Đến nội dung

thienlonghoangde nội dung

Có 21 mục bởi thienlonghoangde (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)


Sắp theo                Sắp xếp  

#387287 Chuyên đề số học của diễn đàn VMF

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 16-01-2013 - 22:32 trong Tài nguyên Olympic toán

Chúc mừng diễn đàn đã có một chuyên đề hay,trình bày đẹp mắt....Một quả boom có khác :icon6:



#373523 Có ai còn những cuốn sách này không mình sẽ mua (thông qua Yahoo)

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 28-11-2012 - 21:46 trong Tài nguyên Olympic toán

Có một số tài liệu bạn có thể tìm tại topic tài liệu của diễn đàn.



#373226 $(x^{2}-y^{2})^{5}+5=0$

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 28-11-2012 - 03:30 trong Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình

Theo con phố quen đây là một bài hệ rất hay và độ khó cũng khá cao ở mức kỉ thuật. Đặc biệt là con số $5$ huyền bí trong bài hệ.
Ta thử phân tích các điều liên quan sau : $$x^2-y^2 =(x-y)(x+y) \ ; \ x^4 -y^4 =(x^2-y^2)(x^2+y^2) = (x-y)(x+y)\left[ (x+y)^2-2xy \right]$$$$xy = (x+y)^2 - (x-y)^2 \ ; \ 3x-2y = x +2(x-y) =(x+y)-2(x-y)-y$$ Với các phân tích như đã thấy, ta quan sát biểu thức $x+y$ và $x-y$ có liên quan chặt chẽ tới các biểu thức trong bài toán. Do đó ta đi đến việc chọn ẩn phụ để làm tinh giản bớt tính phức tạp trong bài toán như sau : $$\begin{cases} a=x+y \\ b =x-y \end{cases} \quad (ab \ne 0; \ a \ne \pm b)$$ Từ đây ta hoàn toàn có thể biễu diễn các phân tích đã chỉ ra theo $a$ và $b$ như sau : $$\begin{aligned} & x^2-y^2=ab \ ; \ 4xy=a^2-b^2 \\ & 3x-2y=(x+y)+2(x-y) -y=\dfrac{a+5b}{2} \\ & x^4-y^4=(x^2-y^2)(x^2+y^2)=\dfrac{ab(a^2+b^2)}{2} \end{aligned}$$ Từ đó ta có hệ phương trình đã cho tương đương với hệ phương trình : $$\begin{cases}\dfrac{ab(a^2+b^2)}{2}=\dfrac{a+5b}{2(a^2-b^2)} \\\ a^5b^5=-5 \end{cases} \Leftrightarrow \begin{cases} b(a^4-b^4)=1-a^4b^6 \\\ a^5b^5=-5 \end{cases}$$$$\begin{cases} (b^5+1)(a^4b-1)=0 \\ a^5b^5=-5 \end{cases} \Leftrightarrow \left[\begin{matrix} \begin{cases}b=-1 \\ a^5=5 \end{cases} \\ \begin{cases} a^4b=1 \\ a^5b^5=-5 \end{cases} \end{matrix} \right.$$ Tới đây việc trả về các biến $x,y$ các bạn tiếp sức tiếp cho con phố quen dùm.

Nguồn:K2pi.net



#373225 Giải hệ phương trình: $$\left\{\begin{matr...

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 28-11-2012 - 03:13 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Theo bất đẳng thức $CS$ ta có :
$$ (x^2+y^2+2z^2) \leq \sqrt{(1+1+4)(x^4+y^4+z^4)}=\sqrt{6} < \sqrt{7} $$
Suy ra hệ vô nghiệm.



#373224 Giải hệ $$\left\{\begin{matrix} ......

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 28-11-2012 - 03:09 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix} (x+y)\sqrt{1+x+y}+\sqrt{3-x-y}=2\sqrt{(x+y)^2+1}\\ x+y\geq \sqrt{2}\\ x-y=\sqrt{2}-1 \end{matrix}\right.$$

Theo bất đẳng thức $Cauchy \; Schwarz$ ta có :
$$ (x+y)\sqrt{1+x+y}+\sqrt{3-x-y} \leq 2\sqrt{(x+y)^2+1} $$
Đẳng thức xảy ra khi $\dfrac{x+y}{\sqrt{1+x+y}}=\sqrt{3-x-y} \iff (x+y)=\sqrt{(1+x+y)(3-x-y)}$
Đến đây ta chỉ việc bình phương.



#373223 Giải: $\left\{\begin{matrix} \sqrt...

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 28-11-2012 - 02:59 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải hệ phương trình:
2. $\left\{\begin{matrix} \sqrt{3+x^2}+2\sqrt{x}=3+\sqrt{y}\\ \sqrt{3+y^2}+2\sqrt{y}=3+\sqrt{x} \end{matrix}\right.$

Điều kiện:$x,y \geq 0$
Trừ vế theo vế hai hệ trên ta được:
$$ \sqrt{3+x^2}-\sqrt{3+y^2}+3\sqrt{x}-3\sqrt{y}=0 \iff \dfrac{(x-y)(x+y)}{\sqrt{3+x^2}+\sqrt{3+y^2}}+\dfrac{3(x-y)}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}=0 \iff x=y $$
Khi $x=y$ ta có :$$\sqrt{3+x^2}+\sqrt{x}=3$$
Đến đây giải bằng phương pháp bình phương.



#372876 Bất đẳng thức phụ

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 26-11-2012 - 21:07 trong Bất đẳng thức và cực trị

Không biết đã tới bài mấy rồi nữa,Mod đánh dấu bài lại dùm mình nha.Đã có dự định viết chuyên đề BĐT phụ này từ lâu,đã thành bản thảo trên giấy nhưng chưa có thời gian soạn,mong được anh vietfrog chỉ bảo thêm.Em post thử vài bài,mọi người góp chút ý kiến nha.
1.$\dfrac{{{a^n} + {b^n} + {c^n}}}{3} \ge {\left( {\dfrac{{a + b + c}}{3}} \right)^n}$ với $a,b,c > 0;n \in \mathbb{N}$


Chứng minh


Theo bất đẳng thức $AM-GM$ ta có :
${a^n} + \left( {n - 1} \right){\left( {\dfrac{{a + b + c}}{3}} \right)^n} \ge n.{\left( {\dfrac{{a + b + c}}{3}} \right)^{n - 1}}.a$
${b^n} + \left( {n - 1} \right){\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^n} \ge n.{\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^{n - 1}}.b$
${c^n} + \left( {n - 1} \right){\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^n} \ge n.{\left( {\frac{{a + b + c}}{3}} \right)^{n - 1}}.c$
Cộng vế theo vế các bất đẳng thức trên ta có điều phải chứng minh.


Ứng dụng


Với $a,b,c \geq 0$ .Chứng minh rằng:
$${a^4} + {b^4} + {c^4} \ge {\left( {\dfrac{{a + 2b}}{3}} \right)^4} + {\left( {\dfrac{{b + 2c}}{3}} \right)^4} + {\left( {\dfrac{{c + 2a}}{3}} \right)^3}$$

2.Cho $ x,y,z$ là các số thực không âm .Ta có:
$$ x^2y+y^2z+z^2x+xyz\le\frac{4}{27}(x+y+z)^3$$


Lời giải


Ta có theo bổ đề trên:
$$\dfrac{{{{\left( {{a^2}} \right)}^2} + {{\left( {{b^2}} \right)}^2} + {{\left( {{c^2}} \right)}^2}}}{3} \ge {\left( {\dfrac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{3}} \right)^2} \ge {\left( {\dfrac{{a + 2b}}{3}} \right)^4}$$
Tượng tự cho các biến còn lại,cộng lại cho ta điều phải chứng minh.


Chứng minh


Giả sử $y$ là số nằm giữa $x , z $ ta có:$z(x-y)(y-z)\geq0$.Từ đó ta có:$x^2y+y^2z+z^2x+xyz\le x^2y+y^2z+z^2x+xyz+z(x-y)(y-z)=y(x+z)^2$
$$=\frac{1}{2}.2y.(x+z)(x+z)\le\frac{4}{27}(x+y+z)^3$$
Ứng dung:Đây là bài toán hay của tác giả Vaisile Cirtoaje có nhiều bài toán ứng dụng rất hay:
Cho các sô thực không âm $a,b,c$ thoả mãn $a+b+c=3$.Chứng minh rằng:
$$\frac{a}{b^3+16}+\frac{b}{c^3+16}+\frac{c}{a^3+16}\geq\frac{1}{6}$$

Trần Quốc Anh

Giải

Ta có:
$\frac{a}{b^3+16}=\frac{1}{16}(a-\frac{ab^3}{b^3+16})=\frac{1}{16}(a-\frac{ab^3}{b^3+2^3+2^3})\geq\frac{1}{16}(a-\frac{ab^2}{12})$
Từ đó suy ra:
$\frac{a}{b^3+16}+\frac{b}{c^3+16}+\frac{c}{a^3+16}\geq\frac{1}{16}(3-\frac{(ab^2+bc^2+ca^2)}{12})\geq\frac{1}{6}$
Hay
$ab^2+bc^2+ca^2\le 4$. Đây là kết quả yếu của bài toán trên.
3.Cho $ a,b,c $ là các số thực thoả $a \geq b \geq c$ .Ta có:
1.$(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})$ $\le$ $3+3(\frac{c}{a}+\frac{a}{c})$
2.$(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})$ $\le$ $5+2(\frac{c}{a}+\frac{a}{c})$


Chứng minh


1.Ta có: $ 3+(\frac{a}{b}+\frac{b}{a})+(\frac{b}{c}+\frac{c}{b})+(\frac{c}{a}+\frac{a}{c})$
$\le$ $3+3(\frac{c}{a}+\frac{a}{c})$
Hay
$(\frac{a}{b}+\frac{b}{a})+(\frac{b}{c}+\frac{c}{b})$ $\le$ $2(\frac{c}{a}+\frac{a}{c})$
$VT-VP=\frac{(b-c)(a^2-bc)+(a-b)(ab-c^2)}{abc}\geq0$
Do điều kiện,ta dễ suy ra điều phải chứng minh.
2.Tương tự .
Ứng dụng:Bài toán quen thuộc là đề thi thử VMF năm 2012 lần 3.
4.$3{\left( {{a^2} - a + 1} \right)^3} \ge {a^6} + {a^3} + 1\,\,\,\forall a \ge 0$
Chứng minh:
Ta có $3{\left( {{a^2} - a + 1} \right)^3} - \left( {{a^6} + {a^3} + 1} \right) = {\left( {a - 1} \right)^4}\left( {2{a^2} - a + 2} \right) \ge 0$.


Ứng dụng


Cho $x,y,z \geq 0$ chứng minh rằng:
$$ 3\left( {{x^2} - x + 1} \right)\left( {{y^2} - y + 1} \right)\left( {{z^2} - z + 1} \right) \ge {\left( {xyz} \right)^2} + xyz + 1$$.








#372615 $ \frac{x^2+1}{x^4+4x^2+1} +\frac{y^2...

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 25-11-2012 - 21:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $ x,y,z >0 $ thỏa mãn ; $xyz=1$. Chứng minh rằng :
$$ \frac{x^2+1}{x^4+4x^2+1} +\frac{y^2+1}{y^4+4y^2+1}+\frac{z^2+1}{z^4+4z^2+1} \ge 1 $$

Ta chứng mình $\frac{x^2+1}{x^4+4x^2+1} \ge \frac{1}{x^2+x+1}$

Điều này cho ta :
$x^3+x \geq 2x^2 $
Điều này hiển nhiên thao $AM-GM$.
Mình chép 1 chút trong quyển BDT về BDT với $x,y,z >0$ và $xyz=1$
$$\dfrac{1}{x^2+x+1}+\dfrac{1}{y^2+y+1}+\dfrac{1}{z^2+z+1} \ge 1$$
BDT này do Võ Quốc Bá Cẩn và Vasile Cirtoaje.
Nhận xét. Mặc dù là một bất đẳng thức đơn giản nhưng đây lại là một kết quả chặt và có nhiều ứng dụng. Nó có thể giúp ta giải được khá nhiều những bài toán khó và thú vị. Thật vậy, chúng ta hãy cùng xét một số kết quả sau


Kết quả 1. Cho các số dương $a,b,c$ có tích bằng $1$. Khi đó, ta có


$$\dfrac{1}{3a^2+(a-1)^2}+\dfrac{1}{3b^2+(b-1)^2}+\dfrac{1}{3c^2+(c-1)^3} \ge 1$$


Chứng minh


Ta có $a^4+a^2+1-[3a^2+(a-1)^2]=a(a^3-3a+2) \ge 0$ (theo AM-GM)
nên $\dfrac{1}{3a^2+(a-1)^2} \ge \dfrac{1}{a^4+a^2+1}.$ Vì thế, ta chỉ cần chứng minh được
$$\dfrac{1}{a^4+a^2+1}+\dfrac {1}{b^4+b^2+1}+\dfrac {1}{c^4+c^2+1} \ge 1.$$


Áp dụng kết quả bài toán trên. ta dễ thấy bất đẳng thức này đúng. Do đó ta có điều phải chứng minh.


Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1.$


Kết quả 2 Chứng minh rằng với mọi số dương $a,b,c$ thỏa mãn $abc=1,$ ta luôn có
$$\dfrac{a}{2a^3+1}+\dfrac{b}{2b^3+1}+\dfrac{c}{2c^3+1} \le 1.$$


BDT này do Trần Quốc Luật và Võ Quốc Bá Cẩn.


Chứng minh


Sử dụng đánh giá sau:


$$\dfrac{2a}{2a^3+1}-\dfrac{a^2+1}{a^4+a^2+1}=\dfrac{2a}{2a^3+1}-\dfrac{2a}{a^4+a^2+1}-\dfrac{(a-1)^2}{a^4+a^2+1}$$
$$=\dfrac{2a^3(a-1)^2}{(2a^3+1)(a^4+a^2+1)}-\dfrac{(a-1)^2}{a^4+a^2+1}$$
$$ \le \dfrac{(2a^3+1)(a-1)^2}{(2a^3+1)(a^4+a^2+1)}-\dfrac{(a-1)^2}{a^4+a^2+1}=0,$$


Ta có thể đưa bài toán về chứng minh kết quả mạnh hơn là
$$\dfrac{a^2+1}{a^4+a^2+1}+\dfrac{b^2+1}{b^4+b^2+1}+\dfrac{c^2+1}{c^4+c^2+1} \le 2.$$


Mà $1-\dfrac{a^2+1}{a^4+a^2+1}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{a^4}+\dfrac{1}{a^2}+1},$ nên BDT trên tương đương với


$\dfrac{1}{\dfrac{1}{a^4}+\dfrac{1}{a^2}+1}+\dfrac{1}{\dfrac{1}{b^4}+\dfrac{1}{b^2}+1}+\dfrac{1}{ \dfrac{1}{c^4}+\dfrac{1}{c^2}+1} \ge 1.$


Áp dụng kết quả bài toán trên, ta có ngay điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1.$


Kết quả 3. Chứng minh rằng với mọi số thực a,b,c dương ta luôn có


$$\sqrt{\dfrac{a^2}{a^2+\dfrac{1}{4}ab+b^2}}+\sqrt{\dfrac{b^2}{b^2+\dfrac{1}{4}bc+c^2}}+\sqrt{\dfrac{c^2}{c^2+\dfrac{1}{4}ac+a^2}} \le 2.$$


BDT này do Zhao Bin


Chứng minh.
Đặt $x=\dfrac{b}{a}, y=\dfrac{c}{b}, z=\dfrac{a}{c}$ thì $xyz=1,$ và bất đẳng thức cần chứng minh được viết lại thành
$$\dfrac{1}{\sqrt{4x^2+x+4}}+\dfrac{1}{\sqrt{4y^2+y+4}}+\dfrac{1}{\sqrt{4z^2+z+4}} \le 1.$$


Bây giờ ta có đánh giá sau:
$(x+1)^2(4x^2+x+4)-4(x^2+x+1)^2=x(x-1)^2 \ge 0,$ suy ra


$$\dfrac{1}{\sqrt{4x^2+x+4}} \le \dfrac{x+1}{2(x^2+x+1)}=\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{2 \bigg(\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{x}+1\bigg)}.$$


Do đó, ta cần chứng minh được
$$\dfrac{3}{2}-\dfrac{1}{2}\sum \dfrac{1}{\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{x}+1} \le 1,$$ hay là


$$\dfrac{1}{\dfrac{1}{x^2}+\dfrac{1}{x}+1}+\dfrac{1}{\dfrac{1}{y^2}+\dfrac{1}{y}+1}+\dfrac{1}{\dfrac{1}{z^2}+\dfrac{1}{z}+1} \ge 1$$.


Áp dụng kết quả bài toán trên, ta suy ra bất đẳng thức này đúng, và do đó, bất đẳng thức của ta được chứng minh xong. Đẳng thức này xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c.$


Kết quả 4. Chứng minh rằng với mọi $a,b,c$ dương, ta luôn có
$$\sqrt{\dfrac{a^2}{a^2+7ab+b^2}}+\sqrt{\dfrac{b^2}{b^2+7bc+c^2}}+\sqrt{\dfrac{c^2}{c^2+7ca+a^2}} \ge 1$$

BDT này do Lê Hữu Điền Khuê
Chứng minh.
Đặt $\sqrt{\dfrac{b}{a}}=x,\sqrt{\dfrac{c}{b}}=y,\sqrt{\dfrac{a}{c}}=x$ thì $xyz=1$ và bất đẳng thức của ta được viết lại thành
$$\dfrac{1}{\sqrt{x^4+7x^2+1}}+\dfrac{1}{\sqrt{y^4+7y^2+1}}+\dfrac{1}{\sqrt{z^4+7z^2+1}} \ge 1.$$
Ta có $(x^2+x+1)^2-(x^4+7x^2+1)=2x(x-1)^2 \ge 0$ nên
$$\dfrac{1}{\sqrt{x^4+7x^2+1}} \ge \dfrac{1}{x^2+x+1}.$$
Như vậy, ta chỉ cần chứng minh bất đẳng thức sau thì bài toán của ta được giải quyết hoàn toàn
$$\dfrac{1}{x^2+x+1}+\dfrac{1}{y^2+y+1}+\dfrac{1}{z^2+z+1} \ge 1.$$


Đây chính là bất đẳng thức được nêu trong bài toán trên, do vậy ta ngay điều phải chứng minh. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ $a=b=c.$


Qua những kết quả ứng dụng này, chúng ta thấy rằng bất đẳng thức trên có một ứng dụng không hề nhỏ trong việc giải toán. Và sau đây, chứng tôi xin giới thiệu thêm một số bài toán khác để các bạn có thể thử sức mình với chúng (bằng các sử dụng bất đẳng thức tuyệt đẹp trên)


Giả sử $a,b,c$ là các số thực dương sao cho $abc=1.$ Chứng minh rằng


a) $\dfrac{a+3}{(a+1)^2}+\dfrac{b+3}{(b+1)^3}+\dfrac{c+3}{(c+1)^2} \ge 3;$


b)$\dfrac{1}{(a+1)^2}+\dfrac{1}{(b+1)^2}+\dfrac{1}{(c+1)^2} \le \dfrac{3}{8};$


c)$\bigg(\dfrac{a}{a^3+1}\bigg)^5+\bigg(\dfrac{b}{b^3+1}\bigg)^5+\bigg(\dfrac{c}{c^3+1}\bigg)^5 \le\dfrac{3}{2^5};$


d)$\dfrac{1}{a^2-a+1}+\dfrac{1}{b^2-b+1}+\dfrac{1}{c^2-c+1} \le 3.$


e)$\dfrac{a}{a^2+3}+\dfrac{b}{b^2+3}+\dfrac{c}{c^2+3} \le \dfrac{3}{4};$


f) $\dfrac{1}{\sqrt{2a^2+6a+1}}+\dfrac{1}{\sqrt{2b^2+6b+1}}+\dfrac{1}{\sqrt{2c^2+6c+1}} \ge 1;$

Nguồn:Math4vn.com.



#371929 $ \frac{x^2+1}{x^4+4x^2+1} +\frac{y^2...

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 23-11-2012 - 21:40 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $ x,y,z >0 $ thỏa mãn ; $xyz=1$. Chứng minh rằng :
$$ \frac{x^2+1}{x^4+4x^2+1} +\frac{y^2+1}{y^4+4y^2+1}+\frac{z^2+1}{z^4+4z^2+1} \ge 1 $$

Đề này nếu thay $4x^2=3x^2+x $ sẽ thành bài toán hay,các bạn giải thử .



#289713 1 số tài liệu về phương trình.

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 23-12-2011 - 18:32 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về PT - HPT - BPT

Đã xoá



#289712 1 số tài liệu về phương trình.

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 23-12-2011 - 18:30 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về PT - HPT - BPT

Đã xoá



#287227 Topic về bất đẳng thức

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 08-12-2011 - 17:30 trong Bất đẳng thức - Cực trị

cho $a\neq b\neq c\neq 0$ tìm Min của $(\dfrac{2a}{a-b})^2+(\dfrac{2c}{b-c})^2$



#284001 Min

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 18-11-2011 - 17:25 trong Bất đẳng thức và cực trị

http://forum.mathsco...3499#post123499



#279461 thách thức

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 19-10-2011 - 14:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

mời các bạn giải bài bất đẳng thức sau:File gửi kèm  thachthuc.com.doc   17K   225 Số lần tải



#256596 thách thức

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 31-03-2011 - 15:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

seo k ai tra loi het vay nek



#255760 toán học sinh giỏi 2010

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 23-03-2011 - 17:02 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

chúc các bạn thuởng thức toán vui

File gửi kèm




#255759 thách thức

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 23-03-2011 - 16:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho a,b,c :infty [ :frac{1}{3} ;3] tím số k để BĐT sau luôn đúng:
:frac{a}{b+a} + :frac{b}{b+c} + :frac{c}{c+a} :infty k

File gửi kèm




#250199 bất đẳng thức lối mòn không ra của toán học

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 30-12-2010 - 16:58 trong Bất đẳng thức và cực trị

bạn nào giải hộ mình bài này:
cho a,b,c >0 và ab+bc+ca=3
Tìm Min của 1/abc+1/(a+b)(b+c)(c+a)



#250198 1 bài bất đẳng thức :)

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 30-12-2010 - 16:53 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài này không khó lắm đâu bạn có cuốn những viên kim cương trong cm bđt hay cuốn Cauchy-scharzt của VQBC thì có thể giải được



#249869 VMO-PREPARATION

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 25-12-2010 - 11:27 trong Tài nguyên Olympic toán

đây là phần mình tổng hợp thầy Nam Dũng

File gửi kèm




#249257 các đề thi toán của các tỉnh năm 2010-2011

Đã gửi bởi thienlonghoangde on 16-12-2010 - 16:26 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

toan học là mãi mãi

File gửi kèm