Jump to content

L Lawliet's Content

There have been 576 items by L Lawliet (Search limited from 05-06-2020)



Sort by                Order  

#396690 Chứng minh rằng $AP$, $DB$, $CE$ đồng quy.

Posted by L Lawliet on 14-02-2013 - 21:01 in Hình học

Bài toán. Cho $P$ là điểm nằm trong tam giác $ABC$ sao cho $ \widehat{APB}-\widehat{ACB}=\widehat{APC}-\widehat{ABC}$. Gọi $D$, $E$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp các tam giác $APB$, $APC$. Chứng minh rằng $AP$, $DB$, $CE$ đồng quy.



#395169 0,(9)= p/số

Posted by L Lawliet on 09-02-2013 - 11:55 in Đại số

Mọi người đều biết rằng 0,(1)=$\frac{1}{9}$
Nhưng có ai biết 0,(9)=... gì ko
điền p/số thích hợp nhé

http://diendantoanhoc.net/index.php?/topic/11722-099-1/
Close thớt Posted Image



#645269 Tìm số tự nhiên

Posted by L Lawliet on 17-07-2016 - 12:06 in Đại số

Tìm một số  có 2 chữ số mà 8 lần chữ số hàng chục chia cho  chữ số hàng đơn vị thì được thương 5 dư 3(ghi rõ cách giải)

Lời giải.

Gọi số cần tìm có dạng $\overline{ab}$ với $0<a\leq 9$, $0\leq b\leq 9$ và $a$, $b$ nguyên.

Theo bài ra ta có $8a=5b+3\Leftrightarrow b=\frac{8a-3}{5}$.

Để $b$ là số nguyên thì $5\mid 8a-3$ tức là $8a$ phải tận cùng là $3$ hoặc $8$. Mặt khác vì $8$ là số chẵn nên không thể tận cùng là số $3$ (số lẻ), vậy chỉ còn trường hợp tận cùng là $8$.

Với $a\in \left ( 0;9 \right ]$ thì chỉ có $a=1$ hoặc $a=6$ thì tận cùng là chữ số $8$.

Từ đó tìm ra được hai số là $11$ và $69$.

 

 

số 69 thỏa nè :D

Mình nghĩ lần sau bạn nên trình bày lời giải ra cụ thể hơn thay vì đưa ra đáp số.




#645570 Chứng minh $KMIN$ là hình vuông

Posted by L Lawliet on 19-07-2016 - 18:47 in Hình học

Cho tam giác $ABC$. Vẽ về phía ngoài của tam giác các hình vuông $ABDE, ACFG$ có tâm theo thứ tự là $M$ và $N$. Gọi $I$ và $K$ theo thứ tự là trung điểm của $EG$ và $BC$. 

a) Chứng minh $KMIN$ là hình vuông.

b) Chứng minh $IA \bot BC$.

Bạn xem ở đây nhé, mở rộng cho bài toán này ở đây.




#560010 Giải hệ phương trình $x^{3}-3x+2=y\sqrt{y}+3y...

Posted by L Lawliet on 17-05-2015 - 18:42 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài toán. Giải hệ phương trình $$\left\{\begin{matrix} \left | x-1 \right |+\left | x-2 \right |+...+\left | x-2016 \right |=2031120 & \\ x^{3}-3x+2=y\sqrt{y}+3y & \end{matrix}\right.$$




#560011 Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\sum \frac{a^{2}...

Posted by L Lawliet on 17-05-2015 - 18:47 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán. Cho $a$, $b$, $c>\frac{1}{2}$ thỏa mãn $a+b+c=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=\frac{a^{2}}{\sqrt{5-2\left ( b+c \right )}}+\frac{b^{2}}{\sqrt{5-2\left ( c+a \right )}}+\frac{c^{2}}{\sqrt{5-2\left ( a+b \right )}}$.




#558642 Tìm giá trị nhỏ nhất của $\left ( x+my-4 \right )^{2...

Posted by L Lawliet on 10-05-2015 - 18:38 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán. Tìm giá trị nhỏ nhất của $\left ( x+my-4 \right )^{2}+\left [ 2x+\left ( m-1 \right )y+1 \right ]^{2}$ với $m$ là tham số.




#367728 Chứng minh rằng $\sum \dfrac{x_{1}^{3...

Posted by L Lawliet on 07-11-2012 - 20:07 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Làm một bài nhẹ nhàng giải trí xí nhỉ mọi người :D, mấy bạn post bài khó quá nhìn thấy choáng :D.
=========
Bài toán: Cho phương trình $x^{3}+ax^{2}+x+b=0$ có ba nghiệm dương phân biệt và gọi ba nghiệm đó lần lượt là $x_{1}$, $x_{2}$, $x_{3}$. Chứng minh rằng $\dfrac{x_{1}^{3}}{x_{2}+x_{3}}+\dfrac{x_{2}^{3}}{x_{2}+x_{1}}+\dfrac{x_{3}^{3}}{x_{1}+x_{2}}>\dfrac{1}{2}$.



#425755 Giải hệ phương trình $x^{4}+y^{4}+2x^{2}y^...

Posted by L Lawliet on 10-06-2013 - 17:46 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán. Giải hệ phương trình sau $$\left\{\begin{matrix} x^{4}+y^{4}+2x^{2}y^{2}-2(x^{2}+y^{2})+1=0 \\ \sqrt{2xy^{2}+9x^{2}+x-4y+1}+\sqrt{2xy^{2}+4y^{2}+8y-5x+9}=\sqrt{-2xy^{2}+\left ( 3x+2y \right )^{2}+29x+20y+16} \end{matrix}\right.$$




#367756 Chứng minh rằng $\sum \dfrac{x_{1}^{3...

Posted by L Lawliet on 07-11-2012 - 21:06 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

sai thì thôi nhé :P.
áp dụng hệ thức Vi-ét ta có $\left\{\begin{matrix} x_{1}x_{2}x_{3}=-b \\ x_{1}+x_{2}+x_{3}=-a \\ x_{1}x_{2}+x_{2}x_{3}+x_{3}x_{1}= 1 \end{matrix}\right.$
áp dụng bđt Chebyshez vào vế trái của bđt cần chứng minh ta có
$VT\geq \frac{1}{3}(\sum x_{1}^{3})(\sum \frac{1}{x_{2}+x_{3}})$
mặt khác áp dụng bđt Holder ta có
$(\sum x_{1}^{3})(1+1+1)(1+1+1)\geq (\sum x_1)^{3}$
và theo C-S
$\sum \frac{1}{x_{2}+x_{3}}\geq \frac{(1+1+1)^{2}}{2\sum x_{1}}$
từ các bđt trên ta cần chứng minh $\frac{1}{3}\frac{(-a)^{3}}{9}\frac{9}{-2a}\geq \frac{1}{2}$
hay $a^{2} \geq 3$
mà ta có $\sum x_{1}^{2}\geq \sum x_{1}x_{2} \Rightarrow (\sum x_{1})^{2}\geq 3\sum x_{1}x_{2}= 1$
như vậy ta có $\sum \frac{x_{1}^{3}}{x_{2}+x_{3}}\geq \frac{1}{2}$
mà dấu "=" không thể xảy ra nên ta có đ.p.c.m

Bài này chọn đội tuyển của tỉnh mình, post lên mới thấy có anh kia post đề rồi :P lời giải của bài này ở đây.



#414875 Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^{7}+y^{7}+z^...

Posted by L Lawliet on 26-04-2013 - 10:40 in Số học

Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^{7}+y^{7}+z^{7}=4$

Bạn qua đây thảo luận nhé ;)




#650468 Chứng minh $-2\leq x+y\leq 2$ và $-1\leq xy...

Posted by L Lawliet on 20-08-2016 - 11:32 in Bất đẳng thức và cực trị

cho $x^{2}+y^{2}=2$,chứng minh $-2\leq x+y\leq 2$ và $-1\leq xy\leq 1$

Lời giải.

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz ta có:

$$\left ( x+y \right )^{2}\leq \left ( 1^{2}+1^{2} \right )\left ( x^{2}+y^{2} \right )=4$$

$$\Rightarrow \left | x+y \right |\leq 2$$
$$\Leftrightarrow -2\leq x+y\leq 2$$
Mặt khác ta có:
$$-\left ( x^{2}+y^{2} \right )\leq 2xy\leq x^{2}+y^{2}$$
$$\Leftrightarrow -2\leq 2xy\leq 2$$
$$\Leftrightarrow -1\leq xy\leq 1$$
Dấu bằng xảy ra lần lượt khi $x=y=\pm \dfrac{\sqrt{2}}{2}$.

 




#650947 $x^3+\frac{1}{x^3}=6(x+\frac{1}...

Posted by L Lawliet on 23-08-2016 - 17:03 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình : $x^3+\frac{1}{x^3}=6(x+\frac{1}{x})$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\neq 0$.

$$x^{3}+\dfrac{1}{x^{3}}=6\left ( x+\dfrac{1}{x} \right )$$

$$\Leftrightarrow \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )\left ( x^{2}+\dfrac{1}{x^{2}}-1 \right )=6\left ( x+\dfrac{1}{x} \right )$$
$$\Leftrightarrow \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )\left [ \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )^{2}-9 \right ]=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( x+\dfrac{1}{x} \right )\left ( x+\dfrac{1}{x}-3 \right )\left ( x+\dfrac{1}{x}+3 \right )=0$$



#649878 Giải hệ: $ \left\{\begin{matrix} (4x^2+1)x...

Posted by L Lawliet on 16-08-2016 - 15:14 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ:

$ \left\{\begin{matrix} (4x^2+1)x+(y-3)\sqrt{5-2y}=0\\ 4x^2+y^2+2\sqrt{3-4x}=7  \end{matrix}\right. $

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\leq \frac{3}{4}$, $y\leq \frac{5}{2}$.

Phương trình thứ nhất của hệ tương đương:

$$\left ( 4x^{2}+1 \right )x=\left ( 3-y \right )\sqrt{5-2y}$$

$$\Leftrightarrow 8x^{3}+2x=\left ( 5-2y \right )\sqrt{5-2y}+\sqrt{5-2y} \,\,\,\, \left ( 1 \right )$$
Xét hàm $f\left ( t \right )=t^{3}+t, \,\,\,\, t\in \mathbb{R}$.
Ta có $f'\left ( t \right )=3t^{2}+1>0 \,\,\,\, \forall t\in \mathbb{R}$.
Do đó $f\left ( t \right )$ đồng biến trên $\mathbb{R}$.
Suy ra $\left ( 1 \right )\Leftrightarrow f\left ( 2x \right )=f\left ( \sqrt{5-2y} \right )\Leftrightarrow 2x=\sqrt{5-2y}$.
Bạn thay vào phương trình thứ hai rồi giải tiếp thử nhe.



#650331 Chứng minh rằng với mọi k lẻ thì $a^{k}+b^{k}+c^...

Posted by L Lawliet on 19-08-2016 - 11:14 in Số học

Cho a, b, c thỏa mãn: $\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=\sqrt[3]{a+b+c}$

Chứng minh rằng với mọi k lẻ thì $a^{k}+b^{k}+c^{k}=(a+b+c)^{k}$

Lời giải.

Ta có:

$$\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=\sqrt[3]{a+b+c}$$

$$\Rightarrow \left ( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c} \right )^{3}=a+b+c$$
$$\Leftrightarrow a+b+c+3\left ( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} \right )\left ( \sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c} \right )\left ( \sqrt[3]{c}+\sqrt[3]{a} \right )=a+b+c$$
$$\Leftrightarrow \left ( \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} \right )\left ( \sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c} \right )\left ( \sqrt[3]{c}+\sqrt[3]{a} \right )=0$$
Từ đó ta có $a=-b$ hoặc $b=-c$ hoặc $c=-a$.
Giả sử $a=-b$ thì ta có:
$$a^{k}+b^{k}+c^{k}=\left ( -b \right )^{k}+b^{k}+c^{k}=c^{k}$$
$$\left ( a+b+c \right )^{k}=\left ( -b+b+c \right )^{k}=c^{k}$$
Tương tự với các trường hợp còn lại ta được điều phải chứng minh.



#649884 Giải hệ phương trình

Posted by L Lawliet on 16-08-2016 - 16:02 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$a)\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}=1\\ 125y^{5}-125y^{3}+6\sqrt{15}=0 \end{matrix}\right.$

Lời giải.

Dễ thấy $y=0$ không phải nghiệm của hệ do đó xét $y\neq 0$ ta có:

$$125y^{5}-125y^{3}+6\sqrt{15}=0$$

$$\Leftrightarrow 125y^{5}+6\sqrt{15}=125y^{3}$$
$$\Leftrightarrow 125y^{2}+\frac{6\sqrt{15}}{y^{3}}=125$$
Theo bất đẳng thức $\text{AM-GM}$ ta có:
$$\text{VT}=\frac{125y^{2}}{3}+\frac{125y^{2}}{3}+\frac{125y^{2}}{3}+\frac{3\sqrt{15}}{y^{3}}+\frac{3\sqrt{15}}{y^{3}}\geq 125=\text{VP}$$
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi $\frac{125y^{2}}{3}=\frac{3\sqrt{15}}{y^{3}}$.
Bạn giải ra $y$ rồi thay vào phương trình đầu để tìm $x$ là được.



#651926 $\frac{(x+1)^5}{x^5+1}=\frac{81}...

Posted by L Lawliet on 30-08-2016 - 10:31 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình: $\frac{(x+1)^5}{x^5+1}=\frac{81}{11}$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\neq -1$.

Phương trình tương đương:

$$\dfrac{\left ( x+1 \right )^{5}}{x^{5}+1}=\dfrac{81}{11}$$

$$\Leftrightarrow \dfrac{\left ( x+1 \right )^{4}}{x^{4}-x^{3}+x^{2}-x+1}=\dfrac{81}{11}$$
$$\Leftrightarrow \left ( 2x-1 \right )\left ( x-1 \right )\left ( 7x^{2}+5x+7 \right )=0$$



#653289 $2\sqrt{3x+\sqrt{3x-2y}}=6(x+y)-4$

Posted by L Lawliet on 08-09-2016 - 11:41 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} \frac{3x}{y}-2=\sqrt{3x-2y}+6 \\ 2\sqrt{3x+\sqrt{3x-2y}}=6(x+y)-4 \end{matrix}\right.$

Nhìn đề bài cứ "thế nào" ấy bạn kiểm tra lại lần nữa giúp mình với nhé.




#646909 Giải PT $x+1=(2x+1)\sqrt{\sqrt{x+1}+2}$

Posted by L Lawliet on 28-07-2016 - 17:31 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải PT $x+1=(2x+1)\sqrt{\sqrt{x+1}+2}$

Lời giải.

Điều kiện xác định $x\geq -\frac{1}{2}$.

Bình phương hai vế phương trình ta được:

$\left ( x+1 \right )^{2}=\left ( 2x+1 \right )^{2}\left ( \sqrt{x+1}+2 \right )$

$\Leftrightarrow 16x^{3}+31x^{2}+18x+3+\left ( 2x+1 \right )^{2}\left [ \sqrt{x+1}-\left ( 4x+2 \right ) \right ]=0$
$\Leftrightarrow \left ( 16x^{2}+15x+3 \right )\left ( x+1 \right )-\left ( 2x+1 \right )^{2}\frac{16x^{2}+15x+3}{\sqrt{x+1}+4x+2}=0$
$\Leftrightarrow \left ( 16x^{2}+15x+3 \right )\left [ x+1-\frac{\left ( 2x+1 \right )^{2}}{\sqrt{x+1}+4x+2} \right ]=0$
Phương trình trong ngoặc vuông sau khi quy đồng và rút gọn ta được:
$\left ( x+1 \right )\sqrt{x+1}=-2x-1$
Mặt khác theo điều kiện xác định thì $x\geq -\frac{1}{2}$ nên phương trình này vô nghiệm.
Nghiệm bài này khá xấu $x=\frac{\sqrt{33}-15}{32}$ mình nghĩ để ở box khác hợp hơn box ôn thi đại học  :wacko:



#363351 Chứng minh rằng $\sum \dfrac{a}{\sqrt...

