Đến nội dung

thanhbinh0714 nội dung

Có 262 mục bởi thanhbinh0714 (Tìm giới hạn từ 08-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#3185 THPT 12

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 08-01-2005 - 08:42 trong Thảo luận về VMEO II

< Anh TiêuSon_ Trangsi đưa đầu bài lên nhé>
Bài này thì cứ bình tĩnh mà làm thôi <phải cẩn thận tránh nhầm lẫn, sử dụng kĩ thuật biến đổi một tẹo> và sau một lát sẽ cho kết quả U > V có phải thế không nhi?
Ai viết chi tiết bài giải này lên đây một cái mình đánh công thức toàn nhầm.



#11245 BĐT hoán vị

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 07-03-2005 - 23:13 trong Tài liệu, chuyên đề, phương pháp về Bất đẳng thức

Áp dụng BĐT hoán vị giải bài tập sau:
Tìm nghiệm nguyên không âm của phương trình sau:



#29051 Chứng minh

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 28-07-2005 - 09:04 trong Số học

Bài của Tuấn Anh câu a chưa rõ ràng.
b. A là số tự nhiên không phải là lũy thừa nguyên của 2 thì
http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?2^{n+1}(2m+1)=(2a+t)(t+1)
+ Nếu:http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?2a+t=2^{n+1} và http://dientuvietnam...tex.cgi?a=2^n-m là các số tự nhiên.
+ Nếu: http://dientuvietnam...cgi?t 1=2^{n 1} vàhttp://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?a=m+1-2^n là các số tự nhiên.



#31172 phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 15-08-2005 - 13:40 trong Số học

Có mấy bài nữa mọi người chỉ cho em cách làm với.

Tìm nghiệm nguyên của pt:http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?3x^2+5y^2=345( bài này có thể giải theo những cách nào ạ)

Cách 1:Nhận xét x =(( 5; y =(( 3.
Đặt x=5n, y=3m ( m;n thuộc Z)
Pt <=>
=>
=>
Tiếp tục giải ta được nghiệm của pt là : (10;3)(10;-3)(-10;3)(-10;-3).

Bác nào tiếp tục lượng giác hóa bài toán và dùng pp khác giải giúp Tuấn Anh cái nhỉ.



#6856 Hỏi Về "toán Học Số Luận"

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 02-02-2005 - 22:21 trong Kinh nghiệm học toán

Có ai biết chỉ cho em về ngành toán học "Số luận " được không ạ.



#62843 lam sao de day cho hoc sinh kem va luoi hoc day!

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 15-03-2006 - 21:46 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Không có học sinh kém chỉ có thể là các thầy cô chưa tìm ra phương pháp thích hợp mà thôi.< trừ những học sinh bị thiểu năng>. Thông thường khi một em học sinh không học được môn toán < điểm kém thường xuyên> thì trong con mắt của mọi người đã phát sinh định kiến " nó" dốt. tuy nhiên ít người sẽ đi tìm hiểu đến cùng của nguyên nhân vì sao "nó dốt". Nếu bị tiếp nhận định kiến đó những đứa trẻ đó sẽ mãi khó có thể vươn lên được. Hãy sửa sai điều đó bằng cách lấy lại niềm tin của những đứa trẻ đó. hãy bắt đầu bằng bộ môn mà "nó" khá nhất ...

<mai em viết tiếp>



#28486 Bài này có mở rộng thế nào nhỉ?

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 22-07-2005 - 20:55 trong Bất đẳng thức - Cực trị

Cho a,b,c là 3 số tùy ý, chứng minh :



#58768 Cách dạy học

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 21-02-2006 - 23:54 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Để dạy bài " Giá trị của một biểu thức đại số lớp 7" theo các bác phải dạy thể nào ạ.
To Sonk5a : Có thể tìm đọc cuốn "Phương Pháp quy nạp toán học" của Nguễn Hữu Điển.



