Đến nội dung

lehoanghiep

lehoanghiep

Đăng ký: 29-04-2010
Offline Đăng nhập: 23-11-2013 - 01:14
*****

#380992 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 27-12-2012 - 20:39

Bài toán 6. Cho hai đường thẳng lần lượt có phương trình là $d_{1}:2x-3y-3=0$ và $d_{2}: 5x+2y-17=0$. Viết phương trình đđường thẳng điqua giao điểm của $d_{1}$, $d_{2}$ lần lượt cắt các tia $Ox, Oy$ tại $A, B$ sao cho $\left ( \frac{AB}{S_{OAB}} \right )^{2}$ đạt giá trị nhỏ nhất.


#380944 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 27-12-2012 - 18:48

Bài toán 5. Trong mặt phẳng $Oxy$, cho tam giác $ABC$. Các điểm $D\left ( 2;-1 \right ), E\left (2;2 \right ), F\left ( -2;2 \right )$ là chân đường cao hạ từ $A, B, C$. Xác định toạ độ các đỉnh của tam giác $ABC$.


#380918 ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 27-12-2012 - 17:10

Để nối tiếp sự thành công của chuyên mục ÔN THI ĐẠI HỌC 2012 trong box bất đẳng thức và để giúp các bạn có một kết quả tốt nhất trong kì thi đại học 2013, mình nghĩ một topic như thế này được lập ra sẽ rất có ý nghĩa!
Cũng như năm 2012, những tiêu chí của topic là:
  • Các đề bài phải rõ ràng, sáng sủa, gõ latex và viết có dấu.
  • Giải như một bài thi, không được nêu chung chung,nếu có thể các bạn hãy nêu hướng làm.
  • Cấm những vụ cãi vã, mà phải thật sự có tinh thần xây dựng topic một cách lành mạnh.
  • Không cho phép những bài toán nhiều hơn 3 biến, những cách giải sử dụng dồn biến (Kiểu đậm chất HSG) S.O.S, $p, q, r$ ... chỉ dành cho các cuộc thi HSG, Ít sử dụng các kí hiệu $\sum, \prod...$ vào bài làm.
  • Khuyễn khích các bài toán mang đậm chất " thi đh" của mấy năm nay, chẳng hạn như dồn về 1 biến (ĐH 2011, 2012), sử dụng công cụ hàm số.
Rất mong sự đóng góp tích cực của tất cả các bạn!
Mình xin mở đầu bằng bài toán:

Bài toán 1. Cho $a,b,c$ là các số thực dương thoả mãn $\frac{4}{5}b\geq a-c\geq \frac{3}{5}b$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức

$P=\frac{12\left ( a-b \right )}{c}+\frac{12\left ( b-c \right )}{a}+\frac{25\left ( c-a \right )}{b}$.




#380483 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 25-12-2012 - 22:09

Ủng hộ topic 1 bài nào.
Bài 3:Trong mặt phẳng với hệ toạ độ $Oxy$ cho 2 đường thẳng $d_{1}:x+2y-3=0;d_{2}:3x+y-4=0$ cắt nhau tại $M(1;1)$.Lập phương trình đường thẳng $d_{3}$ đi qua $A(-2;-1)$ cắt $d_{1};d_{2}$ tại các điểm $P;Q$ sao cho $MP=\sqrt{2} MQ$.

Chọn $H\left ( 3;0 \right )\in d_{1}$ và $K\left ( a;4-3a \right )\in d_{2}$ sao cho $MH=\sqrt{2}MK\Rightarrow \left ( a-1 \right )^{2}+\left ( 3-3a \right )^{2}=\frac{MH^{2}}{2}=\frac{5}{2}\Rightarrow \left ( a-1 \right )^{2}=\frac{1}{4}\Leftrightarrow a=\frac{3}{2}\vee a=\frac{1}{2}$.
Khi đó $K\left ( \frac{3}{2};-\frac{1}{2} \right )\vee K\left ( \frac{1}{2};\frac{5}{2} \right )$.
Ta có $HK//PQ$ vì $\frac{MH}{MP}=\frac{MK}{MQ}$.
Do đó $d_{3}$ qua $A$ có vecto chỉ phương $\overrightarrow{HK}$.
Đến đây là bài toán cơ bản rồi :))


#380445 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 25-12-2012 - 21:14

Về đường thẳng:
Phương trình tổng quát của đường thẳng $\Delta$ đi qua $A\left ( x_{0};y_{0} \right )$ và có vecto pháp tuyến $\overrightarrow{n}\left ( a;b \right )$:

$a\left ( x-x_{0}\right )+b\left ( y-y_{0} \right )=0$.


Phương trình tham số của đường thẳng $\Delta$ đi qua $A\left ( x_{0};y_{0} \right )$ và có vecto chỉ phương $\overrightarrow{u}\left ( a;b \right )$:

$\left\{\begin{matrix} x=x_{0}+at & \\ y=y_{0}+bt & \end{matrix}\right.\left ( t\in \mathbb{R} \right )$


Phương trình chính tắc của đường thẳng $\Delta$ đi qua $A\left ( x_{0};y_{0} \right )$ và có vecto chỉ phương $\overrightarrow{u}\left ( a;b \right )$ $ab\neq 0$:

$\frac{x-x_{0}}a{}=\frac{y-y_{0}}{b}$.


Khoảng cách từ một diểm đến một đường thẳng $\Delta$ có phương trình $ax+by+c=0$ là

$d_{M/\Delta }=\frac{\left | ax_{M}+by_{M}+c \right |}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$.




#380435 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 25-12-2012 - 21:01

Thỏa theo yêu cầu của bạn tramyvodoi thì mình xin được nhắc lại một vài công thức của phần này (chắc nhiều bạn cũng quên phần nào rồi :)) )
Vài khái niệm cơ bản: Gọi $H,K$ là hình chiếu của $M$ lên $Ox$ và $Oy$ thì $M\left ( x;y \right )\Leftrightarrow \overrightarrow{OM}=x\overrightarrow{i}+y\overrightarrow{j}=\overrightarrow{OH}+\overrightarrow{OK}$ (với $\overrightarrow{i},\overrightarrow{j}$ là hai vecto đơn vị.
+ $M$ là trung điểm của $AB$ khi $x_{M}=\frac{x_{A}+x_{B}}{2};y_{M}=\frac{y_{A}+y_{B}}{2}$.
+ $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ khi $x_{G}=\frac{x_{A}+x_{B}+x_{C}}{3};y_{G}=\frac{y_{A}+y_{B}+y_{C}}{3}$.
+ Cho $\overrightarrow{u}=\left ( x;y \right );\overrightarrow{u'}=\left ( x';y' \right )$ và số thực $K$ khi đó ta có

$\overrightarrow{u}=\overrightarrow{u'}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=x' & \\ y=y'& \end{matrix}\right.$

$\overrightarrow{u}\pm \overrightarrow{u'}=\left ( x\pm x';y\pm y' \right )$

$k\overrightarrow{u}=\left ( kx;ky \right )$

$\overrightarrow{u'}$ cùng phương $\overrightarrow{u}\left (\overrightarrow{u}\neq 0 \right )$ khi và chỉ khi có số $k$ sao cho $\left\{\begin{matrix} x'=kx & \\ y'=ky& \end{matrix}\right.$

$\overrightarrow{AB}=\left ( x_{B}-x_{A};y_{B}-y_{A} \right )$.


#380357 Hình giải tích tọa độ $Oxy$ ÔN THI ĐẠI HỌC 2013

Gửi bởi lehoanghiep trong 25-12-2012 - 18:58

So với phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức... thì hình giải tích tọa độ $Oxy$ không phải là câu dành điểm 10 trong đề thi đại học. Nhưng những năm gần đây, nó được đánh giá là một trong những phần nhiều học sinh khó vượt qua được.
Bởi vậy, mình lập ra topic này hi vọng các bạn chuẩn bị và sẽ thi đại học đóng góp những bài toán thuộc phần này, không đòi hỏi phải lắt léo, độ khó như trong những đề HSG; ưu tiên những bài kết hợp, lồng ghép những tính chất hình học bậc THCS, tương tự đề thi những năm gần đây.
Mong các bạn ủng hộ nhiệt tình, xây dựng topic vì một mục tiêu "ĐẬU ĐẠI HỌC"
Mình xin mở đầu bằng bài toán sau:

Bài toán 1. Cho tam giác $ABC$ có $A\left ( -3;0 \right )$ và phương trình hai đường phân giác trong $BD:x-y-1=0,CE:x+2y+17=0$. Tính tọa độ các điểm $B,C$.


#380130 Tìm điểm C của Hình chữ nhật

Gửi bởi lehoanghiep trong 24-12-2012 - 20:13

...nếu đề là hình vuông thì hiển nhiên đã cho điểm $B$ rồi,việc gì phải suy nghĩ a nhỉ~Hình đã gửi


Spoiler

Spam chút: Mình thấy cái đề số liệu thế này, chỉ khác là hình vuông. không biết có phải nguyenthuchuynh post nhầm :))
Theo mình bài toán chỉ mang tính chất thi đại học thôi chứ không đánh đố :))


#376887 Giải pt: $4^{x}+4=4x+4\sqrt{x^{2}-2x+2...

Gửi bởi lehoanghiep trong 11-12-2012 - 21:05

Giải pt: $4^{x}+4=4x+4\sqrt{x^{2}-2x+2}$

Chắc bạn chưa thỏa mãn với lời giải ở đây: http://diendantoanho...-lưu-2-nghệ-an/ :icon6:
Đặt $t=x-1$ khi đó phương trình đã cho tương đương với

$4^{t}=\sqrt{t^{2}+1}+t=\frac{1}{\sqrt{t^{2}+1}-t}\Leftrightarrow 4^{t}\left ( \sqrt{t^{2}+1}-t \right )=1$.

Xét hàm $f\left ( t \right )=4^{t}\left ( \sqrt{t^{2}+1}-t \right )$.

Ta có $f'\left ( t \right )=4^{t}ln4.\left ( \sqrt{t^{2}+1}-t \right )+4^{t}\left ( \frac{t}{\sqrt{t^{2}+1}}-1 \right )=4^{t}\left ( \sqrt{t^{2}+1}-t \right )\left ( ln4-\frac{1}{\sqrt{t^{2}+1}} \right )>0$.

Mặt khác $f\left ( 0 \right )=1$.
Do đó $x=0$ là nghiệm duy nhất của phương trình.


#376813 Chứng minh $\frac{b^2}{a}+\frac{c^2...

Gửi bởi lehoanghiep trong 11-12-2012 - 17:23

Cho $a,b,c$ thực dương chứng minh
$$\frac{b^2}{a}+\frac{c^2}{b}+\frac{a^2}{c}\ge\sqrt{3(a^2+b^2+c^2})$$

BĐT $$\Leftrightarrow \left ( \frac{b^{2}}{a}-2b+a \right )+\left ( \frac{c^{2}}{b}-2c+b \right )+\left ( \frac{a^{2}}{c}-2a+c \right )\geq \sqrt{3\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )}-\left ( a+b+c \right )$$
$\Leftrightarrow \sum \left ( a-b \right )^{2}\left ( \frac{1}{b}-\frac{1}{\sqrt{3\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )}+a+b+c} \right )\geq 0$ (đúng).


#376573 [Mr]$a^2+b^2+c^2\leq 2(ab+bc+ca)$

Gửi bởi lehoanghiep trong 10-12-2012 - 17:29

Cho $a,b,c\geq 0$ sao cho: $a^4+b^4+c^4\leq 2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)$.
Chứng minh răng: $a^2+b^2+c^2\leq 2(ab+bc+ca)$

$2\left ( a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2} \right )-\left ( a^{4}+b^{4}+c^{4} \right )=\left ( a+b+c \right )\left ( a+b-c \right )\left ( b+c-a \right )\left ( c+a-b \right )\geq 0$.
Suy ra $a+b\geq c;b+c\geq a;c+a\geq b\Rightarrow c\left ( a+b \right )\geq c^{2};a\left ( b+c \right )\geq a^{2};b\left ( c+a \right )\geq b^{2}$.
Cộng vế với vế ta được đpcm.


