Đến nội dung

nthoangcute nội dung

Có 984 mục bởi nthoangcute (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#432378 y'' + y = tanx

Đã gửi bởi nthoangcute on 02-07-2013 - 21:02 trong Giải tích

Lời giải sưu tầm:
Cần giải phương trình:
$$\dfrac{d^2f(x)}{dx^2}+f(x)=\tan x$$
Đặt $$f(x)=e^{\lambda x}$$
Khi đó, $$\dfrac{d^2 e^{\lambda x}}{dx^2}+e^{\lambda x}=0$$
Lại có: $$\dfrac{d^2 e^{\lambda x}}{dx^2}=\lambda^2 e^{\lambda x}$$
Suy ra $$(\lambda^2+1)e^{\lambda x}=0$$
Do $e^{\lambda x} \neq 0$ nên $$\lambda^2+1=0$$
Do đó, đặt $$f(x)=f_1(x)+f_2(x)=c_1e^{ix}+c_2e^{-ix}=c_1e^{ix}+\dfrac{c_2}{e^{ix}}=(c_1+c_2) \cos x+i (c_1-c_2) \sin x$$
Giả định lại $c_1+c_2=c_1$ và $i(c_1-c_2)=c_2$
Ta có $$f_c(x)=c_1 \cos x+c_2 \sin x$$
Giờ cần tính $f_p(x)$
Ta có:
$$f_p(x)=f_{b_1}(x)v_1(x)+f_{b_1}(x)v_1(x)$$
Với $$v_1(x)=-\int\dfrac{g(x)f_{b_2}(x)}{W(x)} dx\\ v_2(x)=\int\dfrac{g(x)f_{b_1}(x)}{W(x)} dx$$
Và $g(x)=\tan x$ và $$W(x)=\begin{vmatrix}\cos x &\sin x \\ \dfrac{d \cos x}{dx} & \dfrac{d \sin x}{dx}\end{vmatrix}=\begin{vmatrix}\cos x &\sin x \\ -\sin x & \cos x\end{vmatrix}=1$$
Suy ra $$\left\{\begin{matrix}v_1=\log \left ( \cos \dfrac{x}{2}-\sin \dfrac{x}{2} \right )-\log \left ( \cos \dfrac{x}{2}+\sin \dfrac{x}{2} \right )+\sin x\\ v_2=-\cos x\end{matrix}\right.$$
Từ đó ta được $$f_p(x)= \cos x \log \left(  \dfrac{ \cos \dfrac{x}{2}-\sin \dfrac{x}{2} }{ \cos \dfrac{x}{2}+\sin \dfrac{x}{2} } \right)$$
Suy ra $f(x)=f_c(x)+f_p(x)=c_1 \cos x+c_2 \sin x+ \cos x \log \left(  \dfrac{ \cos \dfrac{x}{2}-\sin \dfrac{x}{2} }{ \cos \dfrac{x}{2}+\sin \dfrac{x}{2} } \right)$$
 
 

 

 




#391803 Xét tính chất của tam giác,biết rằng: $cosA+cosB-cosC+1=sinA+sinB+sinC...

Đã gửi bởi nthoangcute on 30-01-2013 - 19:18 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Xét tính chất của tam giác,biết rằng:
$cosA+cosB-cosC+1=sinA+sinB+sinC$

Ta có:
$$\;{\sin A + \sin B + \sin C= 2 \sin \dfrac{A+B}{2} \cos\dfrac{A-B}{2}+2 \sin \dfrac{C}{2} \cos \dfrac{C}{2}}\\
= 2 \cos \dfrac{A}{2}\cos \dfrac{B}{2}\cos \dfrac{C}{2}$$
$$\;{\cos A+\cos B-\cos C+1=2 \cos \dfrac{A+B}{2} \cos\dfrac{A-B}{2} +2 \sin^2 \dfrac{C}{2}\\=2 \cos \dfrac{A}{2} \cos \dfrac{B}{2} \sin \dfrac{C}{2}}$$
$$\to \; OK \; ?$$



#384959 Xác định kim loại R

Đã gửi bởi nthoangcute on 09-01-2013 - 13:34 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Cho 37,2 gam hỗn hợp gồm kim loại R, FeO,CuO vào trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy thoát ra 6,72l khí vào còn lại 9,6g chất rắn và dung dịch A. Cho NaOH vào A lọc vào nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thi được 34g 2 oxit. Xác định kim loại R


Gọi a, b, c là số mol FeO, CuO và R có trong hỗn hợp
$$FeO + 2\;HCl \to FeCl_2 + H_2O\\
a\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;a\\
CuO + 2\;HCl \to CuCl_2 + H_2O\\
b\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;b$$
$$2 \;R + n \;CuCl_2 \to n \;Cu + 2 \;RCl_n\\
\dfrac{2b}{n}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;b\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;b\;\;\;\;\;\;\;\;\;\dfrac{2b}{n}\\
R + n\; HCl \to RCl_n + \dfrac{1}{2}n \;H_2\\
\dfrac{0,6}{n}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\dfrac{0,6}{n}\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;0,3$$
Số mol chất rắn là $Cu : b = \dfrac{9,6}{64} = 0,15$
$\to$ mol $R = \dfrac{2b}{n} + \dfrac{0,6}{n} = \dfrac{0,9}{n }$
Hai oxit là $Fe_2O_3$ $0,5a$ mol và $RO$ $\dfrac{0,9}{n} \to$ Khối lượng oxit = $160.0,5a + \dfrac{0,9.(R+16)}{n} = 34$ (1)

Khối lượng hỗn hợp ban đầu $= 72a + 80.0,15 + \dfrac{0,9R}{n} = 37,2 \to 72a + \dfrac{0,9R}{n} = 27,6$ (2)
Từ (1), (2) giải, biện luận $\to n = 2 , a = 0,2$ và $R = 24$ là $Mg$



#383978 Xác định 2 hàm số (casio hay)

Đã gửi bởi nthoangcute on 05-01-2013 - 22:10 trong Các dạng toán THPT khác

Chứng tỏ rằng $(E): \frac{x^2}{25}+\frac{y^2}{9}=1 $là hợp của 2 đồ thị của 2 hàm số. Tìm 2 hàm số đó

Cách 1: $x=5\sqrt{1-\frac{y^2}{9}}$ và $x=-5\sqrt{1-\frac{y^2}{9}}$
Cách 2: $y=3\sqrt{1-\frac{x^2}{25}}$ và $y=-3\sqrt{1-\frac{x^2}{25}}$



#345030 Vật thể bay không xác định- NASA

Đã gửi bởi nthoangcute on 09-08-2012 - 10:32 trong Góc giao lưu

Đình chiến đi !
__________________________________________
Ý kiến của mình là:
1. Tin UFO là có thật (tuy tớ hỏi Phạm Tuân về cái này, ông ấy bảo là không có thật)
2. Nhưng mình thấy trong video ấy và cả trong part 2 của video ấy nữa thì một số cái là do lỗi kĩ thuật hoặc UFO thực chất chỉ là một hiệu ứng gây ra bởi các hạt từ tính vũ trụ lên bộ cảm biến hoặc thiết bị tích điện kép của máy ảnh.
3. Một số cái đúng là đáng ngờ thật đó !



#354125 vtMF +vtME +vtMD = 3/2vtMO

Đã gửi bởi nthoangcute on 14-09-2012 - 19:41 trong Hình học phẳng

Cho $\triangle ABC$ đều tâm O, M bất kì trong $\triangle$. D,E,F là hình chiếu của M lên BC,CA,AB. Chứng minh: $\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{ME}+\overrightarrow{MF}=\frac{3}{2}\overrightarrow{MO}$

Nhìn cái cách kia mà sợ !


Bài làm
Qua M kẻ $I_2I_5;I_1I_4;I_3I_6$ lần lượt song song $BC;AC;AB$
Ta có các tam giác $MI_5I_6;MI_1I_2;MI_3I_4$ là các tam giác đều.
Suy ra : $DI_3=DI_4; FI_1=FI_2;EI_5=EI_6$
Ta có: $\overrightarrow{MI_3}+\overrightarrow{MI_4}=2.\overrightarrow{MD}$
Tương tự: $\overrightarrow{MI_6}+\overrightarrow{MI_5}=2.\overrightarrow{ME}$
$\overrightarrow{MI_1}+\overrightarrow{MI_2}=2.\overrightarrow{MF}$
Cộng vế với vế ta có:
$$\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{ME}+\overrightarrow{MF}=\frac{1}{2}.(\overrightarrow{MI_6}+\overrightarrow{MI_5}+\overrightarrow{MI_3}+\overrightarrow{MI_4}+\overrightarrow{MI_1}+\overrightarrow{MI_2})$$
Nên: $\overrightarrow{MD}+\overrightarrow{ME}+\overrightarrow{MF}=\frac{1}{2}(\overrightarrow{MA}+\overrightarrow{MB}+\overrightarrow{MC})=\frac{3}{2}\overrightarrow{MO}$ (tính chất trọng tâm tam giác)




#386272 VMO 2013 - Bài 6. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 13-01-2013 - 11:30 trong Hình học

Sao suy ra hay vậy.@@
P/s:Hôm qua cậu giải bài 3b cũng ảo,nhìn rối kinh lên được.@@

Đúng rồi mà, nhìn vào mình cũng thấy $I,E,F,O$ cùng thuộc 1 đường tròn tâm A
BD cố định nên IE cố định
=> I cố định
______
P/s: Nhìn hơi ảo, không biết đáp án như nào nữa...



#385975 VMO 2013 - Bài 6. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 12-01-2013 - 17:38 trong Hình học

Chém tiếp như sau:
$P \in (A,AM)$
Gọi E,F như câu a)
Qua E,F kẻ đường thẳng vuông góc với $BD,CD$, cắt nhau tại I
Khi đó $\angle EIF=\angle MPN=\dfrac{1}{2} \angle MAN=\dfrac{1}{2} \angle EAF$
Suy ra $I \in (A,AO)$, $I$ cố định
Gọi $S,R$ là trung điểm $PM, IE$
Khi đó $AS, AR$ đều vuông góc với PM
Suy ra $A,R,S$ thẳng hàng
Suy ra $PI=EM=R$
Suy ra $P \in (I,R)$

Hình gửi kèm

  • Ảnh chụp màn hình_2013-01-12_174538.png



#385961 VMO 2013 - Bài 6. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 12-01-2013 - 17:07 trong Hình học

Chết, em nhầm đề ! (Em tưởng là $\Delta$ cố định, D thay đổi). Sorry



#385904 VMO 2013 - Bài 6. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 12-01-2013 - 13:11 trong Hình học

Haizzz
b) $\angle BAC=180^o-\angle BDC=\angle MPN$
$\angle MAN=\angle EHF
=\angle EAF=2\angle BAC$
Suy ra $\angle MAN=\angle MPN$ mà $\Delta MAN$ cân tại $A$ nên $P$ thuộc $(A,AM)$


Làm tiếp ở #11




#385901 VMO 2013 - Bài 6. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 12-01-2013 - 12:40 trong Hình học

Bài 6: (7,0 điểm)
Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp $(O)$ và $D$ thuộc cung $BC$ không chứ điểm $A$. Đường thẳng $\vartriangle $ thay đổi đi qua trực tâm $H$ của tam giác $ABC$ cắt đướng tròn ngoại tiếp tam giác $ABH, ACH$ tại $M,N$ ($M,N$ khác $H$)
a)Xác định vị trí của đường thẳng $\vartriangle $ để diện tích tam giác $AMN$ lớn nhất
b)Kí hiệu $d_1$ là đường thẳng qua $M$ vuông góc $DB, d_2$ là đường thẳng qua $N$ vuông góc $DC$. Chứng minh giao điểm $P$ của $d_1$ và $d_2$ luôn thuộc 1 đường tròn cố định


a) E,F là tâm $(ABH),(ACH)$
Có $\angle AMN=\angle ABH=\angle ACH=\angle ANM$ suy ra $\Delta AMN$ cân tại A
$\angle MAN=\dfrac{1}{2} (\angle MEH+\angle HFN)=\angle EHF=const$
Suy ra $S_{MNA} \max$ khi và chỉ khi $d_{(A/\Delta)} \max$. Khi đó $\Delta \perp AH$
---------
A: Cách t lớp 9 thầy Ý dậy =))
B: Sặc, tớ chẳng nhớ gì nữa, rõ ràng làm rồi. Câu b thì $PA=const$, gần chứng minh xong !
A:



#385575 VMO 2013 - Bài 3. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 11-01-2013 - 14:39 trong Hình học

Bài 3. (5,0 điểm)
Cho tam giác không cân $ABC$. Kí hiệu $(I)$ là đường tròn tâm $I$ nội tiếp tam giác $ABC$ và $D,E,F$ là các tiếp điểm của $(I)$ với $BC,CA,AB$. Đường thẳng qua $E$ vuông góc $BI$ cắt $(I)$ tại $K$ khác $E$, đường thẳng qua $F$ vuông góc $CI$ cắt $(I)$ tại $L$ khác $F$. Gọi $J$ là trung điểm $KL$
a) Chứng minh $D,I,J$ thẳng hàng.
b) Giả sử $B,C$ cố định, $A$ thay đổi sao cho tỷ số $\frac{AB}{AC}=k$ không đổi. Gọi $M,N$ tương ứng là các giao điểm $IE, IF$ với $(I)$ ($M$ khác $E$, $N$ khác $F$). $MN$ cắt $IB, IC$ tại $P,Q$. Chứng minh đường trung trực $PQ$ luôn qua 1 điểm cố định.

Đùa, hình lằng nhằng quá !
a) Chắc là câu gỡ điểm nên mới dễ như thế
b) Gọi $BI,CI$ cắt $EF$ tại $S,H$
Khi đó ta có: $\angle HFB=\angle AFE=90^o-\dfrac{\angle BAC}{2}=\dfrac{\angle ABC+\angle ACB}{2}=\angle HIB$
Suy ra tứ giác $HFIB$ nội tiếp
Suy ra $\angle BHC=\angle BFI=90^o$
Suy ra $BHSC$ nội tiếp
Mà $HS//PQ$ nên $\angle IPQ=\angle HSI=\angle ICB$
Suy ra $\Delta IPQ$ và $\Delta ICB$ đồng dạng
Gọi Trung trực PQ cắt BC tại G, cắt PQ tại T,
AI cắt PQ tại R, cắt BC tại U, cắt EF tại V
Đường thẳng qua O vuông góc với AI cắt AI tại W
Z là trung điểm HS
O là trung điểm BC
Ta có: $RT=ZV$
Do $Z$ là trung điểm HS mà $O$ là tâm đường tròn tứ giác BCSH nên OZ vuông góc với HS hay $OZ//AW$
Suy ra $ZV=OW=RT$ suy ra $OU=UG$ suy ra $G$ cố định

Hình gửi kèm

  • PhotoShare.png



#385841 VMO 2013 - Bài 3. Hình học

Đã gửi bởi nthoangcute on 12-01-2013 - 08:16 trong Hình học

tại sao $ OW $=$ RT $ và $ OU $=$ UG $ :unsure:
OU=UG

Ta có: $ZV=RT$ mà $ZV=OW$ nên $OW=RT$
Suy ra khoảng cách từ O đến AI bằng khoảng cách từ AI đến TG
Suy ra $OU=UG$



#360575 VMF - Đề thi thử số 7

Đã gửi bởi nthoangcute on 09-10-2012 - 21:54 trong Năm 2012

Câu I (2 điểm): Cho hàm số $y = {x^4} - 2m{x^2} + 1\,\,\,\,\left( C \right)$
1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số $\left( C \right)$ khi $m=-1$
2. Tìm các giá trị của tham số $m$ để đồ thị hàm số $\left( C \right)$ có ba điểm cực trị và đường tròn đi qua ba điểm này có bán kính bằng 1.

Câu I:
1. Tại $m=-1$ thì hàm số đã cho trở thành: $y=f(x)=x^4+2x^2+1$
Khi đó $f'(x)=4x(x^2+1)$, $y'=0\Leftrightarrow x=0$
Vậy, ta có bảng biến thiên:
$$\begin{array}{c|ccccccc}
\hline
x &-\infty &&0&&+\infty \\
\hline
f'(x)&&-&0&+&\\
\hline
&+\infty &&&&+\infty\\
f(x)&&\searrow&&\nearrow\\
&&&1&&
\\
\hline
\end{array}$$
2. Xét hàm số $f(x)= {x^4} - 2m{x^2} + 1\,\,\,\,\left( C \right)$
Khi đó $f'(x)=4x(x^2-m)$. $f(x)$ có ba điểm cực trị khi và chỉ khi $f'(x)=0$ có 3 nghiệm phân biệt hay $m>0$
Vậy ta được tọa độ của 3 điểm cực trị này là:
$A(0,1);B(\sqrt{m},1-m^2); C(-\sqrt{m},1-m^2)$
Suy ra $\Delta ABC$ cân tại $A$
Để ba điểm $A,B,C$ tạo thành một tam giác có bán kính đường tròn ngoại tiếp bằng $1$ thì tâm của đường tròn này thuộc tia $AO$ và khoảng cách từ nó đến $A$ bằng $1$
Suy ra $O$ chính là tâm đường tròn đi qua 3 điểm $A,B,C$
Khi đó $A(0,1);B(1,0);C(-1,0)$ hay $m=1$
_________________
Lần đầu tiên tự làm những bài dạng này...



#368806 Việt Quang Bảo Hạp (Full Vietsub)

Đã gửi bởi nthoangcute on 11-11-2012 - 20:10 trong Quán phim


__________________________________
Phim hài dành cho người khó tình nhất ! (Hài Hong Kong)
Phim này là phim nhảm (nghĩa là vớ ẩn ấy), được chế từ rất nhiều phim nổi tiếng khác nhau:
+ Tây Du Kí - Tiên Phuc kỳ Duyên (Châu Tinh Trì)
+ Xích Bích (Tam quốc diễn nghĩa)
+ Tuyệt Đỉnh Kung Fu (Châu Tinh Trì)
+ Thập Diện Mai Phục
+ Titanic (Rose và Jack)
+ Quán Trọ Thần Tài
+ .....



#352613 Việt hoá Geogebra

Đã gửi bởi nthoangcute on 06-09-2012 - 22:48 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Ai có geogebra 4.0.9.0 bản tiếng Việt cho mình với?

Cái gì vậy !!!
Tải ở đây:

http://geogebra.goog...er-4-0-40-0.exe

Cách cài tiếng việt :
Vào Options, chọn language, chọn vi, chọn vietnamese...



#382608 viết pt đt đi qua E(5;-3), cắt OX, Oy tại M, N sao cho E là trung điểm của MN

Đã gửi bởi nthoangcute on 01-01-2013 - 16:54 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1, viết pt đt đi qua E(-2:-4), cắt OX, Oy tại M, N sao cho tamgiacs ONM vuông cân
viết pt đt đi qua E(5;-3), cắt OX, Oy tại M, N sao cho E là trung điểm của MN

2, tamgiacs MNQ M(4;5), B(-6;-1), C(1;1)
a. viết pt các đường trung tuyến
b. viết pt các đường cao => tìm tọa đọ trực tâm
c. viết pt các đường trung trực => tọa độ tâm đường tròn ngoại tiếp

3, cho đt (1): ax+by+c = 0 và điểm A(u;v)
a. viết pt dt đi qua A và vuông góc với (1)
b. viết pt dt đi qua A và song song với (1)

1) a) $d//y=\pm x\to d:x+y+6=0;x-y-2=0$
b) $\cos(d,Ox)=\cos(OE,Ox)=\frac{5}{\sqrt{34}}\to d:3x-5y-30=0$
2) a) $x+2y-3=0;4x-\frac{17}{2}y+\frac{31}{2}=0;5x-\frac{13}{2}y+\frac{25}{2}=0$
b) $3x+4y+22=0;5x+3y-8=0;7x+2y-38=0;H(\frac{98}{11}, -\frac{134}{11})$
c) $3x+4y-\frac{39}{2}=0;7x+2y-\frac{35}{2}=0;5x+3y-1=0,O(-\frac{109}{22},\frac{189}{22})$
3) Tương tự !



#382602 Viết phương trình đường tròn $(C)$

Đã gửi bởi nthoangcute on 01-01-2013 - 16:22 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong hệ trục tọa độ Oxy cho điểm $A(-1;2)$ và đường thẳng $\Delta: 3x-4y+7=0$. Viết phương trình đường tròn $( C)$ đi qua $A$ và cắt $\Delta$ theo đường kính BC sao cho tam giác $ABC$ có diện tích bằng $\frac{4}{5}$
Đề thi thử THTT lần 2

Ta có $d(A,d)=\frac{4}{5}$ nên $BC=2$
Gọi $I(a,b)$ là tâm đường tròn cần tìm.
Ta có: $\left\{\begin{matrix}
(-1-a)^2+(2-b)^2=1\\
3a-4b+7=0
\end{matrix}\right.$
Suy ra $I(-\frac{1}{25},\frac{43}{25})$ hoặc $I(-1,1)$. OK!



#382593 Viết phương trình đường tròn

Đã gửi bởi nthoangcute on 01-01-2013 - 15:54 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Cho A(2; 0) và B(6; 4).Viết phương trình đường tròn © tiếp xúc với trục hoành tại A và khoảng cách từ tâm của © đến B là 5.

Viết đường tròn $B(B,5)$ có PT $(C_1):(x-6)^2+(y-4)^2=25$
Qua A kẻ vuông góc Ox, cắt $(C_1)$ tại hai điểm $M(2,1)$ và $N(2,4)$
Suy ra phương trình đường tròn cần tìm:
$M: (x-2)^2+(y-1)^2=1$
$N: (x-2)^2+(y-7)^2=49$



#360563 Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $(C)$

Đã gửi bởi nthoangcute on 09-10-2012 - 21:25 trong Hàm số - Đạo hàm

chỗ nào chú :wacko:


Gọi $M(m,\frac{2m}{m+2})$ là tọa độ tiếp điểm, ta có tiếp tuyến tại $M$:
\[\left( d \right):\frac{4}{{{{\left( {m + 2} \right)}^2}}}x - y + \frac{{2{m^2}}}{{{{\left( {m + 2} \right)}^2}}} = 0\]
Tâm đối xứng là điểm $I(-2,2)$
\[d\left[ {I,\left( d \right)} \right] = \frac{{\left| {8m - 16} \right|}}{{\sqrt {16 + {{\left( {m + 2} \right)}^4}} }}\]

Đáng lẽ là phải: \[d\left[ {I,\left( d \right)} \right] = \frac{{\left| {8m + 16} \right|}}{{\sqrt {16 + {{\left( {m + 2} \right)}^4}} }}\]



#360559 Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $(C)$

Đã gửi bởi nthoangcute on 09-10-2012 - 21:20 trong Hàm số - Đạo hàm

Gọi $M(m,\frac{2m}{m+2})$ là tọa độ tiếp điểm, ta có tiếp tuyến tại $M$:
\[\left( d \right):\frac{4}{{{{\left( {m + 2} \right)}^2}}}x - y + \frac{{2{m^2}}}{{{{\left( {m + 2} \right)}^2}}} = 0\]
Tâm đối xứng là điểm $I(-2,2)$
\[d\left[ {I,\left( d \right)} \right] = \frac{{\left| {8m - 16} \right|}}{{\sqrt {16 + {{\left( {m + 2} \right)}^4}} }}\]
Sử dụng BĐT Bunyakovski, ta có:
\[\begin{array}{l}
\left| {8m - 16} \right| = \left| { - 8.4 + 8\left( {m + 2} \right)} \right| \le \sqrt {128\left[ {16 + {{\left( {m + 2} \right)}^4}} \right]} \\
=> d\left[ {I,\left( d \right)} \right] \le 8\sqrt 2 \\
\end{array}\]
Đẳng thức xảy ra $<=>m=-6$
Vậy ta có $M(-6,3)$, từ đó dễ dàng viết được phương trình tiếp tuyến :D

Hình như cái này sai rồi hay sao ấy !!!
_____________
P/s: Lần đầu tiên làm Giải tích nên mình không chắc chắn cho lắm ...

