Đến nội dung

angleofdarkness nội dung

Có 245 mục bởi angleofdarkness (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#492630 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi angleofdarkness on 13-04-2014 - 11:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

t chưa biết rõ cách chọn điểm rơi của bđt này,bn nói rõ hộ t với

 

Chọn điểm rơi ở đây tức là chọn giá trị của biến để biểu thức đạt Max - Min cần tìm hay thỏa mãn BĐT đã cho.

 

Đối với những bài có biểu thức đối xứng giữa các biến (như bài của bạn chẳng hạn) thì điểm rơi thường là các biến bằng nhau.




#492325 Trận 7 - PT, HPT đại số

Đã gửi bởi angleofdarkness on 11-04-2014 - 22:51 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Giải phương trình: $2x^{2}+5x-1=7\sqrt{x^{3}-1} (1)$

Đề thi của l4lzTeoz

 

MSS54:

 

ĐKXĐ: $\forall x \in \mathbb{R}; x \geq 1$

 

Ta có pt: $(1) \Leftrightarrow 3(x-1)+2(x^2+x+1)=7\sqrt{(x - 1)(x^2+ x + 1)}$

 

- Xét x = 1 thì (1) trở thành: $2.1^2+5.1-1=7\sqrt{1^3-1} \\ \Leftrightarrow 6=0$

 

Điều này vô lí $\Rightarrow$ x = 1 không là nghiệm của (1).

 

- Xét $x \neq 1$ thì (1) $\Leftrightarrow 3+\dfrac{2(x^2+x+1)}{x-1}= 7\sqrt{\dfrac{x^2+x+1}{x-1}} (2)$

 

Đặt $\sqrt{\dfrac{x^2+x+1}{x-1}}=t (t \geq 0)$ thì (2) trở thành: $3+2t^2=7t \\ \Leftrightarrow 2t^2-6t-t+3=0 \\ \Leftrightarrow (t-3)(2t-1)=0 \\ \Leftrightarrow \begin{bmatrix}t=3 & \\ t=\dfrac{1}{2} & \end{bmatrix}$

 

(thỏa mãn đk: $t \geq 0$)

 

$\bigstar t=3$ $\Leftrightarrow \sqrt{\dfrac{x^2+x+1}{x-1}}=3 \Leftrightarrow \dfrac{x^2+x+1}{x-1}=9 \\ \Leftrightarrow x^2-8x+10=0(3)$

 

(3) là pt bậc hai ẩn x có $\Delta '=(-4)^2-1.10=6>0$ nên (3) có 2 nghiệm phân biệt: 

 

$\begin{bmatrix} x_1=\dfrac{-(-4)-\sqrt{6}}{1}=4-\sqrt{6} & \\ x_2=\dfrac{-(-4)+\sqrt{6}}{1}=4+\sqrt{6} & \end{bmatrix}$

 

(thỏa mãn ĐKXĐ và $x \neq 1$)

 

$\bigstar t=\dfrac{1}{2}$ $\Leftrightarrow \sqrt{\dfrac{x^2+x+1}{x-1}}=\dfrac{1}{2} \Leftrightarrow \dfrac{x^2+x+1}{x-1}=\dfrac{1}{4} \\ \Leftrightarrow x^2+\dfrac{3}{4}x+\dfrac{5}{4}=0(4)$

(4) là pt bậc hai ẩn x có $\Delta=(\dfrac{3}{4})^2-4.1.\dfrac{5}{4}=\dfrac{-71}{16}<0$ nên (4) vô nghiệm.

