Đến nội dung

Nguyen Huy Tuyen

Nguyen Huy Tuyen

Đăng ký: 24-03-2013
Offline Đăng nhập: 29-09-2015 - 15:43
****-

#590339 Đề thi chọn đội tuyển KHTN Vòng II

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 22-09-2015 - 20:54

Ngày thi 3

 

Bài 1: Cho dãy ($a_{n}$) thỏa mãn  $a_0=1$ và $a_{n+1}=\frac{-3}{7}(\sqrt{(a_n^2+1)^3}+a_n^3)$

CMR: $(a_n)$ hội tụ và tìm $lim(a_n)$

 

Bài 2: Tìm tất cả n nguyên dương sao cho $3^n+4^n+5^n\mid 60^n$

 

Bài 3: Cho $\Delta ABC$, $E,F$ lần lượt thuộc $CA,AB$ sao cho $EF\parallel BC$. Tiếp tuyến tại $E,F$ của $(AEF)$ cắt $BC$ tại $M,N$ $BE,CF$ lần lượt cắt $FN,EM$ tại $K,L$.

(a) CMR: $\widehat{KAB}=\widehat{LAC}$

(b) $BE$ cắt $CF$ tại $X$, $EN$ cắt $FM$ tại $Y$. CMR: $XY$ đi qua điểm cố định khi $E,F$ di chuyển.

 

Bài 4: $x,y,z$ là 3 số nguyên dương sao cho $x+y+z=1$ Tìm giá trị lớn nhất của 

$P=\sqrt{\frac{x^2y}{4x+5y}}+\sqrt{\frac{y^2z}{4y+5z}}+\sqrt{\frac{z^2x}{4z+5x}}$

 

Ngày thi 4

 

Bài 1: Tìm tất cả các hàm $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(x-1)f(y^2)=y(xy)-yf(y)$ 

 

Bài 2: Cho dãy số $(a_n)$ thỏa mãn $\left\{\begin{matrix} a_0=a_1=5\\ a_{n+1}=7a_n-a_{n-1}+44 \end{matrix}\right.$

CMR: $a_n$ là tổng 2 số chính phương 

 

Bài 3: Cho $\Delta ABC$, đường tròn $(K)$ đi qua $B,C$ cắt đoạn $AC,AB$ tại $E,F$. $M,N$ đối xứng $B,C$ lần lượt qua $E,F$. Tiếp tuyến tại $A$ của $(AMN)$ cắt $MN,BC$ tại $P,Q$. Chứng minh rằng $A$ là trung điểm của $PQ$

 

Bài 4: Cho bảng $n\times n$ $(n\in N^*)$ và số $k\leqslant n$ Điền vào các ô trong bảng $n\times n$ các số thực thuộc đoạn $[-1;1]$ sao cho tổng các số trên mỗi bảng con $k\times k$ bằng $0$. Tìm giá trị lớn nhất của tổng tất cả các số trên bảng $n\times n$




#528617 Đề thi chọn ĐT Quốc gia KHTN vòng 2

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 13-10-2014 - 14:21

Ngày 1

Bài 1: Giải hệ phương trình 

$\left\{\begin{matrix} (4x-y^2)(x^2+2)=12x+1\\ (4y-z^2)(y^2+2)=12y+1\\ (4z-x^2)(z^2+2)=12z+1 \end{matrix}\right.$

 

Bài 2: Tìm các số nguyên dương $x,y$ thỏa mãn : 

$2^x+11=19^y$

 

Bài 3: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Trên cung $BC$ không chứa A lấy hai điểm $M,N$ sao cho $MN//BC$ ( Tia $AM$ nằm giữa tia $AB$ và tia $AN$ ). Trên tia $BM,CN$ lấy điểm $P,Q$ sao cho $BP=BN=CM=CQ$. Đường thẳng $AM,AN$ cắt đường thẳng $PQ$ lần lượt tại $S,T$. $BT,CS$ lần lượt cắt cạnh $CQ,BP$ tại $L,K$. Chứng minh rằng $AK=AL$

 

Bài 4: Cho tập hợp $A=\begin{Bmatrix} 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 \end{Bmatrix}$ Tìm số k lớn nhất sao cho có thể chọn được k tập con thỏa mãn hợp của 4 tập con bất kì không vượt quá 8 phần tử.

 

Ngày 2

 

Bài 1: Cho $a\in \begin{bmatrix} 0,1 \end{bmatrix}$ và dãy $\begin{Bmatrix} x_{n} \end{Bmatrix}$ thỏa mãn  $x_{1}=\frac{a+1}{4}$ và $x_{n+1}=x_{n}^{2}+\frac{a}{4}$.
       1. Chứng minh dãy  $\begin{Bmatrix} x_{n} \end{Bmatrix}$ hội tụ.

       2. Chứng minh rằng $x_{n}-b<\frac{1}{n}$ với $lim(x_{n})=b$

 

Bài 2: Tìm hàm $f:\mathbb{Z}^+\rightarrow \mathbb{Z}^+$ thỏa mãn : 

$f(m^2+f(n))=f(m)^2+n$

 

Bài 3: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ ngoại tiếp $(I)$. Trung tuyến $AM$. Qua M kẻ đường thằng vuông góc với $BI,CI$ cắt $AB,AC$ tại $F,E$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $\bigtriangleup MEF$ cắt cạnh $BC$ tại điểm D khác M. Lấy $S$ là trung điểm cung $BC$ chứa $A$. Đường thẳng qua $D$ vuông góc với $BC$ cắt đường thẳng qua $S$ song song với $OI$ tại $T$. Gọi $K,L$ lần lượt là đối xứng của $T$ qua $E,F$. Chứng minh rằng $CK,BL,ST$ đồng quy tại một điểm trên $(O)$

 

Bài 4: Cho tập hợp $S=\begin{Bmatrix} 1,2,3,.......,2014 \end{Bmatrix}$. Hỏi có bao nhiêu hàm $f:S\rightarrow S$ thỏa mãn $f(n)\leqslant n \vee n\in S$




#506476 $\sum \frac{x}{y}\geq 2\max...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 14-06-2014 - 03:02

Cho $x,y,z$ là các số dương. Chứng minh rằng

 

$\sum \frac{x}{y}\geq 2\max\left ( \sum \frac{x}{x+y},\sum \frac{y}{x+y} \right )$

 

 

Có: $\frac{x}{x}+\frac{x}{y}\geq \frac{4x}{x+y}\Leftrightarrow \frac{x}{y}+1\geq \frac{4x}{x+y}\Rightarrow 2(\sum \frac{x}{y})\geq \sum \frac{x}{y}+3\geq \sum \frac{4x}{x+y}\Rightarrow (\sum \frac{x}{y})\geq \sum \frac{2x}{x+y}$

Tương tự với cái còn lại rồi suy ra ĐPCM. :)

 

Trường hợp sau không tương tự được đâu nha em. Em thử chứng minh xem :)

Hẳn là vậy, nhưng nó có thể dựa vào phần chứng minh trước ^^
Nếu $x\geqslant y\geqslant z$ Ta có :
$\sum \frac{x}{x+y}-\sum \frac{y}{x+y}=\frac{(x-y)(y-z)(x-z)}{(x+y)(y+z)(z+x)}\geqslant 0$
Suy ra 
$\sum \frac{x}{y}\geq 2\max\left ( \sum \frac{x}{x+y},\sum \frac{y}{x+y} \right )$

Nếu $z\geqslant y\geqslant x$ Ta có:
$\sum \frac{x}{y}- 2\sum \frac{y}{x+y} =\sum \frac{(x-y)^2z}{xy(x+z)(y+z)}+\sum \frac{(x-y)(x-z)}{x(y+z)}$

Ta thấy $\sum \frac{(x-y)^2z}{xy(x+z)(y+z)}\geqslant 0$
Đồng thời  $\sum \frac{(x-y)(x-z)}{x(y+z)}=\frac{(z-x)(z-y)}{z(x+y)}+(y-x)(z(\frac{1}{x(y+z)}-\frac{1}{y(x+z)})+\frac{1}{x+z}-\frac{1}{y+z})\geqslant 0$
( Vì $z\geqslant y\geqslant x$ )




#506475 $ \sum_{x,y,z} x^2 \geq 4 \sum_{x,y,z...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 14-06-2014 - 01:56

Ta cần chứng minh 

         $(a^2+b^2+c^2+2abc)(a^2+b^2+c^2)\geqslant 4(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)$

$\Leftrightarrow a^4+b^4+c^4+2abc(a^2+b^2+c^2)\geqslant 2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)$

Áp dụng bất đẳng thức Schur bậc $4$ ta có 

        $a^4+b^4+c^4+abc(a+b+c)\geqslant \sum ab(a^2+b^2)\geqslant \sum 2a^2b^2$

Do đó ta chỉ cần chứng minh 

        $2abc(a^2+b^2+c^2)\geqslant abc(a+b+c)$

$\Leftrightarrow 2(a^2+b^2+c^2)\geqslant a+b+c$

$\Leftrightarrow a+b+c+4abc\leqslant 2$

BĐT trên luôn đúng vì dễ dàng chứng minh được $a+b+c\leqslant \frac{3}{2},abc\leqslant \frac{1}{8}$

Đẳng thức xảy ra khi $2a=2b=2c=1$

Bài này còn dấu bằng khi $a=b=\frac{1}{\sqrt{2}} ,c=0$




#447649 Cho $m , n$ là hai số tự nhiên sao cho $\sqrt{7...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 03-09-2013 - 22:48

Cho $m , n$ là hai số tự nhiên sao cho $\sqrt{7} - \frac{m}{n} > 0$ . Chứng minh rằng $\sqrt{7}n - m > \frac{1}{m}$

 

 

:luoi: Bài toán này khá được ( từng làm mình đau đầu ) 

Tuy nhiên mình thử chứng minh như sau 

Viết lại giả thiết là 

                                                                         $\sqrt{7}n>m$

Ta sẽ chứng minh 

                                                                         $\sqrt{7}n>m+\frac{1}{m}$

Ta chứng minh bằng quy nạp bài toán này .

Ta chứng minh quy nạp theo $n$

Trước hết ta chứng minh trong các số tự nhiên nhỏ hơn $\sqrt{7}n$ mà $m=max$ đúng thì nó đúng với mọi $m$ không lớn hơn nó .$(1)$

Ta chứng minh $m+\frac{1}{m}>m-1+\frac{1}{m-1}$

Thế nhưng bất đẳng thức này đúng , vậy $(1)$ được chứng minh 

Giả sử bất đẳng thức cần chứng minh đúng đến $n$ nào đó , ta chứng minh nó đúng với $n+1$ .

Nhân xét khi $n$ tăng $1$ đơn vị thì vế trái tăng $\sqrt{7}$ , mặt khác $2<\sqrt{7}<3$ nên ở đây $max=m+2$ 

Ta chứng minh :                                               $\sqrt{7}n+\sqrt{7}>m+2+\frac{1}{m+2}$

Nhưng theo giả thiết quy nạp ta đã có $\sqrt{7}n>m+\frac{1}{m}>m+\frac{1}{m+2}$

Nên chỉ cần chứng minh $\sqrt{7}>2$ , hiển nhiên đúng 

:luoi:

Mình có cách này,m.n xem thế nào.

Theo giả thiết ta có:$7n^2>m^2$

vậy sẽ tồn tại số nguyên dương $x$ sao cho $7n^2=m^2+x$

Ta có $m^2$ chia 7 dư $0,1,2,4$ vậy $x$ chia 7 dư $0;6;5;3$

mà $x>0$ nên $Min(x)=3$ hay $7n^2\geqslant m^2+3>m^2+2+1/m^2=(m+1/m)^2$ 

suy ra $\sqrt{7}n>m+\frac{1}{m}\Leftrightarrow \sqrt{7}n-m> \frac{1}{m}$




#447077 $\sum \sqrt{a^2-ab+b^2}\geqslant 3$ với...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 02-09-2013 - 00:39

Cho $a,b,c>0$ và $a^2+b^2+c^2=3$

Chứng minh rằng $\sqrt{a^2-ab+b^2}+\sqrt{b^2-bc+c^2}+\sqrt{c^2-ca+a^2}\geqslant 3$

BĐT tương đương với:
$\sum 2\sqrt{(a^2-ab+b^2)(b^2-bc+c^2)}\geqslant 3+ab+bc+ac$

Ta có:

$\sum 2\sqrt{(a^2-ab+b^2)(b^2-bc+c^2)}=\sum \sqrt{(a^2+(a-b)^2+b^2)(b^2+(c-b)^2+c^2)}\geqslant \sum \sqrt{(a^2+b^2)(c^2+b^2)}\geqslant \sum (ac+b^2)=3+ab+bc+ca$

Vậy BĐT được chứng minh.




#445279 $\sum \frac{1}{a^2-a+1}\leqslant 3$

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 25-08-2013 - 10:13



Cho $a,b,c>0$ và $abc=1$

Chứng minh rằng $\frac{1}{a^2-a+1}+\frac{1}{b^2-b+1}+\frac{1}{c^2-c+1}\leqslant 3$

Giả sử $a\geqslant b\geqslant c$. Ta có: 

$\frac{1}{b^2-b+1}+\frac{1}{c^2-c+1}-\frac{2}{bc-\sqrt{bc}+1}=\frac{bc-\sqrt{bc}-b^2+b}{(b^2-b+1)(bc-\sqrt{bc}+1)}+\frac{bc-\sqrt{bc}-c^2+c}{(c^2-c+1)(bc-\sqrt{bc}+1)}=\frac{(\sqrt{b}-\sqrt{c})(b-c)(bc-b-c)}{(b^2-b+1)(c^2-c+1)(bc-\sqrt{bc}+1)}\leqslant 0$

Thay vào ta có: 

$\frac{1}{a^2-a+1}+\frac{1}{b^2-b+1}+\frac{1}{c^2-c+1}\leqslant \frac{1}{a^2-a+1}+\frac{2}{bc-\sqrt{bc}+1}=\frac{1+2a^2}{a^2-a+1}$

Khảo sát hàm số $f(a)=\frac{1+2a^2}{a^2-a+1}$ với $a\in [1;+\infty )$ ta được $dpcm$




#439069 $P=4(\frac{a^{3}}{b^{3}}+\frac{b^{3}}{a^{3}}) + 9(\frac{a...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 29-07-2013 - 12:47

Cho a, b là 2 số thực dương thoả mãn: $2(a^{2}+b^{2})+ab=(a+b)(ab+2)$ 

Tìm GTNN của biểu thức $P=4(\frac{a^{3}}{b^{3}}+\frac{b^{3}}{a^{3}}) + 9(\frac{a^{2}}{b^{2}} + \frac{b^{2}}{a^{2}})$ 

 

Cái biểu thức điều kiện phức tạp quá mình không biết nên đi hướng ntn? Mong nhận được sự giúp đỡ !  :lol:

Ta có:$2(a^{2}+b^{2})+ab=(a+b)(ab+2)$

       $\Leftrightarrow \frac{2(a^2+b^2)}{ab}+1=\frac{a+b}{\sqrt{ab}}(\sqrt{ab}+\frac{2}{\sqrt{ab}})\geqslant 2\sqrt{2}\sqrt{\frac{a^2+b^2}{ab}+2}$

Đặt $\frac{(a^2+b^2)}{ab}=x,(x>0)$ Ta có:$2x+1\geqslant 2\sqrt{2}\sqrt{x+2}\Leftrightarrow 4x^2+4x+1\geqslant 8x+16\Leftrightarrow (2x-5)(x+3)\geqslant 0\Leftrightarrow x\geqslant \frac{5}{2}$

Ta có:$P=4x^3+9x^2-12x-18=(x-\frac{5}{2})(4x^2+19x+\frac{71}{2})+\frac{283}{4}\geqslant \frac{283}{4}$

Vậy $Min(P)=\frac{283}{4}$$\Leftrightarrow a=1,b=2$và hoán vị.




#439033 $\sum \frac{\sqrt{a+b}}{c}\geq \frac{4(a+b+c)}{...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 29-07-2013 - 10:02

Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Chứng minh rằng:

 

$\frac{\sqrt{a+b}}{c}+\frac{\sqrt{b+c}}{a}+\frac{\sqrt{c+a}}{b}\geq \frac{4(a+b+c)}{\sqrt{(a+b)(b+c)(c+a)}}$

Ta có:$\sum \frac{\sqrt{a+b}}{c}\geqslant \frac{4(a+b+c)}{\sqrt{(a+b)(b+c)(c+a)}}\Leftrightarrow \sum \frac{(a+b)\sqrt{(b+c)(c+a)}}{c}\geqslant 4(a+b+c)$

Áp dụng BĐT $C-S$ ta có: $\sum \frac{(a+b)\sqrt{(b+c)(c+a)}}{c}\geqslant \sum \frac{(a+b)(\sqrt{a}+\sqrt{b})}{\sqrt{c}}$

Ta lại có: $\sum \frac{(a+b)(\sqrt{a}+\sqrt{b})}{\sqrt{c}}=(a+b+c)(\sum \frac{\sqrt{a}+\sqrt{b}}{\sqrt{c}})-2(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac})$

Áp dụng BĐT $AM-GM$ ta có: $(a+b+c)(\sum \frac{\sqrt{a}+\sqrt{b}}{\sqrt{c}})-2(\sqrt{ab}+\sqrt{bc}+\sqrt{ac})\geqslant 6(a+b+c)-2(a+b+c)=4(a+b+c)$

Vậy ta có $dpcm$ 




#437985 GTNN của $P=\frac{1}{a^5 (2b+3c)^2}+\frac...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 24-07-2013 - 23:03

Ch0 $a,b,c>0$ và $abc=1$

Tìm GTNN của $P=\frac{1}{a^5 (2b+3c)^2}+\frac{1}{b^5(2c+3a)^2}+\frac{1}{c^5(2a+3b)^2}$

Thay $abc=1$ vào ta có: $P=\sum \frac{1}{a^5 (2b+3c)^2}=\sum \frac{\frac{1}{a^3}}{(\frac{2}{c}+\frac{3}{b})^2}$

Áp dụng bất đẳng thức $Holder$ ta có: $\sum \frac{\frac{1}{a^3}}{(\frac{2}{c}+\frac{3}{b})^2}\sum (\frac{2}{c}+\frac{3}{b})\sum (\frac{2}{c}+\frac{3}{b})\geqslant (\sum \frac{1}{a})^3$

                                                              $\Leftrightarrow \sum \frac{\frac{1}{a^3}}{(\frac{2}{c}+\frac{3}{b})^2}\geqslant \frac{1}{25}(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})$

                                                              $\Leftrightarrow \sum \frac{\frac{1}{a^3}}{(\frac{2}{c}+\frac{3}{b})^2}\geqslant \frac{3}{25}$

Vậy $Min(P)=\frac{3}{25}$$\Leftrightarrow a=b=c=1$




#436125 Bất đẳng thức

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 19-07-2013 - 09:08

Ta có:$\frac{1}{8^x}+\frac{1}{8^x}+1\geqslant \frac{3}{4^x}$

Làm tương tự rồi cộng vào ta có:

 $2\left ( \frac{1}{8^{x}}+\frac{1}{27^{y-1}+}+\frac{1}{64^{z-2}} \right )+3\geqslant 3\left ( \frac{1}{4^{x}}+\frac{1}{9^{y-1}}+\frac{1}{16^{z-2}} \right)$

Vậy $Max(P)=3\Leftrightarrow x=0,y=1,z=2$

 


 




#435981 $\left ( 8a^{2}+bc \right )\left ( 8b^{2...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 18-07-2013 - 14:02

Cho các số thực không âm a,b,c . Chứng minh:

$\left ( 8a^{2}+bc \right )\left ( 8b^{2} +ca\right )\left ( 8c^{2}+ab \right )\leq \left ( a+b+c \right )^{6}$

Đặt $a+b+c=1$

Giả sử $a\geqslant b\geqslant c$. Đặt $f(a,b,c)=\left ( 8a^{2}+bc \right )\left ( 8b^{2} +ca\right )\left ( 8c^{2}+ab \right )$

Ta có:$f(\frac{a+b}{2},\frac{a+b}{2},c)-f(a,b,c)=(2(a+b)^{2}+\frac{a+b}{2}c )^2( 8c^{2}+\frac{(a+b)^2}{4})-(8a^{2}+bc )( 8b^{2} +ca)( 8c^{2}+ab)$

Ta có:$(a+b)^2\geqslant 4ab\Leftrightarrow c^2+\frac{(a+b)^2}{4}\geqslant c^2+ab$

$(2(a+b)^{2}+\frac{a+b}{2}c )^2-(8a^{2}+bc )( 8b^{2} +ca)=(a-b)^2[(a+b)(4a+4b-6c)+8ab+\frac{c^2}{4}]\geqslant 0$

$\Rightarrow f(a+b+c)\leqslant f(\frac{a+b}{2},\frac{a+b}{2},c)$

Thay $a+b=1-c$ vậy bài toán được đưa về một biến $c$ với điều kiện $0\leqslant c\leqslant \frac{1}{3}$

Đến đây bạn đọc tự chứng minh tiếp !

Good luck!




#435938 $\sum \frac{1}{a^{2}+5}

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 18-07-2013 - 09:24

Tìm GTLN,GTNN của $\sum \frac{1}{a^{2}+5},biết 1\leq a,b,c\leq 2,và a+b+c=5$

Ta có:$(a-1)(a-2)\leqslant 0\Leftrightarrow a^2+2\leqslant 3a$

Làm tương tự rồi thay vào ta có:

$\sum \frac{1}{a^{2}+5}\leqslant \frac{1}{3}(\sum \frac{1}{a+1})$

Ta lại có:

$\frac{1}{a+1}-\frac{1}{2}+\frac{a-1}{6}=\frac{(2-a)(1-a)}{6(a+1)}\leqslant 0$

$\frac{1}{b+1}-\frac{1}{3}+\frac{b-2}{6}=\frac{(2-b)(1-b)}{6(b+1)}\leqslant 0$

$\frac{1}{c+1}-\frac{1}{3}+\frac{c-2}{6}=\frac{(2-c)(1-c)}{6(c+1)}\leqslant 0$

Thay vào ta có:

$\frac{1}{3}(\sum \frac{1}{a+1})\leqslant \frac{1}{3}(\frac{1}{2}+\frac{2}{3}+\frac{-a-b-c+5}{6})=\frac{7}{18}$

Vậy $Max(\sum \frac{1}{a^{2}+5})=\frac{7}{18}\Leftrightarrow a=1,b=c=2$ và các hoán vị




#435797 $(a-2)^{2}+(b-2)^{2}+(c-2)^{2}\geq 3...

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 17-07-2013 - 11:38

Cho các số thực dương $a,b,c$ thoả mãn:

 

                             $\frac{2}{a^{2}+1}+\frac{2}{b^{2}+1}+\frac{2}{c^{2}+1}\geq 3$

 

Chứng minh rằng: $(a-2)^{2}+(b-2)^{2}+(c-2)^{2}\geq 3$

$\frac{2}{a^{2}+1}+\frac{2}{b^{2}+1}+\frac{2}{c^{2}+1}\geq 3\Leftrightarrow \sum \frac{(1-a)(1+a)}{a^2+1}\geqslant 0$

$(a-2)^{2}+(b-2)^{2}+(c-2)^{2}-3=\sum (a-3)(a-1)$

Ta có :$\sum (a-3)(a-1)-\sum \frac{2(1-a)(1+a)}{a^2+1}=\sum \frac{(a-1)^4}{a^2+1}\geqslant 0$

           $\Leftrightarrow \sum (a-3)(a-1)\geqslant \sum \frac{2(1-a)(1+a)}{a^2+1}\geqslant 0$

           $\Leftrightarrow (a-2)^{2}+(b-2)^{2}+(c-2)^{2}\geq 3$




#435036 $P=a^{2}+b^{2}+c^{2}+3abc$

Gửi bởi Nguyen Huy Tuyen trong 13-07-2013 - 16:28

Cho a,b,c là các số thực thoả $(a+b+c)^{3}-18(ab+bc+ca)\leq 6-(a+b+c)$.

Tìm GTLN của biểu thức $P=a^{2}+b^{2}+c^{2}+3abc$.

Nhận xét:Ta thấy bài này nếu xét a,b,c<0 thì giá trị của P sẽ không có lớn nhất. Ví dụ:c=1 còn a,b=$-\infty$ thì giá trị của A tăng lên liên tục.Vậy ta xét với a,b,c thực dương.

$6-(a+b+c)\geqslant (a+b+c)^{3}-18(ab+bc+ca)\geqslant (a+b+c)^3-6(a^2+b^2+c^2)$

$\Leftrightarrow ((a+b+c)^2+1)(a+b+c-6)\leqslant 0$

$\Leftrightarrow a+b+c\leqslant 6$

Ta có:$9P=9(a+b+c)^2+27abc-18(ab+bc+ac)\leqslant 9(a+b+c)^2+27abc+6-(a+b+c)^3-(a+b+c)$

Đặt $a+b+c=x$ ta có:$9x^2+6-x-x^3\leqslant 114-x\Leftrightarrow (x-6)^2(x+3)\geqslant 0$ 

Thay vào ta có: $9P\leqslant 114+27abc-(a+b+c)$

Áp dụng BĐT $27abc\leqslant (a+b+c)^3\leqslant 36(a+b+c)$ Ta có:

$9P\leqslant 114+35(a+b+c)\leqslant 324$

$\Leftrightarrow P\leqslant 36$

Vậy$Max(P)=36\Leftrightarrow a=b=c=2$