Đến nội dung

shinichikudo201 nội dung

Có 473 mục bởi shinichikudo201 (Tìm giới hạn từ 19-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#473513 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 28-12-2013 - 20:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình mở ra một topic mới để cùng mọi người trao đôit kinh nghiệm về BĐT. Lần này các bài toán dành cho THCS, 1 phần cũng dành cho các anh chị THPT. Đầu tiên xin nói lại về các BĐT để sử dụng truong topic này .
1. Bất đẳng thức Cô si (AM-GM): Với m số không âm $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ ta có:
$a_{1}+a_{2}+...+a_{m}\geq m\sqrt[m]{a_{1}a_{2}...a_{m}}$. Đẳng thức xảy ra khi $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}.$
2. Bất đẳng thức Bunhiacopxki (Cauchy - Schwazs): với 2 bộ n số $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ và $b_{1},b_{2},...,b_{m}$ thì :
$(a_{1}^{2}+a_{2}^{2}+...+a_{m}^{2})(b_{1}^{2}+b_{2}^{2}+...+b_{m}^{2})\geq (a_{1}b_{1}+a_{2}b_{2}+...+a_{m}b_{m})^{2}$
Đẳng thức xảy ra khi : $\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$
3. Bất đẳng thức Xvác (Schwars). Với $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ bất kì và $b_{1},b_{2},...,b_{m}\geq 0$ ta có :
$\dfrac{a_{1}^{2}}{b_{1}}+\dfrac{a_{2}^{2}}{b_{2}}+...+\dfrac{a_{m}^{2}}{b_{m}}\geq \dfrac{(a_{1}+a_{2}+...+a_{m})^{2}}{b_{1}+b_{2}+...+b_{m}}.$Đẳng thức xảy ra khi $\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$
4.Bất đẳng thức Mincopxki (Mincowski): Với 2 bộ n số $a_{1},a_{2},...,a_{m}$ và $b_{1},b_{2},...,b_{m}$ thì :
$\sqrt{a_{1}^{2}+b_{1}^{2}}+\sqrt{a_{2}^{2}+b_{2}^{2}}+...+\sqrt{a_{m}^{2}+b_{m}^{2}}\geq \sqrt{(a_{1}+a_{2}+...+a_{m})^{2}+(b_{1}+b_{2}+...+b_{m})^{2}}$
Đẳng thức xảy ra khi :$\dfrac{a_{1}}{b_{1}}= \dfrac{a_{2}}{b_{2}}=...= \dfrac{a_{m}}{b_{m}}$
5. Bất đẳng thức Holder: Xin chỉ nêu trường hợp dùng nhiều nhất , ko nêu dạng tổng quát:
Cho $a,b,c,x,y,z,m,n,p>0$ thì BĐT sau đúng : $(a^{3}+b^{3}+c^{3})(x^{3}+y^{3}+z^{3})(m^{3}+n^{3}+p^{3})\geq (axm+byn+czp)^{3}.$
Đẳng thức xảy ra khi : các bộ số tương ứng tỉ lệ với nhau.
6. Bất đẳng thức Schur: Dạng tổng quát:
Cho $a,b,c\geq 0$ và $t > 0$ ta có : $a^{t}(a-b)(a-c)+b^{t}(b-c)(b-a)+c^{t}(c-a)(c-b)\geq 0.$
Đẳng thức xảy ra khi : $a=b=c$ hoặc $a=0,b=c$ hoặc các hoán vị.
Các trường hợp thường dùng là TH: $t=1$ và $t=2$
$a(a-b)(a-c)+b(b-c)(b-a)+c(c-a)(c-b)\geq 0$ .
Trong trường hợp $t=1$ thì ở THCS ta thường có các cách diễn đạt tương đương sau :
$a^{3}+b^{3}+c^{3}+3abc\geq ab(a+b)+bc(b+c)+ac(c+a).$
$4(a+b+c)(ab+bc+ac)\leq (a+b+c)^{3}+9abc.$
Hệ quả rất thông dụng: $(a+b-c)(b+c-a)(c+a-b)\leq abc.$
Với $t=2$ ta có dạng quen thuộc hơn: $a^{4}+b^{4}+c^{4}+abc(a+b+c)\geq a^{3}(b+c)+b^{3}(a+c)+c^{3}(a+b)$.
7. Bất đẳng thức Trêbưsepimage002.gif Chebyshev): Với $a_{1}\geq a_{2}\geq ...\geq a_{m}$ và $b_{1}\geq b_{2}\geq ...\geq b_{m}$ thì:
$m(a_{1}b_{1}+a_{2}b_{n}+...+a_{m}b_{m})\geq (a_{1}+a_{2}+...+a_{m})(b_{1}+b_{2}+...+b_{m}).$
Đẳng thức xảy ra khi : $a_{1}=a_{2}=...=a_{m}$ và $ b_{1}=b_{2}=...=b_{m}.$
Nếu $a_{1}\geq a_{2}\geq ...\geq a_{m}$ và $ b_{1}\leq b_{2}\leq ...\leq b_{m}$ thì BĐT trên đổi chiều.
8. Bất đẳng thức Nét bít (Nesbitt): Mình chỉ nêu ra 2TH hay dùng nhất đối với THCS :
BĐT Nesbitt 3 biến : Với $ a,b,c >0$ thì $\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+a}+\dfrac{c}{a+b} \geq \dfrac{3}{2}.$
BĐT Nesbitt 4 biến : với $a,b,c,d >0$ thì :$\dfrac{a}{b+c}+\dfrac{b}{c+d}+\dfrac{c}{d+a} +\dfrac{d}{a+b}\geq 2.$
ĐẲng thức xẩy ra khi các biến bằng nhau.
9. Các hằng bất đẳng thức thường dùng:
$a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq ab+bc+ac$ và $(a+b+c)^{2}\geq 3(ab+bc+ac).$
$\dfrac{1}{a_{1}}+\dfrac{1}{a_{2}}+...+\dfrac{1}{a_{m}}\geq \dfrac{m^{2}}{a_{1}+a_{2}+...+a_{m}}$ ( với $a_{i}>0$)
$\dfrac{a^{n}+b^{n}}{2}\geq (\dfrac{a+b}{2})^{n}$ (Với $a+b\geq 0$ và $n\in N*$)
$a^{m+n}+b^{m+n}\geq a^{m}.b^{n}+a^{n}.b^{m}.$
Còn rất nhiều BĐT nữa nhưng ở mức độ THCS mình chỉ nêu ra như vậy thôi.
P\s: Các anh chị THPT không giải bài của THCS, mà các anh chị sẽ có bài riêng dành cho mình để làm. Mong các bạn hưởng ứng. Cảm ơn.
Hero Math _ Hiếu.

Từ S-vác viết đúng là Schwarz không phải là Schwars nhé




#496051 BĐT AM-GM

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 30-04-2014 - 10:41 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bạn có thể download lại ở đây nhé: https://www.mediafir...sb9e45e5st3pgpd

vẫn bị




#485337 BĐT AM-GM

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 01-03-2014 - 21:49 trong Bất đẳng thức và cực trị

tổng hợp pic thành file pdf để dễ download 

sao mình download lại bị lỗi $file not found$???




#478546 Tại sao nhiều bài toán BĐT thế ?

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 22-01-2014 - 22:11 trong Kinh nghiệm học toán

Chịu mấy bác...........cãi từ năm 2006 tới giờ..............

Cái topic này mà mang ra khác gì cuộc họp các nhà toán học.............

Có Biên tập viên nào của diễn đàn ko đưa cái này lên trang nhất nhé.............




#450258 [Topic]Hỏi đáp về việc Vẽ Hình!

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 14-09-2013 - 19:19 trong Vẽ hình trên diễn đàn

Quay trở lại với Topic, chắc hẳn các bạn đang mở phần mềm GSP trên máy tính. Chúng ta sẽ bắt đầu sử dụng phần mềm này.
Trong phạm vi kiến thức hạn hẹp đã biết về nó, mình xin trình bày 1 số thao tác. Các bạn có thể đưa câu hỏi trực tiếp lên Topic này.
( Các bạn hoàn toàn có thể tự mầy mò hay tham khảo bản hướng dẫn ở trên )

I. Cách vẽ đồ thị trong câu Khảo sát hàm số, tính Diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay, hình giải tích.
Trên thanh công cụ, ta nháy vào Đồ thị
77e123b1f7233ed68a3bbf162be92cb3_3857790
Tiếp đó ta vào Vẽ đồ thị mới ( Ctrl+G ) cửa sổ hiện ra :
f00dcdacc84e180cf041acfa5c0bb60c_3857775
Ta nhập đồ thị hàm số cần vẽ vào ( Ví dụ ${x^3} + 2{x^2} + 3$ thì ta gõ: x^3+2x^2+3 )
Nhấn Đồng ý ta thu được đồ thị sau:
e5babeca69cd54e8b89aab6d6dad8b9a_3857186

Ngoài ra còn một số thao tác khác:
-Nếu muốn ẩn những kẻ ô vuông thì ta vào Đồ thị -> Ẩn lưới.
-Nếu muốn vẽ thêm tiệm cận thì các bạn xác định tiệm cận rồi vẽ 1 đồ thị nữa .
Ví dụ TCN : $y=2$ thì các bạn thực hiện thao tác như trên và gõ vào cửa sổ : 2( tức là hàm $y=2$).
- Muốn chèn thêm một số điểm lên đồ thị thì ta nháy đúp vào điểm rồi điền tên điểm.
- Đặc biệt: Muốn vẽ tiệm cận đứng ( TCĐ ) ta cần làm như sau:
Thực hiện các thao tác để vào đến cửa sổ New Function như trên.
Sau đó vào P/trình đường và chọn $x=f(y)$.
e46d28c89ea2da86f1f109ed1acd00b9_3857775
Sau đó nhập đường cần vẽ vào. Ví dụ muốn vẽ đường $x=1$ ta nhập số 1 vào cửa sổ rồi nhấn Đồng ý.


Với một số thao tác như trên, các bạn hoàn toàn có thể làm trọn vẹn câu : Khảo sát hàm số, Hình giải tích trong mặt phẳng hay các bài toán Ứng dụng Tích phân khác.

Còn rất nhiều thao tác để các bạn tìm tòi. Hãy tìm hiểu, sáng tạo để hiệu chỉnh cho hình của các bạn bắt mắt hơn.


--------------------------------------------------------------------------------------


II. Các vẽ các hình cơ bản, hình không gian.
Cái này thì đơn giản hơn rất nhiều. Các kí hiệu đã hiện ra ngay ở giao diện
a34483d3fc24e0911ee2bd5efa91569d_3857775
Các bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu.
-Kí hiệu Mũi tên : để Chọn, Xoay, Di chuyển các điểm, đường được chọn.
-Kí hiệu Chấm: biểu thị điểm.
-Kí hiệu Đường tròn : đương nhiên để vẽ đường tròn.
-Kí hiệu Đoạn thẳng : để vẽ Đoạn thẳng, Đường thẳng, Tia.
….
Các bạn có thể tùy chỉnh một số dạng cho điểm và đường.
+Với điểm:
- Ta chọn điểm rồi nháy chuột phải. Khi đó, ta sẽ tùy chọn các dạng cho điểm
6326839bf4111621539705f63456e116_3857775

+Với đường:
- Ta cùng làm tương tự:
d25658b46aad38c7b154102ce2d8619c_3857775
Ta có thể chọn kiểu nét ''đứt'' cho hình không gian.


-------------------------------------------------------------------------


III. Đưa hình lên diễn đàn hoặc đưa vào Word.


Sau khi đã hoàn thành Hình trên GSP chúng ta sẽ chèn hình vào Word hoặc đưa lên diễn đàn. Chúng ta sẽ làm như thế nào?
*Với Word thì đơn giản hơn, ta chỉ việc copy hình trong GSP rồi Paste vào Word ( Ấn Ctrl+A rồi Ctrl+C, sau đó vào Worf ấn Ctrl+V )


*Với việc đưa hình lên diễn đàn, ta cũng Copy rồi Paste vào phần vẽ Paint. Ta có được ngay hình như sau:
813bb59e535e4189529406b5487267dc_3857773

Ngoài ra: Ta cũng có thể chụp ảnh hình trên GSP lại bằng cách nhấn nút Chụp ảnh PrtSC <Print Screen> Cạnh nút F12 đó .
Sau đó vào phần vẽ Paint( máy nào cũng có ), ấn Ctrl+V .Các bạn cắt gọt cho đẹp ( Nút Hình chữ nhật để cắt ) ta cũng sẽ được hình như trên.

Sau cùng, các bạn Save (lưu lại), ( nên để dưới dạng file .JPG cho nhẹ). Tiếp đó các bạn đưa ảnh lên các trang web như: Facebook.com, upanh.com ,…..
Mình thì upload lên upanh.com. ( các bạn đăng kí rồi upload lên.)
Copy đường link diễn đàn ( chỗ mũi tên ý) của ảnh :
fe49156d0c9b02c1770956c97c3ecd1b_3857773

Sau đó ta Paste vào bài viết trên diễn đàn. Thế là xong!