 

Như vậy pt (1) có tập nghiệm $S=\left \{4 \pm \sqrt{6} \right \}$

 

   d =10

   S =47




#491170 Một kĩ thuật chứng minh B.Đ.T

Đã gửi bởi angleofdarkness on 06-04-2014 - 21:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Dấu $=$ của bạn sai rồi, $x+y+z=3$ cơ mà

 

Nhầm, đã fix :D




#491084 Một kĩ thuật chứng minh B.Đ.T

Đã gửi bởi angleofdarkness on 06-04-2014 - 17:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

có cách thcs hk 

 

Bạn đọc không hiểu à? Đây chỉ là kiến thức biến đổi nhẹ thôi, chưa đụng cao đâu, lớp 8 làm bình thường mà,




#491049 Một kĩ thuật chứng minh B.Đ.T

Đã gửi bởi angleofdarkness on 06-04-2014 - 15:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

z nhờ anh giải giúp bài này ";

cho 3 số x, y,z thỏa mãn : $-1\leq x,y,z\geq 3$ và x+y+z=3$

chứng minh rằng : $x^{2} + y^{2} + z^{2} \leq 11$

cảm ơn anh nhiều

 

Phải là $-1\leq x,y,z\leq 3$ 

 

Đặt x = a + 1; y = b + 1; z = c + 1.

 

Có $-1\leq x,y,z\leq 3$ và $x+y+z=3$ nên $-2 \leq a;b;c \leq 2$ và $a+b+c=0$

 

Trong ba số a; b; c có hai số cùng dấu. G/s hai số đó là a và b thì $ab \geq 0$ nên $c^2 \leq 2^2=4$

 

Khi đó $\sum x^2=\sum (a+1)^2=\sum a^2+2.\sum a+3 \\ \leq (a+b)^2+c^2+3=(-c)^2+c^2+3=2c^2+3 \\ \leq 2.4+3=11$

 

Dấu = xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} x = a + 1; y = b + 1; z = c + 1. & & \\ a+b+c=0 & & \\ ab = 0 & & \\ c^2=4 & & \end{matrix}\right.$ 

 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=0 & & \\ c=-2 & & \\ b=2 & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=1 & & \\ y=-1 & & \\ z=3 & & \end{matrix}\right.$ (và các hoán vị của chúng)




#491047 Tìm các số tự nhiên a,b,c phân biệt để P có giá trị nguyên

Đã gửi bởi angleofdarkness on 06-04-2014 - 15:00 trong Đại số

Đã có chủ đề tại đây




#491045 [TOPIC] Bài toán tính tổng các dãy số có quy luật

Đã gửi bởi angleofdarkness on 06-04-2014 - 14:50 trong Đại số

cho em hỏi 1 bài 

Căn bậc 2 của 24 - căn bậc 2 của 23 + căn bậc 2 của 22 -......- căn bậc 2 của 3 +  căn bậc 2 của 2 -  căn bậc 2 của 1 

chứng minh nó <5/2

 

Ta có $\sqrt{24}-\sqrt{23}+\sqrt{22}-\sqrt{21}+...+\sqrt{2}-\sqrt{1} \\ =\dfrac{1}{\sqrt{24}+\sqrt{23}}+\dfrac{1}{\sqrt{22}+\sqrt{21}}+...+\dfrac{1}{\sqrt{2}+\sqrt{1}} \\ \leq \dfrac{1}{4}. \Big( \dfrac{1}{\sqrt{24}}+\dfrac{1}{\sqrt{23}}+\dfrac{1}{\sqrt{22}}+\dfrac{1}{\sqrt{21}}+...+\dfrac{1}{\sqrt{2}}+\dfrac{1}{\sqrt{1}} \Big) \\ < \dfrac{1}{4}.(2.\sqrt{24}) \\ < \dfrac{1}{4}.(2.\sqrt{25})=\dfrac{5}{2}$




#491042 Dành cho các bạn chuẩn bị thi vào lớp 10

Đã gửi bởi angleofdarkness on 06-04-2014 - 14:41 trong Đại số

 

vậy thì nhờ mấy anh giúp dùm bài này :

cho a , b là hai số thỏa mãn đẳng thức : $a^{2} + b^{2} +3ab -8a -8b -2\sqrt{3ab} + 19 =0$

 
Lập phương trình bậc 2 có 2 nghiệm a và b 

 

 

