Đến nội dung

AnnieSally nội dung

Có 614 mục bởi AnnieSally (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#428639 xác định vị trí của điểm H để AB=$R\sqrt{3}$

Đã gửi bởi AnnieSally on 18-06-2013 - 18:09 trong Hình học

bạn tham khảo nha http://diendan.hocma...hp/t-54143.html

:lol:  :namtay  :lol:  :namtay  :lol:  :namtay




#440753 Xác định tất cả hàm số $f(x)$ sao cho: $f(a-x)+f(x)=b,\fo...

Đã gửi bởi AnnieSally on 06-08-2013 - 11:08 trong Hàm số - Đạo hàm

Cho $a,b\epsilon R$, xác định tất cả hàm số $f(x)$ sao cho: $f(a-x)+f(x)=b,\forall x\epsilon R (1)$




#440825 Xác định tất cả hàm số $f(x)$ sao cho: $f(a-x)+f(x)=b,\fo...

Đã gửi bởi AnnieSally on 06-08-2013 - 18:18 trong Hàm số - Đạo hàm

Phương trình đã cho tương đương với 

$f(a-x)-\frac{b}{2}+f(x)-\frac{b}{2}=0$

Đặt $g(x)=f(x)-\frac{b}{2}$ với $\forall x\in \mathbb{R}$, ta có :

$g(x)+g(a-x)=0$

$\Leftrightarrow g(x)=\frac{1}{2}(g(x)-g(a-x))$ $(2)$

Xét hàm số : $g(x)=\frac{1}{2}(h(x)-h(a-x))$ với $h$ là một hàm số tuỳ ý trên $\mathbb{R}$. Suy ra $f(x)=\frac{1}{2}(h(x)-h(a-x))+\frac{b}{2}$ $(3)$

Dễ thấy với hàm số $f$ xác định như trên thì thoả mãn ($1$). Ngược lại với hàm số $f$ thoả mãn $(1)$ thì theo $(2)$ nên $f$ có dạng $(3)$

Vậy tất cả các hàm số $f$ thoả mãn đề bài là $f(x)=\frac{1}{2}(h(x)-h(a-x))+\frac{b}{2}$ với $h$ là một hàm số tuỳ ý trên $\mathbb{R}$.

Á chết nãy làm nhầm

Thôi đăng câu cuối z

$Vậy$ $f(x)=g(x-\frac{a}{2})+\frac{b}{2},$ $trong$ $đó$ $g(x)$ $là$ $hàm$ $số$ $lẻ$ $tùy$ $ý$ $trên$ $\mathbb{R}$




#475868 Xác định A, B, C và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Đã gửi bởi AnnieSally on 06-01-2014 - 22:37 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Với những "cái chung" của đề bài cho thì khi tác dụng với acid $HCl$ sẽ cho ra cùng 1 khí $\to$ là muối trung hòa, acid, bazo của $Mg$ với một acid yếu dễ bay hơi như $CO_3^{2-}; SO_3^{2-}$

Vậy muối đó có thể là: $MgCO_3$, $Mg(HCO_3)_2$, $(MgOH)_2CO_3$ 

Các phương trình phản ứng tự ghi nhá. HaizZz  :wacko:




#476510 Xác định A, B, C và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Đã gửi bởi AnnieSally on 10-01-2014 - 16:55 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Đáp án ở đây baby, có lẽ "ta" nên thi hoá :luoi:




#439103 Về dùng đường dẫn link

Đã gửi bởi AnnieSally on 29-07-2013 - 16:37 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Đây




#424107 Vậy là tổng cộng 27k mà người thu tiền còn có 2k.Hỏi 1k đi đâu mất?

Đã gửi bởi AnnieSally on 05-06-2013 - 14:18 trong Đại số

Có 4 người uống 4 cốc cafe.Chủ quán tính 25k 4 cốc.Trong 4 người uống có 3 người dưa 10k để trả tiền nước.Sau khi trả xong thì còn thừa 5k thì người thu tiên trả lại cho mỗi người 1k thì người thu tiền còn giữ 2k.Vậy là mỗi người bỏ ra 9k để trả tiền.Vậy là tổng cộng 27k mà người thu tiền còn có 2k.Hỏi 1k đi đâu mất?