#13180 ĐỒNG DƯ THỨC TRONG GIẢI TOÁN SƠ CẤP

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 19-03-2005 - 22:10 trong Số học

Không phải chỉ "khoái" mà mình chỉ muốn những thứ cùng một dạng thì cho vào một chỗ để dễ tìm, dễ đọc mà thôi.
To doulce bạn post lên đi.



#13057 ĐỒNG DƯ THỨC TRONG GIẢI TOÁN SƠ CẤP

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 19-03-2005 - 08:24 trong Số học

Lý thuyết đồng dư do nhà toán học lỗi lạc " Ông vua toán học " Gauss <1777-1855> trình bày trong "Disquisitiones Arithmeticae". Phần chính của sách được viết khi còn là sinh viên và in xong khi ông mới 24 tuổi. Ngày nay lí thuyết được thừa nhận là một công cụ cơ bản đầy sức mạnh khi nghiên cứu lí thuyết số.

Phần lý thuyết: nhờ Bác nào vào đây trình bày lại giúp em một cái.
Phần bài tập : Ai cảm thấy tâm đắc bài nào thì đưa lên đây nhé.
1. Một lớp học có n học sinh đứng thành vòng tròn để chuyền bóng cho nhau ngược chiều kim đồng hồ theo nguyên tắc: Lớp trưởng <coi là học sinh thứ nhất > >bỏ qua học sinh thứ hai, chuyền bóng cho học sinh thứ ba. Học sinh có bóng bỏ qua hai học sinh kế tiếp < thứ 4 và 5> chuyền bóng cho học sinh thứ 6. Học sinh có bóng bỏ qua 3 học sinh kế tiếp <thứ 7,8,9> chuyền bóng cho học sinh thứ 10 và cứ tiếp tục như thế . Tìm tất cả các giá trị của n để sao cho đến một lúc nào đó(sau một số lần chuyền bóng đủ lớn) mỗi học sinh trong lớp đều được cầm bóng một lần.



#11535 Về số "thoát y vũ"

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 10-03-2005 - 12:07 trong Số học

Tiếp tục nào.
Bí mật của chữ số "thoát y vũ " là ở chỗ nào?

Vào năn 1988 trong tạp chí " Chúng tôi yêu toán học" một học sinh trung học tỉnh Hồ nam là Hùng Phong Anh ngẫu nhiên tìm thấy :
789+945+864= 868+787+943.
http://dientuvietnam...4^2=8^2 7^2 3^2 (1)
và:
1+5+6=2+3+7
http://dientuvietnam...6^2=2^2 3^2 7^2
Vấn đề đặt ra bây giờ là : liệu có các loại đẳng thức và các tổ hợp số khác có tính chật như vậy không?
Tù (1) đặt a=9;b=5,c=4
thì 3 số ở vế phải là:
8=c+4, 7=a-2 , 3=b-2
a+b+c=(c+4)+(a-2)+(b-2)
Sau khi giải ta có :
a=b=2c+6
Lại giải bằng pp khác ta có
a+b=2c+3
Như vậy chỉ cần a,b,c thỏa mãn điều kiện a=b=2c+6 hoặc a+b=2c+3
thì a,b,c sẽ tạo thành màn kịch đẳng thức trên.
Từ các hệ thức vừa nêu trên ta có thể tìm được 4 tổ hợp số
1+5+6=2+3+7
http://dientuvietnam...6^2=2^2 3^2 7^2
2+6+7=3+4+8
http://dientuvietnam...7^2=3^2 4^2 8^2
3+7+8=4+5+9
http://dientuvietnam...8^2=4^2 5^2 9^2
1+6+8=2+4+9
http://dientuvietnam...8^2=2^2 4^2 9^2
Bố tổ hợp này sắp thứ tự từ bé đến lớn sẽ (1)1,2,3,5,6,7;(2)2,3,4,6,7,8;(3)3,4,5,7,8,9;(4)1,2,4,6,8,9.
Thế với các con số có nhiều chữ số thì sao?
Nếu đặt các chữ số ở vị trí cao hơn là x,y,z ta có :
http://dientuvietnam...etex.cgi?(10x 9)^2+(10y+5)^2+(10z+4)^2=http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?(10z+8)^2+(10x+7)^2+(10y+3)^2
Giải phương trình này ta sẽ có phương trình bất định
x+y =2z. Nếu quy ước các chữ số chưa biết lấy giá trị từ 1đến 8 và mỗi chữ số chỉ xuất hiện một lần ta sẽ có 16 tổ hợp: (1,2,3);(1,3,5);(1,7,4);(1,9,5);(2,4,3);(2,6,4); (2,8,5);(3,5,4);(3,7,5);(3,9,6);(4,6,5);(4,8,6); (5,7,6);6,9,7); (6,8,7); (7,9,8).
Nếu giao hoán hai chữ số đậu của mỗi tổ hợp trên ta lại có 16 tổ hợp khác kiểu (3,1,2);...(9,7,8).
Biết được qui luật này bạn có thể tự mình bày ra được màn kịch đẳng thức. Chúng ta thử xem như dưới đây:
Nếu các chữ số đầu chọn là 9,5,4 và 8,7,3 Chữ số cuối chọn là 1,5,6 và 2,3,7 thì các chữ số ở hãng vạn ,hàng nghìn, hang trăm ,hàng chục sẽ đươc chọn như sau: (1,3,2);(2,4,3); (3,7,5):(5,6,7) sẽ tổ hợp thành các dẳng thức dưới dây:
http://dientuvietnam...2353^2 334777^2
Nắm được quy luật trên bạn có thể tự sắp xếp các tổ hợp số "thoát y vũ".



#11409 Về số "thoát y vũ"

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 09-03-2005 - 11:33 trong Số học

Có ai biết về số "thóat y vũ" không? Xin chỉ với!

< Mình đọc được nó trong cuốn toán học "bộ sách bổ trợ kiến thức-chìa khóa vàng''>

Có phải chữ số cũng "thoát y vũ"
Chữ số có biết thoát y vũ không?
Trong múa nhẩy thường có tiết mục múa thoat y vũ . Trong quá trình múa người ta cởi bỏ mấy lớp áo ngoài . Những người biểu diễn thời trang cũng thường cởi bỏ lớp áo bên ngoài để lộ lớp quần áo muốn biểu diễn ở bên trong.
Nói về chữ số thoát y vũ là nói về tổ hợp các số có nhiều chữ số . Khi tước bỏ từng vị trí thì nó biến đổi ra sao?
Mời mọi người hãy xem các tổ hợp 3 số dưới đây, mỗi số có 6 chữ số. Chia các tổ hợp thành hai nhóm, tổng của các chữ số trong hai nhóm bằng nhau. Ví dụ như:
123789+561945+642864= 242868+323787+761943.
Tính chất vừa nêu không có gì lạ có nhiều tổ hợp số cũng có tính chất đó. Nhưng nếu chú ý thì sẽ thấy các tổng bình phươngcác số trong nhóm :

Bạn đừng vội thốt lên thật là kì diệu vội vì đó mới chỉ là khúc dạo đầu. Cất bỏ dần từng lớp áo khi biểu diễn thời trrang, bạn sẽ còn thấy nhiều vẻ đẹp hơn nữa. Bây giờ hãy tước bỏ các chữ số ở đầu mỗi con số csác bạn sẽ thấy điều thần diệu của các con số có 5 chữ số vừa tạo thành.
23789+61945+42864= 42868+23787+61943.

Bạn lại tước bỏ các chữ số đứng ở đầu ban cũng sẽ thấy
3789+1945+2864= 2868+3787+1943.

tiếp tục nữa nhé
789+945+864= 868+787+943.

nữa nhé
89+45+64= 68+87+43.

Và cuối cùng nào
9+5+4= 8+7+3.

.............................................................................
Bây giờ lại làm ngược lại tước dần các chũ số ở sau bạn cũng thấy điều tương tự.

<mỏi tay quá lần sau sẽ gõ tiếp " Bí mật của chữ số thoát y vu là ở chỗ nào">



#31279 Phương trình

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 16-08-2005 - 12:41 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Một bài nữa:
gpt:



#7750 Phát biểu

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 11-02-2005 - 23:12 trong Kinh nghiệm học toán

Theo mình có thể giáo viên đứng lớp chưa đưa ra được hệ thông câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh của lớp bạn chăng?



#24248 Góp ý về trang web

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 18-06-2005 - 08:49 trong Góp ý cho diễn đàn

toi at vui lang vi co dc nhung trang web nay
nhng theo toi trang web nay van conqua so sai
ban to chuc co the nang cap no len dc o
de nhung hoc sinh nhu chung toi co the hoc hoi them
cam on ban to chuc
[PRIVATE]

Thứ nhất bạn nên viết có dấu để mọi người dễ hiểu bạn viết gì.
Thứ hai bạn nên đưa nó vào box góp ý cho diễn đàn< có box riêng đó>
Thứ ba theo bạn trang web này còn quá sơ sài ở những điểm nào < bạn nên đưa ý kiến cụ thể lên đây hoặc PM riêng cho các admin>, theo bạn ta nên làm thế nào để nâng cấp và bạn hãy hãy vẽ ra khi nâng cấp nó sẽ như thế nào.
Cuối cùng cám ơn bạn rất nhiều vì đã góp ý cho diễn đàn , chúc bạn vui và có nhiều đóng góp hơn cho diễn đàn nhé.



#148253 Một chủ đề chưa đúng chỗ nhưng ....

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 20-02-2007 - 09:58 trong Kinh nghiệm học toán

Minh Nguyên thân mến. Cố gắng lên em .
Qua bạn em chị biết em học rất tốt, trong cả quá trình học tập ở pt em chưa bao giờ nhận kết quả học tập kém. Lần này với 3 điểm toán khi giải đề em bị sốc là điều dễ thông cảm. Nhưng điều đó cho thấy bản lĩnh và tâm lý thi cử của em chưa thật tốt. Vì thế kết quả này còn đáng mừng chứ sao lại lo lắng đến mất tinh thần vậy em?
Bình tĩnh mim cười lên , lấy bài đó và các bài em đã giải đọc kĩ lại để tìm nguyên nhân cái sai . Thường thì có mấy cái nguyên nhân cơ bản sau:
+Chưa nắm được kĩ kiến thức cơ bản
+Chưa đọc kĩ đề bài , chưa phân tích kĩ đề bài cảm giác bài quen thuộc nên giải sai theo ý chủ quan của mình.
+Giải cẩu thả tính toán sai ngay từ bước đầu dẫn đến sai cả bài toán.
+ Tâm lý thi cử không tốt, lo lắng đến nỗi đọc thấy đề bài "lạ" hoặc rất quen cũng đều bị khớp không biết phải bắt đầu từ đâu => phân bố thời gian không hợp lý.
........................................
Minh nguyên! nào hãy mỉm cười lên. Rất may thời gian vẫn còn để em tìm ra nguyên nhân mà khắc phục. Chị tin em làm được. Hãy đưa tay ra cho bạn bè em để giúp nhau cùng tiến em nhé.
Chúc các em thành công.



#75274 lam cach nao de tranh cut hung khi len lop

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 04-05-2006 - 14:56 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tiên trách kỉ hậu trách nhân có phải không ạ.
Theo mình có lẽ bạn phải bỏ nhiều thời gian một chút để xin dự giờ một hoặc hai thầy cô cùng dạy với bạn , những giờ mà theo các em học sinh chúng rất thích học thầy hoặc cô giáo đó. Nếu một tiết dạy không mang tính áp đặt và hấp dẫn học sinh sẽ nắm được bài trên lớp và sẽ rất ít tình trạng "ngồi" trả lời em chưa học bài. Hơn nữa còn phụ thuộc vào yêu cầu của phần kiểm tra bài cũ của bạn đã vừa sức và đúng đối tượng chưa? Dạy học ở trường phổ thông là một nghệ thuật mỗi thầy cô khi đứng trên bục giảng là một nghệ sĩ . Nếu trong lớp có một vài em chưa học bài thì cũng là chuyện thường ngày thôi cái quan trọng là các em phải thấy như thế sẽ khó khăn trong tiếp thu bài mới để tự ôn lại < có thể bạn giúp đỡ bằng cách nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài trước>.
Hãy mỉm cười và vào bài mới với tất cả sự hứng thú <vì bạn rất yêu nghề mà> để giờ học đó mang lại chất lượng cho học trò của bạn và mang lại niềm vui cho chính bạn. Đừng nản lòng vì như thế thì công sức bạn sẽ ra sông ra biển thật đấy.



#18192 Tổ chức học tập theo nhóm?

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 05-05-2005 - 21:18 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Học nhóm khi thực hiện tốt luôn khơi dậy tiềm năng của người học trong lĩnh hội kiến thức.Học sinh sẽ được tranh luận, trao đổi với nhau ,bổ sung kiến thức cho nhau, tạo kĩ năng làm việc hợp tác và giao tiếp . Tuy nhiên nhiều giáo viên tổ chức nhóm không thành công vì bản thân giáo viên chưa hình dung hết và hiểu thế nào là làm việc theo nhóm và vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo nhóm phải làm gì. Một số giáo viên quan niệm đổi mới công tác dạy học nhất định trong tiết dạy phải có thảo luận nhóm.
Để thực hiện nhóm có kết quả tốt theo em phải :
+Cung cấp cho học sinh những dữ liệu cần thảo luận.
+Cung cấp đầy đủ phương tiện cần thiết cho việc thảo luận
+Chuẩn bị tâm thế tích cực ,chủ động cho học sinh bước vào thảo luận
+Giáo viên khi đặt câu hỏi cho hs cần hướng vào một số mục đích chủ yếu<Giúp học sinh nhìn rõ vấn đề hoặc sự kiện, gợi nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp cụ thể>
+Chú ý chia nhóm thích hợp
+Giáo viên phải có thời gian để nhận xét đánh giá thống nhất các vấn đề cầ rút ra, cần nhận thức.
Với học sinh:
+Nắm vững vấn đề cần thảo luận
+Phân biệt kiến thức cần huy động
+Xây dựng nhanh các phương án trả lời
+Hợp tác tích cực cá nhân với nhau và cá nhân với giáo viên.
<Lần sau em sẽ kể về một tiết ôn tập chương mà cô giáo của em đã dạy theo phương pháp chia nhóm này.>



#149840 Hỏi về giải phương trình chứa ẩn ở mẫu

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 06-03-2007 - 12:35 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Mình cũng là người rất bảo thủ nên 1 mình dạy theo quan điểm của mình. Giải thích cho hs hiểu ý mình k khó nhưng sẽ có hs mất điểm oan khi gặp người k cùng quan điểm.

Thế nhóm và tổ chuyên môn của bạn <anh>'Đặng Minh Thắng' không có ý kiến gì ạ? Mỗi khi có " vấn đề" trong một bài học nào đó hoặc một quan điểm nào đó khi giảng dạy thì đều phải thông qua nhóm hoặc tổ chuyên môn để thống nhất chứ ạ . Nếu tổ nhóm chưa thống nhất được thì phải đưa lên hội đồng bộ môn chứ. Không thể " Vì bảo thủ " mà để " có những học sinh mất điểm oan'' => học sinh sẽ bảo thầy không biết dạy hoặc thầy dạy sai.
@ anh songha. Em đọc phần anh viết thấy anh dùng những từ cao siêu để nói về những vấn đề quen thuộc. Sao anh không sử dụng những từ " bình dân" hơn để mọi người dễ đọc dễ hiểu ạ? < anh đừng giận nhé>.



#12300 tai nạn

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 14-03-2005 - 18:13 trong Quán trọ

Xem thông báo trên báo thanh niên. Có danh sách cụ thể ở đó. Tai nạn xẩy ra ngày 9 tai Lăng cô.



#56 Happy new year

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 26-12-2004 - 12:19 trong Quán nhạc

Năm mới sắp đến rồi. Anh Việt ơi cho bản nhạc "Happy new year" lên đây đi anh.



#127481 Bàn tiếp cùng các bạn

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 05-11-2006 - 21:04 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Bác Tusoi bức xúc , những người làm công tác giáo dục cùng bức xúc. Nhưng nói gì thì nói những đứa trẻ vẫn phải được quyền học. Không thể đổ lỗi cho người khác mà phải nghĩ cách làm thế nào để khắc phục tình trạng này .Các Bác cho ý kiến theo quan điểm riêng của mình qua đó các nhà giáo dục có đề ra được điều gì đó khả quan hơn chăng?



#13528 Thế nào là ngược?

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 22-03-2005 - 00:09 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Làm sao để giải thích cho học trò hiểu : phép trừ là phép tóan ngược của phép cộng?
Đó là nhận xét trong bài phép trừ phân số- sách lớp 6- Tập 2.
Cảm ơn nhiều!

Ui, cái này khó lắm, chính là K-Theory đấy, nói chung các số tự nhiên thì bao giờ ta cũng hiểu dễ hơn, câu hỏi của bạn tương đương với làm sao xây dựng được các số nguyên từ số tự nhiên cho trước: câu trả lời là Grothendieck construction
Z = K(N) = NxN/~ , với (a,b) và (a',b') ;) NxN , (a,b) ~ (a',b') :approx tồn tại 1 số c :approx N sao cho a + b' + c = a' + b + c. trong đó Z là tập hợp các số nguyên, N là tập hợp các số tự nhiên. Khi đó ta định nghĩa được -c, và phép trừ lúc này được hiểu là a + (-c). Còn phép cộng thì luôn đuợc định nghĩa rồi. Chú ý trong đẳng thức trên không giản ước c đi được, cũng như không chuyển vế đổi dấu được vì phép trừ chưa rõ ràng.
Đây cũng chính là 1 câu hỏi thú vị, nếu cho trước 1 nửa nhóm, làm sao xây dựng được 1 nhóm. Nhóm này gọi là K-Nhóm. Ví dụ như ở trên muốn định nghĩa được phép trừ ta phải xem Z = K(N), với N là nửa nhóm.
Tương tự như thế có thể xây dựng cho phép nhân. Nếu ký hiệu Q là tập hợp các số hữu tỉ thì Q = K(Z), nhưng nhóm này được viết theo lối hợp thành nhân.
K-Theory có thể nói là 1 xương sống của Topo đại số và Hình học Đại số. Trong nhiều trường hợp các nhà toán học ( trước khi Grothendieck phát triển K-Theory) không thể nào hiểu cặn kẽ được phép trừ.
Ví dụ như hàm tử direct sum nhưng làm sao mà giải thích được A - B khi (lấy ví dụ) A, B là các không gian vector.
Nhờ cái đi tìm hiểu phép trừ kia mà Grothendieck đã giúp cho Topo phát triển lên 1 tầm cao mới và quan trọng.

Ối !!!
Cô giáo Mai trang kiểu này không biết phải làm sao đúng không ạ? Khó lại càng khó , rối lại càng thành mớ bòng bong.
Mong các Bác thông cảm các bé lớp 6 chỉ cần một cái gì đó đơn giản nhẹ nhàng và tự nhiên thôi chứ.
Quả là bó tay !



#2532 Lấy bài viết cũ ở máy nhà

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 04-01-2005 - 23:06 trong Thông báo tổng quan

Em nói đùa thế thôi mà . Chị 612 định cốc vào đầu em nữa sao?



#12335 Phương pháp chia nhóm trong day học

Đã gửi bởi thanhbinh0714 on 14-03-2005 - 23:05 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Tiếp tục việc thay sách trong trường pt , hàng loạt các phương pháp dạy học được đưa ra để phù hợp với việc phát triển tư duy cho học sinh. Có thầy cô nào nói kĩ hơn một chút về việc chia nhóm không ạ. Em thấy cô giáo của em đôi khi cứ than thở về việc này . Em cám ơn các thầy cô ạ.