Đến nội dung

Forgive Yourself nội dung

Có 461 mục bởi Forgive Yourself (Tìm giới hạn từ 05-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#388060 Chứng minh: $GD$=$GC$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 19-01-2013 - 11:43 trong Hình học

Bài này hình như có vấn đề bạn à????

Hình đã gửi


Chắc là không phải thế đâu, hình như là đường thẳng qua E vuông góc với AD.



#539985 sinA + sinB + sinC < 2(cosA + cosB + cosC).

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 07-01-2015 - 17:39 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

http://diendantoanho...cosa-cosb-cosc/




#469273 $a^2\overrightarrow{MA}+b^2\overrightarrow{MB...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 06-12-2013 - 18:20 trong Hình học phẳng

Cho $\Delta ABC,BC=a,CA=b,AB=c$ và $M$ là điểm nằm trong tam giác. Gọi $H,I,K$ là hình chiếu của $M$ lên $BC,CA,AB$

a) CMR: $\frac{a}{MH}\overrightarrow{MH}+\frac{b}{MI}\overrightarrow{MI}+\frac{c}{MK}\overrightarrow{MK}=\overrightarrow{0}$

b) CMR $M$ là trọng tâm $\Delta HIK$ khi và chỉ khi $a^2\overrightarrow{MA}+b^2\overrightarrow{MB}+c^2\overrightarrow{MC}=\overrightarrow{0}$




#416403 CM $M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta DEF$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 04-05-2013 - 17:10 trong Hình học

Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$ có $M$ là trung điểm của $BC$. Vẽ đường cao $AD$ của $\Delta ABC$. Gọi $E,F$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $B,C$ trên đường kính $AJ$. Chứng minh $M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta DEF$




#416539 CM $M$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta DEF$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 05-05-2013 - 06:38 trong Hình học

Gọi N là trung điểm AB.

Vì MN là đương trung bình trong tam giác ABC

$\Rightarrow MN//AC$, mà AC vuông góc CJ

$\Rightarrow$ MN vuông góc CJ, mà CD//ED

$\Rightarrow$ MN vuông góc ED

tam giác NDE có ND=NE (=$\frac{1}{2}NB$)

$\Rightarrow$$\Delta NDE$ cân tại N

$\Rightarrow$ MN là trung trực ED

$\Rightarrow$ DM=ME

$\widehat{ADE}=\widehat{ABE}$ (do ABDE nội tiếp)

$\widehat{EFD}=\widehat{ACB}$ (do ACFD nội tiếp)

mà $\widehat{ABE}=\widehat{ACB}$

$\Rightarrow \widehat{ADE}=\widehat{EFD}$\

mà $\widehat{ADE}=\frac{\widehat{HME}}{2}$

$\Rightarrow \widehat{EFD}=\frac{\widehat{HME}}{2}$

$\Rightarrow$ F thuộc (M;DE)

Suy ra M là tâm đường tròn ngoại tiếp DEF

 

Vì sao $\widehat{ADE}=\frac{\widehat{HME}}{2}$ vậy bạn?




#389749 Giải phương trình $6x^2-10x+5-(4x-1\sqrt{6x^2-6x+5})=0$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 24-01-2013 - 22:24 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải phương trình:
a) $\sqrt{5x-1}+\sqrt[3]{9-x}=2x^2+3x-1$
b) $6x^2-10x+5-(4x-1\sqrt{6x^2-6x+5})=0$



#435059 1) Cho tam giác ABC có trung tuyến AM, phân giác AD, đường cao AA' chia...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 13-07-2013 - 18:14 trong Hình học

Bài 1 có giới hạn lớp mấy ko bạn

 

Đây là đề thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9




#471430 Tìm $Min$ của $P=x^4+(3-x)^4+6x^2(3-x)^2$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 17-12-2013 - 17:11 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x\in \mathbb{R}$ thỏa mãn $x^2+(3-x)^2\geq 5$. Tìm $Min$ của $P=x^4+(3-x)^4+6x^2(3-x)^2$




#471434 Tìm $Min$ của $P=x^4+(3-x)^4+6x^2(3-x)^2$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 17-12-2013 - 17:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt $y=3-x$ bài toán đã cho trở thành:

 

Tìm $Min$ của $P=x^4+y^4+6x^2y^2$ trong đó $x,y$ là các số thực thỏa mãn $\left\{\begin{matrix} x+y=3\\ x^2+y^2\geq 5 \end{matrix}\right.$

 

Từ các hệ thức trên ta có: $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+2xy=9\\ x^2+y^2\geq 5 \end{matrix}\right.$

 

$\Rightarrow (x^2+y^2)+4(x^2+y^2+2xy)\geq 5+4.9=41$

 

$\Rightarrow 5(x^2+y^2)+4(2xy)\geq 41$

 

Mặt khác:

 

$16(x^2+y^2)^2+25(2xy)^2\geq 40(x^2+y^2)(2xy)$    ($1$)

 

Đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow 4(x^2+y^2)=5(2xy)$

 

Cộng hai vế của BĐT ($1$) với $25(x^2+y^2)^2+16(2xy)^2$ ta thu được

 

$41[(x^2+y^2)^2+(2xy)^2]\geq [5(x^2+y^2)+4(2xy)]^2\geq 41^2$

 

Suy ra: $(x^2+y^2)^2+(2xy)^2\geq 41\Leftrightarrow x^4+y^4+6x^2y^2\geq 41$

 

Đẳng thức xảy ra 

 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+y=3\\ x^2+y^2=5\\ 4(x^2+y^2)=5(2xy) \end{matrix}\right.$

 

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} (x;y)=(1;2)\\ (x;y)=(2;1) \end{bmatrix}$

 

Do đó $P_{Min}=41\Leftrightarrow x=1$ hoặc $x=2$




#398844 Tìm tất cả các bộ số (x,y,z) để: $A=x^2+y^2+z^2+2xy+2x(z-1)+2y(z+1)...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 21-02-2013 - 18:15 trong Số học

Một bài toán hay, nhưng nó thành xấu khi bạn post vô tổ chức như vậy, không có tí đk gì của $(x,y,z)$ cả ?
Giải như sau:
$$x^2+y^2+z^2+2xy+2yz+2zx-2x+2y=t^2$$
$$x^2+2x(y+z-1)+(y+z)^2+2y=t^2$$
$$\Delta_x'=(y+z-1)^2-(y+z)^2-2y=u^2$$
$$-4y-2z-1=u^2$$
$$\Rightarrow -4y-2z+1\geq 0$$
Và từ đó suy ra $-2(2y+z)+1$
Khi ấy $x_1,x_2=-(y+z-1)\pm\sqrt{-2(2y+z)+1}$ với $-2(2y+z)+1$ là số chính phương
Vậy mọi nghiệm là $\boxed{(x,y,z)=\left(-(y+z-1)\pm\sqrt{-2(2y+z)+1},y,z\right)}$ với $-2(2y+z)+1$ là số chính phương

P/S việc thiếu đk của bạn dẫn đến sự không áp dụng được một cách rất hay như sau
Biến đổi $A=(x+y+z)^2-2(x-y)=t^2$
Đến đây nếu có đk $x,y,z$ không âm, ta có thể dùng chặn kẹp giữa hai số chính phương liên tiếp, nhưng bạn không cho điều kiện đó thì xét cực kì vất vả, có khi còn không ra vì như ở trên mình chỉ ra vô số nghiệm nên cách này sẽ không ra được vì nó là cách thử và sai (xét miền, giới hạn nghiệm) thì chỉ tìm được hữu hạn nghiệm

Bạn có thể chứng minh luôn trường hợp còn lại không với điều kiện là $x,y,z$ dương



#540279 $\sqrt{x^2+\frac{1}{x^2}}+\...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 10-01-2015 - 17:30 trong Bất đẳng thức và cực trị

bài này dùng vecto cũng chứng minh được

 

Bài nào dùng được bất đẳng thức $Bunyakovsy$ thì sẽ dùng được bất đẳng thức $Vector$




#539280 Tìm GTNN của $P= cotA + cotB + cotC$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 03-01-2015 - 14:49 trong Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Cho tam giác ABC thoả: $Sin^2B + sin^2C + sinBsinC \geqslant sin^2A$

Tìm GTNN của $P=cotA + cotB + cotC$

Cám ơn!

 

$Sin^2B + sin^2C + sinBsinC \leq sin^2A$ chứ nhỉ?




#396674 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 14-02-2013 - 20:45 trong Bất đẳng thức và cực trị

Dễ dàng cm được $\sum \frac{a^{2}}{b^{2}}\geq \sum \frac{a}{b}$
Ta cần CM : $\sum \frac{a^{2}}{b^{2}}+ \sum \frac{a}{b}\geq 2\frac{a+b+c+d}{\sqrt[4]{abcd}}$
Sử dụng BDT AM-GM :$\frac{a^{2}}{b^{2}}+\frac{b^{2}}{c^{2}}+\frac{a}{b}+\frac{c}{d}\geq 4\sqrt[4]{\frac{a^{3}}{bcd}}=4\frac{a}{\sqrt[4]{abcd}}$
Tương tự và cộng từng vế lại ta có đpcm


Cho mình hỏi một tí, giả sử $0< \frac{a}{b}\leq 1$ thì làm sao mà $\frac{a^2}{b^2}\geq \frac{a}{b}$ được bạn???



#394528 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 07-02-2013 - 20:12 trong Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng:
a) $\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{d^2}+\frac{d^2}{a^2}\geq \frac{a+b+c+d}{\sqrt[4]{abcd}}$
b) $\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{a+b+c}{\sqrt[3]{abc}}$
-------------------------------------
p/s: Đây là một bài trong bài tập tết của mình, nhưng mình lại không thấy điều kiện, mình đưa nguyên si lên để nhờ mọi người giúp, bài này mình nghĩ cần có thêm đk $a,b,c,d$ dương



#396685 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 14-02-2013 - 20:56 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bạn dùng bất đẳng thức sau$a^{2}+b^{2}\geq \frac{(a+b)^{2}}{2}$
sau đó dùng AM-GM


Bạn làm cụ thể dùm mình được không bạn?



#396717 $\frac{a}{b}+\frac{b}{c...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 14-02-2013 - 21:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

$\frac{a^2}{b^2}+\frac{b^2}{c^2}+\frac{c^2}{d^2}+\frac{d^2}{a^2}\geq\frac{1}{2}(\frac{a}{b}+\frac{b}{c})^{2}+\frac{1}{2}(\frac{c}{d}+\frac{d}{a})^{2}\geq \frac{1}{4}(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{d}+\frac{d}{a})^{2}$
AM-GM
$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{d}+\frac{d}{a}\geq 4\sqrt[4]{\frac{abcd}{abcd}}=4$

Nhưng đề y/c chứng minh khác mà bạn, nó đâu có ra số cụ thể



#409187 Chứng minh: $M,I,N$ thẳng hàng

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 30-03-2013 - 20:38 trong Hình học

8b37224cdb4e213760826c35ca66f59b_5443393

Cho $\Delta ABC$, $M,N,P$ lần lượt là trung điểm của $AB,BC,CA$. $Q,R \in BC$ sao cho $BQ=QR=RC$. $I$ là giao của $AQ$ và $BP$, $K$ là giao $AR$ và $CM$. Chứng minh: $M,I,N$ thẳng hàng.

 

Gọi $T$ là giao điểm của $MP$ và $AQ$.

$M, P$ lần lượt là trung điểm của $AB$ và $AC$ nên $MP$ là đường trung bình của $\Delta ABC\Rightarrow MP//BC\Rightarrow TP//QC$

Theo $Ta-lét$ ta có: $\frac{TP}{QC}=\frac{AP}{AC}=\frac{1}{2}$

Mà $\frac{BQ}{QC}=\frac{1}{2}$. Suy ra: $TP=BQ$

Áp dụng hệ quả định lí $Ta-lét$ vào $\Delta BQI$ ta có: $\frac{BI}{IP}=\frac{BQ}{TP}=1\Rightarrow I$ là trung điểm của $BP$

Ta lại có $N, P$ lần lượt là trung điểm của $BC, AC$ nên là đường trung bình của $\Delta ABC$ suy ra $NP//AB$.

Do đó: $BMPN$ là hình bình hành.

Mà $I$ là trung điểm của $BP$ suy ra $I$ là trung điểm của $MN$ suy ra $đpcm$




#454132 Tính tỉ số 2 cạnh góc vuông .

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 29-09-2013 - 22:40 trong Hình học

Trong tam giác vuông . Tỉ số của đường cao và đường trung tuyến là $\frac{12}{13}$. Tính tỉ số 2 cạnh góc vuông . 

 

Bạn tự vẽ hình lấy nhé!

 

Giả sử đó là tam giác $ABC$ vuông tại $A$ có đường cao $AH$ và đường trung tuyến $AM$.

Đặt $AH=12a, AM=13a$ ($a>0$).

Ta có: $HM^2=AM^2-AH^2\Rightarrow HM^2=169a^2-144a^2=25a^2\Rightarrow HM=5a$

Ta lại có: $AM=MB=MC=13a$ nên $BH=8a$

$\Rightarrow AB^2=BH^2+AH^2=64a^2+144a^2=208a^2\Rightarrow AB=4a\sqrt{13}$

$AC^2=AH^2+HC^2=144a^2+324a^2=468a^2\Rightarrow AC=6a\sqrt{13}$

Vậy $\frac{AB}{AC}=\frac{4a\sqrt{13}}{6a\sqrt{13}}=\frac{2}{3}$




#547601 Chứng minh $A+25$ là số chính phương

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 16-03-2015 - 19:39 trong Số học

Cho $A=200.(9^{2013}+9^{2012}+...+9^2+9+1)$. Chứng minh $A+25$ là số chính phương




#441886 Hỏi nếu người đó đứng yên trên thang máy thì mất bao lâu để đi xuống?

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 11-08-2013 - 09:00 trong Các dạng toán khác

Một hành khách đi bộ xuống cầu thang máy đang chuyển động cùng chiều hết $1$ phút. Nếu người đó đi với vận tốc gấp đôi thì hết $45$ giây. Hỏi nếu người đó đứng yên trên thang máy thì mất bao lâu để đi xuống?




#457040 Tính $a^4+b^4+c^4$

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 12-10-2013 - 12:01 trong Đại số

Tìm a4 + b4 + c4 =? biết a+b+c =0 và a2 + b2 + c2 = 2

 

Tổng quát bài toán:

 

Cho ba số $a,b,c$ thỏa mãn $a+b+c=0$ và $a^2+b^2+c^2=\alpha^2$. Tính $a^4+b^4+c^4$ theo $\alpha$

 

Lời giải:

 

Từ $a+b+c=0\Rightarrow a=-(b+c)\Rightarrow a^2=(b+c)^2$

 

$\Rightarrow a^2-b^2-c^2=2bc\Rightarrow \left ( a^2-b^2-c^2 \right )^2=4b^2c^2$

 

$\Rightarrow a^4+b^4+c^4=2a^2b^2+2b^2c^2+2c^2a^2$

 

$\Rightarrow 2(a^4+b^4+c^4)=\left ( a^2+b^2+c^2 \right )^2=\alpha^4$

 

$\Rightarrow a^4+b^4+c^4=\frac{\alpha^4}{2}$




#409399 Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại A. Trên nửa mp bờ BC không chứa...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 31-03-2013 - 11:07 trong Hình học

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A vẽ tam giác cân BCD có góc B=90 độ. Biết AC bằng $\sqrt{45}$cm. Độ dài đoạn AD là...?

 

Từ giả thiết ta có $\Delta BCD$ vuông cân tại $B$             ($1$)

 

$\Delta ABC$ vuông cân tại $A \Rightarrow AB=AC=\sqrt{45}$

 

Áp dụng định lí $Pythagore$ vào $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$ ta có: 

 

$AB^2+AC^2=BC^2\Rightarrow (\sqrt{45})^2+(\sqrt{45})^2=BC^2\Rightarrow BC^2=90\Rightarrow BC=\sqrt{90}$ (Vì $BC>0$)

 

Kết hợp ($1$) $\Rightarrow BC=BD=\sqrt{90}$

 

Áp dụng định lí $Pythagore$ vào $\Delta BCD$ vuông cân tại $B$ ta có:

 

$BC^2+BD^2=CD^2\Rightarrow (\sqrt{90})^2+(\sqrt{90})^2=CD^2\Rightarrow CD^2=180\Rightarrow CD=\sqrt{180}$ (Vì $CD>0$)

 

Ta lại có: $\Delta ABC$ vuông cân tại $A$ nên $\widehat{ACB}=45^o$

 

               $\Delta BCD$ vuông cân tại $B$ nên $\widehat{BCD}=45^o$

 

$\Rightarrow \widehat{ACB}+\widehat{BCD}=45^o+45^o=90^o\Rightarrow \widehat{ACD}=90^o$

 

Áp dụng định lí $Pythagore$ vào $\Delta ACD$ vuông tại $C$ ta có:

 

$AC^2+CD^2=AD^2\Rightarrow (\sqrt{45})^2+(\sqrt{180})^2=AD^2\Rightarrow AD^2=225\Rightarrow AD=15$ (Vì $AD>0$)

 

Vậy độ dài đoạn $AD=15cm$




#484418 Tìm GTNN của biểu thức: $P=x^{4}+(3-x)^{4}+6x^{...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 23-02-2014 - 18:59 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đặt y=3-x bài toán trở thành : Tìm GTNN của $x^{4}+y^{4}+6x^{2}y^{2}$ trong đó x, y thỏa mãn  : $x^{2}+y^{2}\geqslant 5;x+y=3$

Từ hai hệ thức trên ta có : $(x^{2}+y^{2})+4(x+y)^{2}\geqslant 41\rightarrow 5(x^{2}+y^{2})+8xy\geqslant 41$

Mà : $16(x^{2}+y^{2})^{2}+25(2xy)^{2}\geqslant 40(x^{2}+y^{2})(2xy)$ đẳng thức xảy ra $\Leftrightarrow 4(x^{2}+y^{2})=5(2xy)$

Cộng hai vế của bất đẳng thức trên cho $25(x^{2}+y^{2})^{2}+16(2xy)^{2}\rightarrow 41((x^{2}+y^{2})^{2}+2xy)\geqslant (5(x^{2}+y^{2}+8xy))^{2}\geqslant 41^{2}\rightarrow x^{4}+y^{4}+6x^{2}y^{2}\geqslant 41$.

 

$41\left [ (x^{2}+y^{2})^{2}+(2xy)^2 \right ]$




#393620 CMR: $\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b}+...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 06-02-2013 - 00:08 trong Bất đẳng thức và cực trị

Cho $a,b,c$ là $3$ cạnh của tam giác. CMR:
$$\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b}+\sqrt[3]{b+c-a}\leq \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}$$



#393839 CMR: $\sqrt[3]{a+b-c}+\sqrt[3]{a+c-b}+...

Đã gửi bởi Forgive Yourself on 06-02-2013 - 16:57 trong Bất đẳng thức và cực trị

Đề có thiếu ko vậy ta, nếu giả sử đó là tam giác đều thì không lẽ $\sum \sqrt[3]{a}\leq \sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}$?

Đề này mình vừa nhận về, nhưng theo như bạn nói thì chắc là như thế. Vậy thì sửa lại vế phải là $\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}$