Đến nội dung

Hình ảnh

Thắc mắc về một số chỗ trong cách giải của bài toán chứng minh bằng phản chứng sau.

* * * * * 1 Bình chọn phản chứng minh

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Chứng minh rằng với mọi số nguyên $a, b, c$, ta luôn tìm được số nguyên dương $n$ sao cho $f(n) = n^{3} + an^{2} + bn + c$ không phải là số chính phương.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử ngược lại, tồn tại $a, b, c \in Z$ để với mọi số nguyên dương $n$ thì $f(n)$ là số chính phương.

Khi đó:

$f(1) = 1 + a + b + c$,

$f(2) = 8 + 4a + 2b + c$,

$f(3) = 27 + 9a + 3b + c$,

$f(4) = 64 + 16a + 4b + c$

là số chính phương.

Nhận xét rằng: Một số chính phương khi chia cho $4$ chỉ có số dư là $0$ hoặc $1$. Do đó số dư trong phép chia hiệu của $2$ số chính phương cho $4$ chỉ có thể là $0, 1$ hoặc $-1$.

Ta có: $f(4) - f(2) = 12a + 2b + 56 = 4(3a + 14) + 2b$, mà $2b$ là số chẵn nên theo nhận xét trên thì $2b \ \vdots \ 4$. (1)

Tương tự, $f(3) - f(1) = 8a + 2b + 56 = 4(2a + 6) + (2b + 2)$, mà $2b + 2$ là số chẵn nên $(2b + 2) \ \vdots \ 4$. (2)

Từ (1) và (2) suy ra $2 \ \vdots \ 4$, vô lí. Do đó giả sử trên là sai.

Vậy ta có đpcm.

 

Mình thắc mắc một vài chỗ như sau:

 

1. Vì sao từ "Một số chính phương khi chia cho $4$ chỉ có số dư là $0$ hoặc $1$" mà có thể suy ra "số dư trong phép chia hiệu của $2$ số chính phương cho $4$ chỉ có thể là $0, 1$ hoặc $-1$" ?

2. Vì sao từ $2b$ là số chẵn mà có thể suy ra $2b \ \vdots \ 4$ ? Tương tự với $2b + 2$.

 

Ai biết thì giải đáp những thắc mắc trên giùm mình nhé.

 

Mình cảm ơn nhiều.


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#2
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

Chứng minh rằng với mọi số nguyên $a, b, c$, ta luôn tìm được số nguyên dương $n$ sao cho $f(n) = n^{3} + an^{2} + bn + c$ không phải là số chính phương.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử ngược lại, tồn tại $a, b, c \in Z$ để với mọi số nguyên dương $n$ thì $f(n)$ là số chính phương.

Khi đó:

$f(1) = 1 + a + b + c$,

$f(2) = 8 + 4a + 2b + c$,

$f(3) = 27 + 9a + 3b + c$,

$f(4) = 64 + 16a + 4b + c$

là số chính phương.

Nhận xét rằng: Một số chính phương khi chia cho $4$ chỉ có số dư là $0$ hoặc $1$. Do đó số dư trong phép chia hiệu của $2$ số chính phương cho $4$ chỉ có thể là $0, 1$ hoặc $-1$.

Ta có: $f(4) - f(2) = 12a + 2b + 56 = 4(3a + 14) + 2b$, mà $2b$ là số chẵn nên theo nhận xét trên thì $2b \ \vdots \ 4$. (1)

Tương tự, $f(3) - f(1) = 8a + 2b + 56 = 4(2a + 6) + (2b + 2)$, mà $2b + 2$ là số chẵn nên $(2b + 2) \ \vdots \ 4$. (2)

Từ (1) và (2) suy ra $2 \ \vdots \ 4$, vô lí. Do đó giả sử trên là sai.

Vậy ta có đpcm.

 

Mình thắc mắc một vài chỗ như sau:

 

1. Vì sao từ "Một số chính phương khi chia cho $4$ chỉ có số dư là $0$ hoặc $1$" mà có thể suy ra "số dư trong phép chia hiệu của $2$ số chính phương cho $4$ chỉ có thể là $0, 1$ hoặc $-1$" ?

2. Vì sao từ $2b$ là số chẵn mà có thể suy ra $2b \ \vdots \ 4$ ? Tương tự với $2b + 2$.

 

Ai biết thì giải đáp những thắc mắc trên giùm mình nhé.

 

Mình cảm ơn nhiều.

câu 1 : giả sử nếu n là số chẵn thì n viết dưới dạng 2k do đó n bình lên sẽ chia hết cho 4

nếu $n=2k+1=>n^2=(2k+1)^2=4k^2+4k+1$ tới đây hiển nhiên chia 4 dư 1 

vậy số chính phương chia 4 chỉ dư 0 hoặc 1 

từ điều trên ta chỉ cần xét 4 trường hợp 0-0,1-1,1-0,0-1 thì ta được các kết quả  -1,0,1

2. từ cái nhận xét về hiệu hai số chính phương là -1,0,1 thì ta nhận thấy là f(4)-f(2) chỉ có thể chia 4 dư 0 vì hiển nhiên ta thấy hiệu đó là số chẵn trong khi một số chia 4 dư 1 hoặc -1 thì lẻ do đó hiệu f(4)-f(2) chia hết cho 4 mà 4(2a+6) chia hết cho 4 nên 2b chia hết cho 4

(2) cũng nhận xét tương tự như trên 

nói chung là sách giải đúng rồi...!


  • tcm yêu thích

  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#3
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

từ điều trên ta chỉ cần xét 4 trường hợp 0-0,1-1,1-0,0-1 thì ta được các kết quả  -1,0,1

 

nói chung là sách giải đúng rồi...!

 

4 trường hợp đó có bằng cách nào vậy? Vì sao lại là 0-0, 1-1, 1-0, 0-1?

Và mình cũng đâu nói sách giải sai đâu nhỉ? ^^


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#4
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Bạn nào vào giải đáp thắc mắc giúp mình với, post từ hơn nửa tháng trước !


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: phản chứng minh

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh