Đến nội dung

phatthemkem nội dung

Có 883 mục bởi phatthemkem (Tìm giới hạn từ 06-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#534520 Tính $\lim_{x\rightarrow \infty }S_n$ với...

Đã gửi bởi phatthemkem on 24-11-2014 - 05:51 trong Dãy số - Giới hạn

Bạn cần Cm thêm rằng dãy này không bị chặn trên nữa

Chứng minh được $(a_n)$ tăng, sau đó giả sử bị chặn trên, chuyển về giới hạn là suy ra mâu thuẫn mà.  :icon6: 

Dù sao cũng cảm thank bạn, tui sẽ sửa lại cho đẹp bài.




#534459 Tính $\lim_{x\rightarrow \infty }S_n$ với...

Đã gửi bởi phatthemkem on 23-11-2014 - 20:40 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $a_n$ với $\left\{\begin{matrix} a_1=\frac{1}{2}\\ a_{n+1}=a_n+\frac{a_{n}^{2}}{2013} \end{matrix}\right.,n\geq 1$

Tính $\lim_{x\rightarrow \infty }S_n$ với $S_n=\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{a_i+2013}$

Đăng lời giải cho mọi người tham khảo nha (Mới giải xong ~O)  ~O)  ~O) )

Dễ thấy $(a_n)$ tăng nên giả sử $\lim_{n\rightarrow +\infty }a_n=a>0,5$

Chuyển về giới hạn $a=a+\frac{a^2}{2013}\Leftrightarrow a=0$, mâu thuẫn

Suy ra $\lim_{x\rightarrow +\infty }a_n=+\infty$

Từ giả thiết thì $a_n\neq a_{n+1}$ nên $a_{n+1}=a_n+\frac{a_{n}^{2}}{2013}\Leftrightarrow 2013=\frac{a_n^2}{a_{n+1}-a_n}$

Khi đó: $S_n=\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{a_i+2013}=\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{a_i+\frac{a_i^2}{a_{i+1}-a_i}}=\sum_{i=1}^{n}\left ( \frac{1}{a_i}-\frac{1}{a_{i+1}} \right )=\frac{1}{a_1}-\frac{1}{a_{n+1}}$

Như vậy $\lim_{x\rightarrow \infty }S_n=\lim_{x\rightarrow \infty }\left ( \frac{1}{a_1}-\frac{1}{a_{n+1}} \right )=\frac{1}{a_1}=2$




#534356 Cho dãy số $u_n = ​\frac{2n-1}{2^{n}}...

Đã gửi bởi phatthemkem on 23-11-2014 - 13:13 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy số $u_n = ​\frac{2n-1}{2^{n}},n>0.$ Gọi $S_n$  là tổng n số hạng đầu tiên. Tính $limS_n$

Ta có: 

$S_n=\sum_{i=1}^{n}\frac{2i-1}{2^i}=\sum_{i=1}^{n}\left [ \frac{2\left ( i-1 \right )+3}{2^{i-1}}-\frac{2i+3}{2^i} \right ]=\frac{2\left ( 1-1 \right )+3}{2^{1-1}}-\frac{2n+3}{2^n}$

Suy ra $limS_n=3$




#534350 Tính $\lim_{x\rightarrow \infty }S_n$ với...

Đã gửi bởi phatthemkem on 23-11-2014 - 12:11 trong Dãy số - Giới hạn

Cho dãy $a_n$ với $\left\{\begin{matrix} a_1=\frac{1}{2}\\ a_{n+1}=a_n+\frac{a_{n}^{2}}{2013} \end{matrix}\right.,n\geq 1$

Tính $\lim_{x\rightarrow \infty }S_n$ với $S_n=\sum_{i=1}^{n}\frac{1}{a_i+2013}$




#534332 Chứng minh $n^2+n+41$ là số nguyên tố

Đã gửi bởi phatthemkem on 23-11-2014 - 10:29 trong Số học

Chứng minh $n^2+n+41$ là số nguyên tố với mọi $\left\{\begin{matrix} n\in \mathbb{N}\\ n<40 \end{matrix}\right.$




