Đến nội dung

Hình ảnh

Thắc mắc về cách giải của một số bài toán chứng minh phản chứng.

- - - - - phản chứng minh

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Bài 1: Chứng minh rằng $\sqrt{2}$ là một số vô tỉ.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử $\sqrt{2}$ là một số hữu tỉ, ta sẽ biểu diễn được $\sqrt{2} = \frac{a}{b}$ với $a, b \in Z, b \neq 0, (a, b) = 1$.

Do đó $a = b\sqrt{2}$. Bình phương hai vế, ta được: $a^{2} = 2b^{2}$. Vì vế phải chia hết cho 2 nên vế trái cũng phải chia hết cho 2 (vì chúng bằng nhau và đều là số nguyên). Do đó $a^{2}$ là số chẵn, có nghĩa là $a$ cũng phải là số chẵn. Do vậy ta có thể viết $a = 2c$, trong đó $c$ cũng là số nguyên. Thay vào phương trình ban đầu ta có: $(2c)^{2} = 2b^{2}$ hay $b^{2} = 2c^{2}$. Nhưng khi đó, tương tự như trên, $b^{2}$ chia hết cho 2 nên $b$ phải là số chẵn. Nhưng nếu $a$ và $b$ đều là số chẵn thì chúng sẽ có chung một ước số là 2. Điều này trái ngược với giả thuyết $(a, b) = 1$. Vậy giả sử $\sqrt{2}$ là số hữu tỉ là sai. Do đó, ta có đpcm.

 

Mình thắc mắc cách giải trên ở chỗ vì sao lại có điều kiện $(a, b) = 1$?

Theo Wikipedia thì khái niệm số hữu tỉ chỉ có điều kiện $a, b$ là số nguyên, $b \neq 0$ thôi mà?

 

Bài 2: Không dùng máy tính, hãy chứng minh $6 - \sqrt{35} < \frac{1}{10}$.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử $6 - \sqrt{35} \geqslant \frac{1}{10}$. Khi đó $6 - \frac{1}{10} \geqslant \sqrt{35}$ hay $59 \geqslant 10\sqrt{35}$. Bình phương hai vế ta có: $59^{2} \geqslant 100.35$ hay $3481 \geqslant 3500$, vô lí. Vậy giả sử trên là sai, do đó $6 - \sqrt{35} < \frac{1}{10}$.

 

Mình có cách giải khác như sau:

 

Giả sử $6 - \sqrt{35} \geqslant \frac{1}{10}$. (1)

Có: $\sqrt{35} < \sqrt{36} \Leftrightarrow -\sqrt{35} > -\sqrt{36} \Leftrightarrow 6 - \sqrt{35} > 0$, mâu thuẫn với (1).

Vậy ta có đpcm.

 

Không biết cách trên có chấp nhận được không nhỉ? Mặc dù mẫu thuẫn không hoàn toàn 100%.


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#2
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết
nó chỉ lớn hơn 0 nhưng chưa bé hơn 1 phần 10 nên chưa dẫn tới điều mâu thuẫn.
  • tcm yêu thích

Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.


#3
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết

Bài 1: Chứng minh rằng $\sqrt{2}$ là một số vô tỉ.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử $\sqrt{2}$ là một số hữu tỉ, ta sẽ biểu diễn được $\sqrt{2} = \frac{a}{b}$ với $a, b \in Z, b \neq 0, (a, b) = 1$.

Do đó $a = b\sqrt{2}$. Bình phương hai vế, ta được: $a^{2} = 2b^{2}$. Vì vế phải chia hết cho 2 nên vế trái cũng phải chia hết cho 2 (vì chúng bằng nhau và đều là số nguyên). Do đó $a^{2}$ là số chẵn, có nghĩa là $a$ cũng phải là số chẵn. Do vậy ta có thể viết $a = 2c$, trong đó $c$ cũng là số nguyên. Thay vào phương trình ban đầu ta có: $(2c)^{2} = 2b^{2}$ hay $b^{2} = 2c^{2}$. Nhưng khi đó, tương tự như trên, $b^{2}$ chia hết cho 2 nên $b$ phải là số chẵn. Nhưng nếu $a$ và $b$ đều là số chẵn thì chúng sẽ có chung một ước số là 2. Điều này trái ngược với giả thuyết $(a, b) = 1$. Vậy giả sử $\sqrt{2}$ là số hữu tỉ là sai. Do đó, ta có đpcm.

 

Mình thắc mắc cách giải trên ở chỗ vì sao lại có điều kiện $(a, b) = 1$?

Theo Wikipedia thì khái niệm số hữu tỉ chỉ có điều kiện $a, b$ là số nguyên, $b \neq 0$ thôi mà?

 

Bài 2: Không dùng máy tính, hãy chứng minh $6 - \sqrt{35} < \frac{1}{10}$.

 

Cách giải (của sách):

 

Giả sử $6 - \sqrt{35} \geqslant \frac{1}{10}$. Khi đó $6 - \frac{1}{10} \geqslant \sqrt{35}$ hay $59 \geqslant 10\sqrt{35}$. Bình phương hai vế ta có: $59^{2} \geqslant 100.35$ hay $3481 \geqslant 3500$, vô lí. Vậy giả sử trên là sai, do đó $6 - \sqrt{35} < \frac{1}{10}$.

 

Mình có cách giải khác như sau:

 

Giả sử $6 - \sqrt{35} \geqslant \frac{1}{10}$. (1)

Có: $\sqrt{35} < \sqrt{36} \Leftrightarrow -\sqrt{35} > -\sqrt{36} \Leftrightarrow 6 - \sqrt{35} > 0$, mâu thuẫn với (1).

Vậy ta có đpcm.

 

Không biết cách trên có chấp nhận được không nhỉ? Mặc dù mẫu thuẫn không hoàn toàn 100%.

Nếu $(a,b)$ không bằng $1$ thì chia cả $a$ và $b$ cho ước chung lớn nhất của $a$ và $b$ sẽ được số hữu tỷ $\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}$ và $(c,d)=1$. Do đó có thể coi $(a,b)=1$


  • tcm yêu thích

"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck


#4
tcm

tcm

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 250 Bài viết

Nếu $(a,b)$ không bằng $1$ thì chia cả $a$ và $b$ cho ước chung lớn nhất của $a$ và $b$ sẽ được số hữu tỷ $\dfrac{c}{d}=\dfrac{a}{b}$ và $(c,d)=1$. Do đó có thể coi $(a,b)=1$

 

Vậy tuy điều kiện đó không bắt buộc nhưng vẫn có thể lấy nó để làm mâu thuẫn hả anh?


Laugh as long as we breathe, love as long as we live!


#5
Duy Thai2002

Duy Thai2002

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Đúng vậy bạn nếu bạn không điều kiện đó thì khó có thể dẫn tới điều mâu thuẫn.


  • tcm yêu thích

Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: phản chứng minh

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh