Đến nội dung

Jiki Watanabe nội dung

Có 63 mục bởi Jiki Watanabe (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#695379 Chứng minh $\sqrt{x^{2}+2y^{2}}+...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 24-10-2017 - 20:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y,z>0 thỏa mãn x+y+z=1. Chứng minh $\sqrt{x^{2}+2y^{2}}+\sqrt{y^{2}+2z^{2}}+\sqrt{z^{2}+2x^{2}} \geq \sqrt{3}$




#695378 Chứng minh rằng $x^{2}+y^{2}\leq 2$

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 24-10-2017 - 20:47 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x^{2}+y^{3} \geq x^{3}+y^{4}$. Chứng minh rằng $x^{2}+y^{2}\leq 2$




#695376 Chứng minh

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 24-10-2017 - 20:33 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x,y>0 thỏa mãn x2+x$\geq$ x3+x4. Chứng minh x3+y$\leq$ 2 




#693939 Biết $\alpha+\beta +\gamma=360^{\circ}...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 29-09-2017 - 23:22 trong Hình học

Về phía ngoài tam giác ABC dựng các tam giác AMB, BNC, CPA cân có số đo các góc ở đỉnh là AMB $=\alpha $; BNC$=\beta$; CPA$=\gamma $. Biết $\alpha+\beta +\gamma=360^{\circ}$. Tính số đo ba góc của tam giác MNP.




#693626 $1+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+\f...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 24-09-2017 - 10:21 trong Đại số

Chứng minh: $1+\frac{1}{\sqrt[3]{2}}+\frac{1}{\sqrt[3]{3}}+\frac{1}{\sqrt[3]{4}}+...+\frac{1}{\sqrt[3]{2009}}>237$




#693201 Tính tỉ số giữa các cạnh của tam giác ABC

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 17-09-2017 - 13:40 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A. Lấy E là trung điểm của BC. I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Biết tam giác IEC vuông. Tính tỉ số giữa các cạnh của tam giác ABC.




#693200 Cho đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABC

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 17-09-2017 - 13:36 trong Hình học

Cho tam giác ABC và đường tròn (O) nội tiếp tam giác. (O) tiếp xúc với BC tại D. Kẻ đường kính DON. Tiếp tuyến tại N cắt AB, AC tại I, K. Gọi giao điểm của AN với BC là F. Chứng minh rằng BD=CF




#692157 Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 02-09-2017 - 22:08 trong Đại số

Cho bảng hình vuông kích thước 10x10 được chia thành 100 ô vuông nhỏ. Người ta viết các số tự nhiên từ 1 đến 100 theo trình tự sau: 

- Hàng T1, từ trái sang, viết các số từ 1 đến 10

- Hàng T2, từ trái sang, viết các số từ 11 đến 20

- ....

Cứ như vậy cho đến hết. Sau đó cắt bảng thành các hình chữ nhật có kích thước 2x1 hoặc 1x2. Tính tích của 2 số trong hình chữ nhật nhỏ rồi cộng 50 tích lại với nhau.

Cần phải cắt như thế nào để tổng đó nhỏ nhất và nhỏ nhất là bao nhiêu?




#691535 Tìm H để $P_{HOC}$ đạt giá trị lớn nhất.

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 25-08-2017 - 21:10 trong Hình học

Cho $(O;r)$, đường kính AB. $H \in OA$. Dây CD vuông góc với AB tại H. Xác định vị trí của H để chu vi tam giác HOC lớn nhất.




#691155 $\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 20-08-2017 - 20:26 trong Đại số

Tính $\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}$




#690592 $\frac{3}{\sqrt{x}+\sqrt{y...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 15-08-2017 - 17:14 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

thực ra đây là 1 bất đẳng thức dấu bằng xảy ra khi x=4;y=9 mà hình như đề bị sai

$\frac{3}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{y}+2}+\frac{\sqrt{y}}{5}+\frac{2}{\sqrt{x}+3}= 2$

có thể là giải phương trình bằng phương pháp bất đẳng thức thì sao ạ .-. 




#690572 $\frac{3}{\sqrt{x}+\sqrt{y...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 15-08-2017 - 10:36 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình: $\frac{3}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}+\frac{\sqrt{y}}{\sqrt{y}+2}+\frac{\sqrt{y}}{5}+\frac{2}{\sqrt{x}+3}=2$




#690482 Chứng minh M di động trên đường tròn cố định

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 14-08-2017 - 09:22 trong Hình học

Cho $(O;R)$. A cố định nằm trên đường tròn, B di động nằm trên đường tròn. $M \in AB$ sao cho $AM= \frac{2}{3} AB$. Chứng minh M di động trên đường tròn cố định. Tính bán kính đường tròn đó.




#689938 Tam giác ABC vuông tại A

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 08-08-2017 - 21:44 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A, trên AB,BC,BA lần lượt lấy K,M,N sao cho tam giác KMN vuông cân tại K, kẻ MH vuông góc với AB. Tìm min hoặc max diện tích tam giác KMN.




#689881 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 07-08-2017 - 23:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 126:

Giải phương trình: $\sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x+2)}=2\sqrt{x^2}$.

ĐKXĐ: $x\geq 1$ hoặc $x=0$ hoặc $x\leq -2$

  • Xét $x=0$ ta được $x=0$ là nghiệm của phương trình
  • Xét $x\geq 1$ ta có:

pt$\Leftrightarrow \sqrt{x-1}+\sqrt{x+2}=2\sqrt{x}$

   $\Leftrightarrow x-1+x+2+2\sqrt{(x-1)(x+2)}=4x$

   $\Leftrightarrow 2x-1=2\sqrt{(x+1)(x+2)}$               $(x\geq 0,5)$

   $\Leftrightarrow 4x^2-4x+1=4x^2+4x-8$

   $\Leftrightarrow x=\frac{9}{8}$ (TM)

  • Xét $x\leq -2$ ta có:

pt$\Leftrightarrow \sqrt{1-x}+\sqrt{-x-2}=2\sqrt{-x}$

   $\Leftrightarrow 1-x-x-2+2\sqrt{(1-x)(-x-2)}=-4x$

   $\Leftrightarrow -2x+1=2\sqrt{x^2+x-2}$               $(x\leq 0,5)$

   $\Leftrightarrow 4x^2-4x+1=4x^2+4x-8$

   $\Leftrightarrow x=\frac{9}{8}$ (L)

Vậy tập nghiệm của phương trình là $S=\left \{ 0;\frac{9}{8} \right \}$




#689791 Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;r)

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 06-08-2017 - 23:58 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;r). $BM=CM (M \in BC)$. Giả sử điểm O nằm trong tam giác AMC hoặc nằm trên đoạn thẳng AM. $IA=IC (I \in AC)$. Chứng minh rằng:

a, MA+MC>OA+OC

b, $P_{IMC}>2r$

ttt.png




#689790 $A=a^2+\sqrt{a^4+a+1}$

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 06-08-2017 - 23:43 trong Đại số

Cho $a=\frac{1}{2}\sqrt{\sqrt{2}+\frac{1}{8}}-\frac{\sqrt{2}}{8}$. Tính $A=a^2+\sqrt{a^4+a+1}$




#688420 Chứng minh góc B và C nhọn

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 23-07-2017 - 16:34 trong Hình học

a)Vì tam giác AHC,AHB vuông => góc C, B nhỏ hơn 90 độ ( do có cả góc A ) => 2 góc này là góc nhọn

Nếu vẽ hình thế này thì mình nghĩ cách chứng minh này ko ổn 

geogebra-export.png




#688268 Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 21-07-2017 - 21:01 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Ăn nhẹ tí nhỉ

Bài 150: $x-4\sqrt{2x+2}-2\sqrt{2-x}+9=0$




#688214 Chứng minh góc B và C nhọn

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 21-07-2017 - 10:22 trong Hình học

Cho tam giác ABC có BC=14, đường cao AH=12 và AC+AB=28.

a) Chứng minh góc B và C nhọn

b) Tính AB, AC




#687199 Chứng minh rằng nếu $PF \perp DQ$ thì AP=BC

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 11-07-2017 - 09:43 trong Hình học

Cho hình chữ nhật $ABCD$ có $FA=FB (F\in AB)$. $P$ nằm trên tia phân giác góc C. $PQ\perp BC$ (Q$\in$BC). Chứng minh rằng nếu $PF \perp DQ$ thì $AP=BC$




#686512 Min $A=\sqrt{x^3+2(1+\sqrt{x^3+1})}+\...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 04-07-2017 - 23:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=\sqrt{x^3+2(1+\sqrt{x^3+1})}+\sqrt{x^3+2(1-\sqrt{x^3+1})}$




#686047 Chứng minh tồn tại một số dương trong hai số $2a+b-2\sqrt{cd...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 30-06-2017 - 20:17 trong Đại số

Cho $a,b,c,d > 0$. Chứng minh tồn tại một số dương trong hai số $2a+b-2\sqrt{cd}$ và $2c+d-2\sqrt{ab}$




#685778 ĐỊNH ĐỀ GOLDBACH

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 27-06-2017 - 23:40 trong Toán học lý thú

Ta có 8 nhóm số nguyên tố “Hưng Phú” như sau:
A1 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 1 và chia 3 dư 1.
A3 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 3 và chia 3 dư 1.
A7 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 7 và chia 3 dư 1.
A9 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 9 và chia 3 dư 1.
B1 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 1 và chia 3 dư 2.
B3 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 3 và chia 3 dư 2.
B7 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 7 và chia 3 dư 2.
B9 là tập hợp những số lẻ, có chữ số tận cùng là 9 và chia 3 dư 2.
P (Prime) là tập hợp các số nguyên tố.
Gọi S = A1 A3 A7 A9 B1 B3 B7 B9.
Thì ta có các phát biểu sau:
Thứ nhất: Tập hợp P chắc chắn phải là tập con của tập hợp S, hoặc nói cách khác, tập hợp P chắc chắn phải chứa trong tập hợp S; hoặc nói cách khác nữa, mọi phần tử của tập hợp P đều là phần tử của tập hợp S.

$2\in P$ nhưng $2\notin S$

?? :mellow: ??




#685766 Chứng minh $\frac{a+(\sqrt{a}-\sqrt{c...

Đã gửi bởi Jiki Watanabe on 27-06-2017 - 20:39 trong Đại số

Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $\sqrt{a}+\sqrt{b}\neq \sqrt{c}$ và $ab=(\sqrt{a}+\sqrt{b}-\sqrt{c})^2$

Chứng minh rằng $\frac{a+(\sqrt{a}-\sqrt{c})^2}{b+(\sqrt{b}-\sqrt{c})^2}=\frac{\sqrt{a}-\sqrt{c}}{\sqrt{b}-\sqrt{c}}$