#534326 Tìm mọi số nguyên dương n

Đã gửi bởi phatthemkem on 23-11-2014 - 10:19 trong Số học

 

Tìm mọi số nguyên dương n sao cho $n < t_{n}$, trong đó $t_{n}$ là số các ước nguyên dương của n   :namtay 

 

Xét tập hợp $A_n=\left \{ 1;2;3;...;n \right \}$ là tập $n$ số nguyên dương đầu tiên và tập $B_k=\left \{ a_1;a_2;...;a_k \right \}$ là tập các ước nguyên dương của $n$. Rõ ràng $B$ có $k$ phần tử.

Khi đó theo giả thiết, ta có $n<k$ và $n>a_i$ với $0<i<k+1$ $(1)$.

Từ $n<k$ và vì $A,B$ là tập các số nguyên dương và $A$ là tập $n$ số nguyên dương đầu tiên nên tồn tại ít nhất một phần tử $a_i$ thuộc $B$ sao cho $n<a_i$, trái với $(1)$.

Như vậy không tồn tại số nguyên dương $n$ thỏa yêu cầu đề




#534216 $log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{2}-2x)+log_{...

Đã gửi bởi phatthemkem on 22-11-2014 - 18:05 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

nghĩa là bạn làm hơi tắt,mình ko hiểu sao lại có $x=\frac{1+\sqrt{13}}{2}$

thì đoạn này $6-x=x^4-2x^3\Leftrightarrow \left ( x^2-x-3 \right )\left ( x^2-x+2\right )=0....$

$TO BE CONTINUED...$




#534120 BÀI KIỂM TRA TẬP HUẤN SỐ 02

Đã gửi bởi phatthemkem on 21-11-2014 - 21:42 trong Tài liệu - Đề thi

Bạn giải tiếp đi minh cung ra đến đó nhung lm cách khác

Giải ra nghiệm $\frac{21\pm 9\sqrt{5}}{4};-\frac{3}{2}$

Mình làm một trường hợp thôi nhá, các trường hợp kia tương tự thôi.

Khi $t=xy=\frac{21+9\sqrt{5}}{4}\Rightarrow x^3y^3=d^3$

(với $d=\left ( \frac{21+9\sqrt{5}}{4} \right )$)

Thay vào $PT$ đầu: $8d^3+27=18y^3\Leftrightarrow y=\sqrt[3]{\frac{8d^3+27}{18}}\\ \Rightarrow x=\frac{d\sqrt[3]{18}}{\sqrt[3]{8d^3+27}}$

Vậy nghiệm là $\left ( x,y \right )=\left ( \frac{d\sqrt[3]{18}}{\sqrt[3]{8d^3+27}};\sqrt[3]{\frac{8d^3+27}{18}} \right )$

Với $d=\left ( \frac{21+9\sqrt{5}}{4} \right )$

(Còn hai nghiệm nữa... :( Đề nhìn vậy cơ mà sao bá vậy!)




#534111 $log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{2}-2x)+log_{...

Đã gửi bởi phatthemkem on 21-11-2014 - 21:29 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

làm sao mà lại giải ra được nghiệm kia bạn ơi

Bạn nói rõ nghiệm kia là nghiệm gì vậy bạn




#534082 BÀI KIỂM TRA TẬP HUẤN SỐ 02

Đã gửi bởi phatthemkem on 21-11-2014 - 20:20 trong Tài liệu - Đề thi

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HOA LƯ                                                                                BÀI KIỂM TRA TẬP HUẤN SỐ 02

                                                                                                                                             NĂM HỌC 2014-2015

                                                                                                                                       Thời gian làm bài: 150 phút   

                                                                                                                                     (Đề này gồm 05 câu,1 trang)

 

Câu 3 (4 điểm)

2)Giải hệ phương trình:$\left\{\begin{matrix} 8x^3y^3+27=18y^3 & & \\ 4x^2y+6x=y^2& & \end{matrix}\right.$

 

Ta có $8x^3y^3+27=18y.y^2=18y\left ( 4x^2y+6x \right )\\ \Leftrightarrow 8x^3y^3-72x^2y^2-108xy+27=0$

đặt $t=xy$ thì: $8t^3-72t^2-108t+27=0$

Từ đó...




#534045 $\sqrt{20+\sqrt{20+\sqrt{20+\sqrt...

Đã gửi bởi phatthemkem on 21-11-2014 - 16:31 trong Đại số

$\sqrt{20+\sqrt{20+\sqrt{20+\sqrt{20+...+\sqrt{20}}}}}$ có 2014 dấu căn tính giá trị của biểu thức

Ta có: 

$4<\sqrt{20}<5\Rightarrow 4+12<\sqrt{20}+20<5+20\\ \Leftrightarrow 16<\sqrt{20}+20<25\Leftrightarrow 4<\sqrt{\sqrt{20}+20}<5\\ \Rightarrow 4+12<\sqrt{\sqrt{20}+20}+20<25\Leftrightarrow 4<\sqrt{\sqrt{\sqrt{20}+20}+20}<5$

Tương tự như vậy suy ra...




#534042 $log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{2}-2x)+log_{...

Đã gửi bởi phatthemkem on 21-11-2014 - 16:03 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Giải phương trình:   $log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{2}-2x)+log_{\sqrt{2}}x$

ĐK: $2\leq x\leq 6$

$PT\Leftrightarrow log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{2}-2x)+log_{\sqrt{2}}x\Leftrightarrow log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{2}-2x)+log_{2}\left ( x^2 \right )\\ \Leftrightarrow log_{2}(6-x)=log_{2}(x^{4}-2x^3)\Leftrightarrow 6-x=x^4-2x^3$

Giải ra nghiệm (kết hợp điều kiện) ta được: $x=\frac{1+\sqrt{13}}{2}$




#534017 Định lý Fermat nhỏ-Định lý Euler

Đã gửi bởi phatthemkem on 21-11-2014 - 05:18 trong Số học

Giải thích lại cho mình là nhân vế nào với vế nào nhé, mình thấy có vẻ kì kì :( , có thể do mình chậm hiểu nên không hiểu nổi bạn nha !

Chắc là vầy

$a_i\equiv 1\left ( modm \right )$ với $1\leq i\leq \phi (m)$

nên $\prod_{i=1}^{\phi (m)}a_i\equiv 1\left ( modm \right )$

Từ hệ $B=aa_1,aa_2,...,aa_{\phi (m)}$ là một thặng dư thu gọn $modm$ nên suy ra

$\prod_{i=1}^{\phi (m)}aa_i\equiv 1\left ( modm \right )\Leftrightarrow a^{\phi (m)}\prod_{i=1}^{\phi (m)}a_i\equiv 1\left ( modm \right )$ 

Suy ra $a^{\phi (m)}\prod_{i=1}^{\phi (m)}a_i\equiv \prod_{i=1}^{\phi (m)}a_i \left ( modm \right )\Leftrightarrow a^{\phi (m)}\equiv 1\left ( modm \right )$




#533530 Kỳ thi chọn HSG tỉnh Bình Thuận

Đã gửi bởi phatthemkem on 16-11-2014 - 21:04 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

                                                                                 KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 CẤP TỈNH 

                                                                                               Năm học: 2014-2105

                                                                                               Môn: Toán

                                                                                      Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

                                                                                                              

                                                                                                      ĐỀ:

 

Bài 4. (3đ)

Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} 2x^3+2y^2+y+1=0\\ 2y^3+2z^2+z+1=0 \\ 2z^3+2x^2+x+1=0 \end{matrix}\right.$

Cách khác

Nhìn vào thấy ngay hệ lặp ba ẩn.

Ta có:

$\left\{\begin{matrix} 2x^3+2y^2+y+1=0\\ 2y^3+2z^2+z+1=0\\ 2z^3+2x^2+x+1=0 \end{matrix}\right.$

Hay

$\left\{\begin{matrix} x=-\sqrt[3]{\frac{1}{2}\left ( 2y^2+y+1 \right )}\\ y=-\sqrt[3]{\frac{1}{2}\left ( 2z^2+z+1 \right )}\\ z=-\sqrt[3]{\frac{1}{2}\left ( 2x^2+x+1 \right )} \end{matrix}\right.$

Xét hàm $f(t)=-\sqrt[3]{\frac{1}{2}\left ( 2t^2+t+1 \right )}$ xác định trên $\mathbb{R}$.

Vì $f(t)$ đơn điệu trên từng khoảng $\left ( -\infty;-\frac{1}{4} \right );\left ( -\frac{1}{4};+\infty \right )$ nên từ hệ suy ra $\left\{\begin{matrix} x=-f(x)\\ x=y=z \end{matrix}\right.$ (Xét hai trường hợp)

Từ đó tìm được $x=y=z=-1$




#533529 Kỳ thi chọn HSG tỉnh Bình Thuận

Đã gửi bởi phatthemkem on 16-11-2014 - 20:52 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài $4.1$ vòng $2$ (Cách khác)

Viết lại PT: $x^2+\left ( y-1 \right )x+y^2+y+1=0$

Khi đó: $\Delta =\left ( y-1 \right )^2-4\left ( y^2+y+1 \right )\geq 0\\ \Leftrightarrow 3y^2+6y+3\leq 0\Leftrightarrow y=-1\Rightarrow x=1$




#533513 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI VÒNG QUỐC GIA TỈNH CÀ MAU NĂM HỌC 2014 - 2015

Đã gửi bởi phatthemkem on 16-11-2014 - 19:43 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI VÒNG QUỐC GIA

Năm học 2014 – 2015

 

Cấu 5: Tổ 1 gồm có 7 người nam và 5 người nữ. Trong 7 người nam đó có tổ trưởng tên là A. Thầy chủ nhiệm phân công tổ 1 trực nhật 6 ngày trong tuần, mỗi người đều phải trực một ngày và mỗi ngày đều có hai người trực.

1) Có bao nhiêu cách phân công tổ 1 trực nhật một tuần?

2) Một cách phân công trực nhật được gọi là cách phân công “tốt” nếu trong cách phân công đó có A là người trực ngày đầu tiên và có đúng một ngày trong tuần cả hai người trực nhật đều là nam. Lấy ngẫu nhien một cách phân công trực nhật, tìm xác suất lấy được cách phân công “tốt”.

$1)$ Chọn $2$ trong số $12$ người của tổ trực ngày $T2$ có $C_{12}^{2}$ cách chọn

Chọn $2$ trong số $10$ người còn lại của tổ trực ngày $T3$ có $C_{10}^{2}$ cách chọn

Chọn $2$ trong số $8$ người còn lại của tổ trực ngày $T4$ có $C_{8}^{2}$ cách chọn

Chọn $2$ trong số $6$ người còn lại của tổ trực ngày $T5$ có $C_{6}^{2}$ cách chọn

Chọn $2$ trong số $4$ người còn lại của tổ trực ngày $T6$ có $C_{4}^{2}$ cách chọn

Chọn $2$ trong số $2$ người còn lại của tổ trực ngày $T7$ có $C_{2}^{2}$ cách chọn

Vậy có $C_{12}^{2}.C_{10}^{2}.C_{8}^{2}.C_{6}^{2}.C_{4}^{2}.C_{2}^{2}=7484400$ cách phân công tổ $1$ trực.

$2)$ Gọi cặp $(nam;nam)$ là cặp hai bạn nam cùng trực trong một ngày, từ giả thiết thì cặp $(nam;nam)$ là duy nhất hay nói cách khác, ngoại trừ ngày mà có cặp $(nam;nam)$ trực nhật thì các ngày còn lại cặp trực nhật là $(nam;nữ)$

Ta chia làm hai trường hợp:

 $*$ Cặp $(nam;nam)$ trực ngày $T2$:

       Chọn $1$ trong $6$ nam trực chung với $A$ có $6$ cách

       Còn lại $5$ nam, $5$ nữ, chia thành $5$ cặp $(nam;nữ)$ có $5!$ cách, sau đó sắp xếp $5$ cặp này vào $5$ ngày còn lại có $5!$ cách

Suy ra có $6.(5!)^2=86400$ cách chọn.

 $*$ Cặp $(nam;nam)$ không trực ngày $T2$:

       Chọn $2$ nam trong $6$ nam (trừ A) để thành một cặp $(nam;nam)$ có $C_6^2$ cách 

       Chọn $4$ cặp trực trong $4$ ngày còn lại (trừ ngày trực có cặp $(nam;nam)$ và ngày trực đầu tiên) có $C_4^1C_5^1C_3^1C_4^1C_2^1C_3^1C_1^1C_2^1=2880$ cách

       $1$ nữ còn lại hiển nhiên trực ngày đầu với A

       Hoán vị $5$ cặp gồm một cặp $(nam;nam)$ và $4$ cặp $(nam;nữ)$ cho các ngày $T3->T7$ nên sẽ có tất cả: $345600$ cách

Suy ra xác suất để chọn được cách phân công tốt: $\frac{86400+345600}{7484400}=\frac{40}{693}$




#533495 ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI VÒNG QUỐC GIA TỈNH CÀ MAU NĂM HỌC 2014 - 2015

Đã gửi bởi phatthemkem on 16-11-2014 - 18:01 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI VÒNG QUỐC GIA

Năm học 2014 – 2015

 

Câu 3: Cho dãy số $(u_n)$ xác định bởi: $u_1=1, u_{n+1}=3u_n+a, \forall n\in \mathbb{N}, n\ge 1$ và a là số nguyên tố. Xét dãy $(v_n): v_n=u_n+b, b\in \mathbb{N}$. Tìm a và b sao cho $(v_n)$ là một cấp số nhân. Từ đó tìm số hạng tổng quát của $(v_n)$.

 

Ta tìm được $u_n=\frac{2+a}{2}.3^{n-1}-\frac{a}{2}$

Khi đó $v_1=1+b;v_n=\frac{2+a}{2}.3^{n-1}-\frac{a}{2}+b$

Suy ra $(v_n)$ là cấp số nhân khi $-\frac{a}{2}+b=0\Leftrightarrow a=2b$

Từ giả thiết $a$ là số nguyên tố, suy ra $a=2;b=1$

Suy ra $v_n=2.3^{n-1};n\geq 1$




#533282 Giải bất phương trình: $5^x>4+x$ trên tập số không âm.

Đã gửi bởi phatthemkem on 15-11-2014 - 14:01 trong Hàm số - Đạo hàm

Giải bất phương trình:

$5^x>4+x$ trên tập số không âm.




#529346 $A=\left ( 1+2x \right )^{100}$. Tìm hệ số lớn...

Đã gửi bởi phatthemkem on 18-10-2014 - 14:17 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Xét khai triển: $A=\left ( 1+2x \right )^{100}$. Hãy tìm hệ số lớn nhất của $A$




#529185 cách dùng tổng $sigma$

Đã gửi bởi phatthemkem on 16-10-2014 - 21:35 trong Kinh nghiệm học toán

Các bạn, anh, chị cho mình biết có bao nhiêu loại tổng $sigma$ và cách sử dụng cho từng loại hay không (Cho ví dụ cũng được.)

Em biết được $sigma$ lâu rồi nhưng thấy mọi người dùng nó với nhiều hình thức khác nhau nên cũng sinh ra những bối rối, mong mọi người giúp ạ.

Em xin cảm ơn và hậu tạ bằng like bài ạ!




#528127 Tính $cos\left ( \alpha \right )+cos\left ( \al...

Đã gửi bởi phatthemkem on 10-10-2014 - 17:54 trong Các bài toán Lượng giác khác

Tính tổng sau, dùng công thức $Euler$

$1.$ $cos\left ( \alpha \right )+cos\left ( \alpha+\varphi \right )+cos\left ( \alpha+2\varphi \right )+...+cos\left ( \alpha+n\varphi \right )$

$2.$ $sin\left ( \alpha \right )+sin\left ( \alpha+\varphi \right )+sin\left ( \alpha+2\varphi \right )+...+sin\left ( \alpha+n\varphi \right )$

Với $\alpha ,\varphi \in \mathbb{R},n\in \mathbb{N}^*$

 




#527960 Công thức tổng quát của $U_n$ với: $\left\{...

Đã gửi bởi phatthemkem on 09-10-2014 - 19:37 trong Dãy số - Giới hạn

Xét phương trình đặc trưng: $\lambda=2.1$

 

$a+b=-1.1$ nên nghiệm phương trình có dạng $x^{*}_{n}=an^2+bn+c$

 

$a(n+1)^2+b(n+1)+c-\dfrac{21}{10}an^2-\dfrac{21}{10}n+\dfrac{21}{10}c=n^2+1$

 

Bung ra rồi đồng nhất hệ số tính $x^{*}_n \Rightarrow x_n$

$x^*_n$ chỉ mới là nghiệm riêng, có vẻ như bạn thiếu mất nghiệm của phương trình $U_{n+1}=2,1U_n$ rồi. Dù sao cũng thanks nha




#527924 Công thức tổng quát của $U_n$ với: $\left\{...

Đã gửi bởi phatthemkem on 09-10-2014 - 17:03 trong Dãy số - Giới hạn

ý mình cái này là dãy số cần tìm hay là 1 đk

Đó không phải là dãy cần tìm, cũng không là Đk.

$U_{n+1}=2,1U_n+n^2+1$ là một biểu thức truy hồi mà. Đề yêu cầu tìm công thức tổng quát của dãy đó mà




#527603 Công thức tổng quát của $U_n$ với: $\left\{...

Đã gửi bởi phatthemkem on 07-10-2014 - 12:21 trong Dãy số - Giới hạn

Cái $u_{n} +n^2+1$ rồi sao nữa

Xin lỗi, câu hỏi của bạn không rõ lắm, đề đúng mà.




#527433 Giải các phương trình sau trên tập số phức: $1.$ $z^4+(z-4)^4=...

Đã gửi bởi phatthemkem on 05-10-2014 - 21:21 trong Tổ hợp - Xác suất và thống kê - Số phức

Câu 1/

Đặt: $z-2=t\rightarrow PT: (t-2)^4+(t+2)^4=82\Leftrightarrow 2t^4+48t^2+32=82\Leftrightarrow \begin{bmatrix} t=1\\ t=-1 \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} z=3\\ z=1 \end{bmatrix}$

Phatthemkem nhầm bõ thì phải???!!!!

 

Câu 2/

Ta có PT3: $z_1.z_2.z_3=1>0$ nên trong 3 số có ít nhất 1 số dương.

Giả sử là $z_1=1$

Khi đó $z_2+z_3=0$, do đó: $z_2=1;z_3=-1$ hoặc ngược lại. Mâu thuẫn vs PT 3.

Vậy hpt vô nghiệm :D

Bạn ơi, đề yêu cầu giải phương trình trên tập số phức mà, bạn làm thế khác gì giải hpt trên tập số thực rồi