Ối ối! Thiếu 1 phương trình nữa Việt ơi :)


P/s: Mà cậu search gì mà nhanh thế !

Sorry, thiếu cái phương trình $y=x+8$
P/s: Mình tự làm mà ...



#360550 Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $(C)$

Đã gửi bởi nthoangcute on 09-10-2012 - 21:12 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm số $y = \frac{{2x}}{{x + 2}}$.
Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị $( c )$ biết rằn khoảng cách từ tâm đối xứng của $©$ đến tiếp tuyến là lớn nhất

TXĐ: $D=\{x/x \neq -2\}$
Dễ thấy $f(x)=y= \frac{{2x}}{{x + 2}}$ là hàm số lẻ nên nó tồn tại tâm đối xứng $I(a,b)$.
a) Tìm tâm đối xứng:
Cách 1: Điểm $I$ phải thỏa mãn hệ thức:
$$f(a+k)+f(a-k)=2b,\forall k$$
Cho $k=1$ ta được $2\,{\frac {a+1}{a+3}}+2\,{\frac {a-1}{a+1}}=2b$
Cho $k=2$ ta được $2\,{\frac {a+2}{a+4}}+2\,{\frac {a-2}{a}}=2b$
Suy ra $2\,{\frac {a+1}{a+3}}+2\,{\frac {a-1}{a+1}}=2\,{\frac {a+2}{a+4}}+2\,{\frac {a-2}{a}}$
Hay $a=-2$
Suy ra $b=2$
Vậy tâm đối xứng là $I(-2,2)$
Cách 2: $f'(x)=\dfrac{4}{(x+2)^2}>0$ nên $f(x)$ đồng biến trên $D$ và không có cực trị.
Giới hạn: $\lim_{x\to- \infty }y=\lim_{x\to+ \infty }y=2$ nên $y=2$ là tiệm cận ngang.
Tương tự $x=-2$ là tiệm cận đứng.
Suy ra tâm đối xứng là $I(-2,2)$
b) Xét một điểm bất kì trên $( C )$, giả sử là $M(x_0,y_0)$
Phương trình đường thẳng tiếp tuyến tại $M$ là :
$y=f'(x_0) (x-x_0)+y_0=\dfrac{4x}{(x_0+2)^2}-\dfrac{4x_0}{(x_0+2)^2}+y_0$
Vậy khoảng cách từ $I$ đến tiếp tuyến tại $M$ là:
$d(I,tt)=\dfrac{ \left| \dfrac{-8}{(x_0+2)^2}-2-\dfrac{4x_0}{(x_0+2)^2}+y_0 \right|}{\sqrt{\dfrac{16}{(x_0+2)^4}+1}} =\dfrac{ \left| \dfrac{-8}{x_0+2}\right|}{\sqrt{\dfrac{16}{(x_0+2)^4}+1}} =\dfrac{4t}{\sqrt{t^4+1}}$ với $t=\dfrac{2}{x_0+2}$
Dễ thấy $\dfrac{4t}{\sqrt{t^4+1} }\leq 2\sqrt{2}$ (khi đó $t=1$)
Suy ra $d(I,tt) _{\max}=2\sqrt{2}$
Phương trình tiếp tuyến: $y-x=0$ hoặc $y=x+8$



#382591 Viết phương trình các cạnh của tam giác ABC

Đã gửi bởi nthoangcute on 01-01-2013 - 15:49 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1) Trong hệ trục Oxy cho tam giác ABC, biết chân ba đường cao tương ứng với ba đỉnh A, B, C là A'(1;1), B'(-2;3), C'(2;4). Viết phương trình các cạnh của tam giác ABC
2) trong mặt phẳng tọa độ cho 2 đương tròn $©: x^2+y^2-2x-2y+1=0, (C'): x^2+y^2+4x-5=0$ cùng đi qua điểm M(1;0). viết phương trình qua M cắt hai đường tròn ©, (C') lần lượt tại A, B sao cho MA=2MB. (giải ít nhất là 3 cách)

1) Sai đề (Có vô số tam giác thỏa mãn nó)
2) Cách 1:
Ta có $2=\frac{MA}{MB}=\frac{R_1 \cos A}{ R_2 \cos B}=\frac{\cos \alpha}{3 \cos (\frac{\pi}{2}-\alpha)}=\frac{\cot \alpha}{3}$
Suy ra $\alpha=\tan^{-1} \frac{1}{6}$
Suy ra $\cos (d,Ox)=\frac{1}{\sqrt{37}}$
Suy ra $d:6x-y-6=0$ hoặc $d:6x+y-6=0$
Cách 2: Kẻ $O_1H, O_2K$ vuông góc $d$
$2=\frac{MA}{MB}=\frac{MH}{MK}$
Có $MH^2.MK^2=(R_1^2-MH^2)(R_2^2-MK^2)$
Suy ra $MH=\frac{6}{\sqrt{37}}, MK=\frac{3}{\sqrt{37}}$
Suy ra $MA=\frac{12}{\sqrt{37}}$
Gọi $A(a,b)$ thì $(a-1)^2+b^2=\frac{144}{37}$ và $(a-1)^2+(b-1)^2=1$
Suy ra $A(\frac{25}{37},\frac{72}{37})$ hoặc $A(\frac{49}{37},\frac{72}{37})$
Suy ra $d:6x-y-6=0$ hoặc $d:6x+y-6=0$
Cách 3: Giống pham duc phuong



#377294 Viên đạn cách mặt đất bao nhiêu mét?

Đã gửi bởi nthoangcute on 13-12-2012 - 16:51 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v= 196m/s (bỏ qua sức cản của không khí) tìm thời diểm tại đó tốc độ của viên đạn bằng o.khi đó ,viên đạn cách mặt đất bao nhiêu mét?

Có $S=\frac{v^2}{2g}=1960$ (với $g=9,8 \;m/s^2$)
_____________
Thi trắc nghiệm nên nhớ mỗi công thức thôi !!!



#352482 Vectơ10 : $sinA\overrightarrow{IA}+sinB\overrightarrow{IB}...=...

Đã gửi bởi nthoangcute on 06-09-2012 - 16:23 trong Hình học phẳng

1/ Cho tam giac ABC ,M bất kì,cm
$S_{MBC}\overrightarrow{MA}+S_{MAC}\overrightarrow{MB}+S_{MAB}\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$
2/Cho tam giac ABC I là tâm đường tròn ngoại tiếp,cm
$\sin A\overrightarrow{IA}+\sin B\overrightarrow{IB}+\sin C\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$

Một cách khác:
Bài 1:
Qua M kẻ đường thẳng $xy$ vuông góc với BM. E, K là hình chiếu của C lên $xy$ và BM. F, H là hình chiếu của A lên $xy$ và BM
Suy ra:
Do đó $\frac{S_a}{S_c}=\frac{CK}{AH}=\frac{ME}{MF}$
$f(S_a\overrightarrow{MA}+S_b\overrightarrow{MB}+S_c\overrightarrow{MC})=S_a\overrightarrow{MF}+S_c \overrightarrow{ME}=\overrightarrow{0}$
Suy ra $\overrightarrow{u}$ cùng hướng với xy.
Chứng minh tương tự ta được $\overrightarrow{u}=\overrightarrow{0}$
Suy ra $S_a\overrightarrow{MA}+S_b\overrightarrow{MB}+S_c\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$
Bài 2:
Qua $A$ kẻ đường thẳng $xy$ vuông góc với $AI$. Gọi $E,F$ là hình chiếu của $B,C$ lên $xy$. Gọi D là chân đường phân giác từ $A$ của $\Delta ABC$
Vậy $\frac{\sin B}{\sin C}=\frac{AC}{AB}=\frac{DC}{DB}=\frac{AF}{AE}=-\frac{\overrightarrow{AF}}{\overrightarrow{AE}}$
Khi đó $f(\sin A\overrightarrow{IA}+\sin B\overrightarrow{IB}+\sin C\overrightarrow{IC})=\sin B \overrightarrow{AE}+\sin C \overrightarrow{AF}=\overrightarrow{0}$
Chứng minh tương tự ta được đpcm.