Đến nội dung

200dong nội dung

Có 145 mục bởi 200dong (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#545318 Chứng minh phương trình $x^3 + y^3 + z^3 - 3xyz = 2001^n$ luôn có n...

Đã gửi bởi 200dong on 22-02-2015 - 14:46 trong Số học

Bài 1: Chứng minh rằng phương trình $x^3 + y^3 + z^3 - 3xyz = 2001^n$ luôn có nghiệm nguyên với mọi $n \ge 2$ 

 

Bài 2: Chứng minh rằng phương trình $x^2 + y^5 = z^3$ có vô số nghiệm nguyên (x; y; z) thỏa mãn xyz $\not= 0$ 

 

Bài 3: Chứng minh rằng các phương trình sau không có nghiệm nguyên : 

$a) 3x^2 - 4y^2 = 13$ 

 

$b) 19x^2 + 28y^2 = 2001$ 

 

$c) x^2 = 2y^2 - 8y + 3$ 

 

$d) x^5 - 5x^3 + 4x = 24(5y + 1)$ 

 

$e) 3x^5 - x^3 + 6x^2 - 18x = 2001$ 




#545414 Chứng minh phương trình $x^3 + y^3 + z^3 - 3xyz = 2001^n$ luôn có n...

Đã gửi bởi 200dong on 22-02-2015 - 20:15 trong Số học

Bạn làm giúp mình câu c;d;e với! Hướng dẫn thôi cũng được. Thanks bạn! ^^ 




#545422 Chứng minh phương trình $x^3 + y^3 + z^3 - 3xyz = 2001^n$ luôn có n...

Đã gửi bởi 200dong on 22-02-2015 - 20:47 trong Số học

Mà mình làm như này bạn thấy được không ? 

c) $x^2 = 2y^2 - 8y + 3$ 

 

$\leftrightarrow x^2 - 2y^2 = - 8y + 3 \leftrightarrow 2y^2 - x^2 = 8y - 3 \equiv 5 (mod 8)$ 

 

$\rightarrow 2y^2 - x^2 \equiv 5 (mod 8)$. Mà $x^2 \equiv 0;1;4 (mod 8)$ nên $2y^2 \equiv 5;6;1(mod 8) \rightarrow y^2 \equiv 3; 7 (mod 8)$ (vô lí do scp chia 8 chỉ dư 0; 1; 4) 

 

d) $VT = x^5 - 5x^3 + 4x = x(x - 1)(x - 2)(x + 1)(x + 2) \vdots 5$ còn $VP = 24(5y + 1) = 5.24y + 20 + 4 = 5(24y + 4) + 4$ chia 5 dư 4 

~> vô nghiệm 

 

e) $3x^5 - x^3 + 6x^2 - 18x = 2001 \rightarrow 3x^5 + 6x^2 - 18x - 2001 = x^3 \vdots 3 \rightarrow x \vdots 3$ 

 

Khi đó $VT = 3x^5 - x^3 + 6x^2 - 18x \vdots 9$ còn $VP = 2001$ chia 9 dư 3 ~> vô nghiệm 




#545795 Chứng minh phương trình $x^3 + y^3 + z^3 - 3xyz = 2001^n$ luôn có n...

Đã gửi bởi 200dong on 23-02-2015 - 22:14 trong Số học

c,xét 2 TH:

+, y chẵn => $VT\equiv 3(mod4)\Rightarrow VP\equiv 3(mod4)\rightarrow$ vô lí

+, y lẻ$\Rightarrow VT\equiv 5\left (mod8)\Rightarrow VP\equiv 5(mod8)\rightarrow$ vô lí

d, VT=x(x-1)(x+1)(x-2)(x+2) chia hết cho 5 mà VP ko chia hết cho5 

e,$VP\vdots 3\Rightarrow VT\vdots 3\Rightarrow x^{3}\vdots 3\Rightarrow x\vdots 3$(vì 3 là số nguyên tố)

$\Rightarrow VT\vdots 9$ mà VP ko chia hết cho 9

 

Câu c ấy ạ :3 hình như có vấn đề ý bạn :3 y chẵn thì VP đồng dư 3 mod 8 còn VT đồng dư 0; 1; 4 mod 8 ~> vô lí 

y lẻ thì sao ạ ? 




#418626 hóng bác nguyen_dung

Đã gửi bởi 200dong on 15-05-2013 - 21:25 trong Kinh nghiệm học toán

Cẩn thận bị lừa đó. =))




#430805 Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

Đã gửi bởi 200dong on 26-06-2013 - 19:20 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho hàm: $y = \dfrac{x-3}{2x - 2}$

a) Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

b) Tìm m để đường thẳng (d): $y = mx + \dfrac{1}{2}$ cắt đường thẳng của (C) tại 2 điểm thuộc 2 nhánh.
 




#431186 Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

Đã gửi bởi 200dong on 28-06-2013 - 02:34 trong Hàm số - Đạo hàm

Ái chà, hôm nọ cậu làm khác cơ mà, ;))

 

Cậu giải giống y hệt cô giáo của tớ =)). Cám ơn cậu nhiều nhé :)




#430904 Tìm tọa độ A, B thuộc 2 nhánh đồ thị sao cho ABmin.

Đã gửi bởi 200dong on 27-06-2013 - 02:00 trong Hàm số - Đạo hàm

 

TCĐ $x = 1$ ta có 
 
$A \bigg (1 - m, \ \dfrac{m+2}{2m} \bigg ), \ \ \ B \bigg (1 + m, \ \dfrac{m-2}{2m} \bigg ) \in (C)$
 

 

Sao tìm dc tọa độ 2 điểm là thế này vậy bạn? 




#413799 Cho hình chóp có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc (ABCD) và SA =...

Đã gửi bởi 200dong on 19-04-2013 - 22:59 trong Hình học không gian

sr nhìn nhầm, làm lại, cơ mà nêu hướng chứ gõ phê wa'

 

Trong $\Delta SOC$ tính được $\cos S$ từ đó ra $\sin S$ 

 

Trong $\Delta SHC \perp H$ tính ra $HC$

 

Trong $HBC$ áp dụng định lý hàm $\cos$ ra được góc $B$ cần tìm :D

 

Đoạn HC cậu tính dc từ bài làm trên rồi, chỗ đấy tớ hiểu.

 

Cái tớ không biết giờ là tính đoạn BH kiểu gì. Sau đó áp dụng hàm cos trong tam giác BCH là ra.

 

BH = gì hả cậu? ;)




#413542 Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là...

Đã gửi bởi 200dong on 19-04-2013 - 02:40 trong Hình học không gian

Tớ thấy chỗ này của cậu không cần thiết:

Vì M là trung điểm BC , suy ra luôn MC = a.

 

 

 

 

Ta có $\cos \widehat{MCA}=\cos 30=\frac{\sqrt{3}}{2}=\frac{MC^2+AC^2-AM^2}{2.MC.AC}=\frac{MC^2+2a^2}{2.MC.a\sqrt{3}}$

      $\Rightarrow MC=a$

Xét tam giác $MAC$ có $AM=MC=a, AC=a\sqrt{3}$

     $\Rightarrow R=MG=,\Rightarrow SH=$

 

 

 

Còn đoạn tính MG là sao? Cậu tính toán ra xem nào!  :)



#413800 Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là...

Đã gửi bởi 200dong on 19-04-2013 - 23:06 trong Hình học không gian

Noname_zps0344c34e.jpg

 

 

Dễ thấy $ABMH$ là hình chữ nhật

$ \Rightarrow B{H^2} = A{B^2} + A{H^2} = 2{a^2} \Rightarrow BH = a\sqrt 2 $

Xét tam giác $SHB$ vuông tại $H$:

$S{B^2} = S{H^2} + B{H^2} = 4{a^2} + 2{a^2} = 6{a^2} \Rightarrow SB = a\sqrt 6 $

Xét tam giác $SAB$:
$\cos \left( {SBA} \right) = \frac{{A{B^2} + S{B^2} - S{A^2}}}{{2AB.SB}} = \frac{{{a^2} + 6{a^2} - 5{a^2}}}{{2{a^2}\sqrt 6 }} = \frac{{\sqrt 6 }}{6}$

Xét tam giác $SBK$ vuông tại $K$:

$\cos \left( {SBK} \right) = \frac{{BK}}{{SB}} = \frac{{\sqrt 6 }}{6} \Leftrightarrow BK = a$

$S{K^2} = S{B^2} - B{K^2} = 6{a^2} - {a^2} = 5{a^2} \Leftrightarrow SK = a\sqrt 5 $
$ \Rightarrow d\left( {S,AB} \right) = SK = a\sqrt 5 $

 

 

 

 

Bạn nhầm rồi! 