Posted by L Lawliet on 20-10-2012 - 20:28 in Bất đẳng thức và cực trị

Bài toán: Cho các số thực dương $a$, $b$, $c$ thỏa mãn $ab+bc+ca=1$. Chứng minh rằng: $\sum \dfrac{a}{\sqrt{1+a^{2}}}\leq \dfrac{3}{2}$.



#651937 $3\sqrt{x^3-1}=x^2+3x-1$

Posted by L Lawliet on 30-08-2016 - 11:21 in Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $3\sqrt{x^3-1}=x^2+3x-1$

Lời giải.

Điều kiện xác định: $x\geq 1$.

Phương trình tương đương:

$$3\sqrt{x^{3}-1}=x^{2}+3x-1$$

$$\Leftrightarrow 2\left ( x-1 \right )-3\sqrt{\left ( x-1 \right )\left ( x^{2}+x+1 \right )}+\left ( x^{2}+x+1 \right )=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( 2\sqrt{x-1}-\sqrt{x^{2}+x+1} \right )\left ( \sqrt{x-1}-\sqrt{x^{2}+x+1} \right )=0$$
 
Cách cổ điển =))
Bình phương hai vế phương trình ta được:
$$9\left ( x^{3}-1 \right )=\left ( x^{2}+3x-1 \right )^{2}$$
$$\Leftrightarrow x^{4}-3x^{3}+7x^{2}-6x+10=0$$
$$\Leftrightarrow \left ( x^{2}-3x+5 \right )\left ( x^{2}+2 \right )=0$$



#366013 Giải phương trình $3x^{2}-2x-2=\dfrac{6}{...

Posted by L Lawliet on 30-10-2012 - 20:33 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài toán: Giải phương trình $3x^{2}-2x-2=\dfrac{6}{\sqrt{30}}\sqrt{x^{3}+3x^{2}+4x+2}$.



#644569 Chứng minh rằng $E$, $M$, $B$ thẳng hàng

Posted by L Lawliet on 11-07-2016 - 21:01 in Hình học

Bài toán. Cho hình vuông $ABCD$. Gọi $M$ là điểm di động trên cạnh $AC$. Hạ $MH$, $MK$ lần lượt vuông góc với $AD$, $CD$ ($H$, $K$ lần lượt thuộc $AD$, $CD$). Gọi $E$ là giao điểm của $AK$ và $CH$. Chứng minh rằng $E$, $M$, $B$ thẳng hàng và $E$ là trực tâm của tam giác $BHK$.




#645426 Tìm tọa độ các đỉnh tam giác $ABC$

Posted by L Lawliet on 18-07-2016 - 17:21 in Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Bài toán. Cho tam giác $ABC$ có trực tâm $H$. Gọi $D$ là một điểm trên cung nhỏ $BC$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$. $E$ là điểm đối xứng của $D$ qua $AC$. $F$, $K$ lần lượt là giao điểm của $EH$ với $AC$, $AD$ với $HC$. Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác $ABC$ biết $AC:x+y-1=0$, $FK:6x-8y-13=0$, $E\in d:x-6y=0$ ($x_{E}>0$) và $y_{A}>0$.




#645777 Tìm tọa độ các đỉnh tam giác $ABC$

Posted by L Lawliet on 21-07-2016 - 09:04 in Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

K là điểm xác định như thế nào vậy bạn?

Xin lỗi, mình gõ sai điểm, đã chỉnh lại đề rồi bạn nha.