Đến nội dung

einstein627 nội dung

Có 97 mục bởi einstein627 (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#494707 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi einstein627 on 23-04-2014 - 13:44 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng BĐT Buniacopski ta có:

$(x^{2}+\frac{1}{y^{2}})(y^{2}+\frac{1}{x^{2}})\geqslant (xy+\frac{1}{xy})^{2}\geqslant (2\sqrt{xy.\frac{1}{xy}})^{2}=4$

Dấu bằng sai rồi bạn nhé

Cách làm

$(x^{2}+\frac{1}{y^{2}})(y^{2}+\frac{1}{x^{2}})=x^{2}y^{2}+\frac{1}{x^{2}y^{2}}+2$

Áp dụng bdt cauchy ta có

$x^{2}y^{2}+\frac{1}{256x^{2}y^{2}}\geq 2\sqrt{\frac{1}{256}}=\frac{1}{8}$

$\frac{255}{256x^{2}y^{2}}\geq \frac{255}{16}$

vậy $P\geq \frac{1}{8}+\frac{255}{16}+2$$=18.0625$

Dấu bằng sảy ra khi x=y=1/2




#486587 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Đã gửi bởi einstein627 on 13-03-2014 - 11:43 trong Hình học

tam giác ABC nhọn đường cao AD BE CF trực tâm H, K là trung điểm AH EF giao AD tại I.
CMR I là trực tâm tam giác KBC
p/s tớ là mem mới mong được mọi người ủng hộ




#490748 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Đã gửi bởi einstein627 on 05-04-2014 - 13:24 trong Hình học

Cho đường tròn (O;R). Từ một điểm A trên đường tròn kẻ tiếp tuyến d với đường tròn. Trên d lấy M (M khác A), kẻ cát tuyến MNP và gọi K là trung điểm của NP, kẻ tiếp tuyến MB (B là tiếp điểm). Kẻ AC vuông góc MB, BD vuông góc MA. Gọi H là giao điểm của AC và BD, I là giao điểm của OM và AB.

a) CMR AMBO là tứ giác nội tiếp.

b) CMR O, K, A, M, B cùng thuộc một đường tròn.

c) CMR $OI.OM=R^2$; $OI.IM=IA^2$.

d) CMR OAHB là hình thoi.

e) CMR O, H, M thẳng hàng.

g) Tìm quỹ tích điểm H khi M chuyển động trên d.

P/s: Giúp mình câu cuối nhé, nghĩ mãi chưa ra!!! :(

theo mình bài này không nói rõ yếu tố thay đổi là gì và cũng không nói rõ yếu tố cố định.Nếu A cố định thì từ câu d ta suy ra luôn AH=AO suy ra H thuộc đường tròn tâm A bán kính R




#489108 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Đã gửi bởi einstein627 on 27-03-2014 - 20:28 trong Hình học

Cho tam giác ABC nhọn. Tìm điểm M trong tam giác ABC để $MA+MB+MC$ đạt giá trị lớn nhất

bạn ơi lâu rồi mà không ai trả lời post lời giải đi bạn




#487984 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Đã gửi bởi einstein627 on 20-03-2014 - 20:49 trong Hình học

$KD= \frac{1}{2}EF$ nên $EF = \frac{1}{4}AB$
Mà  tam giác ABH đồng dạng tam giác tam giác FEH nên $\frac{AB}{EF}= \frac{BH}{EH}$

$BH = BE
HE = 2DE$
nên BH/HE =BE/2DE=1/4
suy ra BE=2DE
suy ra $\widehat{BEA}= 60$

kéo dài  AO cắt O tại K suy ra AKB =60 đến đây tính được AB theo R nhờ có góc 60 thì dễ rồi




#493747 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi einstein627 on 18-04-2014 - 19:55 trong Bất đẳng thức và cực trị

Áp dụng BĐT $AM-GM$ ta có

 

$\frac{a^2}{b}+\frac{b^2}{c}+\frac{c^2}{a}+a+b+c\geqslant 2\sqrt{(a+b+c)(\frac{a^2}{b}+\frac{b^2}{c}+\frac{c^2}{a})}$

 

Giờ ta cần chứng minh

 

$(a+b+c)(\frac{a^2}{b}+\frac{b^2}{c}+\frac{c^2}{a})\geqslant (a^2+b^2+c^2)(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a})$

 

$\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2+\sum \frac{ab^2}{c}\geqslant ab+bc+ac+\sum \frac{a^2b}{c}$

 

$\Leftrightarrow \sum \frac{c(a-b)(a-c)}{b}\geqslant 0$ (cái này đúng theo BĐT S. Chur)

 

Vậy ta có đpcm

C2.

Chọn a sao cho $Max(a,b,c)\geq a\geq Min(a,b,c)$ (dòng này suy ra cuối cùng nhưng viết ở đầu)

Áp dụng bdt cauchy cho 2 số dương

$2\sqrt{(a^{2}+b^{2}+c^{2})(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a})}= 2\sqrt{\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{a}.[a.(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a})]}\leq \frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{a}+\frac{a^{2}}{b}+\frac{ab}{c}+c$

$= a+\frac{b^{2}}{a}+\frac{c^{2}}{a}+\frac{a^{2}}{b}+\frac{ab}{c}+c$

Ta có đpcm nếu cm được

$\frac{a^{2}}{b}+\frac{b^{2}}{c}+\frac{c^{2}}{a}+a+b+c\geq a+\frac{b^{2}}{a}+\frac{c^{2}}{a}+\frac{a^{2}}{b}+\frac{ab}{c}+c$

$\Leftrightarrow \frac{b^{2}}{c}+b\geq \frac{b^{2}}{a}+\frac{ab}{c}$

$\Leftrightarrow ab+ac\geq bc+a^{2}$

$\Leftrightarrow (a-b)(a-c)\leq 0$

Đúng với cách chọn a ban đầu ta có đpcm 




#493626 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi einstein627 on 17-04-2014 - 22:38 trong Bất đẳng thức và cực trị

Học Bdt không giỏi nhưng cũng có nhiều bài hay  :icon6:

145.Cho a,b,c>0 CMR

$\frac{a^{2}}{b}+\frac{b^{2}}{c}+\frac{c^{2}}{a}+a+b+c\geq 2\sqrt{(a^{2}+b^{2}+c^{2})(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a})}$




#493775 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi einstein627 on 18-04-2014 - 21:20 trong Bất đẳng thức và cực trị

146

a,b,c là độ dài 3 cạnh tam giác CMR

$(a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a)^{2}\geq abc(a+b+c)(a^{2}+b^{2}+c^{2})$




#494352 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi einstein627 on 21-04-2014 - 15:42 trong Bất đẳng thức và cực trị

Bài 151 : Cho : $x+y+z=3$; $0\leq x;y;z\leq 2$. Tìm $GTNN;GTLN$ của :
$$A=x^{4}+y^{4}+z^{4}+12(1-x)(1-y)(1-z)$$

$151/$

Thấy 1 bài dùng pp của bài 147 chém luôn

Đặt x-1=a

y-1=b

z-1=c

Từ giả thiết ta có a+b+c=0 a,b,c$\epsilon$ [-1;1]

A=$(a+1)^{4}+(b+1)^{4}+(c+1)^{4}-12abc$

$=a^{4}+b^{4}+c^{4}+4(a^{3}+b^{3}+c^{3}-3abc)+4(a+b+c)$ $+6(a^{2}+b^{2}+c^{2})+3$ 

Mặt khác $a^{3}+b^{3}+c^{3}-3abc=(a+b+c)(a^{2}+b^{2}+c^{2}-ab-bc-ca)$

                 a+b+c=0

Nên

A=$a^{4}+b^{4}+c^{4}$ $+6(a^{2}+b^{2}+c^{2})+3$

Đến đây giải tương tự bài 147




#512730 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi einstein627 on 14-07-2014 - 12:14 trong Bất đẳng thức và cực trị

đoạn này biến đổi ntn?

Nhân tung dòng thứ 2 ra rồi chuyển vế thôi bạn ạ




#493876 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Bất đẳng thức - Cực trị

Đã gửi bởi einstein627 on 19-04-2014 - 13:22 trong Bất đẳng thức và cực trị

 

147: Cho $a,b,c \in [0;2]$ và $a+b+c=3$. CMR: $a^2+b^2+c^2\leq 5$

1 cách khác

$a+b+c=3\Rightarrow a-1+b-1+c-1=0$

Đặt a-1=x b-1= y c-1=z

Ta có x+y+z=0

x,y,z thuộc [-1;1]

Ta có 

$a^{2}+b^{2}+c^{2}=(x+1)^{2}+(y+1)^{2}+\left ( z+1 \right )^{2}=x^{2}+y^{2}+z^{2}+3$

Mặt khác x+y+z=0 suy ra tồn tại 2 số dương hoặc 2 số âm g/s 2 số đó là x và y

$\Rightarrow x^{2}+y^{2}+z^{2}\leq \left | x \right |+\left | y \right |+\left | z \right |=\left | x+y \right |+\left | z \right |=2\left | z \right |\leq 2$

$\Rightarrow x^{2}+y^{2}+z^{2}+3\leq 5$

đpcm

(có thể sd cách này để cm bài bdt trong kì thi hsg tp hà nội)

 

Chú ý: Trích dẫn đề bài ra?




#492889 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 14-04-2014 - 17:37 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

174. Giải hệ phương trình sau:

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{\frac{20y}{x}}=\sqrt{x+y}+\sqrt{x-y} & \\ \sqrt{\frac{16x}{5y}}=\sqrt{x+y}-\sqrt{x-y}& \end{matrix}\right.$

Nhân vế theo vế cả 2 pt ta có 

$\sqrt{\frac{20.16.x.y}{5.x.y}}=(x+y)-(x-y)$

$2y=8$

$\Leftrightarrow y=4$

thay lại vào pt đầu tìm được x




#492735 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 13-04-2014 - 20:20 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

165) $\left\{\begin{matrix}x+y+z=1 & & \\ xy+yz+zx=\frac{1}{2} & & \\ \frac{1}{x+1}+\frac{1}{y+1}+\frac{1}{z+1}=2 \end{matrix}\right.$

Ta có

$\begin{matrix}\frac{1}{x+1}+\frac{1}{y+1}+\frac{1}{z+1}=2 \\ \Leftrightarrow (x+1)(y+1)+(y+1)(z+1)+(z+1)(x+1)=2(x+1)(y+1)(z+1) \\ \Leftrightarrow xy+yz+zx+2(x+y+z)+3=2xyz+2(xy+yz+zx)+2(x+y+z)+2 \\ \Leftrightarrow 3=2xyz+xy+yz+zx \\ \Leftrightarrow xyz=\frac{5}{4} \end{matrix}$

Đến đây tương tự bài 164

p/s dạo này máy load Latex hơi lâu làm 1 thể như thế này cho nhanh




#493982 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 19-04-2014 - 22:11 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Còn 1 số bài chưa có lời giải mình post lại để chống loãng topic

 

 

$176*\left\{\begin{matrix} x^2-yz=a\\ y^2-xz=b\\ z^2-xy=c \end{matrix}\right.$

Tính $x,y,z$ theo các hằng số $a,b,c$

170*.$\left\{\begin{matrix} a(a+b)=3\\ b(b+c)=30\\ c(c+a)=12 \end{matrix}\right.$ 

 

183.$\left\{\begin{matrix} x+2y-3z=5^{xyz}\\ (x-2y)(y+7)-x=19^2 \end{matrix}\right.(xyz>0)$

184.$\left\{\begin{matrix} 4-2y=\sqrt{y^2+2y+4}+2\sqrt{x^2+x+1} & & \\ \sqrt{y+1}+\sqrt{x^2+9}=x^2-x-y+4 & & \end{matrix}\right.$

 




#492652 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 13-04-2014 - 12:31 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

157) $\left\{\begin{matrix}2x+2y-\sqrt{xy}=3 & & \\ \sqrt{3x+1}+\sqrt{3y+1}=4 & & \end{matrix}\right.$

Nhân pt đầu với 3 rồi đặt $\sqrt{3x+1}=a$

                                        $\sqrt{3y+1}=b$

pt$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}6x+6y-\sqrt{9xy}=9 & & \\ \sqrt{3x+1}+\sqrt{3y+1} & & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}2a^{2}+2b^{2}-\sqrt{(a^{2}-1)(b^{2}-1)}=12 & & \\ a+b=4 & & \end{matrix}\right.$
Đến đây đặt x+y=S xy=P rồi giải hpt đối xứng loại 1




#491796 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 09-04-2014 - 21:22 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Bài 96:GPT

$\sqrt[3]{7x-8}+\sqrt{\frac{7-2x^{2}}{6}}=x$

 

Chú ý STT




#491705 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 09-04-2014 - 16:26 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

 

Cách 1:
$\sqrt[3]{3x^2-3x+3}-\sqrt{\frac{x^3}{3}-\frac{3}{4}}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \sqrt[3]{3x^2-3x+3}-x+x-\frac{1}{2}-\sqrt{\frac{x^3}{3}-\frac{3}{4}}=0\Leftrightarrow \frac{-x^3+3x^2-3x+3}{A^2+xA+x^2}+\frac{x^2-x+\frac{1}{4}-\frac{x^3}{3}+\frac{3}{4}}{x-\frac{1}{2}+\sqrt{\frac{x^3}{3}-\frac{3}{4}}}=0\Leftrightarrow (x^3-3x^2+3x-3)(\frac{-1}{A^2+xA+x^2}-\frac{1}{3(x-\frac{1}{2}+\sqrt{\frac{x^3}{3}-\frac{3}{4}})})=0$
Cách 2:
$\sqrt[3]{3x^2-3x+3}=\sqrt{\frac{x^3}{3}-\frac{3}{4}}+\frac{1}{2}=y\Rightarrow \left\{\begin{matrix}3x^3-3x+3=y^3 & & \\ \frac{x^3}{3}-\frac{3}{4}=y^2-y+\frac{1}{4} & & \end{matrix}\right.$
 
Hệ đối xứng

 

 



Bài 90
$\sqrt[3]{3x^{2}-3x+3}-\sqrt{\frac{x^{3}}{3}-\frac{3}{4}}=\frac{1}{2}$

 

90) cách 3 mặc dù cũng tương tự cách 2 của bạn và cũng phức tạp hơn
Đặt u=$\sqrt[3]{3x^{2}-3x+3}$ $\rightarrow u^{3}=3x^{2}-3x+3$
v=$\sqrt{\frac{x^{3}}{3}-\frac{3}{4}}$ $\rightarrow v^{2}=\frac{x^{3}}{3}-\frac{3}{4}$
Ta có hệ pt 

$\left\{\begin{matrix}u-v=\frac{1}{2} \\ u^{3}=3x^{2}-3x+3 \\ v^{2}=\frac{x^{3}}{3}-\frac{3}{4} \end{matrix}\right.$

Thay $v=u-\frac{1}{2}$

ta được hệ 
$\left\{\begin{matrix} u^{3} =3x^{2}-3x+3\\x^{3}=3u^{2}-3u+3 \end{matrix}\right.$
Khá phức tạp nhỉ chắc cách bạn Hoàng vẫn hay hơn




#491670 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 09-04-2014 - 15:01 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Chà topic sôi động quá nhỉ.Đóng góp thêm 1 bài rồi off.Bài này rất hay ,phải chuyển về dx2 để giải
Bài 90
$\sqrt[3]{3x^{2}-3x+3}-\sqrt{\frac{x^{3}}{3}-\frac{3}{4}}=\frac{1}{2}$




#491258 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 07-04-2014 - 16:56 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Giải pt:

65) $x^4+\sqrt{x^2+2}=2$

 

65.$x^{4}+\sqrt{x^{2}+2}=2$

$\Leftrightarrow$$x^{4}=-\sqrt{x^{2}+2}+2 \Leftrightarrow x^{4}+x^{2}+\frac{1}{4}=x^{2}+2-\sqrt{x^2+2}+\frac{1}{4}$

$\Leftrightarrow (x^{2}+\frac{1}{2})^{2}=(\sqrt{x^{2}+2}-\frac{1}{2})^{2}$
tới đây dễ rồi




#491816 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 09-04-2014 - 22:03 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

Đề đúng đó bạn ạ
96
Đặt $\sqrt[3]{7x+8}$=a  $\sqrt{\frac{7-2x}{6}}$=b
ta có hệ pt
$\left\{\begin{matrix}a+b=x \\ a^{3}-8=7x \\ 6b^{2}+2x^{2}=7 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}b=x-a \\ a^{3}-8=7.x \\ 6b^{2}+2x^{2}=7 \end{matrix}\right.$

Thay 7 ở pt thứ 3 vào pt thứ 2 thay b=x-a ta được hpt mới

$\left\{\begin{matrix}b=x-a \\ x.[2x^{2}+6(x-a)^{2}]=a^{3}-8 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x-a=b \\ 8x^{3}-12x^{2}a+6a^{2}x-a^{3}=-8 \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(2x-a)^{3}=-8 \\ x-a=b \end{matrix}\right.$
Từ đó suy ra 2x-a=-2
suy ra $2x+2=\sqrt[3]{7x+8}$




#491834 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 09-04-2014 - 22:29 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình


105) $\left\{\begin{matrix}\frac{2x^2}{x^2+1}=y & & \\ \frac{2y^2}{y^2+1}=z & & \\ \frac{2z^2}{z^2+1}=x \end{matrix}\right.$

 

Thôi chém bài 105 cho nhanh rồi off
$\left\{\begin{matrix}\frac{2x^2}{x^2+1}=y & & \\ \frac{2y^2}{y^2+1}=z & & \\ \frac{2z^2}{z^2+1}=x \end{matrix}\right.$

Từ pt suy ra x,y,z$\geq$0

Áp dụng bdt cauchy ta có $x^{2}+1\geq 2x$ Suy ra $\frac{2x^{2}}{x^{2}+1}\leq x$
Suy ra $y\leq x$

Tương tự $z\leq y$

$x\leq z$
Suy ra x=y=z=1(Dấu bằng cauchy)




#492698 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 13-04-2014 - 17:55 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

160.

$\left\{\begin{matrix}x^{3}-y^{2}-y=\frac{1}{3} & & \\ y^{3}-z^{2}-z=\frac{1}{3} & & \\ z^{3}-x^{2}-x=\frac{1}{3} & & \end{matrix}\right.$




#492388 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 12-04-2014 - 11:51 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

$147$: $\left\{\begin{matrix} x^4+y^2\leq 1\\ x^5+y^3\geq 1 \end{matrix}\right.$

Ta có:

$x^{4}+y^{2}\leq 1\rightarrow x;y\epsilon [-1;1]$

Mặt khác vì $x^{5}+y^{3}\geq 1$

         x thuộc [-1;1] nên suy ra y không âm

         y thuộc [-1;1] nên suy ra x không âm

Từ đó ta có $x^{5}\leq x^{4}$

                   $y^{3}\leq y^{2}$

suy ra $1\leq x^{5}+y^{3}\leq x^{4}+y^{2}\leq 1$

suy ra $x^{5}+y^{3}=x^{4}+y^{2}$

Kết luận $(x;y)=(1;0)(0;1)$




#491951 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 10-04-2014 - 18:05 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

106)

$(2)\Leftrightarrow y^2-5x^2=4$ (*)

Thay vào $(1)$ được: $x^3+(y^2-5x^2)y=y^3+16x\Leftrightarrow 25y^2=x^2-32+\frac{16^2}{x^2}$
Có: $25y^2=100+125x^2$ (do (*))

Vậy $x^2-32+\frac{256}{x^2}=100+125x^2$
Nhân thêm với $x^2$ để giải

C2 (bằng pp đẳng cấp)

$x^{3}-y^{3}=16x-4y$
TH1 y=0 suy ra vô lý
TH2 y$\neq$0
Đặt x=ty ta có

$\left\{\begin{matrix}t^{3}y^{3}-y^{3}=16ty-4y & & \\ y^{2}-5t^{2}y^{2}=4 & & \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix}t^{3}y^{2}-y^{2}=16t-4 & & \\ y^{2}-5t^{2}y^{2}=4 & & \end{matrix}\right.$

Đến đây làm tương tự pp đẳng cấp
 




#492725 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phương trình vô tỉ - Hệ phương...

Đã gửi bởi einstein627 on 13-04-2014 - 20:04 trong Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình

161) $\left\{\begin{matrix}2y^2-x^2=1 & & \\ 2x^3-y^3=2y-x & & \end{matrix}\right.$

C2: 

$\left\{\begin{matrix}1=2y^{2}-x^{2} & & \\ 2x^{3}-y^{3}=2y-x & & \end{matrix}\right.$

Nhân vế theo vế 2 pt ta có 
$(2y^{2}-x^{2})(2y-x)=2x^{3}-y^{3}$

$\Leftrightarrow 5y^{3}-2x^{2}y-2xy^{2}-x^{3}=0$

$\Leftrightarrow (y-x)(5y^{2}+3xy+x^{2})$

Vậy x=y (do pt sau vô nghiệm)

Thay vào hệ ban đầu tìm được x