Jump to content

Kaito Kuroba's Content

There have been 633 items by Kaito Kuroba (Search limited from 07-06-2020)



Sort by                Order  

#624314 Tổng hợp các bài BĐT trong các đề thi thử THPT Quốc Gia môn Toán năm 2017

Posted by Kaito Kuroba on 02-04-2016 - 20:29 in Bất đẳng thức và cực trị

@};- Bài 23

 

(Trích đề thi thử lần 2 - THPT Đăkmil - đăknông)

 

Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $a+b+c\leqslant 3abc$ . Tìm Giá trị lớn nhất của biểu thức:

 

$P=\frac{a^2+b^2+2c^2}{\left ( a^2+c^2+2 \right )\sqrt{b^2+c^2}}-\frac{\left ( a^4 +b^4\right )\left ( ab+c^2 \right )^3}{a^2\left ( b^2+c^2 \right )+b^2\left ( a^2+c^2 \right )}-\frac{c^3\left ( a^3+b^3 \right )}{\sqrt[3]{\dfrac{a^2b+b^2c+c^2a}{3}}}$




#491611 Tính $\sin {{20}^{0}}\sin {...

Posted by Kaito Kuroba on 09-04-2014 - 11:57 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Tính $\sin {{20}^{0}}\sin {{40}^{0}}\sin {{80}^{0}}$

 

$\sin 20^0.\sin 40^0.\sin 80^0=\frac{1}{2}\left ( \cos 40^0-\cos 120^0 \right )=\frac{1}{2}\left ( \cos 40^0-\frac{1}{2} \right )
=\frac{1}{2}\sin20^0.\cos 40+\frac{1}{4}\sin20^0=\frac{1}{4}(\sin 60^0-\sin 20^0)+\frac{1}{4}\sin 20^0=\frac{1}{4}\sin 60^0=\frac{\sqrt{3}}{8}$




#495563 Tìm $Max$ của $A=sinA+sinB+sinC$

Posted by Kaito Kuroba on 27-04-2014 - 21:25 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

  đề bài cho tam giác không nhọn mà bạn

 

vì là tam giác nên ta có: $A+B+C=\pi$

MÀ $0\leq \sin \leq 1$

mặt khác $\cos \frac{A-B}{2}\geq 0$, nên ở đây ta có thể áp dụng BĐT AM-GM!!!!!




#495546 Tìm $Max$ của $A=sinA+sinB+sinC$

Posted by Kaito Kuroba on 27-04-2014 - 20:43 in Công thức lượng giác, hàm số lượng giác

Cho tam giác $ABC$ không nhọn . Tìm $Max$ của 

$A=sinA+sinB+sinC$

 

ta có: $$\sin A+\sin B=2\sin \left ( \frac{A+B}{2} \right ).\cos \left ( \frac{A-B}{2} \right )$$

ta dễ dàng chứng minh được: $\sin \left ( \frac{A+B}{2} \right ),\cos  \left (\frac{A-B}{2}  \right )\geq0$

từ đây ta dễ dàng suy ra được:$$\sin A+\sin B\leq 2\sin \left ( \frac{A+B}{2} \right )$$

suy ra:$$A+\sin \frac{\pi}{3}=\sin A+\sin B+\sin c+\sin \frac{\pi}{3}
\leq 2\sin \left ( \frac{A+B}{2} \right )+2 \sin \left ( \frac{C+\frac{\pi}{3}}{2} \right ) \leq 4\sin \left ( \frac{A+B+C+\frac{\pi}{3}}{4} \right )=4\sin \left ( \frac{\pi}{3} \right )=2\sqrt{3}\Rightarrow A \leq \frac{3\sqrt{3}}{2}$$




#580873 Tìm $\max~P=\left[\frac{xy\sqrt{xy}(2...

Posted by Kaito Kuroba on 12-08-2015 - 09:32 in Bất đẳng thức và cực trị

Đề bị lỗi , fix lại

11866291_1608803799374680_65460202701620




#580452 Tìm $\max~P=\left[\frac{xy\sqrt{xy}(2...

Posted by Kaito Kuroba on 10-08-2015 - 21:38 in Bất đẳng thức và cực trị

p/s: x,y,z>0

Nguồn: Facebook




#493194 sinx.sin2x+sin3x=6cos3​x

Posted by Kaito Kuroba on 15-04-2014 - 22:04 in Phương trình, Hệ phương trình Lượng giác

Giải phương trình sau  sinx.sin2x+sin3x=6cos3x

 

pttd: $\Leftrightarrow 2\sin ^2x+3\sin x-4\sin ^3x=6\cos x(1-\sin^2 x) \Leftrightarrow 8\sin^2 x.\cos x-4\sin^3 x+3\sin x-6\cos x=0 \Leftrightarrow 4\sin^2 x(2\cos x-\sin x)-3(2\cos x-\sin x)=0 \Leftrightarrow (2\cos x-\sin x)(4\sin ^2x-3)=0$

đến đây là OK rồi!!!!




#490951 PT : $x^3 -3x +1 = \frac{-\sqrt{x^4 +x^2 +1}...

Posted by Kaito Kuroba on 06-04-2014 - 08:04 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

 

$x^2 -3x +1 = \frac{-\sqrt{x^4 +x^2 +1}}{\sqrt{3}}$

phải là $x^2$ mới đúng:

 

biến đổi pt trở thành:$ 2(x^2-x+1)-(x^2+x+1)=\frac{-\sqrt{3}}{3}\sqrt{(x^2+x+1)(x^2-x+1)}
\Rightarrow 2\frac{x^2-x+1}{x^2+x+1}-1=\frac{-\sqrt{3}}{3}\sqrt{\frac{x^2-x+1}{x^2+x+1}}$

đến đây đặt: $\sqrt{\frac{x^2-x+1}{x^2+x+1}}=t;\left ( t\geq 0 \right )$ OK!

 

nghiệm $x=1$

 

cách khác: dùng lượng liên hợp vì pt có duy nhất 1 nghiệm $x=1$ nên dùng Đk làm cho vế còn lại vô nghiệm.




#489759 Phương trình-hệ phương trình qua các kỳ TS Đại Học

Posted by Kaito Kuroba on 30-03-2014 - 22:44 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

xét pt (1): 

xét hàm đặc trưng: f(t) = t - $\dfrac{1}{t}$ $\forall t \neq 0$

 $\Rightarrow f'(t)=1+ $\dfrac{1}{t^{2}}$  > 0 $\forall t\neq 0$

$\Rightarrow$ y=f(t) đồng biến 

$\Rightarrow$ f(x) = f(y) 

$\Rightarrow$ x=y

thay vào (2) ta được nghiệm của hệ pt: (1;1), ($\dfrac{-1+\sqrt{5}}{x}$, $\dfrac{-1+\sqrt{5}}{x}$),($\dfrac{-1-\sqrt{5}}{x}$, $\dfrac{-1-\sqrt{5}}{x}$)

 

 

Bài này nếu dùng pp hàm số như "CD13" hay "trongthuc" nói là không chính xác vì hàm số $f(x)=x-\frac{1}{x}$ không đơn điệu trên toàn bộ TXĐ của nó là $\mathbb{R}\setminus \left \{ 0 \right \}$

 

Ví dụ như bài hpt sau đây: $\left\{ \begin{matrix}x-\frac{1}{x}=y-\frac{1}{y}\\ x^2+y^2=6 \end{matrix}\right.$

 

Hệ pt này có 6 nghiệm: $\left(\sqrt{3};\sqrt{3}\right)$; $\left(-\sqrt{3};-\sqrt{3}\right)$; $\left(1+\sqrt{2};1-\sqrt{2}\right)$; $\left(1-\sqrt{2};1+\sqrt{2}\right)$; $\left(-1+\sqrt{2};-1-\sqrt{2}\right)$; $\left(-1-\sqrt{2};-1+\sqrt{2}\right)$

 

Nếu giải bằng pp hàm số như một số bạn phía trên nói thì mất đi 4 nghiệm phía sau rồi.

 

 

Cách này không ổn, vì hàm số chỉ đồng biến trên từng khoảng xác định, chứ không đồng biến trên toàn TXD. Do đó không thể kết luận $x=y$ (có thể thấy rõ trên đồ thị hàm số này).

 

Ops! Post xong mới thấy bạn hungnp ở trên đã nói điều này rồi...

 

 

hoặc một cách đặt nhân tử chung như thế này:

từ pt đầu tiên ta có: $x-\frac{1}{x}=y-\frac{1}{y}\Leftrightarrow x-y+\frac{x-y}{xy}=0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=y & \\ xy=-1& \end{bmatrix}$

kết hợp pt còn  lại là OK!!!




#485031 Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ...

Posted by Kaito Kuroba on 27-02-2014 - 17:22 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình


Bài 9. Giải phương trình:( Đề nghị OLYMPIC 30-4-2009)

                                        $x^{3}-6x^{2}+12x-7=\sqrt[3]{-x^{3}+9x^{2}-19x+11}$

 

 

đăt: $y=\sqrt[3]{-x^3+9x^2-19x+11}$, khi đó ta có hệ pt: $\left\{\begin{matrix} y=x^3-6x^2+12x-7 & \\ y^3=-x^3+9x^2-19x+11& \end{matrix}\right. \Rightarrow f_{(y)}=f_{(x-1)}\Rightarrow \begin{bmatrix} x=1 & \\ x=2& \\ x=3& \end{bmatrix}$
 




#485030 Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ...

Posted by Kaito Kuroba on 27-02-2014 - 17:10 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình


Bài 7. Giải phương trình:$x^{3}+3x^{2}+4x+2=(3x+2)\sqrt{3x+1}$

 

 

 

7.

 

biến đổi phương trình thành: $\left [ (x+1)^2+1 \right ](x+1)=\left [ (3x+1)+1 \right ]\sqrt{3x+1}\Rightarrow f_{(x+1)}=f_{\sqrt{3x+1}}\Rightarrow \begin{bmatrix} x=0 & \\ x=1& \end{bmatrix}$
 




#485045 Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ...

Posted by Kaito Kuroba on 27-02-2014 - 20:26 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình


Bài 5. Giải phương trình:$3x^{3}-6x^{2}-3x-17=3\sqrt[3]{9(-3x^{2}+21x+5)}$

 

 

5.

nhân thêm 9 vào 2 vế phương trình đã cho ta được:

$(3x-3)^3+27(3x-3)=9(-3x^2+21x+5)+27\sqrt[3]{9(-3x^{2}+21x+5)}$

$\Leftrightarrow$$f(3x-3)=f(\sqrt[3]{9(-3x^{2}+21x+5)})$

xét $f(t)=t^3+27t$ có $f'(t)=3t^2+27>0$

$3x-3=\sqrt[3]{9(-3x^{2}+21x+5)}\Rightarrow3x^3-6x^2-12x-8=0$




#485112 Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ...

Posted by Kaito Kuroba on 28-02-2014 - 13:00 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình


Bài 3. Giải phương trình:$4x^{3}+18x^{2}+27x+14=\sqrt[3]{4x+5}$

3.

 

nhân thêm $2$ vào 2 vế của phương trình ta được: $8x^3+36x^2+54x+28=2\sqrt[3]{4x+5} \Leftrightarrow (2x+3)^3+2(2x+3)=4x+5+2\sqrt[3]{4x+5} \Rightarrow f_{(2x+3)}=f_{(\sqrt[3]{4x+5})}\Rightarrow 2x+3=\sqrt[3]{4x+5}$

đến đây lập phương hai vế là OK!




#485114 Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ...

Posted by Kaito Kuroba on 28-02-2014 - 13:27 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình


Bài 4. Giải phương trình:$9x^{2}-28x+21=\sqrt{x+1}$

 

đề hình như bị sai rồi!

phải là: $9x^2-28x+19=\sqrt{x+1}$

$\Leftrightarrow (3x-5)^2+(3x-5)=x+1+\sqrt{x+1}$




#485029 Phương pháp dùng tính đơn điệu của hàm số để giải phương trình, hệ...

Posted by Kaito Kuroba on 27-02-2014 - 17:03 in Phương trình - Hệ phương trình - Bất phương trình


Bài 8. Giải phương trình:$3x(2+\sqrt{9x^{2}+3})+(4x+2)(\sqrt{1+x+x^{2}}+1)=0$

pttt: $3x(2+\sqrt{9x^2+3})+(2x+1)\left (\sqrt{(2x+1)^2+3}+2  \right )=0$

xét hàm: $f_{\left (3x  \right )}=f_{\left (-2x-1  \right )}\Rightarrow x=\frac{-1}{5}$




#481885 P= $\frac{a^3}{\sqrt{b^2+3}}...

Posted by Kaito Kuroba on 08-02-2014 - 10:22 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c dương và $a^2+b^2+c^2=3$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

P= $\frac{a^3}{\sqrt{b^2+3}}$ + $\frac{b^3}{\sqrt{c^2+3}}$ + $\frac{c^3}{\sqrt{a^2+3}}$

 

 

c2:

dùng holder.

 

$\left (\sum \frac{a^3}{\sqrt{b^2+3}} \right )^2(\sum b^2+9)\geq \left ( a^2+b^2+c^2 \right )^3 \Rightarrow \sum \frac{a^3}{\sqrt{b^2+3}}\geq \frac{3}{2}. "="\Leftrightarrow a=b=c=1$




#481905 P= $\frac{a^3}{\sqrt{b^2+3}}...

Posted by Kaito Kuroba on 08-02-2014 - 12:04 in Bất đẳng thức và cực trị

Viết lộn đó bạn. Dùng AM-GM dưới mẫu là ok

chính xác hơn là dùng bunhiacopki

 

 

$P \geqslant \frac{a^3\sqrt{(c^2+3)(a^2+3)} +b^3\sqrt{(b^2+3)(a^2+3)} +c^3\sqrt{(c^2+3)(b^2+3)}}{6}$

 

Sau khi ra đến đây rồi làm gì nữa bạn

 

 

$\sum a\sqrt{b^2+3}\leq \sqrt{(\sum a^2)(\sum a^2+9) }=6$

 

Daicagiangho làm đúng có gì sai đâu!

 

xem lại nhé!




#481050 P = $\frac{1}{\sqrt[3]{a+3b}}+...

Posted by Kaito Kuroba on 05-02-2014 - 10:04 in Bất đẳng thức và cực trị

$P\geq \frac{9}{\sum \sqrt[3]{a+3b}}$

ta có:

$\sum \sqrt[3]{a+3b}\leq \sum \frac{a+3b+2}{3}\leq \frac{4(a+b+c)+6}{3}=3$

 

$MinS=3. "="\Leftrightarrow a=b=c=\frac{1}{4}$




#497607 Nếu a,bc>0 CMR $\sum \frac{ab^{2}}...

Posted by Kaito Kuroba on 07-05-2014 - 10:21 in Bất đẳng thức và cực trị

Nếu a,bc>0 CMR

$\sum \frac{ab^{2}}{a^{2}+2b^{2}+c^{2}}\leq \frac{\sum a}{4}$

ta có: $$\\sum \frac{ab^2}{a^2+2b^2+c^2}=\sum \frac{ab^2}{3.\frac{a^2+b^2+c^2}{3}+b^2}\leq \sum \frac{1}{16}\left ( \frac{9ab^2}{a^2+b^2+c^2}+a \right )=\frac{9}{16}.\left ( \frac{\sum ab^2}{\sum a^2} \right )+\frac{a+b+c}{16}$$

từ đây ta chỉ cần chứng minh rằng: $$\frac{9}{16}\left ( \frac{\sum ab^2}{\sum a^2} \right )\leq \frac{3}{16}\sum a
\Leftrightarrow \sum a^3+\sum ab^2+\sum a^2b\geq 3\sum ab^2
\Leftrightarrow \sum a^3+\sum a^2b\geq 2\sum ab^2$$

mặt khác BĐT luôn đúng vì AM-GM:

$$\sum \left (2a^3+a^2b+ab^2  \right )\geq 4\sum ab^2$$

đến đây là OK rồi!!!!




#503328 Min $P=\frac{18}{x^2+y^2}+\frac{5...

Posted by Kaito Kuroba on 01-06-2014 - 19:05 in Bất đẳng thức và cực trị

Dấu = xảy ra khi nào vậy bạn

$"="\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
x+y=1 & \\
\frac{3\sqrt{2}}{x^2+y^2}=\frac{\sqrt{10}}{2xy}&
\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow (x;y)=\left ( \frac{5}{4}-\frac{\sqrt{5}}{4};\frac{\sqrt{5}-1}{4} \right );\left ( \frac{\sqrt{5}-1}{4};\frac{5-\sqrt{5}}{4} \right )$




#485787 Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp $9$ THCS

Posted by Kaito Kuroba on 04-03-2014 - 12:53 in Tài liệu - Đề thi

 

Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh Phú Yên lớp 9 THCS

 

Năm học : $2013-2014$

 

Thời gian: $150$ phút

 

-------------------------------------------------------------

 

Câu $1$. (3,0 điểm) Rút gọn biểu thức : $$A={\frac{\sqrt{$(\sqrt{2}-\sqrt{3}-1)^2=6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}$}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}}$$

 

1.

để ý rằng: $6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}=\sqrt{2}-\sqrt{3}-1$

 

vậy ta được:  $A=\frac{\sqrt{6+\sqrt{12}-\sqrt{8}-\sqrt{24}}}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}$$=\frac{\sqrt{2}-\sqrt{3}-1}{\sqrt{2}+\sqrt{3}+1}=\sqrt{2}-\sqrt{3}$




#485889 Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp $9$ THCS

Posted by Kaito Kuroba on 04-03-2014 - 22:26 in Tài liệu - Đề thi

Rút gọn chưa hết!! .....$A=\sqrt{3}-\sqrt{2}$

 

ở chỗ rút gọn phải thế này mới đúng chứ:

A=$\sqrt{2}-\sqrt{3}$




#506019 Không vào được Diễn Đàn Toán Học?

Posted by Kaito Kuroba on 12-06-2014 - 15:00 in Góp ý cho diễn đàn

Mấy hôm rồi toàn bị zậy đành cài CốcCốc, nặng cả máy =_="  . Có lẽ nên cập nhật lại hệ thống. 

 

 

Em chuyên bị những trường hợp kiểu này, có khi cả ngày mở chẳng được. Qua sự chỉ dẫn của mấy mem khác thì các bạn í bảo là trong những TH kiểu này thì dùng Coc Coc là ok

 

Cài Coc Coc rồi thì nếu thấy nặng máy thì gỡ chrome luôn đi!!

Hoặc dùng chrome phải có Hotspot shield

là vào được thôi!! nhưng tốt nhất là dùng coc coc ^_^




#497629 Khiếu nại bài viết bị nhắc nhở

Posted by Kaito Kuroba on 07-05-2014 - 12:40 in Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

Gửi BQT em gợi ý làm câu C cho 1 bạn ở link:http://diendantoanho...-7/#entry496971

Nhưng lại bị bạn Buiminhhieu nhắc nhở do trả lời top pic vi phạm trong khi trc đó top pic chưa vi phạm.

Đây có phải là hành động lợi dụng chức quyền

 

Nói cho cùng thi người sai là bạn chứ không ai khác!!!!

Lúc mới tham gia diễn đàn thì mình cũng bị nn như bạn thôi, chắc có lẽ bạn chưa đọc nội quy của diễn đài phải không??

Bị nhắc nhở thì cũng chỉ vài ngày điểm cũng tự xoá mà, có sao đâu??/

 

P/s: Mà JokerLegend kiện Buiminhhieu, mà sao không thấy lên tiếng nhỉ?? :biggrin: :biggrin: >:)




#489639 Khiếu nại bài viết bị nhắc nhở

Posted by Kaito Kuroba on 30-03-2014 - 14:44 in Xử lí vi phạm - Tranh chấp - Khiếu nại

http://diendantoanho...t1z2leq-frac32/

 

http://diendantoanho...t1z2leq-frac32/

 

http://diendantoanho...t1z2leq-frac32/

 

tại sao cùng một bài, tiêu đề không đúng thì khoá là không sai nhưng tại sao BQT không xoa những bài viết này đi, chứ để lại khoá lại không gửi trã lời lên, để lại chỉ rác topic mà thôi! đây chỉ là một VD thôi còn rất nhiều bài như trên nữa!