Đến nội dung

Hình ảnh

Không hiểu một vài chỗ trong bài chứng minh sự tồn tại vô hạn các số nguyên tố.

- - - - - phản chứng minh

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các số nguyên tố.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố là $p_{1}, p_{2}, ..., p_{n}$ và giả sử $p_{1} < p_{2} < ... < p_{n}$.

Xét tích $A = p_{1}.p_{2}...p_{n} + 1$. Rõ ràng $A > p_{n}$ nên $A$ là hợp số, do đó $A$ có ít nhất một ước số nguyên tố $p$. Khi đó do $p_{1}, p_{2}, ..., p_{n}$ là tất cả các số nguyên tố nên tồn tại $i \in$ {$1, 2, ..., n$} sao cho $p = p_{i}$.

Như vậy $A \vdots p$ ; $(p_{1}.p_{2}...p_{n}) \vdots p$ nên $1 \vdots p$, mâu thuẫn.

Do đó giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố là sai. Vậy có vô hạn các số nguyên tố.

 

Mình không hiểu một vài chỗ như sau:

 

1. Vì sao lại xét $A = p_{1}.p_{2}...p_{n} + 1$ mà không xét $A = p_{1}.p_{2}...p_{n}$ hay $A = p_{n} + 1$ ...v.v (vì bản chất $A$ cũng đã lớn hơn $p_{n}$ nên là hợp số)

2. Vì sao từ $A \vdots p$ và $(p_{1}.p_{2}...p_{n}) \vdots p$ mà suy ra được $1 \vdots p$?

 

Ai biết giúp mình nhé.

 

Mình cảm ơn. 


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các số nguyên tố.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố là $p_{1}, p_{2}, ..., p_{n}$ và giả sử $p_{1} < p_{2} < ... < p_{n}$.

Xét tích $A = p_{1}.p_{2}...p_{n} + 1$. Rõ ràng $A > p_{n}$ nên $A$ là hợp số, do đó $A$ có ít nhất một ước số nguyên tố $p$. Khi đó do $p_{1}, p_{2}, ..., p_{n}$ là tất cả các số nguyên tố nên tồn tại $i \in$ {$1, 2, ..., n$} sao cho $p = p_{i}$.

Như vậy $A \vdots p$ ; $(p_{1}.p_{2}...p_{n}) \vdots p$ nên $1 \vdots p$, mâu thuẫn.

Do đó giả sử chỉ có hữu hạn các số nguyên tố là sai. Vậy có vô hạn các số nguyên tố.

 

Mình không hiểu một vài chỗ như sau:

 

1. Vì sao lại xét $A = p_{1}.p_{2}...p_{n} + 1$ mà không xét $A = p_{1}.p_{2}...p_{n}$ hay $A = p_{n} + 1$ ...v.v (vì bản chất $A$ cũng đã lớn hơn $p_{n}$ nên là hợp số)

2. Vì sao từ $A \vdots p$ và $(p_{1}.p_{2}...p_{n}) \vdots p$ mà suy ra được $1 \vdots p$?

 

Ai biết giúp mình nhé.

 

Mình cảm ơn. 

Xin lần lượt trả lời từng thắc mắc như sau :

1) Vì sao lại xét $A=p_1.p_2...p_n+1$ mà không xét số khác ?

    Vì đây là cách chứng minh phản chứng.Ta phải chọn $A$ như thế nào đó để trong quá trình lập luận sẽ phát sinh mâu thuẫn.

    Nếu chọn $A'=p_1.p_2...p_n$ thì sao ?

    $A'> p_n\Rightarrow A'$ là hợp số $\Rightarrow A'\ \vdots \ p=p_i$ ($i\in\left \{ 1,2,...,n \right \}$.Rồi sao nữa ? Có gì mâu thuẫn đâu ?

    Nếu chọn $A''=p_n+1$ ?

    $A''> p_n\Rightarrow A''$ là hợp số $\Rightarrow A''\ \vdots \ p=p_i$ ($i\in\left \{ 1,2,...,n \right \}$.Cũng chẳng có gì mâu thuẫn !

 

2) Ta có $A=(p_1p_2...p_n+1)\ \vdots \ p$

    Mà $(p_1p_2...p_n)\ \vdots \ p\Rightarrow 1\ \vdots \ p$

    Cái này là áp dụng tính chất : Nếu $(a+b)\ \vdots \ c$ và $a\ \vdots \ c$ thì $b\ \vdots \ c$.

    (Nếu ta không chọn $A$ mà chọn $A'$ hoặc $A''$ ở trên thì làm sao áp dụng được tính chất này, làm sao phát sinh ra mâu thuẫn $1\ \vdots \ p$ ?)


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Cảm ơn bạn nhiều nhé.

 

Mình có 1 bài này nữa cũng thắc mắc, mong bạn giải đáp thêm:

 

Cho số nguyên $n$ là hợp số, $n > 1$. Chứng minh rằng $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$.

 

Cách giải (của sách):

 

Do $n$ là hợp số nên $n$ có thể viết dưới dạng $n = a.b$ với $a, b \in N, a > 1, b > 1$. Bây giờ nếu cả $a > \sqrt{n}$ và $b > \sqrt{n}$ thì $ab > \sqrt{n}.\sqrt{n} = n$, mâu thuẫn. Do đó phải có $a \leqslant \sqrt{n}$ hoặc $b \leqslant \sqrt{n}$, và do đó $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$. Bài toán được chứng minh.

 

1. Vì sao $n$ là hợp số nên $n$ có thể viết được dưới dạng $n = a.b$ với $a, b \in N, a > 1, b > 1$? (giả sử $n = 4$ thì trường hợp $4 = 4.1$ cũng có thể xảy ra mà?)

2. Vì sao có $a \leqslant \sqrt{n}$ hoặc $b \leqslant \sqrt{n}$ mà $n$ lại có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$?

 

Mình cảm ơn.


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#4
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Cảm ơn bạn nhiều nhé.

 

Mình có 1 bài này nữa cũng thắc mắc, mong bạn giải đáp thêm:

 

Cho số nguyên $n$ là hợp số, $n > 1$. Chứng minh rằng $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$.

 

Cách giải (của sách):

 

Do $n$ là hợp số nên $n$ có thể viết dưới dạng $n = a.b$ với $a, b \in N, a > 1, b > 1$. Bây giờ nếu cả $a > \sqrt{n}$ và $b > \sqrt{n}$ thì $ab > \sqrt{n}.\sqrt{n} = n$, mâu thuẫn. Do đó phải có $a \leqslant \sqrt{n}$ hoặc $b \leqslant \sqrt{n}$, và do đó $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$. Bài toán được chứng minh.

 

1. Vì sao $n$ là hợp số nên $n$ có thể viết được dưới dạng $n = a.b$ với $a, b \in N, a > 1, b > 1$? (giả sử $n = 4$ thì trường hợp $4 = 4.1$ cũng có thể xảy ra mà?)

2. Vì sao có $a \leqslant \sqrt{n}$ hoặc $b \leqslant \sqrt{n}$ mà $n$ lại có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$?

 

Mình cảm ơn.

Nếu nguyên văn cách giải của sách đúng như vậy thì lời giải đó có sai sót. Cần sửa lời giải đó như sau :

Do $n$ là hợp số nên nó có thể viết dưới dạng $n=a.b$ với $a,b\in\mathbb{N}$ ; $a$ là số nguyên tố và $a\leqslant b$. Bây giờ nếu $a > \sqrt{n}$ thì $ab > \sqrt{n}.\sqrt{n}=n$, mâu thuẫn. Do đó phải có $a\leqslant \sqrt{n}$, và do đó $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$ (ước nguyên tố $p$ đó chính là số nguyên tố $a$)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 14-06-2017 - 10:56

  • tcm yêu thích

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#5
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Nếu nguyên văn cách giải của sách đúng như vậy thì lời giải đó có sai sót. Cần sửa lời giải đó như sau :

Do $n$ là hợp số nên nó có thể viết dưới dạng $n=a.b$ với $a,b\in\mathbb{N}$ ; $a$ là số nguyên tố và $a\leqslant b$. Bây giờ nếu $a > \sqrt{n}$ thì $ab > \sqrt{n}.\sqrt{n}=n$, mâu thuẫn. Do đó phải có $a\leqslant \sqrt{n}$, và do đó $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$ (ước nguyên tố $p$ đó chính là số nguyên tố $a$)

 

Bên topic kia có bạn giải thích đại loại như thế này anh:

Giả sử nếu $a$ hoặc $b$ là số nguyên tố thì $n$ sẽ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$. Nếu $a$ hoặc $b$ là hợp số hoặc cả 2 là hợp số thì $a$ sẽ có ước nguyên tố $q < a \leqslant \sqrt{n}$ và tương tự với $b$. Suy ra trường hợp nào thì $n$ cũng sẽ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$.

Em thấy cũng đúng mà nhỉ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tcm: 14-06-2017 - 20:11

Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#6
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Cảm ơn bạn nhiều nhé.

 

Mình có 1 bài này nữa cũng thắc mắc, mong bạn giải đáp thêm:

 

Cho số nguyên $n$ là hợp số, $n > 1$. Chứng minh rằng $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$.

 

Cách giải (của sách):

 

Do $n$ là hợp số nên $n$ có thể viết dưới dạng $n = a.b$ với $a, b \in N, a > 1, b > 1$. Bây giờ nếu cả $a > \sqrt{n}$ và $b > \sqrt{n}$ thì $ab > \sqrt{n}.\sqrt{n} = n$, mâu thuẫn. Do đó phải có $a \leqslant \sqrt{n}$ hoặc $b \leqslant \sqrt{n}$, và do đó $n$ có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$. Bài toán được chứng minh.

 

1. Vì sao $n$ là hợp số nên $n$ có thể viết được dưới dạng $n = a.b$ với $a, b \in N, a > 1, b > 1$? (giả sử $n = 4$ thì trường hợp $4 = 4.1$ cũng có thể xảy ra mà?)

2. Vì sao có $a \leqslant \sqrt{n}$ hoặc $b \leqslant \sqrt{n}$ mà $n$ lại có ước nguyên tố $p \leqslant \sqrt{n}$?

 

Mình cảm ơn.

Em thấy lời giải này đâu có sai sót nhỉ?

Để mình giải thích cho bạn.

1. $n$ là hợp số thì $n$ phải có ước số khác $1$ và $n$, ta gọi nó là $d$ đi, thì chả phải $\frac{n}{d}$ và $d$ đều lớn hơn $1$ hay sao? Bạn đưa ra ví dụ $4=4\cdot 1$ để làm gì nhỉ, vì rõ ràng $4=2\cdot 2$.

2. Giả sử $a\leq \sqrt{n}$ thì $a$ chắc chắn sẽ có ước nguyên tố và ta gọi nó là $p$, thì $n$ chia hết cho $p$, mà $p\leq a\leq \sqrt{n}$ nên sẽ có điều cần chứng minh.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi IHateMath: 15-06-2017 - 00:00

  • tcm yêu thích





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: phản chứng minh

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh