Đến nội dung

Nxb

Nxb

Đăng ký: 04-11-2011
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 19:44
*****

#292910 $DE \perp BM$

Gửi bởi Nxb trong 08-01-2012 - 22:24

8-1-2012.JPG
Cách khác: Dựng đường thẳng qua A vuông góc với DE cắt BC tại F. Dễ thấy $BF=IA$
Theo định lý Menelaus ta có: $\frac{CB}{CE}.\frac{ME}{MA}.\frac{IA}{IB}=1$
và $\frac{CE.IB}{CB}=CE.\frac{IB}{CD}=CE.\frac{EB}{CE}=BE$
Do đó $\frac{MA}{ME}=\frac{IA}{BE}=\frac{BF}{BE}$ suy ra $AF//MB$. Ta có đpcm


#292860 "Chứng tỏ rằng trong tam giác vuông, đường phân giác của góc vuông chia đ...

Gửi bởi Nxb trong 08-01-2012 - 16:38

8-1-2012.JPG
Bài toán tổng quát hơn thế này: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. phân giác AD, đường cao AH khi đó AD là phân giác $\angle HAO$
Ta có $\angle HAB+\angle ABC=90$
$\angle ABC=\frac{1}{2}AOC \Rightarrow \angle ABC+\angle OAC=90$
$\Rightarrow \angle BAH=\angle AOC \Rightarrow$ đpcm


#292856 Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn tâm O.

Gửi bởi Nxb trong 08-01-2012 - 16:19

8-1-2012.JPG
Gọi H là trung điểm của AM
Ta có $\angle IHK= 2\angle IAM+2\angle KAM= 2\angle BAC$ và $\Delta IHK$ cân tại H
Do đó $IK$ max $\Leftrightarrow IH=\frac{1}{2}AM$ max $\Leftrightarrow$ AM là đường kính (O) hay M là giao của AO với (O)


#292844 Tính số đo góc AOB

Gửi bởi Nxb trong 08-01-2012 - 13:58

Bài này có thể tổng quát thành thế này: Cho hình vuông ABCD. O là một điểm thuộc miền trong của hình vuông sao cho $OA :OB :OC =x: y: z$ thỏa mãn $x^2+2y^2=z^2$ thì $\angle AOB=135$


#292094 Tự chế:Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Đường thẳng song song với...

Gửi bởi Nxb trong 04-01-2012 - 16:46

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O. Đường thẳng song song với BC cắt (O) tại D và E. Đường thẳng AD và AE lần lượt cắt tiếp tuyến tại B và C đối với (O) tại F và G. CF cắt BG tại H. Chứng minh rằng AH đi qua trung điểm của BC
untitled.jpg


#290357 Chứng minh rằng nếu 3 trong số chúng đồng quy thì cả 4 đồng quy.

Gửi bởi Nxb trong 26-12-2011 - 20:38

Ta cần có bổ đề sau:
Cho tứ giác ABCD. Các đường thẳng d1, d2, d3, d4 lần lượt qua X, Y, Z, T và vuông góc với AB, BC, CD, DA; d1, d2, d3 đồng quy.Khi đó d1, d2, d3, d4 đồng quy $\Leftrightarrow$ $ XA^2-XB^2+YB^2-YC^2+ZC^2-ZD^2+TD^2-TA^2=0$
Sau đó áp dụng X, Y, Z, T là các trung điểm rồi sử dụng vector là xong.Chứng minh bổ đề hơi giống định lý Carnot


#290349 [Topic]Hỏi đáp về việc Vẽ Hình!

Gửi bởi Nxb trong 26-12-2011 - 20:31

uhm.Nhưng đưa file ảnh lên kiểu gì


#287225 Đồng quy 3 đường

Gửi bởi Nxb trong 08-12-2011 - 17:15

Gọi E, F là tâm các đường tròn nội tiếp tam giác ABD, ACD. AI, AJ là các đường phân giác kẻ từ A của tam giác ABD và ACD
Trường hợp MN // BC đơn giản , ta bỏ qua
Goi H là giao điểm của MN và BC
Từ tính chất đường phân giác dễ thấy: $\frac{\overline{EI}}{\overline{EA}}.\frac{\overline{FA}}{\overline{FJ}} = -\frac{\overline{DI}}{\overline{DJ}}$ => AD, IF, JE đồng quy
=> A(IJDH) = -1 => AD vuông góc với AH => AH là phân giác ngoài góc BAC => (HDCB) = -1 => BN, CM, AD đồng quy


#286294 Cho đường tròn không biết tâm. Dựng đường kính của đường tròn chỉ bằng thước kẻ

Gửi bởi Nxb trong 02-12-2011 - 20:59

Ý em là ta sẽ chỉ dùng thước thẳng .Như thế thì nhiều hình cơ bản sẽ không dùng được.Em nghĩ bài của anh sẽ không thoả mãn (Vì dựng đường song song thì cần thước đo góc còn dựng trung điểm cần thêm compa(nếu muốn nhanh)).Thật ra thì cái này không khó lắm nhưng vì mình không biết là có điều này (mặc dù mình đã dùng nó nhiều lần khi giải toán) nên mình thấy nó rất thú vị vì vậy mong mọi người đừng thấy nó vớ vẩn khi mà đã nghĩ ra cách giải.Xin phép xóa của anh dòng chữ kia đi lần sau em sẽ rút kinh nghiệm (em mới post lần đầu :icon6:)


#286128 Vectơ10 : $sinA\overrightarrow{IA}+sinB\overrightarrow{IB}...=...

Gửi bởi Nxb trong 01-12-2011 - 18:21

1/ Cho tam giac ABC ,M bất kì,cm
$S_{MBC}\overrightarrow{MA}+S_{MAC}\overrightarrow{MB}+S_{MAB}\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$
2/Cho tam giac ABC I là tâm đường tròn ngoại tiếp,cm
$sinA\overrightarrow{IA}+sinB\overrightarrow{IB}+sinC\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$

Hệ thức 1 thì M nằm trong tam giác mới có được
chứng minh hệ thức 2 dựa vào hệ thức 1: theo hệ thức 1 thì
$S_{IBC}\overrightarrow{IA}+S_{IAC}\overrightarrow{IB}+S_{IAB}\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$.mặt khác thì SIBC=$\frac{1}{2}$BC.r (r là khoảng cách từ I tới BC), từ đó ta có
BC$\vec{IA}$+AC$\vec{IB}$+AB$\vec{IC}$ = $\vec{0}$.Từ đây vì BC=2R.sinA (R là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác) ta có đpcm


#284746 1 bài chứng minh tứ giác nội tiếp

Gửi bởi Nxb trong 23-11-2011 - 19:06

Bài này hay(có lẽ lấy ý tưởng từ bài iran 98)
Gọi GN giao AC tại R, GM giao BC tại Q, IP giao MN tại D

Dễ thấy A, I, M ; B, I, N thẳng hàng .Ngoài ra theo định lý Pascal ta cũng có I, R, Q thẳng hàng
Vì M là điểm chính giữa cung BC nên $\widehat{IAR}$=$\widehat{IGR}$
=>GARI nội tiếp đường tròn=>$\widehat{GRI}$=$\widehat{GAI}$=$\widehat{GNM}$=>QR//MN

Ta cũng có được $\widehat{GRQ}$=$\widehat{GNM}$=$\widehat{GQB}$(Vì M là điểm chính giữa cung BC) => BC là tiếp tuyến đường tròn ngoại $\Delta$GQR, ta cũng có điều tương tự với AC, mặt khác CI là phân giác của $\Delta$CRQ cân tại C (vì R, Q là tiếp điểm) => I là trung điểm của RQ. Ta cũng có RQ//MN , do đó D là trung điểm MN => I(GRAN) = -1 => (GCMN) = -1, tức là GCNM là tứ giác điều hòa => GM.NC=GN.MC, dễ chứng minh được NC=NI1, MC=MI2
=> $\dfrac{GN}{GM}$=$\dfrac{NI1}{MI2}$ mặtkhác góc I1NG=góc I2MG
=> $\Delta$I1NG$\sim$$\Delta$I2MG => góc GI1N=góc GI2M => đpcm


#282229 Đề thi HSG Hà Nội vòng 2 năm 2011-2012

Gửi bởi Nxb trong 08-11-2011 - 18:14

Bài 3:
Gọi I là giao điểm của AO và BC ,J là giao của ON và AB
Theo định lý Ceva ta có :
$\dfrac{\overline{DA}}{\overline{DB}}$ . $\dfrac{\overline{IB}}{\overline{IC}}$.$\dfrac{\overline{EC}}{\overline{EA}}$ = -1
mặt khác $\dfrac{\overline{DA}}{\overline{DB}}$=$\dfrac{\overline{EA}}{\overline{EC}}$ ( DE // BC)
=> $\dfrac{\overline{IB}}{\overline{IC}}$ = -1 => (CBI) = -1 => I là trung điểm của BC, vì JN // BC nên ta có O là trung điểm của JN (1)
Vì ON // BC => (CENA) = O(CENA) = (CBI) = -1
=> M(CENA) = -1 ,mặt khác MA là đường phân giác góc tạo bởi ME và MC
=> MA vuông góc với MN (2)
Từ (1)(2) => đpcm


#282055 Hình học

Gửi bởi Nxb trong 07-11-2011 - 16:54

Ta có HG // BC nên AD = 3HD
tanB.tanC = tanB.tanBHD = AD/BD . BD/HD => ta có đpcm