Đến nội dung

LNH nội dung

Có 206 mục bởi LNH (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#520898 Mỗi số nguyên $x$ có thể thay bằng $\left \lceil x...

Đã gửi bởi LNH on 23-08-2014 - 16:41 trong Tổ hợp và rời rạc

Một bảng các ô vuông được điền bởi các số thực. Ở mỗi hàng và mỗi cột, tổng các số của hàng/cột đó là một số nguyên. Chứng minh rằng: mỗi số nguyên $x$ có thể thay bằng $\left \lceil x \right \rceil$ hoặc $\left \lfloor x \right \rfloor$ để tổng mỗi hàng/cột bằng tổng hàng/cột ban đầu.




#519648 Tìm số nguyên dương $M$ nhỏ nhất

Đã gửi bởi LNH on 15-08-2014 - 13:20 trong Số học

Cho $m$ có ước nguyên tố lớn hơn $\sqrt{2m}+1$. Tìm số nguyên dương $M$ nhỏ nhất sao cho tồn tại $T$ là tập hữu hạn các số nguyên dương phân biệt thỏa mãn:

(i) $m$ và $M$ lần lượt là các phần tử nhỏ nhất và lớn nhất thuộc $T$

(ii) Tích các phần tử của $T$ là số chính phương




#513484 Trường Hè Toán Học 2014-Đề Kiểm Tra Chất Lượng

Đã gửi bởi LNH on 17-07-2014 - 20:26 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

$\boxed{\text{Bài 5}}$ Các số $1,2,...,n^2$ được điền vào bảng kích thước nxn theo cách như hình vẽ bên dưới. Ta xóa đi n số từ bảng, sao cho không có hai số nào được xóa cùng hàng cũng như không có hai số nào được xóa cùng cốt. Tìm Tổng các số còn lại của bảng

10513457_600036626780442_315388916248008

 

Gọi $a_1,...,a_n$ là các số được xoá sao cho $a_i$ thuộc hàng thứ $i$

Vì $(i-1)n+1 \leq a_i \leq in$ nên nếu ta đặt $b_i=a_i-(i-1)n$, ta có $1 \leq b_i \leq n$

Vì các số được xoá không nằm cùng cột nên $a_i$ không đồng dư với $a_j$ mod $n$, với mọi $i \neq j$

Suy ra $b_i \neq b_j$

Vậy $b_1,...,b_n$ chính là hoán vị của các số $1,2,...,n$

Như vậy tổng $b_1+...+b_n=1+...+n=\frac{n^2+n}{2}$

$a_1+...+a_n=\frac{n\left ( n^2+1 \right )}{2}$

Tổng các số còn lại là: $\frac{n^2\left ( n^2+1 \right )-n\left ( n^2+1 \right )}{2}=\frac{n^4-n^3+n^2-n}{2}$




#513191 $C_n^k$ lẻ với mọi $k \in \left\{ {1,2,...,n}...

Đã gửi bởi LNH on 16-07-2014 - 16:31 trong Số học

Cmr : \[C_n^k \] lẻ với mọi k\[ \in \left\{ {1,2,...,n} \right\}\] khi và chỉ khi n có dạng \[n = 2^m  - 1\]

Theo định lý Kummer, luỹ thừa của $2$ trong $C^k_n$ bằng số lần nhớ trong phép tính $n-k$ trong hệ cơ số $2$

Nếu $n=2^m-1$ thì $n=\overline{11..1}_2$ thì $n-k$ sẽ không có lần nhớ nào nên $C^k_n$ lẻ với mọi $k \leq n$

Nếu $n \neq 2^m-1$ thì trong biểu diễn nhị phân của $n$ có ít nhất một số $0$, vì vậy tồn tại $k \leq n$ để $n-k$ có ít nhất một lần nhớ, suy ra tồn tại $C^k_n$ chẵn

Ta có đpcm




#512776 Bất kì $k$ số liên tiếp nào trong dãy $\left ( a_n \...

Đã gửi bởi LNH on 14-07-2014 - 16:47 trong Số học

$a_n$ là chữ số đầu tiên bên trái của số $2^n$, $b_n$ là chữ số đầu tiên bên trái của số $5^n$. Chứng minh rằng: bất kì $k$ số liên tiếp nào trong dãy $\left ( a_n \right )$ đều xuất hiện trong $k$ số liên tiếp của dãy $\left ( b_n \right )$




#511781 một bài tổ hợp sử dụng định lí thặng dư trung hoa

Đã gửi bởi LNH on 09-07-2014 - 05:03 trong Tổ hợp và rời rạc

ta gọi một tập hợp các số nguyên dương C la tốt nếu với mọi số nguyên dương k tồn tại hai số a,b phân biệt trong C sao cho (a+k,b+k)>1 giả sử một tập tốt có tổng các phần tử là 2003.Cmr ta có thể loại một phần tử trong C sao cho tập còn lại vẫn tốt

Ta chứng minh bổ đề sau :

Bổ đề : $C$ là tập tốt khi và chỉ khi tồn tại  là số nguyên tố sao cho với mọi $i=\overline{0,p-1}$ , tồn tại $a,b\in C$, $a\equiv b\equiv i\left( \bmod p \right)$

Chứng minh :

Ta chứng minh phần đảo trước.

Giả sử tồn tại số nguyên tố $p$ sao cho $\forall i=\overline{0,p-1}$ ,$\exists {{a}_{i}},{{b}_{i}}\in C$ sao cho ${{a}_{i}}\equiv {{b}_{i}}\equiv i\left( \text{mod p} \right)$

$\forall k\equiv s\left( \text{mod p} \right)$ ,$s\in \left\{ 0,...,p-1 \right\}$ , đặt $a={{a}_{p-s}},b={{b}_{p-s}}$

Ta có : $\left( a+k,b+k \right)\vdots p\Rightarrow \left( a+k,b+k \right)>1$

Vậy $C$ là tập tốt

Ta chứng minh chiều ngược lại

Giả sử tồn tại tập tốt $C$ không thoả mãn điều kiện trên

Gọi $d$ là khoảng cách lớn nhất giữa $2$ phần tử trong $C$

Xét dãy số nguyên tố liên tiếp :

$2={{p}_{1}}<{{p}_{2}}<...<{{p}_{t}}\le d<{{p}_{t+1}}<...$

$\forall i=\overline{1,t}$ ,$\exists {{r}_{i}}$ trong hệ thặng dư đầy đủ modulo $p$ sao cho có nhiều nhất một phần tử thuộc $C$ đồng dư với $r_i$ modulo $p$.

Xét hệ phương trình đồng dư sau :

$x\equiv {{r}_{i}}\left( \text{mod }{{\text{p}}_{i}} \right)$ ,$\forall i=\overline{1,t}$

Theo định lí thặng dư Trung Hoa, tồn tại $k$ là nghiệm của hệ trên.

Xét $\left( a+k,b+k \right)$ ($a,b\in C$ )

Giả sử $a>b$

$\left( a+k,b+k \right)=\left( a-b,a+k \right)=1$ (vô lí) (vì $a+k$ không chia hết cho ,$\forall i=\overline{1,t}$ còn $a-b<p_{t+1}$

Suy ra đpcm

Quay lại bài toán:

Vì $C$ là tập tốt nên tồn tại số nguyên tố $p$ thoả mãn $\exists {{a}_{i}},{{b}_{i}}\in C,{{a}_{i}}\equiv {{b}_{i}}\equiv i\left( \text{mod p} \right)$ ,$\forall i=\overline{0,p-1}$

Xét $S=\sum\limits_{i=0}^{p-1}{{{a}_{i}}}+\sum\limits_{i=0}^{p-1}{{{b}_{i}}\equiv 2\left( 0+1+...+p-1 \right)\equiv p\left( p-1 \right)}\equiv 0\left( \text{mod p} \right)$

Dễ thấy $p<2003$

Vì $2003$ là số nguyên tố, $2003\ne S$

Suy ra tồn tại ít nhất một phần tử $a\in C,a\notin \left\{ {{a}_{i}},{{b}_{i}}\left| i=\overline{0,p-1} \right. \right\}$

Vậy tập $C-\left\{ a \right\}$ là tập tốt (đpcm)




#509858 Có bao nhiêu cách xếp $n$ cặp vợ chồng ngồi vào $2n$ chiế...

Đã gửi bởi LNH on 29-06-2014 - 19:18 trong Tổ hợp và rời rạc

http://diendantoanho...gồi-kề-chồng-c/

bạn vào đây xem sao nhé :)

Hai bài này khác nhau nhé bạn ;)




#509828 Có bao nhiêu cách xếp $n$ cặp vợ chồng ngồi vào $2n$ chiế...

Đã gửi bởi LNH on 29-06-2014 - 16:47 trong Tổ hợp và rời rạc

gọi vị trí những nguoi dan ong : x1,  x2,..... xn

                                   phu nu   :y1, y2,....yn

 ban đầu ta có vị trí ngồi mà phụ nữ cạnh chồng : x1y1x2y2......xnyn. Ta tịnh tiến các vị trí của y :  yny1y2.....yn-1

                                                                                                                                                                                                         yn-1y1y2......yn-2

                                                                                                                                                                                                        ...............................

vậy có n-1 cánh xếp

Bạn giải sai rồi nhé :)

Đáp số đúng là : $2n!\left [ n!-\sum_{i=1}^{n}\left ( -1 \right )^{i+1}\frac{2n}{2n-i}C_{2n-i}^{i}\left ( n-i \right )! \right ]$




#509704 Topic về tổ hợp, các bài toán về tổ hợp

Đã gửi bởi LNH on 28-06-2014 - 21:59 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài 43: Cho bảng ô vuông $n \times n$ được tô bằng $2$ màu trắng và đen. Giả sử tồn tại tập $A$ khác rỗng gồm các hàng sao cho bất kì cột nào cũng chứa một số chẵn ô trắng thuộc $A$. Chứng minh rằng: Tồn tại tập $B$ khác rỗng gồm các cột sao cho bất kì hàng nào đều có số chẵn ô trắng thuộc $B$.




#509680 Xóa Bài viết

Đã gửi bởi LNH on 28-06-2014 - 21:12 trong Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

Tại sao bài viết của em đôi khi lại bị xóa không có lý do!

Bài viết của bạn ở topic nào vậy :)




#509656 Topic về tổ hợp, các bài toán về tổ hợp

Đã gửi bởi LNH on 28-06-2014 - 19:24 trong Tổ hợp và rời rạc

Bài 40: Cho $A$ là tập gồm $n$ phần tử, $A_1,...,A_m$ là các tập con có $3$ phần tử thoả mãn $\left | A_i \cap A_j \right |\leq 1, \forall i \neq j$. Chứng minh rằng: $\exists T \subset A$ thoả mãn: $\overline{\exists }$ $i$ sao cho $A_i\subseteq T,\left | T \right |\geq \left \lfloor \sqrt{2n} \right \rfloor$

Bài 41: Cho một bảng hình chữ nhật kích thước $2\times n$. Mỗi ô ta viết một số thực dương sao cho tổng $2$ số ở cùng cột đều bằng $1$. Chứng minh rằng: ta có thể bỏ mỗi cột một số sao cho tổng các số còn lại ở cùng một hàng không quá $\frac{n+1}{4}$




#509313 Có bao nhiêu cách xếp $n$ cặp vợ chồng ngồi vào $2n$ chiế...

Đã gửi bởi LNH on 27-06-2014 - 07:12 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho $n \in \mathbb{N},n\geq 2$. Người ta xếp xung quanh $1$ chiếc bàn tròn theo chiều kim đồng hồ $2n$ chiếc ghế $g_{1},...,g_{2n}$. Hỏi có bao nhiêu cách xếp $n$ cặp vợ chồng ngồi vào $2n$ chiếc ghế thoả mãn:

i) Chồng không ngồi kề vợ.

ii) Hai người cùng giới không ngồi kề nhau.




#509146 Chứng minh rằng: $\left | A \right |\leq 2^n$

Đã gửi bởi LNH on 26-06-2014 - 10:07 trong Tổ hợp và rời rạc

$A$ là tập hợp các vectơ trong không gian $n$ chiều trên tập $\mathbb{Z}_3$ thoả mãn với mọi vectơ phân biệt $a,b \in A$, tồn tại toạ độ $i$ sao cho $b_i \equiv a_i+1\left ( mod 3 \right )$. Chứng minh rằng: $\left | A \right |\leq 2^n$




#508512 Topic về tổ hợp, các bài toán về tổ hợp

Đã gửi bởi LNH on 22-06-2014 - 22:56 trong Tổ hợp và rời rạc

Lâu quá không đăng, topic đóng bụi dày cộm rồi :(

Bài 38: Gọi $f\left ( a,b,c \right )$ là số các cách để điền vão các ô trong bảng $a\times b$ bằng các số trong $\left \{ 1;2;...;c \right \}$ sao cho trong bất kì ô nào, số nằm trong ô đó đều lớn hơn hoặc bằng số ở ô trên nó và số ở ô bên trái nó. Chứng minh rằng: $f\left ( a,b,c \right )=f\left ( c-1,a,b+1 \right )$

Bài 39: Đặt $21$ điểm trên đường tròn. Chứng minh rằng: có ít nhất $100$ cặp điểm tạo ra cung nhỏ hơn hoặc bằng $120^0$




#507597 Topic về số học, các bài toán về số học.

Đã gửi bởi LNH on 18-06-2014 - 08:57 trong Số học

Bài 64: Chứng minh rằng các phần tử trong tập $\mathbb{N}$ có thể tô bằng $2$ màu thoả mãn điều kiện sau:

(i) Với mọi số nguyên tố $p$ và số tự nhiên $n$, các số $p^{n},p^{n+1},p^{n+2}$ không cùng một màu

(ii) Không tồn tại một dãy cấp số nhân vô hạn được tô cùng một màu

Bài 65: Chứng minh rằng: $\forall n \in \mathbb{Z}^+$, $n! \mid \prod_{k=0}^{n-1}\left ( 2^n-2^k \right )$




#506547 Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên tố $q$ sao cho với mọi số...

Đã gửi bởi LNH on 14-06-2014 - 11:34 trong Số học

k phải tst,mà là imo shortlist hay sao day :v.hoặc bạn tìm ở vnmath.com có tài liệu "mot so bai toan so hoc lien quan den luy thua" cua pham van quoc :)

 

Bài toán IMO SL 2003 mà bạn nói là chứng minh tồn tại, còn bài trên là chứng minh vô hạn. Hai cái đó khác nhau nhé bạn ;)




#505993 Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên tố $q$ sao cho với mọi số...

Đã gửi bởi LNH on 12-06-2014 - 12:21 trong Số học

Cho $p$ là một số nguyên tố. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên tố $q$ sao cho với mọi số tự nhiên $n$, $n^p-p \not {\vdots} q$




#505833 Đề thi tuyển sinh lớp 10 ĐHKHTN (2 vòng) năm 2014-2015

Đã gửi bởi LNH on 11-06-2014 - 20:00 trong Tài liệu - Đề thi

không có đâu anh,nguyên thcs có đâu

 

Có trong cuốn này nè em :)

http://www.nhasachtr...o-hoc-tap-1.htm




#505822 Đề thi tuyển sinh lớp 10 ĐHKHTN (2 vòng) năm 2014-2015

Đã gửi bởi LNH on 11-06-2014 - 19:13 trong Tài liệu - Đề thi

 

THCS có dùng tổ hợp chập không anh!

 

Anh thấy mấy công thức tổ hợp chập có trong tài liệu chuyên toán lớp 6 đó em ;)




#505778 Đề thi tuyển sinh lớp 10 ĐHKHTN (2 vòng) năm 2014-2015

Đã gửi bởi LNH on 11-06-2014 - 16:04 trong Tài liệu - Đề thi

Câu IV:
Cho tập hợp $A$ gồm 31 phần tử và dãy gồm $m$ tập hợp con của $A$ thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
i) mỗi tập thuộc dãy $m$ có ít nhất 2 phần tử
ii) nếu hai tập thuộc dãy có chung nhau ít nhất 2 phần tử thì số phần tử của hai tập này khác nhau.
CMR $m\leq 900$

 

 

Nhận xét: số tập con của $A$ thuộc dãy có $n$ phần tử không quá
$\left \lceil \frac{C_{31}^{n}}{C_{29}^{n-2}} \right \rceil$
Ta chứng minh nhận xét trên bằng nguyên lý Dirichlet
Như vậy, ta có:
$m \leq \sum_{n=2}^{31}\left \lceil \frac{C_{31}^{n}}{C_{29}^{n-2}} \right \rceil=900$
Suy ra đpcm




#505124 Chứng minh rằng có ít nhất một trong ba số $a,b,c$ là số nguyên.

Đã gửi bởi LNH on 09-06-2014 - 07:44 trong Số học

Cho ba số thực dương $a,b,c$ thoả mãn: $\left \lfloor an \right \rfloor+\left \lfloor bn \right \rfloor=\left \lfloor cn \right \rfloor$

với mọi số tự nhiên $n$

Chứng minh rằng có ít nhất một trong ba số $a,b,c$ là số nguyên.




#498546 Dựng đường tròn $(J)$ sao cho $(J)$ tiếp xúc trong với...

Đã gửi bởi LNH on 12-05-2014 - 16:28 trong Hình học

hix..hix...Bài mình chắc làm sai mất rồi 

Bài của thầy LNH lập luận logic và rất chặt chẽ mới thật là chính xác và đầy đủ... :like  :o

Mình mới lớp 10 thôi, không phải thầy :))




#498541 Dựng đường tròn $(J)$ sao cho $(J)$ tiếp xúc trong với...

Đã gửi bởi LNH on 12-05-2014 - 16:14 trong Hình học

Cho hai đường tròn $(O), (I)$ và dây $AB$ của $(O)$ sao cho $(I)$ tiếp xúc trong với $(O)$ và tiếp xúc với $AB$.
Hãy dựng đường tròn $(J)$ sao cho $(J)$ tiếp xúc trong với $(O)$, tiếp xúc ngoài với $(I)$ và tiếp xúc với $AB$.

Ta giải bài này như sau:

Bổ đề 1: Cho đường tròn tâm $(O)$ và dây cung $AB$. Đường tròn tâm $(I)$ tiếp xúc trong với $(O)$ tại $C$ và tiếp xúc $AB$ tại $D$. Khi đó, $CD$ đi qua trung điểm $M$ của cung $AB$ không chứ $C$

Capture.PNG

Chứng minh:

Ta có: $\frac{CI}{CO}=\frac{ID}{OM}$

Theo hệ quả của định lí Thales, ta có $ID \parallel OM$

Mà $ID \perp AB$

Suy ra $OM \perp AB$ hay $M$ là trung điểm cung $AB$

Bổ đề 2: (Định lí Monge) Cho ba đường tròn $(I)$, $(J)$, $(K)$. Khi đó, ba tâm vị tự ngoài của hai trong ba đường tròn trên thẳng hàng

Việc chứng minh định lí trên khá đơn giản bằng Menelaus

Quay lại bài toán:

Xét 2 trường hợp:

Trường hợp 1: $(J)$ nằm khác phía với $(I)$ bờ $AB$

$(I)$ và $(J)$ tiếp xúc ngoài nên sẽ có một tiếp tuyến chung trong

Vì $(I)$ và $(J)$ đều tiếp xúc $AB$ và nằm khác phía với $AB$ nên $AB$ là tiếp tuyến chung trong của hai đường tròn trên

Vậy $(J)$ cũng tiếp xúc $AB$ tại $D$

Gọi tiếp điểm của $(J)$ với $(O)$ là $E$, trung điểm cung $AB$ không chứa $E$ là $F$

Theo bổ đề 1, $E,F,D$ thẳng hàng

Vì vậy, ta có cách dựng sau:

$CD$ cắt $(O)$ tại $M$ khác $C$

$MO$ cắt $(O)$ tại $F$ khác $M$

$FD$ cắt $(O)$ tại $E$ khác $F$

Dựng đường trung trực của $ED$ cắt $OE$ tại $J$

Vẽ đường tròn tâm $J$ bán kính $JE$

Đây chính là đường tròn cần dựng

Capture1.PNG

Trường hợp 2: $(J)$ nằm cùng phía với $(I)$ bờ $AB$

Gọi tiếp điểm của $(J)$ với $(O)$ và $AB$ là $E,H$, giao điểm của $IJ$ với $AB$ là $K$

Áp dụng bổ đề 2 cho ba đường tròn $(O)$, $(I)$, $(J)$, ta có $K,C,E$ thẳng hàng

Mặt khác, vì $M$ nằm trên trục đẳng phương của $(I)$ và $(J)$ (có thể chứng minh tứ giác $CDHE$ nội tiếp bằng biến đổi góc) nên nếu ta kẻ tiếp tuyến $MG$ của $(I)$, ta có $G$ cũng là tiếp điểm của $(J)$ khi tiếp xúc với $(I)$

Suy ra $I,G,K$ thẳng hàng

Như vậy điểm $K$ hoàn toàn có thể dựng được, từ đây ta có cách dựng sau:

Dựng trung điểm của $MI$

Vẽ đường tròn đường kính $MI$ cắt $(I)$ tại $G,T$

Dựng $K$ là giao điểm của $IG$ với $AB$

$KC$ cắt $(O)$ tại $E$ khác $C$

$ME$ cắt $AB$ tại $H$

Dựng đường trung trực của $HE$ cắt $OE$ tại $J$

Vẽ đường tròn $(J)$ bán kính $JE$

Đây chính là đường tròn cần dựng

Capture2.PNG

Biện luận:

Ở trường hợp 1, vì các điểm xác định duy nhất nên ta có một nghiệm hình

Ở trường hợp 2, ta có 2 giao điểm của đường tròn đường kính $MI$ với $(I)$ nên có hai nghiệm hình

Kết luận:

Có thể dựng được ba đường tròn $(J)$ thoả mãn ycđb




#498205 Trận 9 - Tổ hợp, rời rạc

Đã gửi bởi LNH on 10-05-2014 - 12:38 trong Thi giải toán Marathon Chuyên toán 2014

Cho em làm lại bài của mình

Bài làm của toán thủ MO10-LNH

Gọi $x_1,x_2,x_3,x_4$ lần lượt là số kẹo ở mỗi phần

Không mất tính tổng quát, giả sử $x_1<x_2<x_3<x_4$

Đặt $x_i=x_{i-1}-s_i$, với $i=2,3,4$. Ta có:

$32=x_1+x_2+x_3+x_4=x_1+x_2+2x_3+s_4=x_1+3x_2+2s_3+s_4=4x_1+3s_2+2s_3+s_4$

Ta đưa bài toán từ tìm số bộ nguyên dương $\left ( x_1,x_2,x_3,x_4 \right )$ thành đếm số bộ nguyên dương $\left ( x_1,s_2,s_3,s_4 \right )$

Đặt $y_1=x_1-1$, $y_i=s_i-1$, $i=2,3,4$, ta có:

$y_1+2y_2+...+4y_4=22$

Ta có:

$y_1+2y_2+...+4y_4=22$

$y_1 \leq 22$, $y_2 \leq 11$, $y_3 \leq 7$, $y_4 \leq 5$

Số bộ nguyên không âm $\left ( y_1,y_2,y_3,y_4 \right )$ chính là hệ số của $x^22$ trong đa thức sau:

$P\left ( x \right )=(1+x^4+...+x^{20})(1+x^3+...+x^{21})(1+x^2+...+x^{22})(1+x+...+x^{22})$

$=\frac{\left ( x^{24}-1 \right )^3(x^{23}-1)}{\left ( x-1 \right )...(x^4-1)}$

$=\frac{(x^{23}-1)(x^{24}-1)(x^{12}+1)^2(x^6+1)(x^2-x+1)(x^8+x^4+1)}{(x-1)^2}$

$=(...+x^{22}-2 x^{21}+4 x^{20}-2 x^{19}+4 x^{18}-2 x^{17}+3 x^{16}-x^{15}+3 x^{14}-2 x^{13}+3 x^{12}-x^{11}+2 x^{10}-x^9+2 x^8-x^7+2 x^6-x^5+x^4+x^2-x+1)(1+2x+3x^2+...)$

$=(...+x^{22}-2 x^{21}+5 x^{20}-2 x^{19}+4 x^{18}-2 x^{17}+3 x^{16}-x^{15}+3 x^{14}-2 x^{13}+3 x^{12}-x^{11}+2 x^{10}-x^9+2 x^8-x^7+2 x^6-x^5+x^4+x^2-x+1)(1+2x+3x^2+...)$

Hệ số $x^{22}$ trong đa thức trên là $1\times 1-2\times 2+5\times 3-2 \times 4+4 \times 5-2 \times 6+3 \times 7-8+3 \times 9-2 \times 10+3 \times 11-12+2\times 13-14+2 \times 15-16+2 \times 17-18+19+21-22+23=136$

Vậy số cách chia kẹo thoả mãn yêu cầu đề bài là $136$

P/s: cuối cùng cũng xong :))

 

__________________________________

Điểm bài: $d=10$

Điểm thưởng $d_t=5$

Điểm mở rộng $d_{mr}=0$

Điểm thảo luận $d_{tl}=0$

$S = \left \lfloor\frac{52 - \left (t_{lb} - t_{rd} \right )}{3} \right \rfloor+3\times d+d_{mr}+d_{t}+d_{tl}=\left \lfloor\frac{52 - 16}{3} \right \rfloor+3\times 10 +0+5+0=47$




#498102 Trận 9 - Tổ hợp, rời rạc

Đã gửi bởi LNH on 09-05-2014 - 20:58 trong Thi giải toán Marathon Chuyên toán 2014

Bài làm của toán thủ MO10-LNH

Gọi $x_1,x_2,x_3,x_4$ là số kẹo ở mỗi phần và $x_1<x_2<x_3<x_4$

Ta có:

$0 \leq x_1-1 \leq x_2-2 \leq x_3-3 \leq x_4-4$

$x_1+x_2+x_3+x_4=32$

Đặt $y_i=x_i-i$,$i=\overline{1,4}$

Từ đây suy ra:

$y_1+y_2+y_3+y_4=22$ với $y_i \geq 0$

Theo bài toán chia kẹo Euler, ta có số cách chọn $y_1,y_2,y_3,y_4$ là $\binom{25}{3}$

Vậy số cách chia $32$ cái kẹo thành $4$ phần là $\binom{25}{3}$