Đến nội dung

pcoVietnam02 nội dung

Có 202 mục bởi pcoVietnam02 (Tìm giới hạn từ 04-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#724798 ĐĂNG KÍ LÀM ĐHV DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC VMF

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 31-03-2021 - 21:56 trong Thông báo tổng quan

1. Họ tên: Nguyễn Phi Long

2. Sinh năm: 03/06/2005

3. Nghề nghiệp: Học sinh lớp 10 Toán THPT chuyên Lê Quý Đôn - Khánh Hòa

4. Địa chỉ Mail/ Số điện thoại liên lạc (nếu có): [email protected] / 0772428926

5. Nick trên Diễn đàn: pcoVietnam02 

6. Vị trí muốn đăng kí: Biên tập viên

7. Ý kiến thêm: Acc cũ của em bị xóa và không phục hồi lại được nên em chuyển sang nick này. Em thấy các bạn có nhu cầu kiếm những tài liệu về phương trình hàm số học, tổ hợp v.v. thì em xin đăng kí vào chức vụ này vì em từng là 1 moderator của AoPS nên cũng có nhiều kinh nghiệm và nhiều chuyên đề hay muốn cho các bạn. Em muốn giúp diễn đàn phát triển và thực hiện mong mỏi của em là giải được hết các bài toán trên diễn đàn này để mọi người coi đây là một diễn đàn bổ ích và tin cậy. 




#724802 $f(f(x)-y)=f(x^{2})+f(y)-2yf(x), \forall x,y\in...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 31-03-2021 - 22:49 trong Phương trình hàm

Gợi ý: 

Gọi $P(x,y)$ là các phép thế của phương trình hàm trên

$P(1;1) \Rightarrow f(f(1)-1)=0$

$P(1; f(1)-1) \Rightarrow f(1)(f(1)-1)=0$ 

Chỗ này vì sao lại đặt $y=f(1)-1$ là vì mình muốn triệt tiêu cái $f(f(x)-y)$ và $f(x^2)$ đi vì nó khá là vướng thì để làm vậy ta cần

$f(x)-y=x^2 \Rightarrow y=f(x)-x^2$ , cho $x=1$ thì được phép thế trên. Mình đặt bằng 1 vì mình cần đưa về hệ thức $f(1)$ để làm việc cho dễ vì có đk $f(1)>0$ và quả thực ta có biểu thức như trên và ta suy ra $f(1)=1$ .

$P(1;0) \Rightarrow f(0)=0$

$P(0,x) \Rightarrow f(-x)=f(x)$ là một hàm chẵn

$P(1,x) \Rightarrow f(x-1)=1-2y+f(x)$ (1)

Từ (1) và $f(0)=0$ , $f(1)=1$ ta dễ dàng chứng minh bằng quy nạp $f(n)=n^2$, $\forall n \in \mathbb{N}$

Hint: $f(k+1) = f(k)+2(k+1)-1 = k^2+2k+1 = (k+1)^2$

Hơn nữa ta lạ có $f$ là một hàm chẵn nên $f(x)=x^2$ , $\forall x \in \mathbb{Z}$

Thử lại thấy đúng




#724803 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 31-03-2021 - 23:29 trong Số học

Bài 88: a) Tìm x;y;z nguyên sao cho $x+y+z=xyz$            

 

Bài này dễ nên mình gửi luôn bài mình đã làm từ lâu ở AoPS

 

About equation $x+y+z=xyz$ we can solve in this way.

WLOG, assume that $1 \leq x \leq y \leq z$ 
Thus, $xyz =x+y+z \leq 3z$ 
Divide both sides by $z \Rightarrow xy \leq 3$ 
$\Rightarrow xy \in$ {$1;2;3$}
$+)$ $xy =1$, we have $x=1, y=1$. Plugging in (1) we have $2+z = z$, which is unreasonable.
$+)$ $xy=2$, we have $x=1, y=2$ . Plugging in (1) we have $z=3$
$+)$ $xy=3$, we have $x=1, y=3$. Plugging in (1) we have $z=2$, which leads to a contradiction that $y \leq z$
Therefore $(x,y,z)$ = $(1;2;3)$ and its permutations.