 




#434777 Vật lí 10: Sự rơi tự do

Đã gửi bởi AnnieSally on 12-07-2013 - 16:26 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Một vật được thả từ đỉnh một tháp cao 300m xuống đất (coi vật như rơi tự do). Tính:

a) Vận tốc vật khi chạm đất

b) Thời gian vật bắt đầu rơi đến khi chạm đất. (lấy $10m/s^{2}$)




#434490 Vật lí 10

Đã gửi bởi AnnieSally on 11-07-2013 - 10:40 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

 Chứng tỏ rằng trong chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với các số lẻ liên tiếp 1,3,5,7...




#439260 Viết phương trình cạnh $BC$

Đã gửi bởi AnnieSally on 30-07-2013 - 08:55 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Trong mặt phẳng toạ độ $Oxy$ cho tam giác $ABC$ có đỉnh $A(2;3),$ đường phân giác trong góc $A$ có phương trình, $x-y+1=0$ và tâm đường tròn ngoại tiếp $I(6;6)$. Viết phương trình cạnh $BC$ , biết diện tích tam giác $ABC$ gấp $3$ lần diện tích tam giác $IBC.$




#437552 Viết phương trình các cạnh của một hình vuông $ABCD$

Đã gửi bởi AnnieSally on 23-07-2013 - 19:17 trong Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

Viết phương trình các cạnh của một hình vuông $ABCD$ biết $AB,CD$ lần lượt đi qua $P(2,1),Q(3,5)$ còn $BC,AD$ đi qua $R(0,1)$ và $S(-3,-1)$
 

 




#448731 Trẻ tự kỷ thường học giỏi toán

Đã gửi bởi AnnieSally on 08-09-2013 - 09:20 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Trẻ mắc chứng tự kỷ sử dụng một phần khác biệt của não để giải quyết vấn đề, đó là lý do chúng thường giỏi toán hơn trẻ khác.

 

Trẻ em tự kỷ thường gặp khó khăn khi tương tác với xã hội và các phương tiện truyền thông, tuy nhiên chúng có nhiều khả năng trở thành nhà bác học, và thể hiện khả năng phi thường ở một lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, toán học.
 
Không phải ai có chứng tự kỷ đều trở thành nhà toán học, nhưng theo một nghiên cứu mới thì trẻ mắc bệnh này có kỹ năng học toán cao hơn mức trung bình, cách thức tổ chức não bộ của họ hơi khác so với các đứa trẻ khác, Popsci đưa tin.
 

hoc-toan.jpg

Ảnh minh họa: Wikimedia Commons
 
Nhóm khoa học trường Đại học Stanford, Mỹ nghiên cứu trên 36 trẻ em độ tuổi từ 7 đến 12, một nửa trong số đó được chẩn đoán bị tự kỷ. Tất cả người tham gia có chỉ số thông minh và kỹ năng đọc bình thường, nhưng nhóm bị tự kỷ làm tốt hơn trên các bài kiểm tra toán.
 
Khi phỏng vấn các em về cách giải quyết vấn đề toán học, chuyên gia phát hiện, những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ phân tích và chia vấn đề thành các phần nhỏ hơn, đưa ra kết quả nhanh chóng mà không cần đếm bằng ngón tay.
 
Sau khi sử dụng máy quét MRI chụp cộng hưởng từ não bộ của trẻ trong quá trình kiểm tra, kết quả cho thấy trẻ em mắc chứng tự kỷ sử dụng một phần não khác biệt để giải quyết vấn đề. Vùng vỏ não ở thùy chẩm và thùy thái dương sáng lên, đây là vùng não liên quan đến việc nhận dạng khuôn mặt và các đối tượng.
 
"Mô hình hoạt động của não trong khu vực đặc biệt này là cơ sở để các đứa trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng chuyên môn trong khi giải quyết vấn đề toán học”, tác giả chính Teresa Luculano cho biết.
 
Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, Teresa Luculano và các đồng nghiệp đang tìm hiểu sự khác biệt về khả năng học toán của trẻ mắc chứng tự kỷ trong một nhóm lớn hơn.
 

 

Lê Hùng



#435084 Trên cạnh BC của tam giác ABC lấy P sao cho PC=2PB. Tính $\widehat...

Đã gửi bởi AnnieSally on 13-07-2013 - 20:41 trong Hình học

Ở đây cũng có nè bạn: http://vn.answers.ya...15200523AAyF5fr




#437758 Trong một tam giác, trực tâm, trọng tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác...

Đã gửi bởi AnnieSally on 24-07-2013 - 14:05 trong Hình học

Chú ý tiêu đề bạn nhé!

Ta có : $\widehat{DCA}=\widehat{DBA}=90^{0}$ ( góc nội tiếp chắn $\frac{1}{2}(O)$)

Xét tứ giác $BHCD$ ta có :

$BH \parallel DC( \perp AC)$

$CH \parallel DB ( \perp AB )$

$\Rightarrow$ Tứ giác $BHCD$ là hình bình hành .
$\Rightarrow$ 
$H,I,D$ thẳng hàng và $IH = ID$ 

Ta lại có : $OI = \frac{1}{2}AH$  $(1)$
$GI = \frac{1}{2} GA$ (2)
$\widehat{HAG}=\widehat{GIO}$ (3)

$\Rightarrow$$\Delta GAH \sim \Delta IGO$ $( c.g.c)$

$\Rightarrow \widehat{HGA}=\widehat{IGO}$
Vì 
$\widehat{HGA},\widehat{IGO}$ là 2 góc ở vị trí đối đỉnh bằng nhau nên ta suy ra $H,G,O$ thẳng hàng .

Vậy ta có $đpcm$




#425156 Trong một cuộc đua,ba tay mô tô cùng khởi hành một lúc. mỗi giờ người thứ hai...

Đã gửi bởi AnnieSally on 08-06-2013 - 19:16 trong Đại số

bạn tham khảo cách làm ở đây nha 




#444141 Trang web hóa học

Đã gửi bởi AnnieSally on 19-08-2013 - 21:06 trong Các môn tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ)

Trang web học hóa hay http://hochoahoc.com

 




#422819 TOPIC:Bất đẳng thức và cực trị trong hình học phẳng THCS

Đã gửi bởi AnnieSally on 01-06-2013 - 14:51 trong Hình học

Gọi A' là điểm chính giữa cung lớn BC

Khi A$\equiv$A' thì S$_{ABC}$ đạt GTLN

Thật vậy: S$_{ABC}$$= \frac{A'M.BC}{2}$

Kẻ AH vuông góc BC (H thuộc BC)

$\Rightarrow$ AM<AH

Tam giác AOM có: AM<OM+OA

                              AM<OM+OA'

                              AM<A'M

Vậy AH<A'M thì S$_{ABC}$<S$_{A'BC}$

Vậy khi M là trung điểm của BC thì diện tích tam giác ABC đạt GTLN




#422491 TOPIC:Bất đẳng thức và cực trị trong hình học phẳng THCS

Đã gửi bởi AnnieSally on 31-05-2013 - 10:52 trong Hình học

Cho hình vuông ABCD cạnh bằng 1, điểm M nằm trên đường chéo BD.

a) Nêu cách đường tròn (I) đi qua M và tiếp xúc với hai cạnh AD và CD. Nêu cách dựng (K) đi qua M và tiếp xúc với hai cạnh AB,AC

b) Chứng minh rằng khi điểm M di chuyển trên đường chéo BD thì tổng chu vi hai đường tròn không đổi 

c) Xác định vị trí điểm M trên BD để tổng diện tích của hai hình tròn đạt GTNN




#422469 TOPIC:Bất đẳng thức và cực trị trong hình học phẳng THCS

Đã gửi bởi AnnieSally on 31-05-2013 - 09:47 trong Hình học

Cho (O;R), BC là dây cố định (BC<2R). A là điểm chuyển động trên cung lớn BC. Xác định vị trí của A để diện tích tam giác ABC đạt GTLN




#422489 TOPIC:Bất đẳng thức và cực trị trong hình học phẳng THCS

Đã gửi bởi AnnieSally on 31-05-2013 - 10:46 trong Hình học

Cho hình chữ nhật ABCD. Trên ác cạnh BC,CD lần lượt lấy các điểm K,M sao cho BK:KC=4:1; CM:MD=4:1. Tìm tỉ số AB:BC để số đo $\widehat{KAM}$ lớn nhất

 

 

Cho công thức biến đổi: $tg(x+y)=\frac{tgx+tgy}{1-tgx.tgy}$




#422482 TOPIC:Bất đẳng thức và cực trị trong hình học phẳng THCS

Đã gửi bởi AnnieSally on 31-05-2013 - 10:20 trong Hình học

Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và G là trọng tâm tam giác. Các đường trung tuyến từ các đỉnh A,B,C lần lượt cắt (O) tại A1,B1,C1. Hãy xác định hình dạng của tam giác ABC để$\frac{1}{GA_{1}}+\frac{1}{GB_{1}}+\frac{1}{GC_{1}}$ là lớn nhất




#422476 TOPIC:Bất đẳng thức và cực trị trong hình học phẳng THCS

Đã gửi bởi AnnieSally on 31-05-2013 - 10:11 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông tại A. Ở phía ngoài tam giác vẽ hai nửa đường tròn có đường kính AB, AC. Một đường thẳng d đi qua A cắt hai nửa đường tròn tại M, N(khác A). Xác định vị trí của d để tứ giác BCNM có chu vi lớn nhất

 

 

 

Gợi ý: áp dụng bất đẳng thức Cô-si




#443352 Topic yêu cầu tài liệu THPT

Đã gửi bởi AnnieSally on 16-08-2013 - 15:19 trong Tài liệu tham khảo khác

Em đang rất cần tài liệu về giải phương trình , hệ phương trình bằng đạo hàm và hệ số bất định .Mong mọi người giúp đỡ!

Em cảm ơn!

Hệ số bất định: http://nhakho.ebookt.../66/kthskxd.pdf




#448093 Topic về tổ hợp, các bài toán về tổ hợp

Đã gửi bởi AnnieSally on 05-09-2013 - 21:40 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài 29:Trong một phòng thi gồn có 9 thí sinh được xếp ngồi xung quanh một bàn tròn.TRong ngân hàng đề có 9 loại đề khác nhau mỗi loại có nhiều bản.Một cách phát đề được coi là hợp lệ nếu mỗi thí sinh được nhận chỉ một đề và hai thí sinh ngồi cạnh nhau thì nhận được hai loại đề khác nhau.Hỏi có tất cả bao nhiêu cách phát đề hợp lý?

Bài này dễ xơi nhỉ

Gọi 9 thí sinh ngồi trên bàn tròn theo thứ tự là $a_1,a_2,...,a_9$

Có 9 cách chọn đề cho $a_1$

Có 8 cách chọn đề cho $a_2$

Có 8 cách chọn đề cho $a_3$

...

Có 8 cách chọn đề cho $a_8$

Có 7 cách chọn đề cho $a_9$

Số cách phát đề hợp lệ là: $9.8^7.7=132120576$




#448100 Topic về tổ hợp, các bài toán về tổ hợp

Đã gửi bởi AnnieSally on 05-09-2013 - 21:59 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài 30: Chứng minh rằng với $n\geq k\geq r\geq s$, ta có:

$C_{n}^{k}C_{k}^{r}C_{r}^{s}=C_{n}^{s}C_{n-s}^{r-s}C_{n-r}^{k-r}$

Bài 31: $m,n$ là 2 số nguyên dương, $m \geq n$. CMR:

$\sum_{k=0}^{n}\left ( -1 \right )^kC_{n}^{m-k}C_{n}^{k}=1$