Đến nội dung

MHN

MHN

Đăng ký: 21-08-2023
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 12:36
***--

Chứng minh rằng: $\sum \sqrt{\frac{x^4+y^4+z}{...

17-01-2025 - 20:19

Cho các số thực dương $x;y;z$ thỏa mãn $xyz=1$. Chứng minh rằng:

$$\sqrt{\frac{x^4+y^4+z}{3z^3}}+\sqrt{\frac{y^4+z^4+x}{3x^3}}+\sqrt{\frac{z^4+x^4+y}{3y^3}}\geq x^2+y^2+z^2$$


Chứng minh rằng: $AB$ luôn đi qua một cố định.

08-01-2025 - 01:05

Cho $(O,R)$ tiếp xúc với đường thẳng $d$ tại $D$. Gọi $M,N$ là hai điểm di động trên $d$ sao cho $\overrightarrow{DM}.\overrightarrow{DN}=-k^2$ với $k\neq 0$. Từ $M,N$ kẻ hai tiếp tuyến $MA,NB$ lên đường tròn. Chứng minh rằng: $AB$ luôn đi qua một cố định.

Đề thi HSG quốc gia (VMO) 2024-2025

25-12-2024 - 12:34

Ngày thi thứ nhất: 25/12/2024
Đề thi gồm 01 trang, có 03 câu.
Câu 1 (7,0 điểm):
Xét đa thức \( P(x) = x^4 -x^3+ x \)
a) Chứng minh rằng với mọi số dương \( a \), đa thức \( P(x) - a \) có duy nhất một nghiệm dương.
b) Xét dãy số \( (a_n) \) được xác định bởi \( a_1 = \frac{1}{3} \) và với mọi \( n \geq 1 \), \( a_{n+1} \) là nghiệm dương của đa thức \( P(x) - a_n \). Chứng minh rằng dãy \( (a_n) \) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Câu 2 (7,0 điểm):
Với mọi số nguyên \( n \geq 0 \), đặt \( u_n = \left(2 + \sqrt{5}\right)^n + \left(2 - \sqrt{5}\right)^n \)
a) Chứng minh rằng \( u_n \) là số nguyên dương với mọi \( n \geq 0 \). Khi n thay đổi, số dư của \( u_n \) khi chia cho $24$ lớn nhất là bao nhiêu?
b) Tìm tất cả các cập số nguyên dương $(a;b)$ với $a;b$ nhỏ hơn $500$ sao cho với mọi $n$ lẻ ta có $u_n\equiv a^n-b^n(\mod 1111).$
Câu 3 (6,0 điểm):

Cho tam giác nhọn không cân $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ và có trực tâm $H$. Đường thẳng $AH$ cắt lại $(O)$ tại điểm $D$ khác $A$. Gọi $E$ và $F$ tương ứng là trung điểm các đoạn thẳng $AB$ và $AC$. Đường thẳng đi qua $H$ và vuông góc với $HF$ cắt đường thẳng $BC$ tại điểm $K$.

a) Đường thẳng $DK$ cắt lại $(O)$ tại điểm $Y$ khác $D$. Chứng minh rằng giao điểm của đường thẳng $BY$ và đường trung trực của đoạn thẳng $BK$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $OFY$.

b) Đường thẳng đi qua $H$ và vuông góc với $HE$ cắt đường thẳng $BC$ tại điểm $L$. Đường thẳng $DL$ cắt lại $(O)$ tại điểm $Z$ khác $D$. Gọi $M,N$ và $P$ tương ứng là giao điểm của các cặp đường thẳng $(BZ,OE),(CY,OF)$ và $(BY,CZ)$. Gọi $T$ là giao điểm của cặp đường thẳng $(YZ,MN)$ và $d$ là đường thẳng đi qua $T$ và vuông góc với $OA$. Chứng minh rằng $d$ đi qua trung điểm của đoạn thẳng $AP$.

 

 

 


Chứng minh rằng tiếp tuyến chung trong khác $AH$ của $(I_1)$ và...

24-12-2024 - 17:41

Bài I) Cho tam giác $ABC$ với trực tâm $H$. Gọi $(I_1),(I_2)$ lần lượt là đường tròn nội tiếp các tam giác $AHB, AHC$. Chứng minh rằng tiếp tuyến chung trong khác $AH$ của $(I_1)$ và $(I_2)$ đi qua trung điểm $BC$

Nguồn:Toán học tuổi trẻ 2009

Bài II) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, trực tâm $H$. Trung tuyến $AM$ cắt $(O)$ lần thứ hai tại $N. AH$ cắt $(O)$ tại $K$. Các đường thẳng $KN, BC$ và đường thẳng qua $H$ vuông góc với $AN$ cắt nhau tạo thành tam giác $XY Z$. Chứng minh rằng $(XY Z)$ tiếp xúc với $(O)$.

MÌnh xin đề xuất một bài toán được mở rộng từ bài 2 như sau:

Cho tam giác $ABC$. Một đường tròn $(O_a)$ đi qua $B, C$ cắt $AC, AB$ lần lượt tại $E, F. BE$ giao $CF$ tại $P$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$. Kẻ $PK$ vuông góc với $AO_a$. $Q$ đối xứng với $P$ qua $BC, L$ đối xứng với $K$ qua $M$. Các đường thẳng $PK, QL, BC$ cắt nhau tạo thành tam giác $XY Z$. Chứng minh rằng $(XY Z)$ tiếp xúc với $(ABC)$


Chứng minh hình chiếu của \(X\) lên \(B_1B_3\) nằm trên \((DEF...

21-12-2024 - 00:09

Cho tam giác \(A_1A_2A_3\) nội tiếp đường tròn \((O)\). \(X\) là một điểm nằm trong tam giác \(A_1A_2A_3\). Gọi \(D, E, F\) lần lượt hình chiếu của \(X\) lên \(A_1A_2, A_2A_3, A_3A_1\). Từ điểm \(B_1 \in (O), B_1 \ne A_1\) vẽ đường tròn đường kính \(XB_1\) cắt đường tròn \((DEF)\) tại một điểm \(M\). Đường thẳng \(B_1M\) cắt \((O)\) tại \(B_2 \ne B_1\). Từ điểm \(B_2\) vẽ đường tròn đường kính \(XB_2\) cắt \((DEF)\) tại điểm \(N \ne M\). Đường thẳng \(B_2N\) cắt \((O)\) tại \(B_3 \ne B_2\). Chứng minh hình chiếu của \(X\) lên \(B_1B_3\) nằm trên \((DEF)\).