Đến nội dung

Shin Janny nội dung

Có 83 mục bởi Shin Janny (Tìm giới hạn từ 05-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#672612 PT nghiệm nguyên

Đã gửi bởi Shin Janny on 24-02-2017 - 18:53 trong Số học

 

-Để  $4x^{3}+4x^{2}+4x+1$ là số chính phương thì  $4x^{3}+4x^{2}+4x+1\geq 0 <=> x\geq 0$

-Nhận thấy $4x^{3}+4x^{2}+4x+1$ là số lẻ $=>$ Nếu $4x^{3}+4x^{2}+4x+1$ là bình phương của 1 số thì nó là bình phương của 1 số lẻ

-Giả sử $4x^{3}+4x^{2}+4x+1 = (2m+1)^{2}$

   $<=> 4x^{3}+(2x+1)^2=(2m+1)^2$

   $<=>x^{3}=(m-x)(m+x+1)$

-Nhận thấy $x=0$ thỏa mãn đề bài.

-Xét $x \neq 0$, vì $x\epsilon Z$ nên ta có hệ sau:

$\left\{\begin{matrix}m-x=x &  & \\m+x+1=x^2 &  & \end{matrix}\right.$ ( hệ này không có nghiệm nguyên)
hoặc
$\left\{\begin{matrix}m-x=x^2 &  & \\m+x+1=x &  & \end{matrix}\right.$ ( hệ này cũng không có nghiệm nguyên)
Vậy số nguyên $x$ thỏa mãn đề bài là $x=0$.

 

 

Không đúng bạn à.

Như bạn đã có cái này

''$<=>x^{3}=(m-x)(m+x+1)$''

nhưng không thể suy ra chỉ có 2 hệ

Ví dụ: $x^{3}=2^{3}.3^{3}$ dẫn đến $2^{3}.3^{3}=(m-x)(m+x+1)$ thì có thể có trường hợp sau $m-x=3,m+x+1=2^{3}.3^{2}$

Ý mình ở đây là bạn chưa biết các ước của x.




#672523 PT nghiệm nguyên

Đã gửi bởi Shin Janny on 23-02-2017 - 21:19 trong Số học

Tìm số nguyên x để $4x^{3}+4x^{2}+4x+1$ là số chính phương.




#672445 $\frac{3\sum a^{4}}{(\sum a^...

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-02-2017 - 23:17 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c\geq 0$. Chứng minh rằng:

$\frac{3(a^{4}+b^{4}+c^{4})}{(a^{2}+b^{2}+c^{2})^{2}}+\frac{ab+bc+ca}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}\geq 2$




#672056 $(a^2+2bc)(b^2+2ca)(c^2+2ab)\geq abc(a+2b)(b+2c)(c+2a)$

Đã gửi bởi Shin Janny on 19-02-2017 - 09:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c>0$.  Chứng minh rằng:

$(a^2+2bc)(b^2+2ca)(c^2+2ab)\geq abc(a+2b)(b+2c)(c+2a)$




#669334 Chứng minh: BD.DC = DP.DO

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-01-2017 - 14:11 trong Hình học

 

D43cfc18.png

 

 

$\widehat{ACH}=\widehat{ABM}=\widehat{ACM},AC\perp HM\Rightarrow $ AC là đường trung trực của HM

Nên AH=AM

Vẽ đường kính AG.

$AH^{2}=AM^{2}=AK.AG$ (hệ thức lượng trong tam giác vuông) $=AK.2AO$

Hình gửi kèm

  • geogebra-export.png



#669323 Chứng minh AE=AF

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-01-2017 - 13:31 trong Hình học

$\Delta ABC$ cân tại A, đường cao AH nên AH là phân giác của $\widehat{BAC}$

$\widehat{OAF}=\widehat{BAH}$ (vì cùng phụ với $\widehat{CAH}$)

$\widehat{OAE}=\widehat{CAH}$ (vì cùng phụ với $\widehat{OAC}$)

Do đó $\widehat{OAF}=\widehat{OAE}$.

Có OF=OE (=R), OA: cạnh chung

Nên $\Delta OAF=\Delta OAE$ (c.g.c)

Vậy AE=AF




#669272 B có phải là số tự nhiên không?

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-01-2017 - 00:42 trong Đại số

Cho B= $\frac{\sqrt{3-2\sqrt{2}}}{\sqrt{17-2\sqrt{2}}}-\frac{\sqrt{3+2\sqrt{2}}}{\sqrt{17+2\sqrt{2}}}$. B có phải là số tự nhiên không?

B= $\frac{\sqrt{3-2\sqrt{2}}}{\sqrt{17-2\sqrt{2}}}-\frac{\sqrt{3+2\sqrt{2}}}{\sqrt{17+2\sqrt{2}}}$

$= \frac{\sqrt{3-2\sqrt{2}}.\sqrt{17+2\sqrt{2}}-\sqrt{3+2\sqrt{2}}.\sqrt{17-2\sqrt{2}}}{\sqrt{17-2\sqrt{2}}.\sqrt{17+2\sqrt{2}}}$

$= \frac{\sqrt{43-28\sqrt{2}}-\sqrt{43+28\sqrt{2}}}{\sqrt{17^{2}-8}}<0$

Vậy B không là sô tự nhiên




#669268 Tính giá trị của biểu thức THCS khó

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-01-2017 - 00:12 trong Đại số

Tính giá trị biểu thức: $M=\sqrt{\left | 12\sqrt{5}-29 \right |}+\sqrt{25+4\sqrt{21}}-\sqrt{12\sqrt{5}+29}-\sqrt{25-4\sqrt{21}}$

$M=\sqrt{\left | 12\sqrt{5}-29 \right |}+\sqrt{25+4\sqrt{21}}-\sqrt{12\sqrt{5}+29}-\sqrt{25-4\sqrt{21}}$

$=\sqrt{(2\sqrt{5})^{2}-2.2\sqrt{5}.3+3^{2}}+\sqrt{(\sqrt{21})^{2}+2.\sqrt{21}.2+2^{2}}-\sqrt{(2\sqrt{5})^{2}+2.2\sqrt{5}.3+3^{2}}-\sqrt{(\sqrt{21})^{2}+2.\sqrt{21}.2-2^{2}}$

$= (2\sqrt{5}-3)+(\sqrt{21}+2)-(2\sqrt{5}+3)-(\sqrt{21}-2)=-2$




#669267 Chứng minh A là một số tự nhiên

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-01-2017 - 00:01 trong Đại số

Cho $A=\sqrt{3-\sqrt{5}}.(3+\sqrt{5}).(\sqrt{10}-\sqrt{2})$. chứng minh rằng A là số tự nhiên.

$A=\sqrt{3-\sqrt{5}}.(3+\sqrt{5}).(\sqrt{10}-\sqrt{2})$

      = $(\sqrt{3-\sqrt{5}}.\sqrt{3+\sqrt{5}})\sqrt{3+\sqrt{5}}.\sqrt{2}.(\sqrt{5}-1)$

    =$\sqrt{9-5}.\sqrt{6+2\sqrt{5}}(\sqrt{5}-1)$

    =$2.(\sqrt{5}+1)(\sqrt{5}-1)$

    =$2.(5-1)=8$ là số tự nhiên




#668502 Có anh nào giúp em cái bài lớp 8 này với

Đã gửi bởi Shin Janny on 16-01-2017 - 01:05 trong Đại số

Do x,y không thể cùng <0 (vì x+y=2) nên ta xét các TH:

TH1: x>0, y>0.

$x^{5}+y^{5}=\frac{x^{6}}{x}+\frac{y^{6}}{y}\geq \frac{(x^{3}+y^{3})^{2}}{x+y}=\frac{(x^{3}+y^{3})^{2}}{2}$

$x^{3}+y^{3}=\frac{x^{4}}{x}+\frac{y^{4}}{y}\geq \frac{(x^{2}+y^{2})^{2}}{x+y}\doteq\frac{(x^{2}+y^{2})^{2}}{2}$

$x^{2}+y^{2}\geq \frac{(x+y)^{2}}{2}=2$

Nên $x^{5}+y^{5}\geq 2$

Dấu ''='' xảy ra khi x=y=1

TH2: x=0, y=2 hoặc x=2, y=0 thì $x^{5}+y^{5}=32>2$

TH3: 1 trong 2 số x,y âm. Giả sử y<0

x+y=2 nên x=2-y

Khi đó $x^{5}+y^{5}=(2-y)^{5}+y^{5}=32-80y+80y^{2}-40y^{3}+10y^{4}>32>2$




#665854 $\sum \frac{y+z}{2x+y+z}+\frac{4...

Đã gửi bởi Shin Janny on 25-12-2016 - 22:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt $x+y=a,y+z=b,z+x=c$. Ta có: $x=\dfrac{a+c-b}{2},y=\dfrac{a+b-c}{2},z=\dfrac{b+c-a}{2}$ do đó BĐT tương đương $\sum\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)}{2abc} \leq 2$(đúng)

sao cái bđt tương đương đó lại đúng vậy bạn?




#665836 $\sum \frac{y+z}{2x+y+z}+\frac{4...

Đã gửi bởi Shin Janny on 25-12-2016 - 21:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho x, y, z>0. CMR:

$\frac{y+z}{2x+y+z}+\frac{z+x}{x+2y+z}+\frac{x+y}{x+y+2z}+\frac{4xyz}{(x+y)(y+z)(z+x)}\leq 2$




#651432 $min\left \{ S_{AB'C'} , S_{BC...

Đã gửi bởi Shin Janny on 26-08-2016 - 23:02 trong Hình học phẳng

 Cho $\bigtriangleup ABC$. Lấy A', B', C' tương ứng trên BC, CA, AB. Chứng minh rằng: $min\left \{ S_{AB'C'} , S_{BC'A'}, S_{CA'B'}\right \}\leq \frac{S}{4}$ với S là diện tích $\bigtriangleup ABC$.




#651293 1.Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn ab+bc+ca$\leq...

Đã gửi bởi Shin Janny on 25-08-2016 - 22:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

1.Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn ab+bc+ca$\leq$ 3abc. Chứng minh rằng:

                   $a+b+c\leq a^3+b^3+c^3$

2.Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn a+b+c+2=abc.Chứng minh rằng:

                   $1/\sqrt{1+a} + 1/\sqrt{1+b} + 1/\sqrt{1+c} \leq \sqrt{3}$.

Thanks.

1/ $3abc\geq ab+bc+ca\geq 3\sqrt[3]{a^{2}b^{2}c^{2}}\Rightarrow abc\geq 1$

$a^{3}+b^{3}+c^{3}=\frac{a^{4}}{a}+\frac{b^{4}}{b}+\frac{c^{4}}{c}\geq \frac{(a^{2}+b^{2}+c^{2})^{2}}{a+b+c}=\frac{(a^{2}+b^{2}+c^{2})(a^{2}+b^{2}+c^{2})}{a+b+c}\geq \frac{3\sqrt[3]{a^{2}b^{2}c^{2}}.\frac{(a+b+c)^{2}}{3}}{a+b+c}\geq a+b+c$ 




#651284 Chứng minh hàm số đồng biến trên R, trên một khoảng.

Đã gửi bởi Shin Janny on 25-08-2016 - 22:19 trong Hàm số - Đạo hàm

Chỉ giúp mình với các bạn! Cám ơn nhiều!

Chứng minh: 

a) Hàm số $$y = \frac{{{x^2} - x - 1}}{{x - 1}}$ đồng biến trên khoảng (-oo; 1) và (1; +oo) 

b) Hàm số y = |x - 1| + 2x đồng biến trên R

b/ _ Với $x\geq 1$ thì y=3x-1

      Lấy $x_{1}< x_{2}$ thì $y_1=3x_1-1<3x_2-1=y_2$ nên hàm số đồng biến trên R.

    _ Với x<1 thì làm tương tự




#651190 Chứng minh hàm số đồng biến trên R, trên một khoảng.

Đã gửi bởi Shin Janny on 25-08-2016 - 11:44 trong Hàm số - Đạo hàm

Chỉ giúp mình với các bạn! Cám ơn nhiều!

Chứng minh: 

a) Hàm số $y = \frac{{{x^2} - x - 1}}{{x - 1}}$ đồng biến trên khoảng (-oo; 1) và (1; +oo) 

b) Hàm số y = |x - 1| + 2x đồng biến trên R

a/ $\frac{f(x_{2})-f(x_{1})}{x_{2}-x_{1}} =\frac{ \frac{{{x_{2}^2}-x_{2}-1}}{{x_{2}-1}}-\frac{{{x_{1}^2}-x_{1}-1}}{{x_{1}-1}}}{x_{2}-x_{1}}=\frac{\frac{(x_{2}^{2}-2x_{2}+1)+(x_2-1)-1}{x_{2}-1}-\frac{(x_{1}^{2}-2x_{1}+1)+(x_{1}-1)-1}{x_{1}-1}}{x_{2}-x_{1}}=\frac{x_{2}-x_{1}+\frac{x_{2}-x_{1}}{(x_{2}-1)(x_{1}-1)}}{x_{2}-x_{1}}=1+\frac{1}{(x_{2}-1)(x_{1}-1)}$

+ Với $x\in (-\infty;1)\Rightarrow (x_{2}-1)(x_{1}-1) > 0\Rightarrow \frac{f(x_{2})-f(x_{1})}{x_{2}-x_{1}}> 0$

   nên hàm số đồng biến

+ Với $x\in (1;+\infty )$ ...(tương tự)




#650893 $2017x-2016y+2017z<0$

Đã gửi bởi Shin Janny on 23-08-2016 - 00:26 trong Đại số

 Cho 3 số x, y, z thỏa mãn $(x-y+z)^{2}+2xy-8xz+2yz<0$ và $5x-4y+5z<0$. Chứng minh rằng: $2017x-2016y+2017z<0$




#650735 3 bất đẳng thức không thể cùng đúng

Đã gửi bởi Shin Janny on 22-08-2016 - 00:06 trong Đại số

Cho a, b, c, x, y, z thỏa mãn $a> 0$ và $(b-1)^{2}-4ac<0$. Chứng minh rằng 3 bất đẳng thức $ax^{2}+bx+c\leq y$, $ay^{2}+by+c\leq z$, $az^{2}+bz+c\leq x$ không thể cùng đúng.




#650731 $\sum \frac{a}{\sqrt{a^{2}+...

Đã gửi bởi Shin Janny on 21-08-2016 - 23:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho các số dương a, b, c. Chứng minh rằng:

$\frac{a}{\sqrt{a^{2}+8bc}}+\frac{b}{\sqrt{b^{2}+8ca}}+\frac{c}{\sqrt{c^{2}+8ab}}\geq 1$




#650439 Chứng minh bđt

Đã gửi bởi Shin Janny on 20-08-2016 - 00:11 trong Đại số

Cho a,b,c,x là các số thực thỏa mãn: a2+b2+c2+x=15 và a+b+c+x=7. Chứng minh rằng: 2x2-7x+2<0

Hình như phải là  a2+b2+c2+x2=15  thì phải.

$15-x^{2}=a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{3}=\frac{(7-x)^{2}}{3}$ $\Rightarrow$đpcm




#650436 CM tồn tại i, $a_{i+1}+a_{i-1}\leq a_{i...

Đã gửi bởi Shin Janny on 19-08-2016 - 23:46 trong Đại số

Cho $a_{1}, a_{2}, a_{3}, a_{4}, a_{5}, a_{6}, a_{7}$ là các số không âm, trong đó $a_{1}= a_{7}=0$. Chứng minh tồn tại i, $2\leq i\leq 6$ sao cho $a_{i+1}+a_{i-1}\leq a_{i}\sqrt{3}$.




#650304 Hỏi đáp về GeoGebra

Đã gửi bởi Shin Janny on 19-08-2016 - 01:00 trong Vẽ hình trên diễn đàn

thầy ơi, làm thế nào để xóa nét thừa của đường vuông góc vậy?

bạn tạo giao điểm (chân đường vuông góc ấy), nháy chuột phải, chọn xóa, rồi dùng đoạn thẳng nối lại




#650149 $2x^{2} + 3xy -2y^{2} = 7$

Đã gửi bởi Shin Janny on 17-08-2016 - 21:50 trong Số học

Giải phương trình nghiệm nguyên

a)$2x^{2} + 3xy -2y^{2} = 7$

b)$x^{2}-xy=6x-5y-8$

b/ (x-y-1)(x-5) = -3




#650123 3 bất đẳng thức không thể cùng đúng

Đã gửi bởi Shin Janny on 17-08-2016 - 20:49 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi số thực a, b, c thì 3 bất đẳng thức sau không thể cùng đúng

$\left | a \right |< \left | b-c \right |$

$\left | b \right |< \left | c-a \right |$

$\left | c \right |< \left | a-b \right |$




#648848 $\sum \frac{1}{a+b}\geq \sum \frac{4}{a^{2}+7}...

Đã gửi bởi Shin Janny on 10-08-2016 - 00:43 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số dương thỏa mãn:$a^{2}+b^{2}+c^{2}=3$.Chứng minh rằng:

$\sum \frac{1}{a+b}\geq \sum \frac{4}{a^{2}+7}$

$\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}\geq \frac{4}{a+2b+c},...$

$\sum \frac{1}{a+b}\geq \sum \frac{2}{a+2b+c}$

$\sum \frac{4}{a^{2}+7}= \sum \frac{4}{(2a^{2}+2)+(b^{2}+1)+(c^{2}+1)}\leq \sum \frac{4}{4a+2b+c}=\sum \frac{2}{2a+b+c}\leq \sum \frac{1}{a+b}$