Đến nội dung

Hình ảnh

Chương trình học ở nước ta

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 75 trả lời

#21
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
To thay cai mon algebraic topology cha co gi la dao to bua lon, no la kien thuc co ban. Tat nhien khong phai ai cung phai biet va phai lam duoc AT, nhung no la toan hoc co ban, cung nhu bao nhieu mon khac nhu pt vi phan, dao ham rieng, hay giai tich phuc....

#22
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết
AT la co ban cua Toan hoc cao cap, chu ko phai co ban cua Toan hoc so cap :D. Vi du cam cai Mobius strip di noi chuyen ,thi bon hoc sinh cap 2 no cung nghe duoc. The cung co the coi la di noi chuyen ve AT , co dieu muc do no khac nhau thoi
Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#23
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
lo`i cua quantum-cohomology dung' la'm.
Minh thi chua tim hieu nhieu ve giao duc o Nga, chi biet trong pham vi truong minh thoi. O truong co phan vien cua Vien Han Lam KH Nga, dai hoc Toan - co. Tai truong mo lop dao tao nghien cuu toan hoc cho hoc sinh, sinh vien, do cac giao su dung ra huong dan, giang day. Minh cung co tham gia mot khoa va thay rat an tuong. Nguoi ta huong sv giai toan voi nhung gi minh co trong dau, khong can sach vo doc tham khao. Vi the doi luc sv - hs cam thay bat luc nhu dung truoc mot day nui rat cao va tuong chung nhu khong te vuot qua duoc. Nhung ai vuot qua nhung khoan khac nhu the thi se biet duoc cam giac no the nao,hi`hi`. Co`n cai chuyen than dong toan hoc, dau dau ma chang co. Ai hoc gioi toan dau phai la than dong, ma than dong thoi hs-sv dau phai sau nay se tro thanh nhung nha toan hoc lon.
Viec danh do nhau nhung bai toan kho hay thi olimpic chang qua la nhung tro choi ngan ngay, con la`m toan la cuoc chay dua rat dai ngay, chay duong truong. Ai co du kien tri cong them mot chut thong minh va may man thi nguoi do dat duoc thanh cong.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#24
namdx

namdx

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
Theo tôi thấy, rõ ràng là giáo dục ở phổ thông nước ta gần như không làm được chuyện gì cả. Giáo dục phổ thông mà nói lẽ ra phải dạy những cái gì có thể ứng dụng vào cuộc sống, nói nôm na là cần phải chỉ cho học sinh chỗ ứng dụng được các kiến thức và dạy cho học sinh cách tìm tòi vận dụng những kiến thức đó. Học sinh bây giờ học toán khá là khổ sở mà chẳng biết ứng dụng vào đâu, hơn nữa áp lực thi cử khiến cho rất nhiều học sinh phải chui vào các lò luyện thi để học thỉ còn thời gian đâu mả tự học, mà phát hiện ra những điều hay trong toán? Với lại việc dạy học toán bây giờ không gắn liền với lịch sử toán học. Mở sách giáo khoa ra dạy nào là giới hạn, nào là đạo hàm mà không nói đến nguồn gốc thực tiễn trong lịch sử. Vậy thì học sinh chỉ thấy những khái niệm đó ở trên trời rơi xuống, chẳng giúp ích gì cho cuộc sống cả lấy gì hứng thú học đây. Chẳng hạn như về việc dạy học tích phân. Trong sách chỉ có một cái ứng dụng duy nhất đó là tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay trong khi còn vô số các ứng dụng khác thì không nói đến. Tương tự như vậy, song song với việc học toán là việc học môn vật lý. Vật lý là môn sử dụng rất nhiều kiến thức toán học vào đó thì chương trình dạy chẳng trình bày là bao, học sinh là tiếp thu một cách máy móc. Trừ một số học sinh thực sự đam mê thì không nói chứ phần lớn học sinh mà như vậy thì tương lai đất nước sẽ ra làm sao? Thế hệ sau sẽ như thế nào khi mà học xong thì quẳng xó? Mà với cách học phổ thông thụ động như vậy thì làm sao có thể học đại học được? Đại học là nơi tự học là chính, giáo viên chỉ cung cấp kiến thức rất ít, chủ yếu là các sách để đọc. Học sinh phổ thông quen việc giáo viên dạy cho hết thì khó lòng thích ứng với môi trường đại học được. Do đó, bộ môn toán hay như vậy lại là gánh nặng của học sinh thì rất đáng buồn cho nền giáo dục nước nhà

#25
munmun

munmun

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết
học nặng là do các kỳ thi tỉ lệ chọi quá cao, đề khó , nếu tỉ lệ chọi vào đại học giảm , tức là số trường đại học tăng , đề dễ đi thì việc học tự nhiên sẽ nhẹ .
còn về những sai lầm , thì sai lầm lớn nhất là ở người làm trong ngành giáo dục , từ bộ giáo dục đến các thầy giáo , họ không biết cho vào thế nào là vừa, vì thực tế họ cũng có hiểu gì đâu, trình độ hạn chế , toàn bộ chương trình phổ thông toàn đi cóp của người . Cái này thanh niên bây giờ nó gọi là "đú bẩn".
Mừng là mấy năm nay đã có sự thay đổi , mặc dù vẫn có 1 bộ phận không hiểu cái gì cho là đề quá dễ, không phân loại được học sinh . 65% khối A dưới 15 điểm , Khối C, D còn thảm hơn do đề sử + anh quá khó, quá đánh đố. Tiếng anh cả nước 300 000 người mà không ai được trên 9 , 2 giảng viên trẻ trường ĐH ngaọi thương làm vã đầm đìa mồ hôi trong 3-4 h so với ĐA được có hơn 8 ..phải công nhận là đề ra quá kém, phi thực tế, ông nào ra đề chắc có vấn đề về trí não.

#26
munmun

munmun

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết
Môn văn thì lại còn siêu bỉ, ai đời 12 năm học toàn đi phân tích nào là thơ hán , thơ nôm từ mấy trăm năm trước ,nào là mấy bài thơi , văn từ những năm 1945, Tiếng viêt còn chưa xong còn đòi này nọ , chiến tranh thì kô 1 ai lớp trẻ bây giờ trải qua 1 giây . MK, học văn chỉ có thầy đọc trò chép, chẳng khác gì một con vẹt , đúng là một môn học cực kỳ vô nghĩa, vô cùng sáo rỗng. Không hiểu người ta ăn thừa thãi quá hay sao mà làm những việc ngu ngốc như thế.

#27
namdx

namdx

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
Môn văn tôi học trên lớp mà chẳng cảm thụ được một cái gì cả, thấy cái gì cũng phân tích được mà không hiểu là cái đó có thực sự đúng như điều phân tích không? Giáo dục VN tồn tại đã là một điều vô nghĩa mà không những thế nó còn là ngu cái đầu óc thế hệ trẻ đi nữa, vô cùng nguy hiểm.

#28
Mustafa

Mustafa

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Môn văn thì lại còn siêu bỉ, ai đời 12 năm học toàn đi phân tích nào là thơ hán , thơ nôm từ mấy trăm năm trước ,nào là mấy bài thơi , văn từ những năm 1945, Tiếng viêt còn chưa xong còn đòi này nọ , chiến tranh thì kô 1 ai lớp trẻ bây giờ trải qua 1 giây . MK, học văn chỉ có thầy đọc trò chép, chẳng khác gì một con vẹt , đúng là một môn học cực kỳ vô nghĩa, vô cùng sáo rỗng. Không hiểu người ta ăn thừa thãi quá hay sao mà làm những việc ngu ngốc như thế.

Xin chào các bạn,đặc biệt tôi xin kính cẩn chào đến bạn đã post bài mà tôi,trích dẫn trên đây...Tôi là một Việt kiều đang sống và làm việc tại Li Băng,đã theo dõi sự phát triển của diễn đàn lâu rồi nhưng bây giờ mới thực sự trở thành thành viên...
Bản thân tôi thấy diễn đàn đã dần trở thành tiếng nói có trọng lượng với nền giáo dục nước nhà,điều đó quả là đáng mừng,tôi rất vui,rất cảm động khi được nhìn thấy những bạn sinh viên,đặc biệt là những bạn đang ở nước ngoài như tôi cũng đóng góp phần ko nhỏ vào những thảo luận sôi nổi về toán qua đó đưa chất lượng diễn đàn đi lên......Nhưng song song với điều đó cũng có những nỗi buồn và lo ngại cho diễn đàn...Bài post trên đây của bạn thực sự tôi ko biết dùng từ gì để nói nữa...Bạn có thái độ rất dè bỉu nói rằng học sinh bây giờ chưa trải qua 1 phút chiến tranh nào nên ko cần phải học đến những tác phẩm văn học ra đời trong chiến tranh hay trước năm 45 đúng ko?Cách đây ko lâu có rộ lên 1 ý kiến gần giống như bạn đấy ..của học sinh " Nguyễn Phi Thanh" trường Việt Đức...có lẽ thiết thực nhất bạn nên lên diễn đàn giáo dục mà xem người ta phản ứng như thế nào trước những ý kiến như vậy nhé...
Bản thân tôi,đã từng qua Ấn Độ,qua Pakistan,Ả rập xê út ở đâu những người bạn cũng hồn hậu chào đón tôi,họ nói rằng: " Tôi rất khâm phục người VN vì người VN rất mạnh đánh thắng cả Pháp và Mĩ cơ mà" ,thậm chí khi tôi gọi điện thoại đường dài về thăm nhà người ta cũng chỉ tính tôi có 1 nửa giá cước..Họ quý mình là vì họ khâm phục dân tộc mình,khâm phục tinh thần bất khuất quả cảm của cha anh chúng ta ..nhưng họ sẽ nghĩ như thế nào nếu phần lớn thế hệ đi sau của VN lại có thứ tư tưởng " rác rưởi " như bạn...Quả thực càng nghĩ tôi càng thấy xót xa cho 1 bộ phận người Việt trẻ như bạn,chưa làm được gì cho đất nước đã vội " Đứng núi này trông núi nọ " so bì rồi dè bỉu quốc gia.....
Bạn cho rằng những tác phẩm văn học trước 45 là ko đáng học,điều này tương đương với việc bạn " xổ toẹt " vào trang sử hào hùng của dân tộc với nổi dậy dành chính quyền 1945,bạn bàng quan trước nỗi khổ của bậc ông cha ( có thể của cả bạn ) trong đêm trường nô lệ trong nạn đói khủng khiếp cùng năm 45..Bạn nói rằng môn văn chỉ có " thầy đọc trò ghi ",đấy mới chỉ là ý kiến thiển cận 1 phía từ bạn ( quả thực tôi rất nghi ngờ liệu bạn có phải là cô học sinh trường VD từng làm kinh động VNEXPRESS ko ) .. Bạn chưa đủ chứng cứ để xác thực việc này,những điều bạn type ra ở trên,nói thẳng mọi người có thể tìm thấy ở rất nhiều bài báo lá cải....Nói 1 cách toán học thì bạn mới chỉ dùng phép quy nạp không hoàn toàn từ trường hợp của cá nhân bạn và 1 vài học sinh khác rồi quy kết cho toàn bộ môn văn...tôi còn nhớ suốt ba năm trời học phổ thông,tôi chưa bao giờ có 1 giờ học văn nhàm chán ...cô chủ nhiệm tôi( cô giáo dạy văn ) luôn dành thời gian lắng nghe ý tưởng của học trò,luôn thảo luận bình đẳng đến mức chúng tôi nghĩ rằng cô là 1 bạn vong niên... Vì vậy đối với chúng tôi nói riêng cô luôn để lại ấn tượng sâu đậm...
Trở lại với ý tưởng về học thơ Hán thơ Nôm,đến bây giờ,tức là sau 9 năm trời kể từ ngày rời ghế nhà trường tôi vẫn còn nhớ rất nhiều thơ Hán,Nôm,tôi thực sự yêu và cảm nhận được cái hay trong đó ( dù chỉ ở 1 mức nào thôi ) và tôi có thể nói rằng,trong đời tôi chưa bao giờ hối tiếc vì đã từng bỏ thời gian ra học thơ cả...
Vì vậy nên tôi thấy chính bạn mới là người ăn thừa thãi nhiều quá mà type ra những ý tưởng bại hoại như vậy...Bạn không có lòng tự tôn dân tộc....
Qua đây tôi cũng xin có 1 góp ý nhỏ với ban quản trị diễn đàn:
Phần lớn các em tham gia diễn đàn đều là những em học sinh phổ thông TH hoặc CS suy nghĩ có thể vẫn còn rất nhiều hạn chế,vậy đối với những tư tưởng như trên rất dễ lung lạc cũng như làm các em suy nghĩ sai đường,dẫn đến bi quan,chán xã hội...Bản thân tôi do sinh sống và làm việc tại nước ngoài lâu năm nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin..tôi cũng đã từng vào thử các forum của phản động hải ngoại xem họ rêu rao những gì,đáng buồn là hôm nay tôi lại phải nhìn thấy dòng tư tưởng này ở đây trên một diễn đàn lành mạnh...Vì thế tôi đề nghị diễn đàn,hãy làm như mathlinks.ro hãy thuần túy toán thôi..tốt nhất hãy để những người muốn post bài chỉ trích giáo dục nước nhà lên những diễn đàn hải ngoại mà post...Các bạn trong bản quản trị nên lưu ý đừng để những người vô tâm( hoặc có thể thuộc cả những nhóm người chống chính phủ vào diễn đàn post tuyên truyền bậy bạ )...xin cám ơn

#29
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết
Cảm ơn anh đã góp ý cho ban quản trị diễn đàn Toán.

Quan điểm của em là : Diễn đàn là một nơi trao đổi do đó trong hàng trăm, hàng ngàn người tham gia tất phải có các ý kiến trái ngược, có những ý kiến có thể đối với một số người là đúng, đối với một số người khác lại là cái đáng bỏ đi. Rõ ràng riêng trong chủ đề này đã có hẳn những bài viết với quan niệm khác hẳn nhau, và người đọc chính vì thế có dịp suy ngẫm lại về những điều mà trước đây mình coi rằng "hiển nhiên đúng".

Diễn đàn Toán mong muốn trở thành một nơi để mọi người có thể chia sẻ quan điểm của mình, ngoài việc học và trao đổi về Toán, bởi lẽ bản thân Toán học đã là một thế giới nhiều màu sắc, đến với Toán học cũng có nhiều người với sự quan tâm khác nhau, nên em nghĩ không cần và không nên để diễn đàn mãi chuyên hẳn về Toán. Hơn nữa, để diễn đàn chuyên hẳn về Toán đâu phải là cách để các bạn trẻ tham gia diễn đàn có được cái nhìn đúng đắn và đúng mực hơn về xã hội mình đang sống, tất nhiên diễn đàn hiện nay không đặt tham vọng thay đổi ý thức của một lớp người nhưng em nghĩ những bài viết đối lập nhau như trên cũng là một cơ hội để những người tham gia có dịp suy nghĩ, tự khẳng định lại và tự tin hơn vào quan điểm của mình, đó cũng là ý nghĩa của việc trao đổi. Còn ai mãi lung lạc thì sớm muộn họ sẽ cảm thấy điều đó thôi. Làm sao có thể đòi hỏi một xã hội mà ai cũng yêu nước, cũng hiểu thật những giá trị, kết quả mà dân tộc mình đã làm được.

Riêng về bài viết của anh, ngay trong khi đọc em cũng bắt gặp rất nhiều suy nghĩ của mình trong đó, nên cũng muốn trao đổi với anh
Anh nói thế này

nhưng họ sẽ nghĩ như thế nào nếu phần lớn thế hệ đi sau của VN lại có thứ tư tưởng " rác rưởi " như bạn...

thì cũng lại là quy nạp không hoàn toàn rồi. Em không nghĩ rằng phần lớn thế hệ đi sau của VN lại luôn phủ nhận và phê phán không suy nghĩ những gì đáng trân trọng của dân tộc. Nền giáo dục của VN đúng là có nhiều điểm chưa hoàn chỉnh nhưng em tin rằng rất nhiều người trong thế hệ trẻ ngày nay đủ trưởng thành từ đó và luôn có nhiều suy nghĩ có trách nhiệm với đất nước của mình.

Bản thân em cũng ít khi có cảm tình với những ai "chưa làm được gì đã vội phê phán và dè bỉu" (như anh nói), nhưng em nghĩ "chỉ trích giáo dục nước nhà" thì cũng xuất phát từ nhiều quan điểm, nhiều người chỉ nói cho sướng miệng, cho hợp với số đông nhưng nhiều người chỉ trích thực sự từ mong muốn nền giáo dục VN hiệu quả hơn và ý nghĩa hơn qua thời gian, và em cũng thấy rằng đó là những ý kiến hợp tình, hợp lý. Không có sự phê phán thì khó có được sự tiến bộ, điều quan trọng là người đọc phân biệt những phê phán đó thế nào và rút ra được gì cho bản thân, qua những quan điểm, suy nghĩ trái ngược nhau trong quá trình thảo luận.

Cuối cùng, cảm ơn anh đã viết rất rõ quan điểm của mình :) Ít ra là đối với em.

#30
munmun

munmun

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Xin chào các bạn,đặc biệt tôi xin kính cẩn chào đến bạn đã post bài mà tôi,trích dẫn trên đây...Tôi là một Việt kiều đang sống và làm việc tại Li Băng,đã theo dõi sự phát triển của diễn đàn lâu rồi nhưng bây giờ mới thực sự trở thành thành viên...
Bản thân tôi thấy diễn đàn đã dần trở thành tiếng nói có trọng lượng với nền giáo dục nước nhà,điều đó quả là đáng mừng,tôi rất vui,rất cảm động khi được nhìn thấy những bạn sinh viên,đặc biệt là những bạn đang ở nước ngoài như tôi cũng đóng góp phần ko nhỏ vào những thảo luận sôi nổi về toán qua đó đưa chất lượng diễn đàn đi lên......Nhưng song song với điều đó cũng có những nỗi buồn và lo ngại cho diễn đàn...Bài post trên đây của bạn thực sự tôi ko biết dùng từ gì để nói nữa...Bạn có thái độ rất dè bỉu nói rằng học sinh bây giờ chưa trải qua 1 phút chiến tranh nào nên ko cần phải học đến những tác phẩm văn học ra đời trong chiến tranh hay trước năm 45 đúng ko?Cách đây ko lâu có rộ lên 1 ý kiến gần giống như bạn đấy ..của học sinh " Nguyễn Phi Thanh" trường Việt Đức...có lẽ thiết thực nhất bạn nên lên diễn đàn giáo dục mà xem người ta phản ứng như thế nào trước những ý kiến như vậy nhé...
    Bản thân tôi,đã từng qua Ấn Độ,qua Pakistan,Ả rập xê út ở đâu những người bạn cũng hồn hậu chào đón tôi,họ nói rằng: " Tôi rất khâm phục người VN vì người VN rất mạnh đánh thắng cả Pháp và Mĩ cơ mà" ,thậm chí khi tôi gọi điện thoại đường dài về thăm nhà người ta cũng chỉ tính tôi có 1 nửa giá cước..Họ quý mình là vì họ khâm phục dân tộc mình,khâm phục tinh thần bất khuất quả cảm của cha anh chúng ta ..nhưng họ sẽ nghĩ như thế nào nếu phần lớn thế hệ đi sau của VN lại có thứ tư tưởng " rác rưởi " như bạn...Quả thực càng nghĩ tôi càng thấy xót xa cho 1 bộ phận người Việt trẻ như bạn,chưa làm được gì cho đất nước đã vội " Đứng núi này trông núi nọ " so bì rồi dè bỉu quốc gia.....
    Bạn cho rằng những tác phẩm văn học trước 45 là ko đáng học,điều này tương đương với việc bạn " xổ toẹt " vào trang sử hào hùng của dân tộc với nổi dậy dành chính quyền 1945,bạn bàng quan trước nỗi khổ của bậc ông cha ( có thể của cả bạn ) trong đêm trường nô lệ trong nạn đói khủng khiếp cùng năm 45..Bạn nói rằng môn văn chỉ có " thầy đọc trò ghi ",đấy mới chỉ là ý kiến thiển cận 1 phía từ bạn ( quả thực tôi rất nghi ngờ liệu bạn có phải là cô học sinh trường VD từng làm kinh động VNEXPRESS ko ) .. Bạn chưa đủ chứng cứ để xác thực việc này,những điều bạn type ra ở trên,nói thẳng mọi người có thể tìm thấy ở rất nhiều bài báo lá cải....Nói 1 cách toán học thì bạn mới chỉ dùng phép quy nạp không hoàn toàn từ trường hợp của cá nhân bạn và 1 vài học sinh khác rồi quy kết cho toàn bộ môn văn...tôi còn nhớ suốt ba năm trời học phổ thông,tôi chưa bao giờ có 1 giờ học văn nhàm chán ...cô chủ nhiệm tôi( cô giáo dạy văn ) luôn dành thời gian lắng nghe ý tưởng của học trò,luôn thảo luận bình đẳng đến mức chúng tôi nghĩ rằng cô là 1 bạn vong niên... Vì vậy đối với chúng tôi nói riêng cô luôn để lại ấn tượng sâu đậm...
    Trở lại với ý tưởng về học thơ Hán thơ Nôm,đến bây giờ,tức là sau 9 năm trời kể từ ngày rời ghế nhà trường tôi vẫn còn nhớ rất nhiều thơ Hán,Nôm,tôi thực sự yêu và cảm nhận được cái hay trong đó ( dù chỉ ở 1 mức nào thôi ) và tôi có thể nói rằng,trong đời tôi chưa bao giờ hối tiếc vì đã từng bỏ thời gian ra học thơ cả...
    Vì vậy nên tôi thấy chính bạn mới là người ăn thừa thãi nhiều quá mà type ra những ý tưởng bại hoại như vậy...Bạn không có lòng tự tôn dân tộc....
    Qua đây tôi cũng xin có 1 góp ý nhỏ với ban quản trị diễn đàn:
Phần lớn các em tham gia diễn đàn đều là những em học sinh phổ thông TH hoặc CS suy nghĩ có thể vẫn còn rất nhiều hạn chế,vậy đối với những tư tưởng như trên rất dễ lung lạc cũng như làm các em suy nghĩ sai đường,dẫn đến bi quan,chán xã hội...Bản thân tôi do sinh sống và làm việc tại nước ngoài lâu năm nên có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin..tôi cũng đã từng vào thử các forum của phản động hải ngoại xem họ rêu rao những gì,đáng buồn là hôm nay tôi lại phải nhìn thấy dòng tư tưởng này ở đây trên một diễn đàn lành mạnh...Vì thế tôi đề nghị diễn đàn,hãy làm như mathlinks.ro hãy thuần túy toán thôi..tốt nhất hãy để những người muốn post bài chỉ trích giáo dục nước nhà lên những diễn đàn hải ngoại mà post...Các bạn trong bản quản trị nên lưu ý đừng để những người vô tâm( hoặc có thể thuộc cả những nhóm người chống chính phủ vào diễn đàn post tuyên truyền bậy bạ )...xin cám ơn

Chào bạn , tôi là người đã viết cái fần mà bạn quote , và tôi muốn trao đổi với bạn về những vấn đề sau:
- Trong bài viết của tôi chưa có từ nào "dè bỉu" dân tộc như bạn nói , đây là 1 lối suy diễn vô cùng nông cạn. Đứa trẻ con nhìn vào cũng thấy rằng tôi chẳng đánh giá gì cái nền văn học nước nhà cả , văn hay hay văn không hay tôi kô bàn luận , bình fẩm tôi chỉ nói thẳng những suy nghĩ của mình về cách dạy và học văn hiện nay . Vì thế cho nên toàn bộ những fần loằng ngoằng viết về mỹ, pháp , lịch sử hào hùng của dân tộc của bạn là 1 thứ hoàn toàn vô nghĩa , chẳng có gì được gọi là ăn nhập với điều mà chúng ta đang thảo luận cả. Ở đây , bạn tự suy diễn ra mọi thứ, bạn tự vẽ ra trong đầu mình 1 bức tranh không có thật ,rồi bình fẩm về bức tranh đó , bạn coi tôi là tác giả bức tranh đó và nhận xét bức tranh chưa đủ bạn đánh giá cả nhân cách tác giả của nó .
- Trong bài viết của mình, bạn luôn tỏ ra là một người yêu nước, bạn cho tôi là phần tử giống như bọn phản động ở hải ngoại , dùng những từ ngữ "bại hoại", "bậy bạ""rác rưởi",,, để nói cho sướng cái miệng của mình. Nếu có thời gian, tôi đề nghị vào ngày này tuần sau bạn đọc lại những gì mà mình đã viết bạn sẽ thấy chứa đựng trong đó là một sự lố bịch lớn lao.
- Xin lỗi bạn là tôi phải nói thực là đọc xong bài viết của bạn tôi có liên tưởng đến 1 đứa trẻ , hoặc 1 con người luôn sống trong mớ lý thuyết viển vông, bạn hoàn toàn không bắt nhịp được với thực trạng cuộc sống, mọi thứ xung quanh bạn đều màu hồng và bạn ra sức giữ lấy cái màu hồng đấy cho mình, ai động chạm đến cái màu hồng ấy của bạn, bạn đều cho rằng đó là 1 người xấu, 1 ngừoi đôc ác. Vì coi họ là kẻ thù nên bạn cố gắng dùng mọi từ ngữ xấu xa nhất mà bạn nghĩ ra để chỉ trích và chửi rủa họ . Điều này làm tôi cảm thấy khá là mất hứng khi reply lại bài của bạn.
- Xin lỗi bạn một lần nữa là tôi thực sự cảm thấy khá khôi hài cho fần tự sự kể lể bản thân dài đến 2/3 bài của bạn. Tôi nói thật là những nước mà bạn đi , cùng những việc mà bạn đã làm nó chẳng làm tôi thấy có chút hay ho gì. Điều này thật là nực cười khi bạn đang cố gắng thể hiện nhưng tôi lại chẳng thấy có chút gì được gọi là đáng đọc cả. Tôi không hiểu là bạn có bịa ra hay là bạn hơi bị ngố kô khi mà bạn cho rằng ở cuộc sống hiện tại : người ta giảm 1/2 cước gọi về việt nam cho bạn vì họ hâm mộ lịch sử đánh Pháp diệt mỹ của Việt Nam, :lol: , bạn có ngô nghê quá không hả bạn , khi mà có gần 90 triệu người việt nam :D . Điều này nếu là thật thì bạn có thể hiểu rằng thay vì nói 1 đô la với người bình thường họ dẻo mồm và nói rằng" giá là 2 đô la nhưng vì bạn đẹp trai phong độ nên học giảm cho bạn còn 1 đô la" :D
- Xin lỗi bạn 1 lần nữa thôi :) , tôi chẳng hiểu bạn có tư cách gì , quyền hành gì mà bạn định hướng cho diễn đàn phải đi theo 1 hướng nhất định nào đấy . Và ở một mức độ cao cả hơn nữa bạn cho rằng giới trẻ , thanh niên việt nam phải đi theo bạn. Bác Hồ sống lại chắc cũng phải mời bạn làm chủ tịch nước mất !