Ta có $a^{2} + b^{2} +3ab -8a -8b -2\sqrt{3ab} + 19 =0 \\ \Leftrightarrow (a+b)^{2} -2ab+3ab -8(a+b) -2\sqrt{3}.\sqrt{ab} + 19 =0 \\ \Leftrightarrow [(a+b)^{2}-8(a+b)+16]+[ab-2.\sqrt{ab}.\sqrt{3}+3] =0 \\ \Leftrightarrow (a+b-4)^2+(\sqrt{ab}-\sqrt{3})^2 =0 \\ \Leftrightarrow a+b-4=sqrt{ab}-\sqrt{3}=0 \\ \Leftrightarrow a+b=4;ab=3$

 

Áp dụng đ/l Viet đảo thì a; b là nghiệm của  pt: $X^2-4X+3=0$




#490789 Hot Hot : Bình chọn mod đẹp trai xinh gái

Đã gửi bởi angleofdarkness on 05-04-2014 - 17:31 trong Góc giao lưu

cặp mod 001,004 là cặp trai tài gái sắc của trường mình đấy

 

Thế hóa ra chọn cặp mod tài năng nhất à :3




#490130 Cho $A$ là điểm chính giữa của nửa (O;R=2). Dây $BC$ vuôn...

Đã gửi bởi angleofdarkness on 02-04-2014 - 09:32 trong Hình học

Cho $A$ là điểm chính giữa của nửa (O;R=2). Dây $BC$ vuông góc với $OA$ tại trung điểm của $OA$. $M$ là điểm chính giữa cung $AC$. Tính $MB+MC$

 

Vận dụng các t/c về cung trong đường tròn:

 

$BC=2.IB=2.\sqrt{OC^2-OI^2}=2.\sqrt{R^2-\dfrac{R^2}{4}}=\sqrt{3}.R$

 

Tam giác AOC có AO = OC và CI vừa là trung tuyến vừa là đ,cao nên AOC đều.

 

Như vậy tính được $\angle MBC=\dfrac{1}{2}\angle ABC$ (do M nằm chính giữa cung AC) $=\dfrac{1}{4}\angle AOC=\dfrac{1}{4}.60^o=15^o$

 

Và $\angle BMC=\angle BAC=2\angle OAC=120^o \\ \angle BMC=180^o-\angle BMC-\angle MBC=45^o$

 

Áp dụng đ/l hàm số sin vào tam giác MBC:

 

$\dfrac{MB}{\sin 15^o}=\dfrac{MC}{\sin 45^o}=\dfrac{MB+MC}{\sin 15^o+ \sin 45^o}=\dfrac{BC}{\sin 120^o}=\dfrac{\sqrt{3}.R}{\sin 120^o}=2R$

 

Suy ra $MB+MC=2R.(\sin 15^o+ \sin 45^o)=\sqrt{6}+\sqrt{2}$




#490087 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Đã gửi bởi angleofdarkness on 01-04-2014 - 21:26 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Mình lại không nghĩ vậy, các bài làm mà kết luận luôn tập nghiệm vậy thì dễ quá rồi, vì có rất nhiều công cụ hỗ trợ để tìm nghiệm (Trong chữ ký của mình đó).

 

Theo mình bài làm phải giải rõ chứ không viết mỗi nghiệm ra.

Tuy nhiên,có thể kết luận của mình sai 

 

 

 

 

Mình cũng nghĩ là đối với mấy bài dạng : "Tồn tại hay không ... " (không riêng ở dạng pt nghiệm nguyên hay chứng minh chia hết của số học, v...v...) thì thường là không tồn tại (nhưng bài này lại đặc biệt có :D) Mình cũng nghĩ là nên giải rõ ra sau đó kết luận cụ thể là tồn tại và số thỏa mãn là gì. 

 

Vậy chắc đa số các bài tìm cụ thể ra (x; y) đều kế luận sai.




#489704 Cho đường tròn (O)

Đã gửi bởi angleofdarkness on 30-03-2014 - 20:11 trong Hình học

1/

 

3/

 

4/

 

Đã giải ở đây 




#489660 Cho số D=$2012^{2010}$, tìm số đầu số cuối

Đã gửi bởi angleofdarkness on 30-03-2014 - 17:29 trong Các dạng toán khác

6a/
 
untitled26.png



#489431 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Đã gửi bởi angleofdarkness on 29-03-2014 - 18:22 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

MSS54: (làm tiếp)

 

Bảng giá trị thứ hai: 

 

untitled24Q4N59.png

 

Kết hợp cả 2 bảng giá trị ta thấy cặp số nguyên (x; y) thỏa mãn đề là (1; 2)




#489374 Trận 6 - Phương trình nghiệm nguyên, đồng dư, chia hết

Đã gửi bởi angleofdarkness on 29-03-2014 - 12:12 trong Thi giải toán Marathon cấp THCS 2014

Tồn tại hay không các cặp số nguyên (x,y) thỏa mãn phương trình sau đây ?

$$\sqrt{2025x^2+2012x+3188}=2013x-2011y+2094(*)$$ 

Đề của 

lenin1999

 

MSS54:

 

Giả sử tồn tại cặp số (x; y) nguyên thỏa mãn (*)

 

Do x;y nguyên nên $2025x^2+2012x+3188$ và $2013x-2011y+2094$ cũng nguyên.

 

Kết hợp (*) $\Rightarrow 2025x^2+2012x+3188=m^2 (m \in Z)$

 

$\Rightarrow \sqrt{2025x^2+2012x+3188}=2013x-2011y+2094=|m|$

 

Hay $2013x-2011y=|m|-2094$(**)

 

Ta có $m^2-[(45x)^2+2012x+3188]=0 \\ \Leftrightarrow (45m)^2-[(45^2x)^2+45^2x.2012+3188.45^2]=0 \\ \Leftrightarrow (45m)^2- \Big[ [(45^2x)^2+2.45^2x.1006+1006^2]+5443664 \Big]=0 \\ \Leftrightarrow (45m)^2-(45^2x+1006)^2=5443664 \\ \Leftrightarrow [45m-(45^2x+1006)] . [45m+(45^2x+1006)]=5443664 (1)$

 

Do x; m nguyên nên $[45m-(45^2x+1006)]$ và $[45m+(45^2x+1006)]$ nguyên. (2)

 

Mà 5443664 $\vdots 2$ nên $[45m-(45^2x+1006)] . [45m+(45^2x+1006)] \vdots 2$

 

Xét tổng: $[45m-(45^2x+1006)]+[45m+(45^2x+1006)]=90m \vdots 2$ nên ta suy ra $[45m-(45^2x+1006)]$ và $[45m+(45^2x+1006)]$ đều $\vdots 2$ (3)

 

Kết hợp (**); (1); (2); (3) ta có bảng giá trị sau:

 

untitled24.png




#489036 Cho $a,b,c>0;abc<1$ CMR:$\frac{1}{...

Đã gửi bởi angleofdarkness on 27-03-2014 - 13:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho hỏi cách chứng minh: $\dfrac{1}{1+a+ab}+\dfrac{1}{1+b+bc'}+\dfrac{1}{1+c'+c'a}=1$

 

Ta biến đổi:

 

$\dfrac{1}{1+a+ab}=\dfrac{c'}{c'+c'a+abc'}=\dfrac{c'}{c'+c'a+1} \\ \dfrac{1}{1+b+bc'}=\dfrac{c'a}{c'a+abc'+abc'^2}=\dfrac{c'a}{c'a+1+c'}$

 

(Do abc' = 1)

 

Như vậy thì $\dfrac{1}{1+a+ab}+\dfrac{1}{1+b+bc'}+\dfrac{1}{1+c'+c'a}>\dfrac{c'}{c'+c'a+1}+\dfrac{c'a}{c'a+1+c'}+\dfrac{1}{1+c'+c'a}=1$

 

đpcm.




#489035 Cho $a,b,c>0;abc<1$ CMR:$\frac{1}{...

Đã gửi bởi angleofdarkness on 27-03-2014 - 13:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0;abc<1$ CMR:$\frac{1}{1+a+ab}+\frac{1}{1+b+bc}+\frac{1}{1+c+ca}<1$

 

Bài này phải là dấu ">" nhé. Thay một trường hợp vào là thấy mà. Bạn lahantaithe99 sai dấu 1 chỗ

 

Xét số $c'$ sao cho $abc'=1$

 

Mà $abc<1 \rightarrow c<c'$

 

Dễ chứng minh

 

$\dfrac{1}{1+a+ab}+\dfrac{1}{1+b+bc'}+\dfrac{1}{1+c'+c'a}=1$

 

Vì $c<c'$

 

$\rightarrow \dfrac{1}{1+a+ab}+\dfrac{1}{1+b+bc}+\dfrac{1}{1+c+ca}>$

$\dfrac{1}{1+a+ab}+\dfrac{1}{1+b+bc'}+\dfrac{1}{1+c'+c'a}=1$

 

Vậy dpcm

 

Cách của mình ngắn hơn, dễ hiểu hơn, bạn tham khảo:

 

$\dfrac{1}{1+a+ab}=\dfrac{c}{c+ca+abc}>\dfrac{c}{c+ca+1} \\ \dfrac{1}{1+b+bc}=\dfrac{ca}{ca+abc+abc^2}>\dfrac{ca}{ca+1+c}$

 

(Do abc < 1)

 

Như vậy thì $\sum \dfrac{1}{1+a+ab}>\dfrac{c}{c+ca+1}+\dfrac{ca}{ca+1+c}+\dfrac{1}{1+c+ca}=1$

 

đpcm.




#489010 Chuyên đề về phương trình bậc hai

Đã gửi bởi angleofdarkness on 27-03-2014 - 10:16 trong Đại số

Phương trình đã cho là dạng $ax+b=0$, chỉ có khả năng có một nghiệm, vô nghiệm hay vô số nghiệm thôi.

 

 

Cho mình đóng góp cùng nha:
Bài 1***: Cho phương trình: m-2x+m-3=0(với m là tham số).Tìm các giá trị của "m'' để phương trình có 2 nghiệm  $x_{1}x_{2}$ thỏa mãn điều kiện: $x_{1}^{3}.x2+x^{_{1}}.x_{2}^{3}=-6$

 

 

Chắc đề cho pt này : $mx^2-2x+m-3=0$




#488678 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi angleofdarkness on 25-03-2014 - 11:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

$min của \sum \frac{x^{4}}{(x^{2}+y^{2})(x+y)} với x+y+z=3$ 

 

 

Bài 120:

Cho $x,y>0$ và $x+y=2$,. Tìm max $A=2xy(x^{2}+y^{2})$

 

Đề nghị đăng đúng STT bài để tiện theo dõi,




#488403 1. Tìm m để pt : (m + 1)x2 - 2x + m - 1 = 0

Đã gửi bởi angleofdarkness on 23-03-2014 - 14:51 trong Đại số

xét 2 trường hợp là sao? mình k biết

 

Bạn chưa học về CT tính nghiệm của pt bậc II à? Vì có 2 nghiệm mà không biết nghiệm nào là lớn, nghiệm nào là nhỏ nên phải xét 2 T.h để xét xem $x_1;x_2$ là nghiệm nào




#488400 CM: $\frac{a^2}{a+2b^3}+\frac{a^2...

Đã gửi bởi angleofdarkness on 23-03-2014 - 14:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ta có

 

$\sum \frac{a^3}{a+2b^3}$$=\sum (a-\frac{2ab^3}{a+2b^3})=3-\sum \frac{2ab^3}{a+2b^3}$ $(1)$

Ta có

 

$\sum \frac{2ab^3}{a+2b^3}\leqslant$ $\sum \frac{2ab^3}{3.b\sqrt[3]{a}}$$=\frac{2}{3}\sum{b.\sqrt[3]{a^2}}$

 

 

 

Tử là $a^2$ nhé.

 

Mẫu thiếu mũ 2 của b.

 

Fix đi bạn 




#488399 1. Tìm m để pt : (m + 1)x2 - 2x + m - 1 = 0

Đã gửi bởi angleofdarkness on 23-03-2014 - 14:25 trong Đại số

bài 1 còn có câu c là : Tìm m để pt có x1; x2 thỏa mãn : x1 + 4x2 = 3 (*)

 

Bài 1:

 

$\Delta ' =(-1)^2-(m+1)(m-1)=1-m^2+1=2-m^2$

 

Đk để có 2 nghiệm là $\Delta ' \geq 0 \Leftrightarrow -\sqrt{2}<m<\sqrt{2}$

 

$x_1;x_2$ là hai nghiệm của pt nên ta tính đc 2 nghiệm là:

 

$x_{1,2}=\dfrac{-(-1) +/- \sqrt{\Delta '}}{m+1}=\dfrac{1 +/- \sqrt{2-m^2}}{m+1}$

 

Xét 2 T.h $x_1;x_2$ rồi thay vào (*) để tính m.




#488397 1. Tìm m để pt : (m + 1)x2 - 2x + m - 1 = 0

Đã gửi bởi angleofdarkness on 23-03-2014 - 14:12 trong Đại số

2. Cho phương trình:

mx2 - 2 (m + 1)x + m - 4 =0

a, Tìm m để pt có nghiệm

b, Tìm m để pt có nghiệm trái dấu 

 

a/ Pt có nghiệm khi $\Delta ' \geq 0 \Leftrightarrow [-(m+1)]^2-m.(m-4) \geq 0$

 

$\Leftrightarrow 6m+1 \geq 0 \Leftrightarrow m \geq \frac{-1}{6}$

 

b/ Pt có 2 nghiệm trái dấu $\Leftrightarrow m.(m-4) < 0 \Leftrightarrow 0<m<4$

 

1. Tìm m để pt :

(m + 1)x2 - 2x + m - 1 = 0

 

 

Đề là gì vậy bạn?




#488159 Cho $x,y,z>0$ và $x+y+z=1$. Tính GTLN $P=\f...

Đã gửi bởi angleofdarkness on 21-03-2014 - 21:29 trong Bất đẳng thức và cực trị

1) Đề hình như phải là tìm min bạn ạ

 

$2P=\sum \frac{2}{2x+y+z}=\sum \frac{2(x+y+z)}{2x+y+z}=3+\sum \frac{y+z}{2x+y+z}$

 

$\sum \frac{y+z}{2x+y+z}=\sum \frac{(y+z)^2}{(y+z)(2x+y+z)}\geqslant \frac{4(x+y+z)^2}{2(x+y+z)^2+2(xy+yz+xz)}$

 

(áp dụng bđt BCS dạng cộng mẫu)

 

Lại có

 

$2(xy+yz+xz)\leqslant \frac{2(x+y+z)^2}{3}$

 

$\Rightarrow 2P\geqslant 3+\frac{3(x+y+z)^2}{2}=3+\frac{3}{2}=\frac{9}{2}\Rightarrow P\geqslant \frac{9}{4}$

 

 

Cũng là Schwarz nhưng thế này có nhanh hơn không:

 

$P=\sum \dfrac{1}{2x+y+z}=\sum \dfrac{1}{1+x} \geq \dfrac{9}{\sum (1+x)}=\dfrac{9}{4}$




#488151 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi angleofdarkness on 21-03-2014 - 21:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

Ừ, đúng rồi, đề là CM như thế đó.

P/s: Mình cũng đã học về sigma đâu!! :))

 

 

Cho mình hỏi đề 112 có phải CM : $\sqrt{\frac{a}{b+c+d}}+\sqrt{\frac{b}{a+d+c}}+\sqrt{\frac{c}{a+b+d}}+\sqrt{\frac{d}{a+b+c}}\geq 2$

Ở chỗ mình cấp 2 ko được học về zich ma.

 

 

$\sum \sqrt{\frac{a}{b+c+d}}= \sum {{}\frac{a}{\sqrt{a(b+c+d)}}}\geq \sum \frac{a}{\frac{a+b+c+d}{2}}= \sum \frac{2a}{a+b+c+d}$

P/s: Không biết có đúng không?  :wacko:  :ukliam2: 

 

Bài này trong pic đã có rồi, bạn đăng trùng.

 

P/S: chịu khó đọc lại 17 trang của pic đi bạn, không thì cũng phải 14 trang gần đây bạn nhé!