#724815 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 01-04-2021 - 16:05 trong Số học

Bài 89: Tìm n nguyên dương và các số nguyên tố $p_{1};p_{2};...;p_{n}$ thỏa $(p_{1}-1)^{2}(p_{2}-1)^{2}...(p_{n}-1)^{2}\mid (p_{1}p_{2}...p_{n})^{2}+1$

 

$+TH_{1}$: $n=1$

Nếu $p = 2 \Rightarrow 1|2^2+1$ (đúng)

Nếu $ p\geq 3 \Rightarrow$ $VT \vdots 4$ , $VP \vdots 2$ , nhưng lại không chia hết cho 4 nên vô lý

$+TH_{2}$: $n \geq 2$

Nếu chứa $p_{i} = 2$ thì $VT$ chẵn , $VP$ lẻ nên vô lí

Nếu $p_{i}$ lẻ thì $VT \vdots 2^n$ mà $n\geq 2$ $VT \vdots 4$, còn $VP$ chia 4 dư 1,3 nên cũng vô lí

Vì vậy chỉ có 1 đáp án duy nhất là $n =1$ , $p=2$




#724818 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 01-04-2021 - 17:09 trong Phương trình hàm

Xin chào, mình là pcoVIetnam02 . Có một số bạn đã biết, mình từng làm một chuyên đề phương trình hàm trên tập rời rạc nhưng sau đó vì diễn đàn bảo trì nên topic cũng không cánh mà bay. Và vì các bạn cũng bắt đầu thi Olympic 30/4 rồi nên mình sẽ làm luôn một chuyên đề về phương trình hàm trên tập số thực với khá là nhiều cách giải khác nhau để các bạn có thể trang bị cho kì thì VMO sắp tới. Yêu cầu rất đơn giản:

$1)$ Tích cực tham gia, bàn luận và giải các bài toán mình đưa ra (tất nhiên sẽ có bài dễ nhưng mà lâu lâu thôi, vì sắp thì VMO rồi nên mình sẽ coi như các bạn đã biết được cơ bản của phương trình hàm).

$2)$ Ủng hộ các bạn đưa ra cách làm của bài đó, phương pháp, trình bày rõ ràng mạch lạc.

$3)$ Nếu muốn gửi bài tập cho các bạn khác cùng làm nhớ ghi số thứ tự (sau số của bài cuối cùng được đăng), đăng khoảng từ 1-5 bài và nếu không ai giải được (mình sẽ cố gắng giải cho các bạn) thì người đăng phải gửi lời giải của bài đó. 

Mong các bạn sẽ hưởng ứng vì chuyên đề này không mấy ai quan tâm, thêm cả việc không quá nhiều người học THPT ở group này nên cũng khó khăn cho mình. Nhưng vì đam mê thì làm thôi chứ biết sao :)  

 

Sau đây là những bài tập đầu tiên (lấy lại từ những bài trước mình đã làm): 

$\boxed{1}$ Tìm tất cả các hàm $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa 

$g(x+y)+g(x)g(y)=g(xy)+g(x)+g(y)$ , $\forall x,y\in \mathbb{R}$

 

$\boxed{2}$ Tìm tất cả các hàm $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa

$f(xf(x)+f(y)) = f(x)^2 +y$, $\forall x,y\in \mathbb{R}$

 

$\boxed{3}$ Tìm tất cả hàm $f: \mathbb{R^+} \rightarrow \mathbb{R^+}$ thỏa

$f(\frac{x+y}{2}) = \frac{2f(x)f(y)}{f(x)+f(y)}$ , $\forall x,y\in \mathbb{R^+}$




#724825 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 01-04-2021 - 21:59 trong Phương trình hàm

Mình sẽ cho các bạn đáp án trước và gợi ý nhỏ của các bài sau:

$\boxed{1}$ $f(x)=0 , f(x)=2 , f(x)=x$

Gợi ý: Đặt f(1)=a , sau đó các bạn cố gắng tính giá trị của $a$ bằng các phép thế. Rồi chia trường hợp và giải.

$\boxed{2}$ $f(x)=x$ , $f(x)=-x$

Gợi ý: Bài này dễ ở chỗ các bạn chỉ cần thế thôi là sẽ có đáp án. Tuy nhiên nó chưa phải là đáp án cuối cùng của bài toán nên cần lập luận một chút để khẳng dịnh hai phương trình hàm trên thỏa.

$\boxed{3}$ $f(x)= \frac{1}{mx +c}$ ($m,c$ là các hằng số)

Gợi ý: Phần đầu của bài này tương đối dễ khi các bạn có thể dễ dàng đặt sao cho đưa về dạng phương trình hàm Jensen:

$f(\frac{x+y}{2}) = \frac{f(x)+f(y)}{2}$. Tuy nhiên phần sau lại không dễ vì bạn phải giải phương trình hàm Jensen trên tập $f:\mathbb{R^+} \rightarrow \mathbb{R^+}$




#724828 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 02-04-2021 - 15:14 trong Số học

Đề cho x,y,z nguyên chứ không phải nguyên dương đâu bạn :(

Bài này nếu nguyên sẽ vô số nghiệm vì ta sẽ dễ dàng lấy nghiệm $(n;0;-n)$ và các nghiệm khác như $(1;2;3)$ , $(-1;-2;-3)$




#724830 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 02-04-2021 - 16:50 trong Phương trình hàm

Đây là một bài khá thú vị dành cho các bạn học sinh lớp 10 đã học về dãy số:

 

$\boxed{4}$ Cho các hàm $f:\mathbb{N^*} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa

$f(n+1)=f(n-1)-f(n)$ , $f(1)=1$ , $f(2)=0$ 

Chứng minh rằng: $|f(n)| \leq \frac{2\sqrt{3}}{3}$

 




#724835 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 02-04-2021 - 18:00 trong Phương trình hàm

bài này là dãy mà

 

Đúng rồi nhưng bài này là phương trình hàm nhưng lại sử dụng phương pháp tuyến tính sai phân cấp 2 thôi. Bạn làm thử đi 




#724844 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 02-04-2021 - 20:51 trong Phương trình hàm

Khác chứ. Nhưng lời giải của nó khá khó nên anh khuyên em nên thử sức với 2 bài đầu tiên




#724854 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 03-04-2021 - 09:03 trong Phương trình hàm

Bài 5: Tìm đa thức P(x) sao cho thỏa đồng nhất thức sau: $P(x^{2}-2x)\equiv [P(x-2)]^{2}$

P/S: nếu bạn "chủ thớt" cảm thấy bài toán này không phù hợp với TOPIC thì bạn hãy xóa bài này đi  :lol:

 

Bài này là đa thức nhưng mà sử dụng phép thế chứ không liên quan đến phương trình hàm lắm. Nhưng nếu bạn có đáp án thì gửi luôn để mọi người tham khảo còn nếu không thì mình sẽ giải cho.




#724884 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 03-04-2021 - 16:25 trong Phương trình hàm

Em làm hơi dài:

Suy ra $f(x)^2=x^2$.

Do đó ta có f(1) = 1 hoặc f(1) = -1.

+) TH1: f(1) = 1: Thay x = 1 vào (*) ta có $f(f(y)+1))=y+1$.

Nếu tồn tại y khác 0 sao cho $f(y)=-y$ thì $f(-y+1)=y+1$. Rõ ràng $f(-y+1)=-y+1$ hoặc $y-1$ khác $y+1$.

Từ đó với mọi y khác 0 ta có $f(y)=y$. Thử lại thấy thỏa mãn

+) TH1: f(1) = -1: Tương tự ta có $f(y)=-y$ với mọi $y\neq 0$.

Vậy $f(x)=x;f(x)=-x$.

 

Chính xác rồi đó. Nhưng khúc này ta có thể làm theo cách này nhanh hơn: 

Giả sử tồn tại $a,b$ sao cho $f(a)=-a, f(b)=b$. Ta chứng minh khi thế vào phương trình hàm đề bài thì $a=0, b=0$. Điều đó cho ta nhận cả hai hàm như trên. Việc còn lại ta chỉ cần thay vào là xong thôi :)




#724885 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 03-04-2021 - 17:04 trong Phương trình hàm

có f(n+1)=f(n-1)-f(n) mà f(n)=f(n-2)-f(n-1)

=> f(n+1)=2f(n-1)-f(n-2)

=>f(n+1)=2f(n-3)-3f(n-2)

=>f(n)=(-1)k(Fk+1f(n-k)-Fkf(n-k-1))

=>f(n)=(-1)n-2(Fn-1f(2)-Fn-2f(1))

=>f(n)=(-1)nFn-2

lim ra vô hạn mà mn

 

Bài này mình sẽ giải theo hướng phương trình tuyến tính cấp 2 thuần nhất

Đầu tiên tính nhẩm $f(3)=-1$. Ta nghĩ ngay đến phương pháp dãy số, vì dãy trên nếu nhẩm nhiều giá trị $f$ sẽ cho ra dãy khá giống với dãy Fibonacci. 

Đặt $f(n) = u_{n}$

Ta sẽ có được $u_{n+1} - u_{n} +u_{n-1} = 0$

Phương trình đặc trưng: $\lambda ^2- \lambda +1=0$

Suy ra sẽ có nghiệm $\lambda = \frac{1}{2} +\frac{\sqrt{3}}{2}$ $\imath$

Do đó $u_{n} = A cos (n \frac{\pi}{3}) + B sin (n \frac{\pi}{3})$ 

Thay $n=1$ , $n=2$ rồi giải hệ ta được $A=1$ , $B=\frac{\sqrt{3}}{3}$ 

Vậy $f(n) =  cos (n \frac{\pi}{3})+\frac{\sqrt{3}}{3}sin (n \frac{\pi}{3})$

Còn ý chứng minh bất đẳng thức kia dễ, các bạn tự làm. 




#724905 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 04-04-2021 - 11:39 trong Phương trình hàm

$\boxed{8}$ (Olympic 30-4): Tìm tất cả hàm số $f:(0;+\infty)\rightarrow(0;+\infty)$ thỏa mãn điều kiện: $f(x+f(y))=xf\left ( 1+f\left ( \frac{y}{x} \right ) \right )$.

 
Lời giải (chỉ mang tính chất tham khảo): 
 
Dễ dàng ta có: $$f(tx+f(ty))=tf(x+f(y))$$
Gọi các phép thế của phương trình hàm trên là $P(x,y,t)$.
Thay các giá trị của $t$, ta có được $f$ là toàn ánh. Cần chứng minh được $f$ là đơn ánh.
Ta sẽ giả sử điều ngược lại để chứng minh điều vô lí sau: $a<b$ thỏa $f(a)=f(b)$. Đặt $c=\dfrac{b}{a}>1$. 
Từ $P(x,a,t)$ và $P(x,b,t)$ cho ta được $f(tx+f(ta))=f(tx+f(tb))$ ,với mọi $x,t>0$.
Nếu $f(z) \neq f(cz)$ với một số giá trị $z$, ta chọn $t=\dfrac{z}{a}$ với $x$ bất kì thì  $f$ có tính chu kì với chu kì $p=|f(cz)-f(z)|$.
Chọn một giá trị đủ lớn $n$ và đặt $x=\dfrac{np}{c-1}$. Do đó $P(x,a,c) \Rightarrow cf(x+f(a))=f(cx+f(b))=f(x+f(a))$, dẫn đến điều mâu thuẫn. 
 
Do đó $f(z)=f(cz)$ với mọi $z>0$. Lấy $M>0$. $P(x,y,c)$ cho ta $$f(cx+f(y))=cf(x+f(y))$$ $$\implies f(x+f(y))=f(cx+(c-1)f(y)+f(y))=cf(x+f(y)+uf(y))$$
với $u=1-\dfrac{1}{c}>0$. Giờ ta thay $x+f(y)$ để trở thành $M$, chọn các giá trị $y$ bất kì. Theo toàn ánh, $f$ có giá trị là hằng số $\dfrac{f(M)}{c}$ trong khoảng $(M,(u+1)M)$. Từ việc điều này đúng với mọi $M$, ta dễ dàng có được $f$ là hàm hằng, vô lí!
 
Suy ra $f$ đơn ánh. Ta thực hiện trên $P(f(x),y,t)$ và $P(f(y),x,t)$ để có $$f(tf(x)+f(ty))=tf(f(x)+f(y))=f(f(tx)+tf(y))$$
Đặt $y=1$ rồi sử dụng đơn ánh, ta có $$f(tx)=f(t)+tf(x)-tf(1)$$
Thay đổi vị trí $t$ and $x$ và so sánh, ta có được $f$ là hàm tuyến tính ($f(x)=dx+e$). Thay hàm tuyến tính này vào hàm đề bài, ta có được $e=0$ . Vậy đáp án cuối cùng và duy nhất là $$\boxed{f(x)=dx \ \ \forall x \in \mathbb{R}^+}$$
với $d>0$ là hằng số bất kì.



#724911 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 04-04-2021 - 14:59 trong Phương trình hàm

Một số bài tập mới cho mọi người: 

 

$\boxed{9}$ Tìm tất cả các hàm $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa

$f(1-x)=1-f(f(x))$ , $\forall x \in \mathbb{R}$

$\boxed{10}$ Tìm tất các hàm $f: \mathbb{R^+} \rightarrow \mathbb{R^+}$ thỏa

$f(1+xf(y))=yf(x+y)$ , $\forall x,y \in \mathbb{R^+}$

 

Đáp án và gợi ý câu 6 và 7: 

$\boxed{6}$ $f(x)=x$ và $f(x)=-x$

Gợi ý: Đưa về dạng $f(x)f(y)=xy$ để có được $f(x)=\frac{1}{c}x$ rồi sau đó thay vào ta được $c=1$ hoặc $c=-1$ 

$\boxed{7}$ $f(x)=0$ 

Gợi ý: Sử dụng phương pháp CDE (thêm biến) để dễ dàng hơn trong việc đổi vị trí các biến để có được: 

$f(x+y)=f(x)+f(y)-c$

Tới đây đặt $g(x)=f(x)+c$, ta có được hàm Cauchy. Do đó $f(x)=mx-c$ . Thay vào phương trình hàm đề bài ta có $m=0 , c=0$

Vậy $f(x)=0$




#724944 Đề thi olympic 30/4 môn Toán khối 10 năm 2021

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 04-04-2021 - 23:04 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 2: Đặt $f(t)=t^2$ , $g(t) = t+2$   

Giả sử $x = max${$x,y,z$}

Ta có được $x\geq z$ và $x \geq y$ 

$g(x) \geq g(y)$ và $g(x) \geq g(z)$ (vì $x,y,z \geq 0$ nên $f(t) , g(t)$ đồng biến trên $[0; \infty)$ )

Suy ra $g(x) \geq f(x)$ và $g(z) \leq f(z)$

Giải 2 cái bất phương trình trên được $-1 \leq x \leq 2$ với lại $z \geq 2$ hoặc $z \leq -1$

Kết hợp các điều kiện trên ta có $x=z=2$ hoặc $x=z=-1$ 

Thay vào cũng được $y=2$ hoặc $y=-1$

Vậy $x+y+z$ là số nguyên.




#724945 Đề thi olympic 30/4 môn Toán khối 10 năm 2021

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 04-04-2021 - 23:12 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4a: Bài này có thể giải được nếu ta lập luận, sử dụng phép chọn

Ta có $a^2+3b^2=7^9$

$\Leftrightarrow a^2-4b^2+7b^2=7^9$

$\Leftrightarrow (a-2b)(a+2b) = 7(7^8-b^2)$

Ta có thể chọn $b=7^4$ để $VP=0$ thì ta sẽ có $a=2b$ do đó $a=2.7^4$

Như vậy ta đã chọn được 2 số nguyên dương $a,b$ sao cho thỏa mãn YCBT.




#724946 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 04-04-2021 - 23:13 trong Phương trình hàm

Ơ em tưởng hàm Cauchy có nghiệm nhiều hơn như thế nữa chứ

 

Mình xét hàm cộng tính nha em, nên nó sẽ là $f(x)=cx$ , $c$ là hằng số




#724951 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 04-04-2021 - 23:59 trong Phương trình hàm

Bài tập tiếp theo (bài này mới thấy đăng nhưng mà hình như xóa mất tiêu, định up lời giải lên nhưng thôi gởi lên đây vì thấy cũng hay) :

 

$\boxed{11}$ Tìm tất cả các hàm $f$ liên tục $ f: [0; \infty) \rightarrow [0; \infty)$ thỏa:

$2f(x)= f(\frac{x}{x^2+x+1}) + f(\frac{x+1}{2})$ , $\forall x \geq 0$



#724952 Đề thi thử vào 10 chuyên ĐHSP vòng 2 chuyên Tin

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 05-04-2021 - 00:01 trong Tài liệu - Đề thi

Ảnh mới up trước đây luôn :))




#724975 Đề thi olympic 30/4 môn Toán khối 10 năm 2021

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 05-04-2021 - 15:01 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Lời giải có thể có vấn đề vì nếu x, y, z là ba nghiệm phân biệt của phương trình $t^3-3t+1=0$ theo thứ tự nào đó thì cũng thỏa mãn hệ đó.


Anh thấy cx có vấn đề vì điều kiện $x,y,z$ mới lớn hơn -2 thôi nên chưa đồng biến.



#724987 Đề thi thử vào 10 chuyên ĐHSP vòng 2 chuyên Tin

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 05-04-2021 - 20:18 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 2: $2)$ (Cách 1) $(q+p)^p = (q-p)^{2q-1}$ (1)

Dễ dàng thấy được a8b1b4a0b8eb1df6ee52c2d040401d9dda8e78df từ phương trình (1).
Gọi $d=GCD(p;2q-1)$. Vì $d|p$ và $p$ là số nguyên tố, ta có $d=1$ hoặc $d=p$.
Ta chia 2 trường hợp
Trường hợp 1: $d=1$. Do đó tồn tại 2 số nguyên dương $u$ và $v$ sao cho.
8bd1bcb4272ee265dc282574631345a5f2e9e04f.
Do đó từ phương trình (2)
229b007a2305fb33da70c21a3489d5532a5a5f3f,
hay nói cách khác là $4^{q-1}<q$, điều này là không thể vì $q \geq 3$. Điều mâu thuẫn này dẫn đến phương trình (1) vô nghiệm.
Trường hợp 2: $d=p$. Do đó tồn tại một số nguyên dương b55ca7a0aa88ab7d58f4fc035317fdac39b17861 sao cho: $2q-1=(2r+1)p$. Vì vậy từ phương trình (1) ta có
00947d9ffcd55a33947532d60fb6b82253f21f74.
Hơn nữa ta lại có:
7cfa97c8866036fa0d8c5a8000e27f197ef8a8d5 và 33ceb97d67e93625547269435716cc67c07c52e2,
thay vào phương trình (3) ta sẽ có:
2c54b6280f7f7bf36fd46812b9fc37cfa466d2aa.
Đặt 1930619a38fceee8e02990ea79026a348193307e. Từ phương trình (4) ta có:
779da2079ae75c45dd86f501c9a9fcb3e0723ea1, vì vậy ta lại có thêm được
ad4f885748ec45b63d5b0de137f3a04e73ae81c6,
Suy ra $p|3$, hay $p=3$, là một nghiệm của phương trình (5). Do đó e6efbf777ea833aa8c52bba62346d6c31e123e7a, suy ra $q=5$.
Nên $(p,q)=(3;5)$ là nghiệm của phương trình (1).
Giả sử $r \geq 2$. Từ phương trình (4) suy ra
1a2a76f357593009cad0d06dfd2684e29212ed70,
điều đó cho ta được 
c12f145c8994dedfca44b36dd0fdf1490553359c.
Vì vậy phương trình trên vô nghiệm với $r \geq 2$.
Vậy $(p,q)=(3;5)$.




#724989 Đề thi thử vào 10 chuyên ĐHSP vòng 2 chuyên Tin

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 05-04-2021 - 20:36 trong Tài liệu - Đề thi

Mình nghĩ không cần dài vậy đâu 

Xét p khác q; để ý ta thấy (p-q; p+q)=2 mà theo đề bài thì p+q và p-q phải có cùng tập ước nguyên tố nên... (đoạn này mình xin gợi ý thế thôi :)

Xét q=p ; cái này thì dễ rồi ...

 

Vì vậy nên mới có cách 2 ngắn hơn, chẳng qua mình đợi cmt của các bạn thôi :))




#724990 Đề thi thử vào 10 chuyên ĐHSP vòng 2 chuyên Tin

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 05-04-2021 - 20:46 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 2: $2)$ (cách 2)

Cũng dễ thấy $q>p$ do đó $(q-p)^{2q-1} \vdots (q-p)^p$

$\Rightarrow (q+p)^p \vdots (q-p)^p$

$\Rightarrow (q+p) \vdots (q-p)$ 

$\Rightarrow 2q \vdots (q-p) $

Mà ta lại có $(q, q-p) = 1$ nên $2 \vdots (q-p)$

Suy ra $q-p = 2 \Rightarrow q=2+p$

Thay vào đề bài ta được $(2p+2)^p = 2^{2p+3}$

$\Rightarrow (p+1)^p=8.2^p$

Vì thế nên 8 phải là lũy thừa mũ $p$

$8=2^3 \Rightarrow p=3$.

$\Rightarrow q=5$

Vậy $(p,q)=(3;5)$




#725002 [MARATHON] Chuyên đề Bất đẳng thức

Đã gửi bởi pcoVietnam02 on 05-04-2021 - 22:32 trong Bất đẳng thức và cực trị

Xin chào, mình là pcoVienam02. Như các bạn có thể thấy thì hiện tại trên Diễn đàn đang có nhiều TOPIC, nhưng mà nó có thể làm các bạn học hơi khô khan. Nên mình sẽ cải biến TOPIC thành một loại mới, chính là Marathon.

Vậy Marathon là gì?

Marathon (mình sẽ lấy format từ diễn đàn mình đang làm việc - AoPS), gồm 2 thể loại chính:

Marathon loại 1 tức là người đăng chủ đề sẽ gửi bài toán đầu tiên (bài toán gốc). Người nào giải được bài toán gốc sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi thứ hai để những người giải được sau đó sẽ đưa ra câu hỏi tiếp theo, và cứ liên tục như thế.

Marathon loại 2 là người đăng chủ đề sẽ là người chấm điểm, và có nhiệm vụ gửi các bài toán theo thứ tự (mỗi lần 1 bài), ai giải được sẽ được 1 điểm (người giải sớm nhất). Nếu ai giải sai mà có người chỉ được điểm sai sót trước khi người đăng đáp án bài đó nhận ra sẽ được 0,5đ. Sau một số hữu hạn bài (thường là 100-200 bài) thì ai có số điểm cao hơn thì sẽ chiến thắng. 

Thì loại 1 chỉ mang tính chất học hỏi và cũng có khá nhiều rủi ro vì nếu có người gửi bài quá khó thì Marathon coi như chấm dứt. Vì vậy dựa trên tình hình diễn đàn thì mình sẽ tổ chức Marathon loại 2 cho các bạn vì mục đích vừa học hỏi vừa có sự thi đua giữa các bạn của 3 miền Tổ Quốc. 

 

*Lưu ý: Thời hạn giải mỗi bài là 2 ngày. 

Để khai mạc kì Marathon phiên bản mới mình sẽ 'khui' bài tập đầu tiên (khá dễ):

$\boxed{1}$ Cho $a,b,c$ là các số dương thỏa

$\frac{a}{1+a}+\frac{b}{1+b}+\frac{c}{1+c}=1$
Chứng minh rằng:  $abc \leq \frac{1}{8}$
 
============

Bảng điểm:* (Update lần 7)

Hoang72: 5 điểm

KietLW9: 2 điểm

yungazier: 1 điểm  

ChiMiwhh: 1 điểm

 

*Bảng điểm và người làm bài gần nhất sẽ được update sớm