#376265 Đề thi kiểm tra chất lượng HSG lần 4 Quỳnh Lưu 2 - Nghệ An

Gửi bởi lehoanghiep trong 09-12-2012 - 13:43

Câu 1: (6 điểm)
1.Gpt: $(x^{3}+2x^{2}-1)=15(\sqrt{x-1}-\sqrt{x-2})^{3}$
2. Gbpt: $24x^{2}-60x+36\geq \frac{1}{\sqrt{5x-7}}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}$

1) Điều kiện $x\geq 2$.
Phương trình đã cho tương đương $\left ( x^{3}+2x^{2}-1 \right )\left ( \sqrt{x-1}+\sqrt{x-2} \right )^{3}=15$.
Đặt $f\left ( x \right )=x^{3}+2x^{2}-1$ và $g\left ( x \right )=\left ( \sqrt{x-1}+\sqrt{x-2} \right )^{3}$
Dễ thấy $\left\{\begin{matrix} f\left ( x \right )>0,f'\left ( x \right )>0 & \\ g\left ( x \right )>0,g'\left ( x \right )>0& \end{matrix}\right.$.
Xét $h\left ( x \right )=f\left ( x \right ).g\left ( x \right )\Rightarrow h'\left ( x \right )=f'\left ( x \right )g\left ( x \right )+f\left ( x \right )g'\left ( x \right )>0$.
Mặt khác $h\left ( 2 \right )=0$. Suy ra $x=2$ là nghiệm duy nhất.
2) Điều kiện $x>\frac{7}{5}$.
BPT$\Leftrightarrow \left ( 5x-6\right )^{2}-\frac{1}{\sqrt{5x-7}}\geq x^{2}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}$.
Đến đây, xét hàm $f\left ( t \right )=t^{2}-\frac{1}{\sqrt{t-1}}\left ( t>\frac{7}{5} \right )$ ta được $5x-6\geq x\Leftrightarrow x\geq \frac{3}{2}$.


#376165 Chứng minh : $\frac{a^2}{b}+\frac{b^2...

Gửi bởi lehoanghiep trong 08-12-2012 - 23:14

Cho $x,y,z$ dương, $x+y+z=1$.Chứng minh :
$\frac{a^2}{b}+\frac{b^2}{c}+\frac{c^2}{a} \geq 3(a^2 +b^2 +c^2)$

BĐT$\Leftrightarrow \sum \left ( \frac{a^{2}}{b}-2a+b \right )\geq 3\sum a^{2}-\left ( a+b+c \right )^{2}\Leftrightarrow \sum \frac{\left ( a-b \right )^{2}}{b}\geq \sum \left ( a-b \right )^{2}\Leftrightarrow \sum\left ( a-b \right )^{2}\left ( \frac{1}{b}-1 \right )\geq 0$ (đúng).


#375140 $ABCD$ là tứ giác ngoại tiếp đường tròn tâm $O$ có độ dài...

Gửi bởi lehoanghiep trong 04-12-2012 - 20:13

Giống hệt
http://www.artofprob...fdc773a#p331609

Bổ đề 1 Trong một tứ giácngoại tiếp $ ABCD $ với tâm $ I $, $ AI .DI. BC = BI. CI .AD $.
Chứng minh
Tính diện tích $ \Delta AID$ và $ \Delta BIC $ theo hai cách,
Ta có: $S_{AID} = \frac {AI . DI. \sin \widehat{AID}} { 2} = \frac {AD . r} {2}$,
$S_{BIC} =\frac{BI.CI.\sin\widehat{BIC}}{2}=\frac{BC. r}{2}$.

Chú ý $ \sin \widehat{AID} = \sin \widehat{BIC},$ nên $ AI . DI. BC = BI. CI. AD $. (đpcm)
Bổ đề 2 Trong một tứ giác ngoại tiếp ABCD với tâm $ I $,
Ta có: $ AB. BC = BI ^ 2 + \frac {AI . BI. CI} {DI} $.
Chứng minh.
Dựng một điểm $ P $ bên ngoài $ABCD $ ; $ \Delta PAB$ ~ $\Delta IDC $.

Sử dụng Định lý Ptolemy cho tứ giác$ PAIB $ cho $ PA . IB + PB . AI = PI . AB $ nếu và chỉ nếu $ AB = BI . \frac {AP} {PI} + AI\frac {BP} {PI} $ (1) .

Dễ thấy : $ \Delta API$ ~ $\Delta IBC $ và $ \Delta BPI $~ $\Delta IAD $, trong đó $ \frac{AP}{PI} = \frac{IB} {BC} $ và $ \frac{BP}{PI} = \frac{IA}{AD} $.

Ta có: Từ $ (1) $, ta đã c/m $ AB = BI . \frac {IB} {BC} + AI . \frac {IA} {AD}$ nếu $ AB.BC = BI ^ 2 + \frac {AI ^ 2 . BC} {AD} $.

Theo Bổ đề 1 , $ \frac {AI ^ 2 . BC} {AD} = \frac {AI . BI . CI} {DI} $, và do đó $ AB . BC = BI ^ 2 + \frac {AI. BI.CI} {DI} $,(đpcm)

Áp dụng vào bài toán
$AB.BC.CD. DA=(AO.OC+BO.OD)^2$
OK.(^-^)

Cái này cũng không khác http://www.artofprob...fdc773a#p331609 là mấy.
:))


#374968 $ABCD$ là tứ giác ngoại tiếp đường tròn tâm $O$ có độ dài...

Gửi bởi lehoanghiep trong 04-12-2012 - 00:26

Gọi $r$ là bán kính đường tròn nội tiếp tứ giác và $E, F, G, H$ lần lượt là tiếp điểm của đường tròn với các cạnh $AB, BC, CD, DA$.
Ta có $OA=\frac{r}{sin\frac{A}{2}};OB=\frac{r}{sin\frac{B}{2}};OC=\frac{r}{sin\frac{C}{2}};OD=\frac{r}{sin\frac{D}{2}}$.
$AE=\frac{r}{tan\frac{A}{2}};BE=\frac{r}{tan\frac{B}{2}}$ suy ra $a=AE+BE=r.\left ( \frac{1}{tan\frac{A}{2}}+\frac{1}{tan\frac{B}{2}} \right )=r.\frac{sin\frac{A +B}{2}}{sin\frac{A}{2}sin\frac{B}{2}}$

Tương tự $b=r.\frac{sin\frac{B+C}{2}}{sin\frac{B}{2}sin\frac{C}{2}};c=r.\frac{sin\frac{C+D}{2}}{sin\frac{C}{2}sin\frac{D}{2}};d=r.\frac{sin\frac{D+A}{2}}{sin\frac{D}{2}sin\frac{A}{2}}$.

Khi đó điều cần chứng minh tương đương với

$\frac{1}{sin\frac{A}{2}sin\frac{C}{2}}+\frac{1}{sin\frac{B}{2}sin\frac{D}{2}}=\sqrt{\frac{sin\frac{A+B}{2}sin\frac{B+C}{2}sin\frac{C+D}{2}sin\frac{D+A}{2}}{sin^{2}\frac{A}{2}sin^{2}\frac{B}{2}sin^{2}\frac{C}{2}sin^{2}\frac{D}{2}}}$. $\left ( 1 \right )$

Mặt khác $sin\frac{A+B}{2}=sin\frac{C+D}{2};sin\frac{B+C}{2}=sin\frac{D+A}{2}$ (vì $A+B+C+D=2\pi$).

Do đó $\left ( 1 \right )\Leftrightarrow sin\frac{A}{2}sin\frac{C}{2}+sin\frac{B}{2}sin\frac{D}{2}=sin\frac{A+B}{2}sin\frac{B+C}{2}$.

Ta có $sin\frac{A}{2}sin\frac{C}{2}+sin\frac{B}{2}sin\frac{D}{2}=\frac{1}{2}\left ( cos\frac{A-C}{2}-cos\frac{A+C}{2} \right )+\frac{1}{2}\left (cos\frac{B-D}{2}-cos\frac{B+D}{2} \right )$
$=\frac{1}{2}\left ( cos\frac{A-C}{2}+cos\frac{B-D}{2} \right )=cos\frac{A-C+B-D}{4}cos\frac{A-C+D-B}{4}=cos\frac{2\left (A+B \right )-2\pi }{4}cos\frac{2\pi -2\left ( B+C \right )}{4}=sin\frac{A+B}{2}sin\frac{B+C}{2}$.
Từ đây ta suy ra điều phải chứng minh.