 

ABMH sao mà là hình chữ nhật dc, là hình bình hành thôi.

 

--> Các kết quả tính toán về sau sai hết rồi ak?

 

:(




#413783 Cho hình chóp có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc (ABCD) và SA =...

Đã gửi bởi 200dong on 19-04-2013 - 21:58 trong Hình học không gian

 

attachicon.gifẢnh chụp màn hình_2013-04-19_211406.png

 

 

$\Rightarrow \tan\widehat{HBC}=\frac{CH}{BC}=\frac{\sqrt{21}}{7}$

 

$\Rightarrow \widehat{[(SBD);(SBC)]}=\arctan\frac{\sqrt{21}}{7}$

 

 

Nếu làm như bạn tức là tam giác BCH sẽ vuông ở C. Chứng minh đi bạn??? :))




#413334 Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là...

Đã gửi bởi 200dong on 18-04-2013 - 02:17 trong Hình học không gian

Cho hình chóp SABC, ABC là tam giác vuông tại A, BC = 2a, góc ABC = 60o, M là trung điểm của BC.
 
Biết SA = SC = SM = $a \sqrt{5}$.
 
a) Tính d(S,(ABC)).
 
b) Tính d(S,AB).



#413333 Cho hình chóp có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc (ABCD) và SA =...

Đã gửi bởi 200dong on 18-04-2013 - 02:14 trong Hình học không gian

Cho hình chóp có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc (ABCD) và SA = $a \sqrt{3}$.
 
Tính góc giữa 2 mp: (SBD) và (SBC).



#413533 Cho hình chóp có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, SA vuông góc (ABCD) và SA =...

Đã gửi bởi 200dong on 18-04-2013 - 23:45 trong Hình học không gian

Bạn ơi, mình chưa học cái này!

Bạn làm theo cách lớp 11 dc k bạn? :)




#399929 $ \lim[\sqrt{n + sin^2(n+1)}-\sqrt{n - co...

Đã gửi bởi 200dong on 25-02-2013 - 16:06 trong Dãy số - Giới hạn

Tính giới hạn:

$ \lim[\sqrt{n + sin^2(n+1)}-\sqrt{n - cos^2(n+1)}]$



#400559 $ \lim[\sqrt{n + sin^2(n+1)}-\sqrt{n - co...

Đã gửi bởi 200dong on 27-02-2013 - 22:59 trong Dãy số - Giới hạn

:D Em mới lớp 11, đã học giới hạn có chữ e trong biểu thức đâu ạ! :D
Còn cách khác k chị?



#400098 $ \lim[\sqrt{n + sin^2(n+1)}-\sqrt{n - co...

Đã gửi bởi 200dong on 26-02-2013 - 02:15 trong Dãy số - Giới hạn

Còn cái giới hạn này thì làm như thế nào vậy nhỉ?
:)
$lim (\frac{n+2}{n+1})^{2n+1}$



#399823 $f(x)=\left\{\begin{matrix} x+1, khi x...

Đã gửi bởi 200dong on 24-02-2013 - 22:02 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 2: Dễ thấy hàm số liên tục trên $D=R$ và $\lim_{x\rightarrow 0^{-}}=\lim_{x\rightarrow 0}x^2+a=a, \lim_{x\rightarrow 0^{+}}=1$
Vậy để hàm số có đạo hàm tại $x=0$ thì $\lim_{x\rightarrow 0^{-}}f(x)=\lim_{x\rightarrow 0^{+}}f(x)\Leftrightarrow a=1$
Bài 3 : Tương tự 2 bài trên ?


Tks cậu nhiều nhé!
Bài 2:
Cậu giải nhầm ấy sao í, a = 1 đó mới chỉ là điều kiện để f(x) liên tục tại x = 0 thôi. Chứ cậu đã tính đạo hàm bên trái và bên phải của hàm số đâu. Đúng k?

Bài 3: Cậu cứ giải đầy đủ ra giúp tớ vs! :) Tớ học kém toán nên k làm dc bài đó, tks cậu! :)



#446978 Cho 3 số a,b,c khác 0 thỏa mãn : $(a + b + c)(\dfrac{1}...

Đã gửi bởi 200dong on 01-09-2013 - 20:41 trong Đại số

Từ điều kiện đã cho ta có :

$\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{a+b+c}$

$<=>\frac{ab+bc+ca}{abc}=\frac{1}{a+b+c}$

$<=>(a+b+c)(ab+bc+ca)=abc$

<=>$(a+b)(b+c)(c+a)=0........$

 

Bạn làm đầy đủ ra giúp mình với, mình cũng làm đến đoạn đấy rồi nhân tung tóe ra chẳng tìm dc gì 




#400569 $f(x)=\left\{\begin{matrix} x+1, khi x...

Đã gửi bởi 200dong on 27-02-2013 - 23:22 trong Hàm số - Đạo hàm

Câu 2: Tớ làm kiểu này, cậu xem tớ giải sai chỗ nào rồi chỉ giúp tớ vs nhé! Tks cậu nhiều nhiều lắm! :)

Tớ tính đạo hàm trái và fải tại x = 0.

$f'(0^-) =\lim_{x\to 0-} \frac{f(x)-f(0)}{x} = \lim_{x\to 0-} \frac{x^2 + a -1}{x}= ?$ ~> Chỗ này tớ pó chân rồi, = gì nhỉ? :(

$f'(0^+)=\lim_{x\to 0+} \frac{f(x)-f(0)}{x} = \lim_{x\to 0+} \frac{x+1-1}{x}= 1$

Sau đó cho $f'(0^+)= f'(0^-)$ để tìm ra a.



#407507 Tìm giới hạn :$\lim_{x\rightarrow 1}\frac{...

Đã gửi bởi 200dong on 24-03-2013 - 15:53 trong Dãy số - Giới hạn

Mấy bài này cũng dễ mà bạn, chỉ cần đặt f(x) = tử rồi đạo hàm lên là ra kết quả thôi! 




#401901 $\lim_{x\to\infty } \frac{x^3+4x^2+3x...

Đã gửi bởi 200dong on 04-03-2013 - 00:14 trong Dãy số - Giới hạn

Tính giới hạn:

1) $\lim_{x\to\infty } \frac{x^3+4x^2+3x+1}{-2x+5}$


2) $\lim_{x\to\infty } \frac{\sqrt[3]{x^2+2x+5}+x}{\sqrt{2x+1}+3x}$


3) $\lim_{x\to+\infty } [\sqrt{x+\sqrt{x+\sqrt{x}}} - \sqrt{x} ]$



#399273 $f(x)=\left\{\begin{matrix} x+1, khi x...

Đã gửi bởi 200dong on 23-02-2013 - 04:21 trong Hàm số - Đạo hàm

Bài 1: Cho hàm f xác định bởi:

$f(x)= \left\{\begin{matrix}
\frac{\sqrt{x-1}-\sqrt[3]{x-1}}{x}, khi x \neq 1 \\
1, khi x =1
\end{matrix}\right.$


Tính đạo hàm, nếu có, của f tại x = 1.

Bài 2: Tìm a để hàm số sau có đạo hàm tại x = 0:

$f(x)=\left\{\begin{matrix}
x+1, khi x \geq 0\\
x^2 + a, khi x < 0
\end{matrix}\right.$

Bài 3: Cho hàm số:

$f(x)= \left\{\begin{matrix}
x^2cos\frac{1}{x}, khi x \neq 0 \\
0, khi x = 0
\end{matrix}\right.$

a) Tính đạo hàm của f tại mỗi x thuộc R.
b) Chứng tỏ rằng đạo hàm f' không liên tục tại xo = 0.



#446662 Cho 3 số a,b,c khác 0 thỏa mãn : $(a + b + c)(\dfrac{1}...

Đã gửi bởi 200dong on 31-08-2013 - 20:57 trong Đại số

Cho 3 số a,b,c khác 0 thỏa mãn : $(a + b + c)(\dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c}) = 1$

 

Tính $A = (a^{23} + b^{23})(b^5 + c^5)(a^{1995} + c^{1995})$