Trên đây là một số kinh nghiệm cơ bản, có thiếu sót gì mong anh em bỏ qua. :D

Mong rằng các anh em có những hình vẽ chất lượng để xây dựng VMF lớn mạnh hơn. :D
Chú ý: Hiện tại diễn đàn đã có chức năng up ảnh trực tiếp. Ta có thể bỏ qua bước upload lên các trang khác vd upanh.com.

dù sao tích hợp nó lên vẫn hơn chứ bạn




#562818 ĐỀ THI VÒNG 1+VÒNG 2 MÔN TOÁN TUYỂN SINH VÀO LỚP $10$ THPT CHUYÊN...

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 01-06-2015 - 11:03 trong Tài liệu - Đề thi

$\sqrt{x+y+3}+1=\sqrt{x}+\sqrt{y}\Leftrightarrow \sqrt{x+y+3}=\sqrt{x}+\sqrt{y}-1\Leftrightarrow (\sqrt{x+y+3})^{2}=(\sqrt{x}+\sqrt{y}-1)^{2}\Leftrightarrow x+y+3= x+y+1+2\sqrt{xy}-2\sqrt{x}-2\sqrt{y}\Leftrightarrow \sqrt{xy}-\sqrt{x}-\sqrt{y}-1=0\Leftrightarrow \sqrt{x}(\sqrt{y}-1)-(\sqrt{y}-1)=2\Leftrightarrow (\sqrt{x}-1)(\sqrt{y}-1)=2. y=1\Rightarrow x=1.y\neq 1\Rightarrow \sqrt{y}-1\geqslant0 x\epsilon Z\Rightarrow \sqrt{x}\epsilon N\Rightarrow \sqrt{x}-1\leqslant 2\Leftrightarrow {\sqrt{x}}\leq 3\Leftrightarrow 0\leqslant x\leqslant 9$

sau đó xét các th của x tìm đc y

ai giải dùm mình câu cuối đy

Bạn tìm ra bao nhiêu giá trị $(x; y)$ vậy?




#449656 Định nghĩa Sigma đại số $\sum$

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 12-09-2013 - 18:21 trong Đại số

Các bạn làm ơn cho minh hỏi về định nghĩa $\sum$ với (mình học lớp 8)

Thanks

 




#449746 Định nghĩa Sigma đại số $\sum$

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 12-09-2013 - 22:17 trong Đại số

Ký hiệu này có hai loại là $\sum_{cyc}^{}$ và $\sum_{sym}^{}$ , loại $cyc$ là tổng hoán vị , tổng $sym$ là tổng đối xứng .

Ví dụ $\sum_{cyc}^{cyc}a^{2}b=a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a$

Còn $\sum_{sym}^{sym}a^{2}b=a^{2}b+b^{2}a+b^{2}c+c^{2}b+c^{2}a+a^{2}c$ 

Mình thấy trên này mọi người dùng không theo kí hiệu nào cả




#467723 Tìm nghiệm nguyên của phương trình $x^4+x^2+1=y^2$

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 29-11-2013 - 20:44 trong Số học

Giải phương trình nghiệm nguyên sau:

          x4+x2+1=y2

Ta có $x^{2}+1>0$;$x^{2}\geq 0$

$\Leftrightarrow (x^{4}+x^{2}+1)-(x^{2}+1)< y^{2}\leq (x^{4}+x^{2}+1)+x^{2}$

$\Leftrightarrow (x^{2})^{2}< y^{2}\leq (x^{2}+1)^{2}$

$\Leftrightarrow y^{2}=(x^{2}+1)^{2}$

hay $y=x^{2}+1$

Thay vào phương trình và tính :-)




#485663 Báo lỗi diễn đàn

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 03-03-2014 - 19:49 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Chào các bạn,

 

Trong quá trình sử dụng diễn đàn, nếu thấy có lỗi gì các bạn vui lòng thông báo cho BQT ở đây. 

 

Cảm ơn các bạn.

Khi nào cái này mới kết thúc ạ???




#451560 $\LaTeX$ bị lỗi

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 18-09-2013 - 21:18 trong Góp ý cho diễn đàn

Đây chính là lỗi latex xuất hiện ở máy em........... chỉ cần F5 là khỏi :D
attachicon.giflỗi latex.png
attachicon.giflỗi latex 1.png

Cái này mình gặp thường xuyên, cứ nhấn nút back là bị mà. F5 là khỏi.




