Đến nội dung

Hình ảnh

Topic: Các bài toán về tính chia hết


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 306 trả lời

#221
1000oC

1000oC

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Cho $a,b$ là hai số nguyên dương gọi $S=a+b$ và $M=[a,b]$. Chứng minh rằng $(a,b)=(S,M)$

Giả sử d là $(a,b)$ $\Rightarrow$ a $\vdots$ d , b $\vdots$ d  $\Rightarrow$ $a = d.m$,$b = d.n$  trong đó $(m,n) = 1$

Ta lại có $[a,b] = \frac{a.b}{(a,b)} = \frac{dm.dn}{d} = d.m.n = M$

Vì $S = a + b = d.m + d.n = d.(m+n)  \Rightarrow (M,S) = (d.m.n , d.(m+n) = d = (a,b)$

dpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1000oC: 29-03-2015 - 16:05


#222
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Cho 100 số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100. Xếp một cách tùy ý 100 số trên nối tiếp nhau thành một dãy các chữ số ta được số A. Hỏi rằng A có chia hết cho 2007 không ?



#223
1000oC

1000oC

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

Cho 100 số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 1000. Xếp một cách tùy ý 100 số trên nối tiếp nhau thành một dãy các chữ số ta được số A. Hỏi rằng A có chia hết cho 20007 không ?



#224
LeHKhai

LeHKhai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

Cho 100 số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 100. Xếp một cách tùy ý 100 số trên nối tiếp nhau thành một dãy các chữ số ta được số A. Hỏi rằng A có chia hết cho 2007 không ?

gọi $S$ là tổng các chữ số của $A$
ta có $S = 1 + 2 + ... + 8 + 9 + 1 + 0 + 1 + 1 + 1 + 2 + ... + 9 + 8 + 9 + 9 + 1 + 0 + 0$
ta thấy số $1$ xuất hiện $21$ lần còn các chữ số còn lại là $2$, $3$, ..., $9$ chỉ xuất hiện $20$ lần
Vậy $S = 1.21 + (2 + 3 + ... + 9).20 = 901$ không chia hết cho $3$ nên $A$ không chia hết cho $2007$


    "How often have I said to you that when you have eliminated the impossible, whatever remains, however improbable, must be the truth?"

 Sherlock Holmes 


#225
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Tìm các số tự nhiên n sao cho $A=2005^{n}+n^{2005}+2005n$ chia hết cho 3



#226
the man

the man

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 589 Bài viết

Tìm các số tự nhiên n sao cho $A=2005^{n}+n^{2005}+2005n$ chia hết cho 3

Với $n=0$ không thỏa mãn

$A\equiv 1^n+n^{2005}+1.n\equiv n^{2005}+n+1  (mod3)$

Nếu $n\vdots 3\Rightarrow loại$

Nếu $n\equiv 1(mod3)\Rightarrow A\equiv 1+1+1\equiv 0(mod3)$

Nếu $n\equiv -1\Rightarrow A\equiv (-1)^{2005}+(-1)+1\equiv -1(mod3)$

Vậy $n=3k+1 (k \in N)$


"God made the integers, all else is the work of man."

                                                Leopold Kronecker


#227
1000oC

1000oC

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 60 Bài viết

CMR : $1 + 2 + 2^2 + 2^3 + ... + 2^11$ $\vdots$ $13$

 Gọi $ 1 + 2 + 2^2 + 2^3 + ... + 2^{11} = A $ 

Ta có $:$ 

$ 2A = 2 + 2^2 + 2^3 + 2^4 + ... + 2^{12} $

$ 2A - A = 2^{12} - 1 $  chia hết cho $13$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi 1000oC: 10-05-2015 - 14:42


#228
QNQM

QNQM

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết

Bài 7: Cho 3 số nguyên x, y, z thoả mãn $x^{2}+ y^{2} =z^{2}$
CMR: xyz chia hết cho 60

Chứng minh tồn tai một trong ba số chia hết cho 3;4;5

Xét z^2 = 3k+1

z^2 = 5q+1hoặc z^2 = 5q+4

z^2 = 8n+1hoặc z^2 = 8+4

khi đó luôn có một số chia hết cho 3;4;5



#229
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

Không biết là đến bài bao nhiều rồi ~~ mình cũng góp một vài bài 

 

BÀI 1: CMR chữ số tận cùng của các số tự nhiên $n$ và  $n^5$ là như nhau. 

                                                ( Thi chọn HSG Toán THCS toàn quốc 1981)

 

BÀI 2: Chứng minh rằng $\frac{p^2-1}{24}$ là một số nguyên với $p$ nguyên tố lớn hơn hoặc bằng $5$

 

BÀI 3: Chứng minh $\left ( a-3 \right )\left ( \frac{a^2}{6}-\frac{a}{2}+\frac{1}{3} \right )$ là một số nguyên với mọi a nguyên. 

 

Bài 4: CMR: $\sum a_i^7-\sum a_i$ chia hết cho 41 ( $a_1$ nguyên; $i=1;2;3;...;n$)

 

BÀI 5: Tìm số tự nhiên k lớn nhất thỏa mãn điều kiện: ${(1994!)}^{1995}$ chia hết cho $1995^k$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nloan2k1: 01-08-2015 - 17:57


#230
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

BÀI 1: CMR chữ số tận cùng của các số tự nhiên $n$ và  $n^5$ là như nhau. 

                                                ( Thi chọn HSG Toán THCS toàn quốc 1981)

 

 

Ta CM $n^{5}-n\vdots 10$

$\Leftrightarrow n(n^{4}-1)\vdots 10$

$\Leftrightarrow n(n^{2}+1)(n+1)(n-1)\vdots 10$

$\Leftrightarrow n(n^{2}-4+5)(n+1)(n-1)\vdots 10$

$\Leftrightarrow n(n+1)(n-1)(n+2)(n-2)+5n(n+1)(n-1)\vdots 10$

Mà $\Leftrightarrow n(n+1)(n-1)(n+2)(n-2)\vdots 10$ (dễ CM)

      $5n(n+1)(n-1)\vdots 10$ (dễ CM)
Suy ra đpcm


Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#231
gianglqd

gianglqd

    Trung úy

  • Thành viên
  • 894 Bài viết

BÀI 2: Chứng minh rằng $\frac{p^2-1}{24}$ là một số nguyên với $p$ nguyên tố lớn hơn hoặc bằng $5$

 

 

Vì $p$ nguyên tố lớn hơn hoặc bằng $5$ nên $p=6k+1$ hoặc $ p=6k-1$

Thay vào $\frac{p^2-1}{24}$ ta có đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi gianglqd: 01-08-2015 - 16:05

Mabel Pines - Gravity Falls

 

 

                                                        

 


#232
olympiachapcanhuocmo

olympiachapcanhuocmo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

 

BÀI 5: Tìm số tự nhiên k lớn nhất thỏa mãn điều kiện: $(1994!)^1995$ chia hết cho $1995^k$

Chắc đề bài của cậu là :  $\left ( 1994! \right )^{1995}\vdots 1995^{k}$

 

Ta có : 1995=3.5.7.19

 

Mục đích để sử dụng  LTE !

 

Để $\left ( 1994! \right )^{1995}\vdots 1995^{k}$

$\Rightarrow v_{19}\left [ \left ( 1994! \right )^{1995} \right ]\geq v_{19}\left ( 1995^{k} \right )$

$\Leftrightarrow 1995 .v_{19} \left ( 1994! \right )=5985\geq k$

 

Do đó : mình đoán là $Max_{k}=5985$ 

 

 

P/s: Không biết có đúng không ?

 

                                


                                                                                               


#233
olympiachapcanhuocmo

olympiachapcanhuocmo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

BÀI 3: Chứng minh $\left ( a-3 \right )\left ( \frac{a^2}{6}-\frac{a}{2}+\frac{1}{3} \right )$ là một số nguyên với mọi a nguyên. 

 

Mục đích ta đưa về dạng PT bậc 3 , bằng cách nhân phá ngoặc !

 

Đặt A=$\left ( a-3 \right )\left ( \frac{a^2}{6}-\frac{a}{2}+\frac{1}{3} \right )$ 

 

Ta có : A=$\frac{a^{3}}{6}-a^{2}+\frac{11}{6}a-1$

 

Do đó : ta cần chứng minh $(a^{3}+11.a) \vdots 6$

                                        $ \Leftrightarrow (a^{3}-a+12a)\vdots 6$

                                        $\Leftrightarrow a\left ( a-1 \right )\left ( a+1 \right )\vdots  6$

                                                   

$ \Rightarrow$ Q.E.D 


                                                                                               


#234
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

Chắc đề bài của cậu là :  $\left ( 1994! \right )^{1995}\vdots 1995^{k}$

 

Ta có : 1995=3.5.7.19

 

Mục đích để sử dụng  LTE !

 

Để $\left ( 1994! \right )^{1995}\vdots 1995^{k}$

$\Rightarrow v_{19}\left [ \left ( 1994! \right )^{1995} \right ]\geq v_{19}\left ( 1995^{k} \right )$

$\Leftrightarrow 1995 .v_{19} \left ( 1994! \right )=5985\geq k$

 

Do đó : mình đoán là $Max_{k}=5985$ 

 

 

P/s: Không biết có đúng không ?

 

                                

Đã fix



#235
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

Không biết là đến bài bao nhiều rồi ~~ mình cũng góp một vài bài 

 

 

 

BÀI 5: Tìm số tự nhiên k lớn nhất thỏa mãn điều kiện: ${(1994!)}^{1995}$ chia hết cho $1995^k$

Các bội của $19$ trong dãy $1;2;...;1994$ là $19;38;...;1976$  gồm $1976:19=104$ (số), trong đó các bội của $19^2$ là $361;722;1083;1444;1805$ (5 số)

Do đó số thừa số $19$ khi pt $1994!$ ra thừa số nguyên tố là $104+5=109$ nên $1994!=3^{109}.5^{109}.7^{109}.{19}^{109}.T$ với $T$ chia hết cho $19$=> T chia hết cho $1995$

 

$=> k\leqslant 109.1995$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nloan2k1: 01-08-2015 - 19:36


#236
olympiachapcanhuocmo

olympiachapcanhuocmo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Mình cũng đóng góp 1 bài : 

 

Cho $(a^{m}-1)\vdots \left ( a^{n}-1 \right )$ với a,m,n là các số nguyên dương và $a\neq 1$

 

Chứng minh rằng : $m\vdots n$


                                                                                               


#237
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

BÀI 6: Chứng minh điều kiện cần và đủ để: $\sum a_i^7-\sum a_i\vdots 42$ là $\sum a_i\vdots 42$$(a_1\epsilon \mathbb{Z};i=1;2;3;...;n )$

 

BÀI 7: Chứng minh $6a^7+2010a\vdots252$ $\forall a\epsilon \mathbb{Z}$

 

BÀI 8: CMR $3a^7+3b^7-3c^7+2013(a-c)-2019b\vdots126$ $\forall a,b,c\epsilon \mathbb{Z}$



#238
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

BÀI 7: Chứng minh $6a^7+2010a\vdots252$ $\forall a\epsilon \mathbb{Z}$

 

BÀI 8: CMR $3a^7+3b^7-3c^7+2013(a-c)-2019b\vdots126$ $\forall a,b,c\epsilon \mathbb{Z}$

7. Ta có 

$6a^7+2010a=6a(a^{6}+335)=6a(a^{6}-1+336)=6a(a^{6}-1)+2016a$

Nhận thấy $a^{6}\equiv 0;1(mod 7)$

th1:$a^{6}\equiv 1(mod 7)\rightarrow a^{6}-1\equiv 0(mod 7)\Rightarrow 6a(a^{6}-1)\vdots 7$

th2:$a^{6}\equiv 0(mod 7)\rightarrow a\equiv 0(mod 7)\rightarrow 6a\equiv 0(mod 7)\rightarrow 6a(a^{6}-1)\equiv 0(mod 7)$

Tương tự $a^{6}\equiv 0;1(mod 3;2)$ ta cũng cm được $6a(a^{6}-1)$ chia hết cho $9$;$4$

Mà $(4;9;7)=1$ nên $6a(a^{6}-1)$ chia hết cho $4.9.7=252$ mà $2016a$ cũng chia hết cho $252$ do đó $6a(a^{6}-1)+2016a$ chia hết cho $252$ hay ta có đpcm



#239
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

BÀI 8: CMR $3a^7+3b^7-3c^7+2013(a-c)-2019b\vdots126$ $\forall a,b,c\epsilon \mathbb{Z}$

8. Ta có 

$3a^7+3b^7-3c^7+2013(a-c)-2019b=3a^7+3b^7-3c^7-3(a-c)+2016(a-c)-2016b-3b=3a^7+3b^7-3c^7-3(a-c)-3b+2016(a-c-b)=3(a^{7}+b^{7}-c^{7}-a-b+c)+2016(a-c-b)=3[a(a^{6}-1)+b(b^{6}-1)+c(c^{6}-1)]+2016(a-c-b)$

Nhận thấy $a^{6}\equiv 0;1(mod 2;3;7)$ nên dễ cm giống bài 7 ta có $3[a(a^{6}-1)+b(b^{6}-1)+c(c^{6}-1)]$ chia hết cho $3.3.2.7=126$ mà $2016(a-c-b$ cũng chia hết cho $126$ nên $3[a(a^{6}-1)+b(b^{6}-1)+c(c^{6}-1)]+2016(a-c-b)$ chia hết cho $126$ hay ta suy ra đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 02-08-2015 - 09:41


#240
nloan2k1

nloan2k1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết

BÀI 9: Chứng minh: 

 $a. 9^{2n}+2009\vdots 10$ $\left ( n\epsilon \mathbb{N} \right )$

 $b, 9.{10}^{n}+72\vdots81$ $\left ( n\epsilon \mathbb{N} \right )$

 $c, 16^{n}-15n-1 \vdots 225$  $\left ( n\epsilon \mathbb{N} \right )$

 $d, 12. 2^{n}.3^{n-1}+5n+21 \vdots25$ $\left ( n\epsilon \mathbb{N} \right )$

 

 

Ai lia nốt mấy bài tổng quát đi -_-


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nloan2k1: 02-08-2015 - 15:32





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh