $\ker T=\left \{ \begin{bmatrix} a& b \\  c& -a \end{bmatrix}: a,b,c \in \mathbb{R} \right \}$

    $\Im T= \mathbb{R}$ (hình như tập đích bạn ghi nhầm)

    Cơ sở cho $\ker f= \begin{bmatrix} 1 & \\  & -1 \end{bmatrix}$

    Cơ sở cho $\Im f = \left \{ 1 \right \}$

 




#436906 Ai có sách về Hình học vi phân hay hình học xạ ảnh hay hay cho mình với

Đã gửi bởi funcalys on 21-07-2013 - 17:39 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Cuốn của Pressley 

File gửi kèm  140-Elementary Differential Geometry-Pressley.pdf   10.98MB   19653 Số lần tải

Bản tiếng việt:

File gửi kèm  R_Pressley__Hinh_hoc_vi_phan_co_ban.pdf   614.38K   1556 Số lần tải




#436652 $\int_{0}^{a}e^{-x^{2}}dx...

Đã gửi bởi funcalys on 20-07-2013 - 21:08 trong Giải tích

Dùng đlí Fubini, đổi biến đưa về tọa độ cực là xong.




#436640 Sự hội tụ của chuỗi số

Đã gửi bởi funcalys on 20-07-2013 - 20:40 trong Dãy số - Giới hạn

Theo tiêu chuẩn tụ Cauchy.

$\sum_{n=2}^{\infty}\frac{1}{n\ln n}$ hội tụ

$\iff \sum_{k=1}^{\infty}2^k2^{-k}\frac{1}{\ln 2^k}=\frac{1}{\ln 2}\sum_{k=1}^{\infty}\frac{1}{k}$ hội tụ.

Mà chuỗi sau phân kì (chuỗi điều hòa) nên chuỗi ban đầu phân kì.




#436231 $\Delta u= u_{xx} + u _{yy} =0$

Đã gửi bởi funcalys on 19-07-2013 - 18:28 trong Giải tích

Kí hiệu

 

$u(x(r,\phi),y(r,\phi))$

 

Ta có:

 

$\frac{\partial x}{\partial r}=\cos\phi, \frac{\partial x}{\partial \phi}=-r\sin \phi$

 

$\frac{\partial y}{\partial r}=\sin \phi, \frac{\partial y}{\partial \phi}=r\cos \phi$

 

Từ đây, có công thức của:

 

$\frac{\partial u}{\partial r}=\frac{\partial u}{\partial x}\frac{\partial x}{\partial r}+\frac{\partial u}{\partial y}\frac{\partial y}{\partial r}=\cos \phi \frac{\partial u}{\partial x}+\sin \phi \frac{\partial u}{\partial y}$

 

Ta lại có:

 

$\frac{\partial^2 u}{\partial r^2}=\cos \phi \frac{\partial }{\partial r}\frac{\partial u}{\partial x}+\sin \phi \frac{\partial }{\partial r}\frac{\partial u}{\partial y}$

 

$=\cos \phi \frac{\partial }{\partial x}\frac{\partial x}{\partial r}\frac{\partial u}{\partial x}+\cos \phi \frac{\partial }{\partial y}\frac{\partial y}{\partial r}\frac{\partial u}{\partial x}+\sin \phi \frac{\partial }{\partial x}\frac{\partial x}{\partial r}\frac{\partial u}{\partial y}+\sin \phi \frac{\partial }{\partial y}\frac{\partial y}{\partial r}\frac{\partial u}{\partial y}=\cos ^2\phi \frac{\partial^2 u}{\partial x^2}+2\cos \phi \sin \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x\partial y}+\sin^2 \phi \frac{\partial^2 u}{\partial y^2}$

 

Ta có:

 

 

$\frac{\partial u}{\partial \phi}=\frac{\partial u}{\partial x}\frac{\partial x}{\partial \phi}+\frac{\partial u}{\partial y}\frac{\partial y}{\partial \phi}=r\cos \phi \frac{\partial u}{\partial y}-r\sin \phi \frac{\partial u}{\partial x}$

 

$\Rightarrow \frac{\partial^2 u}{\partial \phi^2}= -r \cos \phi \frac{\partial u}{\partial x}-r\sin \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x \partial \phi}-r\sin \phi \frac{\partial u}{\partial y}+ r\cos \phi \frac{\partial^2 u}{\partial y \partial \phi}$

$= \frac{\partial^2 u}{\partial \phi^2}= -r \cos \phi \frac{\partial u}{\partial x}-r\sin \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x \partial \phi}-r\sin \phi \frac{\partial u}{\partial y}+ r\cos \phi \frac{\partial^2 u}{\partial y \partial \phi}$

$= -r \cos \phi \frac{\partial u}{\partial x} - r\sin \phi \frac{\partial u}{\partial y} + r \cos \phi\left (r\cos \phi \frac{\partial^2 u}{\partial y^2}+ -r\sin \phi\frac{\partial^2 u}{\partial x \partial y} \right )-r \sin \phi \left ( -r \sin \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x^2}+ r\cos \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x \partial y} \right )$

$=r^2\left ( \sin^2 \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x^2}-2\cos \phi \sin \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x\partial y}+\cos^2 \phi \frac{\partial^2 u}{\partial y^2} \right )-r\left ( \cos \phi \frac{\partial u}{\partial x} +\sin \phi \frac{\partial u}{\partial y}\right )$

Chia 2 vế cho $r^2$, ta có:

$\frac{1}{r^2}\frac{\partial^2 u}{\partial x^2}+ \frac{1}{r}\frac{\partial u}{\partial r}= \sin ^2\phi \frac{\partial^2 u}{\partial x^2}-2\cos \phi \sin \phi \frac{\partial^2 u}{\partial x\partial y}+\cos^2 \phi \frac{\partial^2 u}{\partial y^2}$

Vậy:

$\Delta u= \frac{\partial^2 u}{\partial r^2} + \frac{1}{r}\frac{\partial u}{\partial r}+\frac{1}{r^2}\frac{\partial^2 u}{\partial \phi^2}= \frac{\partial^2 u}{\partial x^2}+\frac{\partial^2 u}{\partial y^2}=0$

chính là pt Laplace cần tìm trong tọa độ cực.




#435356 Cách khai căn bậc ba của một số phức

Đã gửi bởi funcalys on 15-07-2013 - 10:57 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Khai căn bậc n của z
$z^{1/n}=|z|^{1/n}e^{i(\frac{arg(z)+2k\pi }{n})}$
Với k=0,.., n-1



#434935 các tài liệu giải tích đại cương,phương trình vi phân,phương trình đạo hàm ri...

Đã gửi bởi funcalys on 13-07-2013 - 07:08 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Cuốn Fundamentals of Differential Equations của Saff & Snider (bn tìm trên libgen ấy, nặng quá mình k up lên đc).

PDE của Evans

File gửi kèm  222B-Partial Differential Equations-Evans.pdf   18.73MB   367 Số lần tải

 

 




#434484 Thắc mắc về nhóm

Đã gửi bởi funcalys on 11-07-2013 - 10:21 trong Tài liệu và chuyên đề Đại số đại cương

Về định nghĩa Stab của một tập con X với G là nhóm các hàm
$Stab(A)={f \in G: f(a) \in A}$
tác động ở đây có lẽ là phép hơp thành ?
Còn về phần lập luận thì k thể cm rằng mọi hàm trong nhóm G đều song ánh đc, do ta phải sd chính tính song ánh mới có thể cho ra tính chất ấy.



#434445 Thắc mắc về nhóm

Đã gửi bởi funcalys on 11-07-2013 - 06:02 trong Tài liệu và chuyên đề Đại số đại cương

Nếu có tác động của nhóm G gồm các ánh xạ $f$ X vào X trên tập X thì có thể kết luận G gồm các song ánh không? Vì em thấy thế này, nếu tồn tại $x_1, x_2$ khác nhau mà $f(x_1)=f(x_2)$ thì sẽ vô lý vì đặt $t=f(x_1)=f(x_2)$, ta có 

$$f^{-1}(t)=f^{-1}(f(x_1))=f^{-1}(f(x_2))=x_1=x_2$$

Tuy nhiên em lại đọc được định nghĩa là tập Stab(Y)={$g \in G: g(Y) \subseteq Y$} với $Y \subset X$. Làm sao trường hợp tập con có thể xảy ra được nếu g là song ánh (mấy tập trên đều hữu hạn)

$$f^{-1}(t)=f^{-1}(f(x_1))=f^{-1}(f(x_2))=x_1=x_2$$

Điều này chỉ xảy ra khi f song ánh.




#430915 $\ \left \| Tx \right \|\leq M\left...

Đã gửi bởi funcalys on 27-06-2013 - 07:04 trong Giải tích

a/ Biểu diễn T qua ma trận $m\times n$, ta có:

$T=\left ( a_{ij} \right )$

Biểu diễn ma trận của x là:

$(x_j)_{1\leq j\leq n}$
Ta có:

$Tx= \left ( \sum_{j=1}^{n}a_{ij}x_j \right )_{1\leq i \leq m }$

Áp dụng bđt Cauchy Schwarz, ta được:

$\left ( \sum_{i=1}^m\left ( \sum_{j=1}^n a_{ij}x_j  \right )^2 \right )^{1/2}\leq \left ( \sum_{j=1}^m\left ( \sum_{j=1}^n a_{ij}^2\sum_{i=1}^n x^{2}_i \right ) \right ) ^{1/2}$
$\Rightarrow \left \| Tx \right \|\leq \left ( \sum_{j=1}^m\left ( \sum_{j=1}^n a_{ij}^2\sum_{i=1}^n x^{2}_i \right ) \right ) ^{1/2}=\left ( \sum_{i=1}^m\sum_{j=1}^n a^2_{ij} \right )^{1/2}\left \| x \right \|=M\left \| x \right \|$

b/ Sử dụng kq câu a/, ta có:

$\left \| T(x+\varepsilon)-Tx \right \|\leq \left \| T\varepsilon  \right \|\leq M\left \| \varepsilon  \right \|$
Cho $\varepsilon$ nhỏ dần, ta có T liên tục.
Thực ra tính liên tục và bị chặn của toán tử tuyến tính là tương đương trong kgvtđc.

 




#430182 Topic yêu cầu tài liệu toán cao cấp

Đã gửi bởi funcalys on 24-06-2013 - 10:56 trong Tài liệu, chuyên đề Toán cao cấp

Bạn xem thử bộ GTM và bộ UTM xem.

Mình chỉ kiếm được tạm link này:

http://thepiratebay....e_2005_-_MYRIAD

Lần trước kéo = magnet nên không biết đưa địa chỉ :D, bộ mình tải thì có cả UTM.

Sách dùng ở UC Berkeley:

http://thepiratebay....for_UC_Berkeley

 

 




#430018 Với giá trị nào của x thì công thức gần đúng $ cosx \approx 1 -...

Đã gửi bởi funcalys on 23-06-2013 - 18:23 trong Giải tích

từ công thức chặn phần dư làm sao mà thành $ \frac{|x^3|}{6} $ được, M ở bài này cụ thể là bằng bao nhiêu?

mình mới học phần này nên mong bạn giải thích rõ. cảm ơn bạn.

Bạn xét:

$\left | f'''(x) \right |=\left | \sin(x) \right |\leq 1=M$

Thay n đã cho, M=1, và a=0 (do ta xét trong lân cận của 0).

 

 

f = cosx còn $ T2 = 1 - \frac{x^2}{2} $ có phải không bạn?

 

Đúng r bạn.




#429999 Với giá trị nào của x thì công thức gần đúng $ cosx \approx 1 -...

Đã gửi bởi funcalys on 23-06-2013 - 17:25 trong Giải tích

đây tổng quát luôn $cosx\doteq 1-\frac{x^{2}}{2}+\frac{x^{4}}{4!}-.......$ vô hạn nhé đây là khai triển taylor

Bạn ý hỏi phần tính sai số mà :D.

@Only5:

$P_2=\left | f-T_2 \right |\leq \frac{\left | x^3 \right |}{6}=10^{-4}$

Từ đây bạn giải ra x.

P/S: công thức chặn phần dư:

$\left | P_n(x) \right |\leq \frac{M\left | x-a \right |^{n+1}}{(n+1)!}$

Với $M\geq \left | f^{(n+1)}(x) \right |$




#429750 Xét tính hội tụ của $\int_{0}^{1} \frac...

Đã gửi bởi funcalys on 22-06-2013 - 12:07 trong Giải tích

Chỉ cần chặn trên nó bằng một hàm khả tích bạn chỉ ra được rồi, không cần chặn dưới.




#428231 $\int_{1}^{4}dx\int_{0}^{x...

Đã gửi bởi funcalys on 17-06-2013 - 16:43 trong Giải tích

$\int_{1}^{4}dx\int_{0}^{x}\frac{x^4}{x^2+y^2}=\int_{1}^{4}\left ( \int_{0}^{x}\frac{x^4}{x^2+y^2}\mathrm{dy}  \right )\mathrm{dx}=\int_{1}^{4}\frac{x^3\pi}{4}\mathrm{dx}=\frac{225}{16}\pi$