Đến nội dung

hoaadc08 nội dung

Có 328 mục bởi hoaadc08 (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#665617 Chứng minh HC là phân giác của góc EHB

Đã gửi bởi hoaadc08 on 23-12-2016 - 16:52 trong Hình học

Câu 2 : Chứng minh KE là tiếp tuyến của ( O ) . Suy ra : KO vuông góc với BE . Mà OF vuông góc với BE nên suy ra : O, F, K thẳng hàng .



#665615 Chứng minh HC là phân giác của góc EHB

Đã gửi bởi hoaadc08 on 23-12-2016 - 16:42 trong Hình học

1. Từ $DA^{2}=DH.DO=DE.DB$ có tứ giác HEBO là tứ giác nội tiếp. Từ đó có góc EHB = EOB
 
Tam giác OEB cân nên $\frac{1}{2}\angle EOB + \angle OBE = 90^{o}$
 
Do góc DHE = góc OBE, $\angle DHE + \angle EHC =90^{0}$
 
Vậy góc EHC = 1/2 góc EOB.
 
Mà góc EHB = EOB
 
Nên $\angle EHC = \frac{1}{2}\angle EHB$
 
Hay HC là phân giác góc EHB.


1). Đây là bài kiểm tra học kỳ 1 ( 2016 - 2017 ) , giới hạn kiến thức chỉ đến bài TIÉP TUYẾN cho nên ý dùng TỨ GIÁC NỘI TIẾP có thể không được chấp nhận trong đâp án chấm thi !
2). Bạn có ý kiến cho lời giải chứng minh O, F , K thẳng hàng không ?



#665586 Chứng minh HC là phân giác của góc EHB

Đã gửi bởi hoaadc08 on 23-12-2016 - 11:29 trong Hình học

Bạn giải cụ thể được không ?

Bài này không cần thiết phải dùng " Tứ giác điều hoà " .



#665566 Chứng minh HC là phân giác của góc EHB

Đã gửi bởi hoaadc08 on 22-12-2016 - 23:54 trong Hình học

Cho đường tròn ( O ) đường kính AB . Lấy điểm C trên đường tròn (O) sao cho góc AOC tù . Vẽ OH vuông góc với AC tại H . Tiếp tuyến tại A của ( O ) cắt tia OH tại D , DB cắt ( O ) tại E ( E khác B ) . Gọi F là trung điểm của đoạn thẳng BE .
1) Chứng tỏ DC là tiếp tuyến của ( O ) và HC là phân giác của góc EHB .
2) Tiếp tuyến tại B của ( O ) cắt tia AC tại K . Chứng tỏ ba điểm O , F , K thẳng hàng .



#664520 Tính xác suất tặng 16 cây viết cho 8 em , mỗi em có 2 cây khác nhau .

Đã gửi bởi hoaadc08 on 12-12-2016 - 23:10 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

An và Bình mỗi người đều có 2 cây viết giống nhau hay mỗi người có một cây viết giống nhau ?



#641715 GPT: $\left ( x^{3}-x^{2}-x-1 \right )...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 22-06-2016 - 11:28 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình : $\left ( x^{3}-x^{2}-x-1 \right )\sqrt{2x+1}=\left ( x^{3}-x^{2}+x+1 \right )$


Đs : x = 1 + sqrt(2)



#625887 Tính : $I=\int_{0}^{\frac{\pi }...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 08-04-2016 - 16:28 trong Tích phân - Nguyên hàm

$I=\int_{0}^{\frac{\pi}{4}}\frac{cosx-sinx}{cosx}dx$


Bạn biến đổi thiếu : cosx + sinx ở mẫu thức rồi nhé !



#625367 Tính : $I=\int_{0}^{\frac{\pi }...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 06-04-2016 - 16:48 trong Tích phân - Nguyên hàm

Tính tích phân : $I=\int_{0}^{\frac{\pi }{4}}\frac{cos2x}{cosx\left ( 1+sin2x \right )}dx$




#622889 GPT : $x^{3}-3x+1=\sqrt{8-3x^{2}}$

Đã gửi bởi hoaadc08 on 27-03-2016 - 09:42 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình : $x^{3}-3x+1=\sqrt{8-3x^{2}}$

 




#605417 Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 7 , 8 có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 26-12-2015 - 21:25 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Từ các chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 7 , 8 có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau có tổng các chữ số bằng 18 ?



#603475 Tính xác suất để chọn được 4 viên bi có đủ ba màu và mang 4 số liên tiếp .

Đã gửi bởi hoaadc08 on 16-12-2015 - 19:01 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Học cách giải của bác chanhquocnghiem.. :D

Theo đề bài, sẽ có 2 số cùng một màu, số cách: $C_{7}^{1}.C_{4}^{1}.C_{3}^{1}$

XS cần tìm: $\frac{C_{7}^{1}.C_{4}^{1}.C_{3}^{1}}{C_{30}^{4}}=\frac{4}{1305}$

 

Bài 2: Một hộp có 10 bi xanh , 10 bi đỏ , 10 bi vàng đều được đánh số từ 1 đến 10 . Chọn ngẫu nhiên 4 viên bi , tính xác suất để chọn được 4 viên bi có đúng hai màu và mang 4 số liên tiếp . 

Ăn cơm đã, chút làm tiếp....

...............

...Vừa ăn, vừa gõ....

Số cách chọn 3 số cùng một màu: $C_{7}^{1}.C_{4}^{1}.C_{3}^{1}.C_{2}^{1}$

Số cách chọn 2 số cùng một màu: $C_{7}^{1}.C_{4}^{2}.C_{3}^{1}.C_{2}^{1}$

XS cần tìm: $\frac{C_{7}^{1}.C_{5}^{2}.C_{3}^{1}.C_{2}^{1}}{C_{30}^{4}}=\frac{4}{261}$

 

Theo bạn thì " Chọn ngẫu nhiên 4 viên bi , xác suất để chọn được 4 viên bi có đúng một màu và mang 4 số liên tiếp "  là bao nhiêu ? 

Bạn thử kiểm tra lại kết quả của 4 bi hai màu , ba màu , nhé ! 




#603398 Tính xác suất để chọn được 4 viên bi có đủ ba màu và mang 4 số liên tiếp .

Đã gửi bởi hoaadc08 on 15-12-2015 - 23:52 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Một hộp có 10 bi xanh , 10 bi đỏ , 10 bi vàng đều được đánh số từ 1 đến 10 . Chọn ngẫu nhiên 4 viên bi , tính xác suất để chọn được 4 viên bi có đủ ba màu và mang 4 số liên tiếp . 




#603397 Tính xác suất để chọn được 4 viên bi có đúng hai màu và mang 4 số liên tiếp .

Đã gửi bởi hoaadc08 on 15-12-2015 - 23:49 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Một hộp có 10 bi xanh , 10 bi đỏ , 10 bi vàng đều được đánh số từ 1 đến 10 . Chọn ngẫu nhiên 4 viên bi , tính xác suất để chọn được 4 viên bi có đúng hai màu và mang 4 số liên tiếp . 




#603385 $S=2015C_{2015}^{1}-2014C_{2015}^{2}+2013C_{2015}^{3}-...-2C_{2015}^{201...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 15-12-2015 - 22:23 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Tính tổng : $S=2015C_{2015}^{1}-2014C_{2015}^{2}+2013C_{2015}^{3}-...-2C_{2015}^{2014}+C_{2015}^{2015}$

 




#603384 Tính xác suất để chọn được 4 viên bi được chọn mang 4 số liên tiếp .

Đã gửi bởi hoaadc08 on 15-12-2015 - 22:10 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Một hộp có 10 bi xanh , 10 bi đỏ , 10 bi vàng đều được đánh số từ 1 đến 10 . Chọn ngẫu nhiên 4 viên bi , tính xác suất để chọn được 4 viên bi được chọn mang 4 số liên tiếp . 




#600562 CMR :$\sum \frac{a}{a^{2}+b^{2...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 29-11-2015 - 05:15 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cảm ơn bạn . Tôi đã chỉnh đề , bạn làm thử nhé ! 




#600537 CMR :$\sum \frac{a}{a^{2}+b^{2...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 28-11-2015 - 22:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a , b , c là các số dương . CMR : $\frac{a}{a^{2}+b^{2}}+\frac{b}{b^{2}+c^{2}}+\frac{c}{c^{2}+a^{2}}\leq \frac{1}{2}\left ( \frac{1}{a} +\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\right )$




#599985 GTNN của : $\sqrt{\frac{1}{x^{2}...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 25-11-2015 - 14:16 trong Bất đẳng thức và cực trị

Các bạn giải giúp !



#599984 GTNN : $f\left ( x \right )=\frac{x}{...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 25-11-2015 - 14:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cách 2 : Dùng bất đẳng thức Cauchy kết hợp bất đẩng thức phụ



#599553 GTNN của : $\sqrt{\frac{1}{x^{2}...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 22-11-2015 - 15:18 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho 0 < x < 1 . Tìm GTNN của hàm số : $\sqrt{\frac{1}{x^{2}}-1}+\sqrt{\frac{1}{\left ( 1-x \right )^{2}}-1}$

 




#599549 GTNN : $f\left ( x \right )=\frac{x}{...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 22-11-2015 - 15:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cách 3 : Thay y = 1 - x , khảo sát hàm số $f\left ( x \right )=\frac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{1-x}{\sqrt{2x-x^{2}}}$ trên khoảng (0;1) , tìm GTNN của hàm số là $f\left ( \frac{1}{2} \right )=\frac{2\sqrt{3}}{3}$




#599070 GTNN : $f\left ( x \right )=\frac{x}{...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 19-11-2015 - 08:37 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cách 1 : Chứng minh bất đẳng thức phụ : $\frac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}\geqslant \frac{\sqrt{3}}{9}\left ( 8x-1 \right )\forall x\in \left ( 0;1 \right )$ 




#598935 GTNN : $f\left ( x \right )=\frac{x}{...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 18-11-2015 - 12:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài này có nhiều cách giải : 

1)  Phương pháp dùng bất đẳng thức phụ . 

2)  Phương pháp dùng bđt Cô-si .

3)  Phương pháp dùng đạo hàm .

4)  Phương pháp đơn giản nhất ? 




#598929 GTNN : $f\left ( x \right )=\frac{x}{...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 18-11-2015 - 11:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x , y là các số thực thuộc khoảng (0;1) thỏa x + y = 1 . Tìm GTNN của biểu thức : $f\left ( x,y \right )=\frac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}$



#596752 GPT :$\sqrt{5+4\sqrt{9-\sqrt{x}}...

Đã gửi bởi hoaadc08 on 03-11-2015 - 21:37 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Ta để í điều kiện dùng trong khi giải:$0\leq x\leq 26$

Dùng lượng liên hợp ta có:$PT\Leftrightarrow 13(x-26)^{2}=5+4\sqrt{9-\sqrt{x}}\Leftrightarrow 13(x-25)(x-27)(\sqrt{9-\sqrt{x}}+2)=4(5-\sqrt{x})\Leftrightarrow x=25$ hoặc $(\sqrt{x+5})(27-x)=\frac{4}{13}$(*)

 vì có điều kiện đã nêu ở đầu bài.Nên ta đánh giá VT của PT(*) như sau: $VT\geq 5+\sqrt{x}\geq 5$.Do đó PT vô nghiệm

Vậy x=25 là nghiệm PT

 

Ta để í điều kiện dùng trong khi giải:$0\leq x\leq 26$

Dùng lượng liên hợp ta có:$PT\Leftrightarrow 13(x-26)^{2}=5+4\sqrt{9-\sqrt{x}}\Leftrightarrow 13(x-25)(x-27)(\sqrt{9-\sqrt{x}}+2)=4(5-\sqrt{x})\Leftrightarrow x=25$ hoặc $(\sqrt{x+5})(27-x)=\frac{4}{13}$(*)

 vì có điều kiện đã nêu ở đầu bài.Nên ta đánh giá VT của PT(*) như sau: $VT\geq 5+\sqrt{x}\geq 5$.Do đó PT vô nghiệm

Vậy x=25 là nghiệm PT

Phương trình con thứ hai ( trong tích ) của bạn bị nhầm !