#450284 $\LaTeX$ bị lỗi

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 14-09-2013 - 20:15 trong Góp ý cho diễn đàn

Cảm ơn anh, em Ghost lại máy giờ đã hết rồi :).

Gì mà nghiêm trọng thế bạn? Chỉ cần vào chrome dùng tổ hợp Ctrl+Shift+Del  xóa hết dữ liệu cá nhân thôi mà.




#534127 Số $0$ có phải là số chính phương không?

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 21-11-2014 - 22:30 trong Số học

Mọi người cho mình hỏi số $0$ có phải là số chính phương không?

Thanks.




#449798 Chứng minh $\frac{ab}{a^{5}+b^{5...

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 12-09-2013 - 23:27 trong Bất đẳng thức và cực trị

Mình có bài này mong các bạn giải giùm:

Cho a;b;c dương và abc=1. Chứng minh rằng:

$\frac{ab}{a^{5}+b^{5}+ab}+\frac{bc}{b^{5}+c^{5}+bc}+\frac{ca}{c^{5}+a^{5}+ac}\leq 1$

Mình đang học lớp 8 nhé.

Thanks.




#441711 [Lớp 6] SAI LẦM Ở ĐÂU?

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 10-08-2013 - 10:39 trong Các dạng toán khác

Bài toán 1 (do nthoangcute đề xuất)

Đề bài:
Giải phương trình: $2+4+...+x=526$
Với $x$ là một số hạng của cấp số nhân: $2,4,...$

Lời giải (của một bạn lớp 6)
Do giả thiết thì $x$ phải có dạng $x=2^n$ ($n \in N^*$)
Phương trình trở thành $2+2^2+...+2^n=526$
$\Leftrightarrow 2.\frac{2^n-1}{2-1}=526$
$\Leftrightarrow 2^n-1=263$
$\Leftrightarrow 2^n=264$
$\Leftrightarrow x=264$ (do $x=2^n$)
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là $x=264$

Vậy theo bạn lời giải trên đã đúng chưa?

Có cách khác nè bạn ^^
Ta có:
A=2+4+...+x=526

2A=4+8+...+x+2x=1052
\gg A=2x-2=526
hay 2x=528
x=264
Vậy x=264

Sau đây là một bài toán mà các học sinh lớp 6 "hay nhầm":
Bài toán 2 (do nthoangcute đề xuất)

Đề bài: Chứng minh: $2^{3^{100}}>3^{2^{100}}$
Lời giải:
$2^{3^{100}}=8^{100}$
$3^{2^{100}}=9^{100}$
Mà $ 8^{100} < 9^{100} $ nên $2^{3^{100}}<3^{2^{100}}$
Suy ra đề bài sai ! (Suy ra "đỡ phải làm")
________________________________________
Liệu bài làm trên có đúng không ? Thử giải thích xem !

Nhầm rồi:
$2^{3^{100}}$ không bằng $8^{100}$ mà phải tính $3^{100}$ trước rồi mới lấy 2 lũy thừa cho số vừa tìm được.

a) Một bạn học sinh trả lời như sau:
Bài toán sai đề rồi
Nếu n=2 thì sao
2^2+4.2+5=17(không chia hết cho 8)

Đề bài nói rằng số lẻ thì không chia hết, không nói rằng không phải số lẻ thì sẽ chia hết

b) Một bạn bon chen:
Đúng là sai đề: Đề là $n^2+4n+5$ chứ không phải $n^2+2n+5$ đâu bạn! Mặc dù hướng giải của bạn đúng! $n^2+4n+5=n(n+4)+5$. Đến đây ta chỉ cần chứng minh $n(n+4)$ không chia 8 dư 3 thì hiển nhiên $n(n+4)+5$ cũng không chia hết cho 8

Không hiểu cái này có nghĩa là gì



#450374 CMR:$\frac{ab}{a+3b+2c}+\frac{bc...

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 14-09-2013 - 22:13 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 1 tại http://diendantoanho...c23frac1c22a23/

Bài 2 tại http://diendantoanho...c23frac1c22a23/




#477876 Bạn đã tìm lời giải như thế nào ?

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 18-01-2014 - 18:05 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Sao bạn lại chuyển hai đại lương kia qua bên vế trái để viết điều kiện của bài toán lại như vậy ? Đoạn này mình vẫn chưa hiểu lắm. :v

Mình phân tích cái này ở đoạn trên còn gì (cái này gần tương tự Cauchy ngược dấu)




#475170 Bạn đã tìm lời giải như thế nào ?

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 04-01-2014 - 09:45 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Mình xin đóng góp bài này:

Bài toán 4. Cho các số thực dương a,b,c thỏa mãn:

$\frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b}+\frac{1}{1+c}\geq 2$

Chứng minh $xyz\leq \frac{1}{8}$

Lời giải

Ta để ý thấy rằng $\frac{1}{1+x}= \frac{x+1-x}{1+x}=1-\frac{x}{1+x}$. Chính vì vậy nên ta đánh giá giả thiết như sau:

$\frac{1}{1+a}+\frac{1}{1+b}+\frac{1}{1+c}\geq 2$

$\Leftrightarrow \frac{1}{1+x}\geq (1-\frac{1}{1+y})+(1-\frac{1}{1+z})$

$\Leftrightarrow \frac{1}{1+x}\geq \frac{y}{1+y}+\frac{z}{1+z}$

Đến đây thấy bên vế trái có (1+x) ở mẫu, vế phải có (1+y) và (1+z) ở mẫu. Ta lại thấy nếu tiếp tục đánh giá như vậy thì hai BĐT với hai số hạng còn lại $\frac{1}{1+y}$ và $\frac{1}{1+z}$ cũng có dạng tương tự. Mặt khác các tử ở các vế phải có xuất hiện x,y,z. Từ đó ta có ý tưởng chuyển các số hạng ở vế phải thành tích rồi nhân vế với vế các bất đẳng thức cùng chiều là có đpcm. Điều này được thực hiện bằng bất đẳng thức AM-GM:

$\frac{y}{1+y}+\frac{z}{1+z}$$\geq$$2\sqrt{\frac{yz}{(1+y)(1+z)}}$

 

$\Rightarrow \frac{1}{1+x}\geq 2\sqrt{\frac{yz}{(1+y)(1+z)}}$

Chứng minh tương tự rồi nhân các BĐT cùng chiều:

$\frac{1}{1+x}.\frac{1}{1+y}.\frac{1}{1+z}\geq 2^{3}.\sqrt{\frac{x^{2}y^{2}z^{2}}{(1+x)(1+y)(1+z)^{2}}}$

 

$\Leftrightarrow 8xyz\leq 1\Leftrightarrow xyz\leq \frac{1}{8}$ (đpcm)

Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow$ $x=y=z=\frac{1}{2}$

Mọi người góp ý  :mellow:  :mellow:  :mellow:




#549314 Tìm tất cả các số nguyên tố $p; q$ sao cho $\frac{pq...

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 25-03-2015 - 13:01 trong Số học

Tìm tất cả các số nguyên tố $p; q$ sao cho tồn tại các số tự nhiên $m$ thỏa mãn:

$\frac{pq}{p+q}=\frac{m^2+1}{m+1}$

 




#485972 Tìm nghiệm nguyên của phương trình $x^{6}+3x^{2}+1=y...

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 05-03-2014 - 21:08 trong Đại số

Tìm nguyện nguyên của phương trình:

$x^{6}+3x^{2}+1=y^{3}$




#454261 Các câu chuyện vui khoa học

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 30-09-2013 - 17:31 trong Toán học lý thú

1.Trốn tìm
Khi tất cả các nhà Vật lý đã lên Thiên đàng, họ rủ nhau chơi trò “trốn tìm”. Không may vì “oẳn tù tì” thua nên Einstein phải làm người đi tìm. Ông này bịt mắt và bắt đầu đếm từ 1 đến 100. Trong khi tất cả mọi người đều đi trốn thì chỉ có mình Newton ở lại. Newton vẽ 1 hình vuông mỗi chiều 1m ngay cạnh Einstein và đứng ở trong đó.

Einstein đếm đến 100 xong thì mở mắt ra và nhìn thấy Newton ngay trước mặt. Einstein lập tức reo lên: “Newton! Newton! đã tìm được Newton!”. Newton phản đối, ông ta tuyên bố rằng mình không phải Newton. Tất cả các nhà vật lý khác đều ra khỏi chỗ nấp và yêu cầu Newton chứng minh rằng ông không phải Newton. Làm sao đây ???!!!
Một lúc sau, Newton nói: “Tôi đang đứng trong 1 hình vuông diện tích 1m vuông. Điều đó có nghĩa tôi là một Newton trên 1 m vuông. Vì thế tôi là… Pascal.”

2.Toán trong văn
Trong giờ văn của một lớp chuyên Toán, cô giáo ôn tồn hỏi:
- Em nào cho cô một ví dụ về văn tả thực?
Một học sinh nhanh nhẩu:
- Thưa cô nếu cô đứng yên thì chiều rộng của cô bằng một nửa cái bàn ạ.

3.   2+2=?
Một nhà toán học, một người kế toán và một nhà kinh tế cùng đi xin việc.
Trong cuộc phỏng vấn, người ta hỏi nhà toán học: “hai cộng hai bằng mấy?”. Nhà toán học trả lời: “Bằng bốn”. “Có đúng bằng bốn không?”, người tuyển việc hỏi lại. Nhà toán học nhìn lại người phỏng vấn một cách ngờ vực rồi khẳng định: “Vâng, chính xác là bằng bốn”.
Người ta lại hỏi người kế toán cùng câu hỏi đó “hai cộng hai bằng mấy?” và được trả lời: “Tính trung bình là bằng bốn, cộng trừ 10 phần trăm”.
Người ta lại hỏi nhà kinh tế học cùng câu hỏi đó “hai cộng hai bằng mấy?”. Nhà kinh tế đứng lên, khoá cửa, đóng rèm, ngồi xuống cạnh người phỏng vấn và hỏi lại: “Vậy ông muốn bằng bao nhiêu?”

4. Nhà toán học và nhà văn

Một nhà toán học và một nhà văn bị một bộ tộc da đỏ bắt. Tù trưởng của bộ lạc này là một người rất thông minh và cũng đã từng được học hành. Sau khi bỏ đói ba ngày, tù trưởng cho lính dắt nhà Toán học vào một căn phòng và bảo ông ta sắp được ăn. Nhà Toán học được đặt ngồi trên một chiếc ghế ở góc phòng, bụng khấp khởi mừng khi nhìn thấy một mâm sơn hào hải vị đặt ở góc phòng bên kia. Tên tù trưởng giải thích
- Mày phải ngồi yên trên ghế, cứ 1 phút mày lại được quyền kéo cái ghế 1 nửa quãng đường tới mâm cơm.
Nhà Toán học giãy nảy
- Tao sẽ không tham. Trò giễu cợt này, không một thằng nào là không biết rằng tao sẽ chẳng bao giờ đến được chỗ mâm cơm.
Tù trưởng cũng không làm khó dễ gì nhà Toán học, ông này cắp bụng đói về phòng nhốt mình.
Tới lượt nhà Văn học được đưa ra với điều kiện tương tự. Khi nghe tên tù trưởng giải thích luật chơi, mắt ông này sáng rực và ngồi ngay vào ghế. Tù trưởng vờ ngạc nhiên hỏi
- Chẳng nhẽ mày không thấy là mày sẽ chẳng bao giờ đến tới chỗ mâm cơm hay sao?
Nhà văn học mỉm cười
- Tao không tới tận chỗ mâm cơm, nhưng tao có thể đến … đủ gần để ăn được cơm.

5. Phao

Một thí sinh đem “phao” vào phòng thi và liên tiếp bị bắt bài đến 4 lần. Khác như các lần trước, không đợi thí sinh này tiếp tục sử dụng tài liệu, giám thị tiến lại gần và đưa tay trước mặt cậu thí sinh:
- Nếu không muốn bị đình chỉ thi, hãy nộp bản thứ 5 ra đây.
Thí sinh ngỡ ngàng:
- Sao cô biết ạ!
- Thì trên bản photo của em có ghi “photo 5 bản” là gì?

6. Không gian 13 chiều

Một nhà toán học và một anh kỹ sư tham gia một buổi nói chuyện về hình học trong không gian 13 chiều.
Sau buổi nói chuyện, nhà toán học hỏi anh kỹ sư : “Anh cảm thấy thế nào ?”
Anh kỹ sư trả lời : “Tôi không thể hiểu nổi làm sao anh có thể cảm nhận được hình ảnh trong không gian 13 chiều !”
Nhà toán học trả lời : “Không khó lắm đâu. Tôi chỉ cần hình dung nó trong không gian N chiều bất kỳ rồi cho N = 13″.
7. Đếm bò

Một chủ doanh nghiệp đi về quê chơi cùng 1 người bạn là dân toán. Họ thấy một đàn bò rất lớn trên một đồng cỏ. Anh doanh nghiệp nói:” nhiều bò quá, tôi chưa bao giờ thấy nhiều thế này, có lẽ phải hàng nghìn con”. Anh bạn toán học trả lời : ” Đúng đấy, có cả thẩy 2428 con”. ”Trời, làm sao mà anh lại đếm được nhanh thế? anh chủ DN hỏi. Anh toán học trả lời:” À, tôi đếm tất cả chân rồi chia cho 4 là xong”.

8. Nguyên hàm

Có 2 anh bạn ở Viện toán  đang ngồi uống bia. Khi đã ngà ngà, người thứ nhất nói:
- “Không biết trình độ toán của mọi người bây giờ thế nào, học qua phổ thông thì cũng biết khối thứ, nhưng sợ lại quên hết”.
Người thứ hai bảo: “theo tớ thì cũng nhiều người biết lắm, không như cậu nghĩ đâu”.
Nhân lúc anh thứ nhất đi ra ngoài, anh kia gọi cô chạy bàn lại và dặn: ” lát nữa tôi có hỏi gì thì cô cứ nói là bằng x mũ 3 chia 3 nhé”. Cô bé lẩm bẩm đọc x mũ ba chia ba, x mũ ba chia ba và nói: ”Vâng, em nhớ rồi”.
Lát sau anh kia vào, anh thứ hai mới nói ”để tớ thử gọi cô phục vụ ra và hỏi một câu về toán nhé”. Anh thứ nhất đồng ý. Khi cô phục vụ được hỏi ” Nguyên hàm của x bình phương là bao nhiêu?” Cô đã trả lời chính xác: bằng x mũ ba chia ba. Sau khi bước đi cô còn quay lại nguýt anh: Anh còn thiếu hằng số C nhé!

 

 

(Nguồn: http://phungkon1.wordpress.com)

 




#597743 $\cos 2x-\cos 6x+4(3sinx-4\sin ^3x+1)= 0$

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 10-11-2015 - 21:06 trong Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình:

1, $\cos 2x-\cos 6x+4(3sinx-4\sin ^3x+1)= 0$

2, $\cos 3x.\cos ^{3}x+\sin ^{2}x.\sin 3x= \frac{\sqrt{2}}{4}$

3, $\cos 10x+2\cos ^{2}4x+6\cos 3x.\cos x=\cos x+8\cos x.\cos ^{3}3x$

4, $2\cos ^{3}x+\cos 2x+\sin x=0$




#457039 20 chuyên đề bồi dưỡng toán 8- THCS

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 12-10-2013 - 11:36 trong Bất đẳng thức và cực trị

Để mình cho file các bạn tải cho dễ

File gửi kèm  Xuctu.com_20-chuyen-de-boi-duong-toan-8.rar   5.99MB   893 Số lần tải




#459592 Dùng nhị thức Newton (Tính chia hết đối với số nguyên, toán chuyên 8)

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 24-10-2013 - 10:51 trong Đại số

Ái chà, mới lớp 8 mà cũng có đề này sao ?

Bài này mà làm bằng nhị thức Newton thì dài dòng mà không hay, nhưng nếu muốn biết thì xem thử (lớp 11 mới học) :

$7^n=(6+1)^n=6^n+C_{n}^{1}.6^{n-1}.1^{1}+C_{n}^{2}.6^{n-2}.1^2+C_{n}^{3}.6^{n-3}.1^3+...+C_{n}^{n}.6^0.1^n$

Trong đó $C_{n}^{k}$ nghĩa là $\frac{n.(n-1).(n-2)...(n-k+1)}{1.2.3...k}$.Ví dụ $C_{7}^{3}=\frac{7.6.5}{1.2.3}=35$

Dễ thấy mọi số hạng vế phải đều chia hết cho $3$ (trừ số hạng cuối bằng $1$, ko chia hết cho $3$

---> $7^n\equiv 1(mod3)$ ---> $2.7^n\equiv 2(mod3)$ ---> $2.7^n+1\equiv 0(mod3)$, $\forall n\in N$

Nói cách khác $2.7^n+1$ là bội của $3$, $\forall n\in N$ (đpcm)

Cái này lớp 8 có rồi, thế nhưng là kiểu nhị thức Niu-tơn này khó hiểu lắn, bạn hãy dùng tam giác Paxcan khai triển thì nó dễ hiểu hơn với hs lớp 8




#481474 Chứng minh: $abc+2(1+a+b+c+ab+bc+ca)\geq 0$

Đã gửi bởi shinichikudo201 on 06-02-2014 - 20:50 trong Bất đẳng thức và cực trị

1. Cho 3 số a,b,c thỏa mãn: $a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$

Chứng minh: $abc+2(1+a+b+c+ab+bc+ca)\geq 0$

Bài này đã có tại đây