Còn về việc dạy và học văn, tôi khẳng định điều mà tôi nói là khá phổ biến , xin lưu ý ở đây tôi không bảo thơ văn hán nôm là hay hay chán , tôi chỉ muốn nói : giả sử bạn là một học sinh lớp cấp 2 , bạn có thể đọc 4 câu thơ nôm mỗi câu 7 chữ mà viết ra được 5 trang giấy kô ? :rolleyes: Sau khi viết 5 trang giấy rồi, thì ý của cái bài mà bạn vừa viết xong trùng khớp với đáp án của giáo viên chấm , hay của người ra để kô ? Trong cuộc đời đi học của mình , các bạn trong lớp đương nhiên có 1 số giỏi văn , nhưng tôi xin khẳng định là 99% số người được cho là giỏi văn đọc xong 1 bài hán, nôm không hiểu hết các chữ cụ thể đừng nói đến ý nghĩa mà toàn bài đề cập. Ấy thế mà cũng với những con người ấy , và cả gần như toàn bộ những thành viên khác trong lớp khi đi thi có thể viết được 4 mặt giấy ..8 trang...Vậy thực sự thì ai đã làm bài văn này ? Dễ thấy đó chính là thầy cô, là sách tham khảo... Bạn có thấy tự hào dân tộc không khi mà Văn giờ đây đã trở thành 1 một môn học thuộc lòng, mà lại là môn học thuộc lòng khá khó vì học đến 5 kg giấy đi thi chỉ được 8 là giỏi lắm rồi :D Đều này nhìn vào cái là thấy quá phi lý với bản chất của văn chương...

Tôi muốn nói thêm với bạn ở đây , 12 năm học ở phổ thông ngoài những fần lẻ tẻ về câu cú , ngữ pháp ra , hầu hết thời gian của nó bạn dành cho văn phân tích . Trong khi đó 99% số người đi làm đều không chọn cho mình nghề viết văn..., cái mà họ cần đơn giản là viết sao cho đúng ngữ pháp , viết những bản báo cáo , viết giấy nghỉ làm , mời họp... Mà thực sự thì học văn phân tích ra ngoài chỉ làm phê bình văn chương , cái số phê bình văn chương so với 1% làm nhà văn ở trên chỉ là vài % , Học sinh học văn thấy ngay cái nhãn tiền là sau này chẳng dùng nó làm việc gì cả, bạn có hiểu rằng khi học 1 thứ mất bao nhiêu công sức mà chẳng dùng đến nó thì cảm giác sẽ như nào kô ? Hơn thế nữa nó còn không hay và hấp dẫn đối với đa số, văn phân tích quá khô khan và đặc biệt là gây ra cái lối mòn trong suy nghĩ của tất cả học sinh nước ta, cái lối mòn ấy là hạn chế 1 cách mãnh liệt khả năng sáng tạo, mà sáng tạo trong văn chương thì quan trọng thế nào ai cũng biết. Điều cuối tôi muốn nói là : trong các tác phẩm nổi tiếng đương đại có khi nào bạn đọc 1 bài phân tích về nó mà bạn thấy nó hay không, hay là bạn đọc nó xong bạn thấy nó hay rồi bạn bảo là nó hay. Khi đọc xong và thấy nó hay rồi thì có bao giờ bạn ngồi viết chục trang giấy về cái tư tưởng lớn lao mà nó đề cập không? Đấy là tôi còn chưa muốn động chạm đến vấn đề học thêm dạy thêm vấn đề thối nát , vô cùng bức xúc bấy lâu nay.

#31
reader4563

reader4563

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Bây giờ học sinh rất chán học văn trong khi văn học phản ánh lịch sử hào hùng của dân tộc?

Theo tôi nghĩ (và cũng có lẽ là suy nghĩ của đại bộ phận giới trẻ chăng?), lịch sử sẽ chẳng có gì đáng tự hào nếu như xã hội hôm nay không khá nổi. (Tôi thì cũng không giỏi văn gì mấy nên dùng từ như vậy không biết có đúng không và nặng quá chăng?). Bây giờ tôi xin bàn về điều này. Trong các sách vở văn học, sử học đều ghi những chiến tích hào hùng của quân dân ta từ đời vua Trần, Lê... cho đến thời kỳ ta đánh thắng Pháp Mỹ. Thế nhưng, ta hãy nhìn lại xã hội chúng ta ngày nay xem, có gì đáng tự hào không? Chúng ta thấy thành phố HCM bộ mặt ngày càng được cải thiện, trung tâm thành phố sáng trưng với ánh đèn vào buổi đêm, những tòa nhà ngày một xây lên nhưng những mặt tiêu cực thì sao? nào là buôn lậu nào là tham nhũng mà đặc biệt hơn hết là vấn đề giáo dục y tế xã hội. Trong khi một bộ phận tiêu tiền như nước, một bộ phận thanh niên ăn chơi xa xỉ, đua xe về đêm thì có một bộ phận còn không có nước sạch để sử dụng, thử hỏi có quá vô lý không? Rồi những vụ như Nam Cam, hoạt động âm thầm cả năm trời không ai phát hiện. Rồi nói đến thủ tục, bao nhiều điều phiền hà, sách nhiễu người dân, vào bệnh viện phải lót tiền từ bác sỹ đến y tá... Nói đến giáo dục thì ai cũng nói, tôi chỉ nhắc lại một tí của nó: cải cách giáo dục làm tiền cho những kẻ đề ra chương trình cải cách và cải cách cái gì? Đó là những mẫu chữ latinh cấp 1... trong khi bao nhiêu tri thức mới không cập nhật, sách giáo khoa sai tới sai lui, tiền lương giáo viên quá thấp....

Và với những tiêu cực trên thì học sinh có thể tự hào với quá khứ của cha ông chăng? Hình tượng một người gương mẫu như bác Hồ không thấy, chỉ thấy tiêu cực thì làm sao tự hào được nữa.

Tôi thừa nhận lịch sử của chúng ta đáng tự hào nhưng chúng ta mặc một bệnh lớn đó là dựa quá nhiều vào lịch sử hào hùng đó, ôn lại nhiều lần trong khi việc cấp thiết trước mắt là phát triển đất nước ngang tầm các cường quốc khác thì không thấy nói tới nhiều, hoặc có nói nhiều làm chẳng bao nhiêu.

Tôi cũng thấy buồn cho đất nước chúng ta.

#32
kummer

kummer

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 235 Bài viết

học nặng là do các kỳ thi tỉ lệ chọi quá cao, đề khó , nếu tỉ lệ chọi vào đại học giảm , tức là số trường đại học tăng , đề dễ đi thì việc học tự nhiên sẽ nhẹ .
còn về những sai lầm , thì sai lầm lớn nhất là ở người làm trong ngành giáo dục , từ bộ giáo dục đến các thầy giáo , họ không biết cho vào thế nào là vừa, vì thực tế họ cũng có hiểu gì đâu, trình độ hạn chế , toàn bộ chương trình phổ thông toàn đi cóp của người . Cái này thanh niên bây giờ nó gọi là "đú bẩn".
Mừng là mấy năm nay đã có sự thay đổi , mặc dù vẫn có 1 bộ phận không hiểu cái gì cho là đề quá dễ, không phân loại được học sinh . 65% khối A dưới 15 điểm , Khối C, D còn thảm hơn do đề sử + anh quá khó, quá đánh đố. Tiếng anh cả nước 300 000 người mà không ai được trên 9  , 2 giảng viên trẻ trường ĐH ngaọi thương làm vã đầm đìa mồ hôi trong 3-4 h so với ĐA được có hơn 8 ..phải công nhận là đề ra quá kém, phi thực tế, ông nào ra đề chắc có vấn đề về trí não.

Ôi giời ơi lần đầu tiên trong đời tôi phải sử dụng win NT ram 64MB cái máy chậm như rùa,bàn phím và chuột thì chán mớ đời ko tưởng nổi .... Nhưng thấy topic này hay quá ko vào góp vài câu ko chịu được...
Ý kiến 1: Anh Năng Lượng xem lại phần trích dẫn của anh Mustafa nhé...Em thấy anh ấy nói rõ ràng chữ " nếu " tức là dùng từ hoàn toàn chuẩn xác ko hề quy nạp ko hoàn toàn một chút nào...Ý anh Mustafa rất rõ ràng đó là : " Nếu phần lớn giố trẻ VN ngày nay mà có ý tưởng như chú em Munmun thì ko hiểu người ngoài nhìn vào họ sẽ nghĩ sao? "...Bắt bẻ được anh NL 1 câu sướng cả người...
Ý kiến 2: To anh Mustafa: Em ko biết diễn đàn này có bao nhiêu người ko đồng ý thậm chí phản đối anh,nhưng em khẳng định em đồng ý với ý kiến của anh 100%...Đó quả thực là 1 ý kiến rất hay...Chúng ta tự do ngôn luận nhưng tự do trong khuôn khổ chứ đừng như 1 số người lên diễn đàn chỉ để buôn dưa lê bán dưa chuột rôi phun ra những bài post ấu trĩ lăng nhăng bậy bạ...Anh từng qua Ấn rồi à? Em từng qua Kolkata chơi 3 tuần hồi năm 2004...Chú em Munmun nói rằng anh tự kể lể bản thân nhưng em thấy đó đúng là những điều em đã gặp trong thời gian ngắn ngủi ở Kol,thực sự họ rất quý người VN họ rất khâm phục trang sử hào hùng của dân tộc ta,em từng được 1 ông chủ cửa hàng đồ lưu niệm tặng ko 1 bức tượng Rama bằng đồng ....Nào còn về bài post của chú em Munmun thì ít nhất ko chỉ anh Mustafa thấy đó là sự nhạo báng dân tộc mà bản thân tôi cũng thấy thế...có lẽ nên mời thêm vài thành viên của diễn đàn vào cho ý kiến thêm về chuyện này...
Nói chung Mun mun ạ,bản thân anh thấy cái bài post của chú mới là lố ,vì vậy đừng nên chụp mũ cho anh Mustafa như thế,nói thẳng ra các thành viên lên diễn đàn làm gì nếu ko thực sự mong muốn trao đổi và học hỏi thêm từ bạn bè chung quanh? Nhưng qua những bài post của chú thì anh nói thẳng anh chỉ thấy chú lên diễn đàn để buôn để kể lể ... Để anh cho chú 1 lồi khuyên nhé,ra ngoài mấy hàng nước mà buôn những chuyện ấy chứ chú càng lên đây post thì chỉ càng làm người khác chán ghét thôi...
Nào 1 chút phân tích cho những thông số giáo dục mà chú em Munmun đã dày công sưu tập ( Tôi đã quote trên )
1) Học nặng: Bản thân anh chẳng thấy có lí do để chú phải học nặng cả,thế này nhé,chú dạo quanh diễn đàn thử phỏng vấn vài thành viên chăm chỉ hay post bài tử tế xem họ học có nặng ko? ( có lẽ là nhờ nguyendinh và MrMath vào kiểm chứng chuyện này hộ mình ) Bản thân anh ko lạ gì kiểu của 1 số người trẻ ( hy vọng là ko có chú trong số đó ) suốt ngày chỉ biết chơi bời tiêu khiển,ví dụ như ra hàng internet thay vì lên các diễn đàn như diễn đàn toán học để học hỏi thì lại thích vùi đầu vào các phòng chat để chat với những người chưa từng biết mặt,tên..Hoặc có lên diễn đàn thì thay vì học hỏi lại chỉ suốt ngày dài mồm dẩu mỏ ra để chê bai này nọ..........Đối với học sinh thời nay chẳng ai bắt họ học nặng cả,học chủ yếu vì đam mê,còn nếu có những người kêu ca học nặng quá ko chịu nổi thì có lẽ 1 là sử dụng thời gian chưa hợp lí 2 là chỉ số I Quờ low quá mức cần thiết,nên tự trách bản thân sao người ta làm được mà mình ko thể làm được...
2)65% khối A dưới trung bình lỗi tại ai?
Các cụ đã dạy " Tiên trách kỉ hậu trách nhân " đối với những học sinh vì những lí do đặc biệt mà ko thể dự thi hoặc ko thể làm hết khả năng chúng ta thông cảm nhưng còn những thí sinh đầy đủ 3 năm đèn sách mà trình độ chỉ đến thế thì có trượt trượt nữa cũng ko đáng tiếc...Đại học là chỗ đào tọa những người thực sự có khả năng,nói như vậy ko hẳn là cánh cửa đã đóng lại với những người thuộc 65% kia,tùy vào nghị lực của họ họ có thể vươn lên có rất nhiều gương sáng đã lên báo...Điều nữa,VN chúng ta là đất nước hơn 80 triệu dân mỗi năm có bao nhiêu sĩ tử đi thi,các vị chỉ chú ý đến 65% sao ko chú ý đến 35% còn lại?
Thêm nữa,đề đại học ra quá dễ chứ ít nhất theo tôi còn cần phải khó hơn nữa ít ra là cho câu 5,câu phân loại...Thậm chí nếu con số 65% qua đó mà nâng lên bằng 75% cũng ko đáng lo bằng việc tuyển nhầm người dẫn đến 1 kiểu giáo dục hầm bà lằng...
3)Nói có sách mách có chứng anh lấy thử cái dẫn chứng của chú em Munmun :" 2 giảng viên đại học NT làm vã mồ hôi hột mới được hơn 8 điểm "
Theo anh ấy mà đây là 1 cái dẫn chứng : " funny ra phết" ( dành cho tay nhà báo nào dẫn ra ) vâng vi sao vậy:
Như chúng ta đã biết có 2 đại học NT : Phân viên HN và phân viện TPHCM
Nếu tôi mà là giáo viên TPHCM khi đọc dẫn chững này tôi sẽ nghĩ là: " kiểu giảng viên trình độ kém như thế mà ở trường mình chắc là bị đuổi rồi,chẳng hiểu các bác Hà Nội làm ăn kiểu gì nữa?"
Còn lại thử đặt địa vị tôi là giáo viên ở HN :" Ôi giời chắc là kiểu này chỉ có mấy bác TPHCM thôi chứ trường mình làm gì có"..
Dẫn chứng theo cái kiểu vô cùng lấp lủng trộm nơi này 1 tẹo chỗ kia 1 ít ngfhe ko chấp nhận nổi...Và tất nhiên là tên tuổi của 2 vị giảng viên kia chẳng ai biết cả,vui nhỉ?
Nào các bạn nghĩ thế nào nếu như ngày mai tôi đưa ra 1 dân chứng động trời như sau: " Tôi mang đề thi đại học năm 2003,2004 của VN cho mấy em lớp 9 ở Mĩ làm thử,các em nói là " dễ quá,anh đi đố lớp 8 đi" đem xuống lớp 8 quả thực các em làm được thậm chí chỉ trong 1/2 thời gian "? Mấy câu dẫn chứng vớ vẩn cóp từ báo lá cải như vậy anh thực sự ko hiểu người thông sáng như chú em Munmun sao lại lấy ra thế?
Còn vấn đề khối C thực ra thi khối C có bao nhiêu thí sinh ảo? Bao nhiêu người thi chơi cố đấm ăn xôi để chữa cháy chú em có biết không?
Tổng kết lại 1 câu nhé: Anh thấy chú em mới là người ấu trĩ, thêm 1 lời khuyên cho chú,hãy nhìn gương những bạn trên dd có những bạn khởi đầu ko suôn sẻ,hơi bị tụt lại với các bạn khác,nhưng rồi bằng nỗ lực của bản thân họ cộng với lòng tôn trọng và thực sự cầu thị trình độ của họ tăng lên nhanh ko ngờ,với cái kiểu như của chú em nên liệu mà sửa sớm còn ko thì có lẽ có lên dd cũng chẳng để làm gì...
Đề nghị với ban quản trị: Em hoàn toàn tán thành ý kiến của anh Mustafa đối với những topic thế này nên có sự hạn chế.Tự do trong khuôn khổ,ko mạn đàm dẫn đến có thể để cho 1 số phần tử ( negative ) lôi kéo 1 số em học sinh có tâm lí sợ thi cử.....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kummer: 12-10-2005 - 19:29


#33
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
:) Các bạn cứ bình tĩnh tranh luận, mình tạm thời chuyển qua mục "Vấn đề Dạy và Học" cho hợp lý hơn. Nội dung trao đổi tuy có hơi căng thẳng nhưng vẫn chưa có gì quá đáng. Diễn đàn toán học hoan nghênh việc mọi ý kiến trình bày một cách nghiêm túc. Chỉ xin lưu ý vài nguyên tắc:
- Dùng lời lẽ nghiêm túc, lịch sự, hòa nhã.
- Thảo luận dựa trên nội dung trao đổi (được viết ra), không chỉ trích cá nhân.
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#34
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Có lẽ sẽ tốt hơn chăng, nếu như các bạn đang trao đổi tự giới thiệu đôi điều về bản thân mình, biết đâu, vấn đề đó sẽ có ích cho việc thảo luận của chúng ta.

MrMATH là người trong cuộc, đọc mấy dòng trên, thấy tâm tình có, thấy ức chế có, thấy suy tư cũng có. Mỗi người mỗi kiểu, nhưng có lẽ, chúng ta nên biết thêm 1 chút về nhau. Sau đó có thể mọi chuyện sẽ đơn giản hơn chăng.

P.S: khi chúng ta đã hiểu hơn về nhau, MrMATH xin phép được tâm sự với mọi người về việc học của MrMATH, coi như là 1 trường hợp để mọi người có thể hiểu hơn về việc học trong nước. okie?!

#35
munmun

munmun

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết
Chào bạn kummer, sau khi đọc bài của bạn , tôi có vài điều muốn nói với bạn:
- Tuy mạng là thế giới ảo nhưng mỗi người đều có danh dự và lòng tự trọng của riêng mình, nếu bạn không tôn trọng người ta thì người ta cũng không tôn trọng mình. Tôi không hiểu lối xưng anh với chú của bạn được bắt nguồn từ đâu , nhưng khi bạn xưng hô với một người mà bạn chưa biết gì về họ như thế là rất thiếu tôn trọng.
- Tôi biết những ấn tượng ban đầu là khá quan trọng , nó chi fối mối quan hệ về sau giữa 2 người. Nhưng xin bạn lưu ý là ở đây tôi và bạn kô chỉ trích cá nhân ,vì thứ nhất là nó sẽ chẳng đi đến đâu , thứ hai là nó vi fạm quy định của mọi diễn đàn.
- Ở đây chúng ta đang trao đổi về thực trạng chương trình học của nước nhà, trong khi gần như toàn bộ bài viết của bạn chẳng đề cập gì đến nó, hầu hết là tìm, trích và kèm theo phê phán những từ hay ý của một cụmg từ mà tôi nói . Ý tôi muốn hỏi bạn là khi viết bạn có thực sự hiểu mục đích của bài viết của mình không ?
- Bạn có thể để ý và thấy rằng trong bài viết của tôi reply lại mustafa , tôi không kể lể về bản thân, tôi chỉ muốn mustafa hiểu ra là những fần viết về bản thân quá dài như thế cụ thể ở đây là không đúng chỗ. Theo tôi thấy thì bạn khác hơn mustafa ở chỗ bạn không những tự đánh bóng bản thân , bạn còn sẵn sàng dìm người khác xuống để mình nổi bật lên. Tiêu biểu như bạn nói bóng rằng IQ tôi kém :varepsilon , mặc dù bạn chẳng biết tôi là ai ... điều này nói ra không phải là tôi quan tâm đến bạn nhưng nếu với tính cách này ra ngoài xã hội ( tôi đoán bạn đang ở độ tuổi sinh viên) sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bây giờ bạn có thể đọc lại một fần mà mình đã viết và tự đặt bạn vào địa vì người đọc và người được bạn nhắc tên xem học đánh giá như thế nào về người viết:

Nói chung Mun mun ạ,bản thân anh thấy cái bài post của chú mới là lố ,vì vậy đừng nên chụp mũ cho anh Mustafa như thế,nói thẳng ra các thành viên lên diễn đàn làm gì nếu ko thực sự mong muốn trao đổi và học hỏi thêm từ bạn bè chung quanh? Nhưng qua những bài post của chú thì anh nói thẳng anh chỉ thấy chú lên diễn đàn để buôn để kể lể ... Để anh cho chú 1 lồi khuyên nhé,ra ngoài mấy hàng nước mà buôn những chuyện ấy chứ chú càng lên đây post thì chỉ càng làm người khác chán ghét thôi...


Đối với chủ đề chương trình học, bạn cho nó là không nặng , luận chứng mà bạn đưa ra theo ý hiểu khiêm tốn của tôi là bạn cho rằng" đối với một học sinh đam mê với môn học của mình thì chương trình học là hết sức bình thường , còn đối với những học sinh chơi bời không chịu học thì thấy nặng là hiển nhiên" . Bở qua những lời bình luận của bạn về tôi , tôi thấy có những điểm chưa đúng sau :
- Đối tượng mà chúng ta đang nói đến ở đây bao gồm toàn bộ tất cả học sinh với mọi tính cách , giới tính và tầng lớp xã hội của họ. Có thể với 1 số ít người được cho là đam mê học thì việc học khá nhẹ nhưng với hầu hết những học sinh còn lại khi mà họ không có cái rất khó có thể có là đam mê việc học thì nó lại khá nặng. Ngay cả đối với những số ít học sinh đam mê ở trên , họ cũng không hoàn toàn đam mê tất cả các môn , họ chỉ thích học 1 số môn nhất định và dành thời gian nhiều hơn cho nó, còn đa fần những môn còn lại họ còn cảm thấy nặng hơn người bình thường :varepsilon (thời gian dành cho nó ít hơn mà vẫn fải có điểm số bằng người )
Ngoài ra bạn biết là nước ta rất nghèo, bạn và số ít những học sinh thành phố như chúng ta có khá nhiều điều kiện thuận lợi để học, còn một fần không nhỏ , theo tôi là 1/3 có điều kiện học tập rất thiếu thốn . Thiếu thốn mới chỉ là khó khăn thứ nhất, nhiều bạn trong độ tuổi đến trường vẫn fải làm lụng kiếm cơm nuôi gia đình, khó khăn gấp bội
Đối với những học sinh tham dự các kì thi như tốt nghiệp , đại học , thì vào trường .v.v.v. họ còn phải chịu áp lực rất lớn, nếu không muốn nói là quá so với độ tuổi từ bố mẹ, người thân , họ hàng.

Vậy việc học nặng với đa số học sinh, nặng với điều kiên ,môi trường xung quanh họ, và nặng cả trong tình thần của họ thì bạn cho là nó có nặng kô ?

2) Bạn cho là 65% dưới 15 là đáng lắm , đề phải ra khó hơn để con số ấy là 75 % thì tôi hiểu là bạn ở đây không có ý nói như vậy, nó fần lớn là do cảm xúc bức xúc mà bạn dành cho tôi nhưng tôi cũng muốn nói vài lời:
-Đa số những học sinh trượt , họ đều muốn vào học tại truờng đh, vì họ muốn có một tương lai tươi sáng , nước ta không tạo điều kiện cho người muốn học được học cao hơn thì quả là phi lý , mà cái điều này tôi nghĩ nó quá hiển nhiên nói thêm chẳng đề làm gì .Ai cũng hiểu điều này nhưng do nước ta nghèo, số trường đại học của chúng ta quá ít, nên phải thi tuyển loại bỏ gắt gao như vậy . Đối với hầu hết các nước fát triển , mọi người ai có nhu cầu học đại học đều có thể học, điều kiện tuyển khá dễ dàng, nhưng khác ở ta ở chỗ, họ muốn lấy bằng tốt nghiệp thì rất khó còn sinh viên mình vào được là ra được, không học thì thi lại.

3)Trong nhiều bài viết , muốn cho nó dễ hiểu(1 cách trực quan) và sinh động người ta thường đưa ra những ví dụ, mà hầu hết tính đúng của nó chỉ có tác giả mới viết. Khi đọc fần 3 lớn của bài bạn viết tôi thấy thực sự (xin lỗi bạn) là khá buồn cười, buồn cười đến nỗi không thể kiềm chế được , vì theo tôi ..(xin lỗi bạn lần nữa) nó thể hiển tính hiếu thắng, và khá trẻ con. Bạn hỏi thì tôi cũng trả lời , 2 giảng viên mà tôi nói đến trong bài là 2 đứa bạn khá thân của tôi từ hồi học cấp2 :varepsilon (ở đây mong bạn lưu ý là không phải tôi khoe mà là do bạn thắc mắc thì tôi có nhời ) , còn về nhận xét của bạn về giáo viên trường ĐH Ngoại Thương -Hn là đáng đuổi cổ thì tôi cũng xin để cho mọi người cùng đánh giá xem đúng hay sai.

#36
Quang_Hình

Quang_Hình

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Anh BT , niềm tự hào của khối PT chuyên lý Tổng hợp những năm 90-95 mà ông kummen bảo iq low thì truớc tiên ông xem lại bản thân ông đi , không biết có xách dép cho người ta được không mà đòi, lại còn xưng anh nữa chứ không biết xấu hổ sao ông này. Chục năm trở lại đây không có mấy hsvn có thể so sánh với anh BT được đâu mà ông KUmen cứ làm như làm được mấy bài toán là ngon lắm ý.
Hi, anh BT mà cũng có thời gian vào đây viết bài sao ^^ bài viết của anh hay với cả sâu sắc thật , thảm nào mà cô Thoa hay nhắc đến anh luôn ^^. Em là em đồng ý quan điểm anh BT, góp thêm bài này lấy từ forum clý tổng hợp:
Đây là trích đoạn bài phỏng vấn giáo sư Trần Đình Sử, Trưởng tiểu ban soạn thảo chương trình Ngữ văn, Tổng chủ biên SGK mới (sếp của các bác Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Hoàng Như Mai...) được đăng trên báo An ninh thế giới cuối tháng số 24,:

PV: Với cách làm như vậy thì nền Giáo dục của chúng ta, theo giáo sư, đang nằm ở vị trí nào?

GSTĐS: Nền GD của chúng ta không được thế giới công nhận, bằng phổ thông của chúng ta không ai thừa nhận hết. Đại học chúng ta không ai khen cả. Chúng ta chỉ hạng cuối, chúng ta không có một trường đại học nào được quốc tế công nhận là đủ tiêu chuẩn. Ngay ở Đông Nam Á, chúng ta cũng đang ở hạng cuối và càng ngày càng tụt hậu.

PV: Đó là do ngành GD sai lầm hay do khả năng của các thành viên trong nhóm (nhóm biên soạn SGK của GSTDS)

GSTDS: Trả lời câu này, tôi phải đụng đến rất nhiều vấn đề. Riêng tôi thì tôi thấy rất ít người quan tâm đến việc nâng cao trình độ đại học, phổ thông của ta cho ngang tầm thế giới.

PV: Kể cả những nhà lãnh đạo đầu ngành GD hiện nay?

GSTDS: Tôi cảm thấy họ làm theo các dự án, theo một cách máy móc nào đó. Phải có một đội ngũ đầy lòng nhiệt huyết, hoài bão, chỉ có họ mới nghĩ được điều đó.......Tôi nói thật thế này, các vị đi nước ngoài rất nhiều, đi liên tục nhưng mà đi chơi thôi. Họ đi về, tôi hỏi khoa học thế nào? Không biết. SGK phổ thông họ dạy thế nào? Không biết. Họ đi như là chính sách cán bộ lâu năm, nhân có một chuyến đi công tác cho đồng chí đi một chuyến. Như là đền đáp cái khó nhọc của đồng chí. Còn người thực sự quan tâm đến ngành GD thì không bao giờ được đi (C'n'G: Không riêng gì ngành GD, tất cả các Bộ, Ngành của nước ta đều tồn tại phổ biến tình trạng này)....... Tôi có đề nghị thay đổi một số điểm bất hợp lí. Việc đó liên quan đến thi cử. Một số đồng chí ở Bộ đọc bài báo của tôi rất hoan nghênh và cho rằng ý kiến của tôi là rất hay. Nhưng các ông ấy nói: Chúng em chỉ cất vào cặp thôi. Bởi vì cấp trên bận nhiều việc lắm (C'n'G: Đây cũng là tính trạng phổ biến ở rất nhiều cơ quan Nhà Nước).

PV: Các nước ngoài như những nước láng giềng của chúng ta cũng đã từng vấp phải những vấn đề như chúng ta mà một số nước họ vẫn tiến nhanh được. Theo ông, lí do vì sao họ tiến nhanh được mà ta lại ì ạch như thế?

GSTDS: Cái đó tôi chưa nghiên cứu sâu nhưng tôi nghĩ rõ ràng họ có các nhà lãnh đạo giáo dục tầm cỡ. Tôi nói điều này chắc chắn làm mất lòng đồng chí lãnh đạo bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Xin nói với các đồng chí là mỗi đồng chí giữ chức vụ 5 năm, hai nhiệm kì là 10 năm. Một thế kỉ cũng được 10 lần 10 năm như thế thôi.......


#37
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

- Tuy mạng là thế giới ảo nhưng mỗi người đều có danh dự và lòng tự trọng của riêng mình, nếu bạn không tôn trọng người ta thì người ta cũng không tôn trọng mình. Tôi không hiểu lối xưng anh với chú của bạn được bắt nguồn từ đâu , nhưng khi bạn xưng hô với một người mà bạn chưa biết gì về họ như thế là rất thiếu tôn trọng.

Ấy thế nên là MrMATH mới mong mọi người tự giới thiệu về bản thân mình.

Và chúng ta nên bình tĩnh tý chút chứ nhỉ

Anh BT , niềm tự hào của khối PT chuyên lý Tổng hợp những năm 90-95 mà ông kummen bảo iq low thì truớc tiên ông xem lại bản thân ông đi , không biết có xách dép cho người ta được không mà đòi, lại còn xưng anh nữa chứ không biết xấu hổ sao ông này. Chục năm trở lại đây không có mấy hsvn có thể so sánh với anh BT được đâu mà ông KUmen cứ làm như làm được mấy bài toán là ngon lắm ý.


Trong 1 thế giới ảo, mọi người luôn bình đẳng với nhau, nhưng tất nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó. Rõ ràng là, topic này hơi hot, nên nếu muốn có thể giao lưu tâm sự với nhau 1 cách chân thành thì tốt hơn là chúng ta nên hiểu biết hơn về nhau đã.

Đừng để bầu không khí chiến tranh diễn ra như thế chứ các bạn.

P.S: nếu xưng bạn là không phải phép thì mong mọi người bỏ quá cho.

#38
TQFT

TQFT

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết
Toàn cãi nhau những chuyện vớ vẩn không đâu, trích dẫn nhau vớ vẩn./ Tôi đề nghịc cách phân xử như thế này:
L:ập hẳn một bản bầu chọn: theo bạn thì cách đào tạo văn học hiện nay tại các trường phổ thông của việt nam có phù hợp với sự phát triển của Khoa học và cuốc sống bây giờ hay không. CHỉ cần 1000 người bình chọn là biết kết quả ngay thôi, chả cần cãi nhau mất đoàn kết làm gì.
0-->Topology---->Geometry----->Moduli space---->0
Is it splitting?

#39
N.V.Minh

N.V.Minh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết
Việc gì phải bình chọn , sự việc nó sờ sờ rồi . Văn , sử , địa được xếp vào môn .. học thuộc lòng ( chắc ko ai phản đối ) . Bài văn trong sgk là luôn hay , ko có dở .

Cũng nói thêm là trong lịch sử văn hóa nghệ thuật VN , ngoài văn học ở mức trung bình khá , các loại hình khác đều ... làng nhàng ( đau thì cũng phải chịu , còn hơn là tự bịt mắt mình và người khác ) . Điều này + việc dạy và học văn hiện nay chắc cũng gợi nhiều suy nghĩ . Cái mạnh nhất ko phát huy thì ko hiểu phát huy cái gì ?

Còn về chương trình có nặng quá hay ko thì tớ chưa ra nước ngoài bao giờ nên ko có ý kiến . Nhưng một sự thật là có rất nhiều cô cậu bé học thêm ngày đêm đến mụ cả người để mơ vào đh , cái này chắc không ai phản đối rồi .
Iêu nhau trọn vẹn một tuần .
Em khen : Anh quá cù lần . Bỏ anh !

#40
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Mình có học 2 năm trong trường phổ thông của Canada, và mình nhận thấy rằng chương trình học của họ nhẹ hơn so với của ta, nhưng hiệu quả đạt được thì cao hơn gấp bội .

Trong môn văn lớp 12, cả 1 học kỳ bọn mình chỉ học có 3 tác phẩm chính, trong đó có 1 tác phẩm kinh điển, ai ai cũng đã từng nghe đến đó là vở kịch Hamlet của William Shakerpear, cùng với việc đọc, tự tìm hiểu viết tóm tắt về 2 tác phẩm văn học, với chủ đề tự chọn . Mình đã chọn science fiction . Như vậy có thể nói, môn văn của họ học tập trung và xoáy sâu vào một số tác phẩm nhất định, không nhiều, dàn trải như của ta . Thứ nữa, học sinh được tự chon 2 tác phẩm mà mình thích, đây là một điều mà chương trình học của ta chưa từng có . Đến cuối năm, sẽ có một cuộc "phỏng vấn"" 1-1 giữa giáo viên và học sinh về 2 tác phẩm này , cùng với việc trình bày nội dung, ý nghĩa của nó trước cả lớp, tạm gọi là senimar.

Một điều khác trong thể loại viết văn của các nước phương Tây so với của ta đó là câu hỏi hay đề bài luôn luôn ở dạng nêu quan điểm . Cái mà thầy cô giáo muốn nghe, muốn đọc là quan điểm của mình về một đề tài, không phải là cái gượng ép như "nêu vẻ đẹp của cái này, cái kia". Nếu luận điểm mạnh, chặt chẽ, có tính thuyết phục, mặc dù quan điểm đó trái ngược so với số đông, thì bạn vẫn đạt điểm cao .Vi dụ, "Nên hay không nên dùng morphine khi bị đau ốm ? ".(morphine = 1 loại thuốc gây nghiện mạnh, nhưng được sử dụng nhiều trong y tế).

Như vậy có thể nói, chương trình môn Văn của họ học không nặng, nhưng học sinh nếu học một cách nghiêm túc, đều thu lượm được cái mình đã đọc, đã học , và nó là vốn riêng của mình, không thể quên được.

Với môn sử , lần đầu tiên khi chọn môn sử để học, quả thực mình rất e ngại, một phần vì vốn tiếng Anh của mình quá ít ỏi, một phần vì mỗi lần nhắc đến môn sử, thì mình lại nhớ đến những ngày tháng nằm dưới gốc cây hồng xiêm, ôm cuốn đề cương tốt nghiệp, học thuộc lòng từng trận chiến, từng mốc lịch sử quan trọng, cốt để đậu môn Sử ở cấp II. Nhưng cái cảm giác lo sợ đó đã tan biến sau buổi học đầu tiên .Nội dung môn lịch sử lớp 12 của bọn mình là The West and the World, tạm gọi là Lịch sử phương Tây và thế giới . Nhưng mỗi buổi học, bọn mình chẳng phải nhớ cái gì cả . Ngày nào ông thầy cũng hỏi câu "What's up", và muốn các học sinh nói về tình hình thế giới hiện tại, các chủ để nóng bỏng, nêu quan điểm và ý kiến của mình về vấn đề đó . Ví dụ"cuộc chiến của Mỹ ở Irắc , hay " Trận sóng thần ở Nam Á", vai trò của các tổ chức cứu trợ, hoặc Nêu ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc đối với Phương tây và Thế giới . Phần thời gian còn lại, bọn mình thường xem phim, thỉnh thoảng cũng có những cuộc debate, tranh luận tự do trong lớp. Đến cuối năm, bài kiểm tra của bọn mình còn được cho đề trước, tìm hiểu ở nhà, và lên lớp chỉ việc viết lại nhưng gì mình đã đọc, tìm hiểu . Mình còn nhớ đề bài đó là sử dụng các trích dẫn của các nhân vật như Napoleon, Bismark,Thich Nhat Hanh, Dr. Froeu , Hitler, Stalin, Bush, và có cả Einstein, Bohr , để viết một đoạn hội thoại sao cho liền mạch, có ý nghĩa , và điều quan trọng, là phải thâu tóm được quan điểm của từng người, trong các trích dẫn đó . Ví dụ, "somebody says ... sử dụng bom nguyên tử để thống trị thể giới "và Bohr đáp lại " Yes, your idea is crazy, but not crazy enough to be true ".

Như vậy có thể nói, môn sử của họ học rất khác so với của ta . Nhẹ hơn rất nhiều, nhưng học sinh học sử, một cách tập trung, sẽ thu lượm được nhiều thông tin, ý kiến, quan điểm và có thể tự rút ra được bài học cho mình .

Với môn Toán , trước tiên mình muốn giới thiệu về hệ thống trường của nơi mình đã học . Họ có 2 hệ thống trường độc lập, 1 là public , trường công (cộng), học không mất tiên, 2 là trường tư ( private) ở bên Mỹ học sẽ mất tiền, còn bên Canada thì không . Trong trường tư có 2 nhánh, 1 là của bên Công giáo, Catholic, 1 là của các viện .

Môn toán của các trường public và của bên Công giáo nhẹ hơn rất nhiều so với môn toán của nước ta . Chương trình lớp 12 của họ tương đương với lớp 10 của ta mà thôi, nghĩa là học sinh lớp 10 của ta có thể vào lớp 12 của họ học một cách ngon lành. Nhưng cái hay của nó chính là cuốn sách giáo khoa. Sách giáo khoa của họ đã phân loại, 1 là đại cương và 1 là nâng cao. Các học sinh xã hội sẽ học sách đại cương, còn các học sinh có dự định học ngành kỹ thuật sẽ học sách nâng cao. Cuốn sách của họ hay ở chô, không chỉ có hình ảnh và bài tập thực tế, mà lượng kiến thức được học được bó gọn trong 1 năm . Năm lớp 12 , nói là nâng cao, nhưng học sinh có thể không cần có kiến thức nền, vẫn học được .Như vậy có thể nói sách của họ rất cơ bản . Trong khi ta cần phải học 2,3 năm trung học, và cuối cùng cũng chỉ thu được lượng kiến thức như vậy . Thời gian ta sử dụng nhiều hơn, trong khi kiến thức thư được không hơn, chứng tỏ hiệu quả của chúng ta thấp hơn.

Đối với trường tư của viện thì hoàn toàn khác. Nó có thể so với các trường chuyên của ta, nhưng trường tư này học phải mất tiền, giá khoảng 150 triệu VND/ năm . Các trường này rất ít, cả thành phố 4 triệu dân của mình , mình chỉ thấy có 2 trường như vậy, nhưng học sinh được đào tạo để trở thành tài năng thực sự. Trường học này có nhiều người "quái dị "lắm, học được các giáo sư giảng dậy, học chuyên sâu, mặc dù thành tích không được đề cao ( không có nặng về các giải nọ, giải kia), nhưng họ đi thi thường đoạt giải ( thống kê từ các giải toán quốc tế của Canada cho thấy,năm nào họ cũng có huy chương vàng và thường tập trung vào 1 trường của U of T và 1 của Bistish Columbia). Học sinh được giải là niềm vinh dự lớn của trường, tuy nhiên họ thường ăn mừng trong trường của mình mà thôi, nghĩa là không có hình thức...cả nước ăn mừng chiến thắng như của ta .

Như vậy có thể thấy, môn Toán của họ học nhẹ, song thời gian học ngắn hơn, hiệu quả hơn . Sự phân loại giữa lý thuyết và ứng dụng trong môn Toán phổ thông của họ thực sự cũng chưa được nhiều. Tuy nhiên, cái hay của họ đó là có một mô hình đào tạo tài năng toán một cách nghiêm chỉnh, do chính các viện xây dựng. Học sinh của viện này có nhiều điều kiện để phát triển, một trong cách điều kiện đó là được tiếp cận các thông tin toán học của thế giới một cách nhanh chóng, đầy đủ, được tiếp xúc với nhiều nhà toán học kinh nghiệm qua các cuộc thuyết trình ,senimar, có nguồn tài liệu phong phú, và luôn luôn có người để mình có thể trao đổi ý kiến .

Chương trình học quả là quan trọng, nhưng chúng ta cần phải quan tâm đến hiệu quả sau cùng của quá trình đào tạo. Hiệu quả này bao gồm nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:( áp dụng cho hệ ĐH và sau ĐH)
- Môi trường đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Tuyển dụng và sử dụng nhân lực sau đào tạo

Khi môi trường đào tạo của ta còn nhiều bất cập, như việc các trường ĐH chưa được tự chủ, tự xây dựng và quản lý, mà bị chi phối bởi một bộ giáo dục , về chương trình, nhân sự và cả văn bằng nữa. Giống như kiểu, đẻ một nơi , lấy giấy khai sinh một nơi, đã tạo nhiều kẽ hở đề tiêu cực. Người xây dựng các quy chế, các chương trình đào tạo không phải là người trực tiếp giám sát và thực thi các chương trình này . Ví dụ như việc viết sách giáo khoa kia, người viết sách công phu, nhưng quyền quyết định có có phổ biến sách đó không lại thuộc về "cấp trên". Người duyệt và có quyền quyết định có phổ biến nó hay không lại thuộc về một người khác. Như vậy, công sức và nhân lực đã sử dụng không đúng chỗ .

Nếu thực sự muốn tiến bộ và phát triển thì cần phải có sự cạnh tranh, điều này chưa làm được trong nghiên cứu khoa học của ta.

Và sau cùng, mình nghĩ rằng, để xây dựng được một hệ thống giáo dục và đào tạo như các nước tiên tiến, chúng ta không những cần 1 vị bộ trưởng tài tình, mà cần có 10 cái đầu chiến lược, 100 bộ óc thông mình, và 1000, có khi một vạn những người tâm huyết .




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh